K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 8 2015

\(\omega=\frac{2\pi}{T}=2\pi\)(rad/s)

Vận tốc cực đại \(v_{max}=\omega A=2\pi.5=10\pi\)(cm/s)

Vì vận tốc là đại lượng biến thiên điều hòa theo thời gian, nên ta khảo sát nó bằng véc tơ quay.

10π v 5π M N -10π O

Tại thời điểm t, trạng thái của vận tốc ứng với véc tơ OM, sau 1/6 s = 1/6 T, véc tơ quay: 1/6.360 = 600

Khi đó, trạng thái của vận tốc ứng với véc tơ ON --> Vận tốc đạt giá trị cực đại là: \(10\pi\) (cm/s)

Đáp án B.

7 tháng 8 2015

Phynit: cam on ban nhieu nhe :)

 

17 tháng 11 2015

Mạch chỉ có điện trở thuần thì u cùng pha với i.

Nếu \(u=U_0\cos\left(\omega t+\varphi\right)\)

Thì: \(i=I_0\cos\left(\omega t+\varphi\right)\)

\(\Rightarrow\frac{u}{U_0}=\frac{i}{I_0}\)

\(\Rightarrow\frac{u^2}{U_0^2}+\frac{i^2}{I_0^2}=1\) là sai.

25 tháng 2 2016

Khi tăng điện dung nên 2,5 lần thì dung kháng giảm 2,5 lần. Cường độ dòng trễ pha hơn hiệu điện thế \(\pi\text{/}4\) nên

 

\(Z_L-\frac{Z_C}{2,5}=R\)

 

Trường hợp đầu tiên thì thay đổi C để hiệu điện thế trên C cực đại thì

 

\(Z_LZ_C=R^2+Z^2_L\)

 

\(Z_LZ_C=\left(Z_L-\frac{Z_C}{2,5}\right)^2+Z^2_L\)

 

Giải phương trình bậc 2 ta được

\(Z_C=\frac{5}{4}Z_L\) hoặc \(Z_C=10Z_L\) (loại vì Zl-Zc/2.5=R<0)

\(R=\frac{Z_L}{2}\)

 

Vẽ giản đồ vecto ta được \(U\) vuông góc với \(U_{RL}\) còn \(U_C\) ứng với cạch huyền

 

Góc hợp bởi U và I bằng với góc hợp bởi \(U_L\) và \(U_{LR}\)

 

\(\tan\alpha=\frac{R}{Z_L}=0,5\)

 

\(\sin\alpha=1\text{/}\sqrt{5}\)

 

\(U=U_C\sin\alpha=100V\)

 

\(U_o=U\sqrt{2}=100\sqrt{2}V\)

chọn C

25 tháng 2 2016

A

31 tháng 5 2017

Gia tốc cực đại: \(a_{max}=\omega^2.A=(2\pi.2,5)^2.0,05=12,3m/s^2\)

[Chủ đề 1: Dao động cơ]Câu 1: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng \(k\) và vật nhỏ có khối lượng \(m\). Con lắc này dao động điều hòa với chu kì làA. \(T=2\pi\sqrt{\dfrac{m}{k}}\).B. \(T=2\pi\sqrt{\dfrac{k}{m}}\).C. \(T=\sqrt{\dfrac{m}{k}}\).D. \(T=\sqrt{\dfrac{k}{m}}\).Câu 2: Có câu chuyện về một giọng hát opera cao và khỏe có thể làm vỡ một cái cốc thủy tinh để gần. Đó là kết quả của...
Đọc tiếp

undefined

[Chủ đề 1: Dao động cơ]

Câu 1: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng \(k\) và vật nhỏ có khối lượng \(m\). Con lắc này dao động điều hòa với chu kì là

A. \(T=2\pi\sqrt{\dfrac{m}{k}}\).

B. \(T=2\pi\sqrt{\dfrac{k}{m}}\).

C. \(T=\sqrt{\dfrac{m}{k}}\).

D. \(T=\sqrt{\dfrac{k}{m}}\).

Câu 2: Có câu chuyện về một giọng hát opera cao và khỏe có thể làm vỡ một cái cốc thủy tinh để gần. Đó là kết quả của hiện tượng nào sau đây?

A. Cộng hưởng điện.

B. Dao động tắt dần.

C. Dao động duy trì.

D. Cộng hưởng cơ.

Câu 3: Hai dao động điều hòa cùng tần số và ngược pha nhau thì có độ lệch pha bằng

A. \(\left(2k+1\right)\pi\) với \(k=0,\pm1,\pm2,...\)

B. \(2k\pi\) với \(k=0,\pm1,\pm2,...\)

C. \(\left(k+0,5\right)\pi\) với \(k=0,\pm1,\pm2,...\)

D. \(\left(k+0,25\right)\pi\) với \(k=0,\pm1,\pm2,...\)

Câu 4: Một con lắc đơn dao động với phương trình \(s=3cos\left(\pi t+0,5\pi\right)\) (cm) (t tính bắng s). Tần số dao động của con lắc này là

A. 0,5 Hz.

B. \(4\pi\) Hz.

C. \(0,5\pi\) Hz.

C. 2 Hz.

Câu 5: Trong quá trình một vật dao động điều hòa, tập hợp ba đại lượng nào sau đây đều có giá trị không đổi?

A. Cơ năng, biên độ, tần số.

B. Tần số, gia tốc, lực kéo về.

C. Gia tốc, lực kéo về, cơ năng.

D. Biên độ, tần số, gia tốc.

Câu 6: Một vật dao động với phương trình \(x=6cos\left(4\pi t+\dfrac{\pi}{6}\right)\) (cm) (t tính bằng s). Khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí có li độ 3 cm theo chiều dương đến vị trí có li độ \(-3\sqrt{3}\) cm là

A. \(\dfrac{7}{24}\) s.

B. \(\dfrac{1}{4}\) s.

C. \(\dfrac{5}{24}\) s.

D. \(\dfrac{1}{8}\) s.

Câu 7: Một vật dao động điều hòa với biên độ \(A\) và cơ năng \(W\). Khi vật đi qua vị trí có li độ \(\dfrac{2A}{3}\) thì động năng của vật là

A. \(\dfrac{2W}{9}\).

B. \(\dfrac{5W}{9}\).

C. \(\dfrac{4W}{9}\).

D. \(\dfrac{W}{3}\).

Câu 8. Một con lắc đơn có chiều dài \(l\). Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng một góc \(\alpha_0=60^o\). Tỉ số giữa lực căng dây cực đại và cực tiểu là

A. 3.

B. 5.

C. 2.

D. 4.

Để ôn tập tốt hơn, các em hãy:

- Xem phần tổng hợp kiến thức chủ đề 1: https://hoc24.vn/ly-thuyet/chu-de-1-dao-dong-co.59158

- Xem video bài giảng ôn tập chủ đề 1: https://www.youtube.com/watch?v=XQvATZVJErY&t=5s

2
7 tháng 4 2021

Sau đây là keys

1/ \(A.T=2\pi\sqrt{\dfrac{m}{k}}\)

2/ \(D.\) Cộng hưởng cơ

3/ \(\varphi_1-\varphi_2=\pi+2k\pi=\left(2k+1\right)\pi\Rightarrow A.\left(2k+1\right)\pi\)

4/ \(\omega=2\pi f\Rightarrow f=\dfrac{\omega}{2\pi}=\dfrac{\pi}{2\pi}=\dfrac{1}{2}\left(Hz\right)\Rightarrow A.0,5Hz\)

5/ \(A.\) Cơ năng, biên độ, tần số 

6/ Câu này vẽ đường tròn ra là xong thôi

\(\varphi=arc\cos\left(\dfrac{3}{6}\right)+\dfrac{\pi}{2}+arc\sin\left(\dfrac{3\sqrt{3}}{6}\right)=\dfrac{\pi}{3}+\dfrac{\pi}{2}+\dfrac{\pi}{3}=\dfrac{7\pi}{6}\left(rad\right)\)

\(\Rightarrow t=\dfrac{\varphi}{\omega}=\dfrac{7\pi}{6.4\pi}=\dfrac{7}{24}\left(s\right)\Rightarrow A.\dfrac{7}{24}\left(s\right)\)

7/ \(W_t=\dfrac{1}{2}kx^2=\dfrac{1}{2}k\dfrac{4}{9}A^2\Rightarrow\dfrac{W_t}{W}=\dfrac{\dfrac{2}{9}kA^2}{\dfrac{1}{2}kA^2}=\dfrac{4}{9}\Leftrightarrow W_t=\dfrac{4}{9}W\left(J\right)\)

\(\Rightarrow W_d=W-W_t=W-\dfrac{4}{9}W=\dfrac{5}{9}W\left(J\right)\Rightarrow B.\dfrac{5}{9}W\left(J\right)\)

Câu này em nghĩ nên cho thêm đơn vị Jun ạ!

8/ \(T-mg\cos\alpha=m.a_{ht}=\dfrac{mv^2}{l}\)

\(\Leftrightarrow T=mg\cos\alpha+2mg\left(\cos\alpha-\cos\alpha_0\right)\)

\(\Leftrightarrow T=mg\left(3\cos\alpha-2\cos\alpha_0\right)\)

Lực căng cực đại khi vật ở vị trí thấp nhất

\(\Rightarrow\alpha=0\Rightarrow T_{max}=mg\left(3.1-2\cos60^0\right)=2mg\left(N\right)\)

Lực căng cực tiểu khi vật ở vị trí ban đầu

\(\Rightarrow\alpha=60^0\Rightarrow T_{min}=mg\left(3.\dfrac{1}{2}-2.\dfrac{1}{2}\right)=0,5mg\left(N\right)\)

\(\Rightarrow\dfrac{T_{max}}{T_{min}}=\dfrac{2}{0,5}=4\Rightarrow D.4\)

7 tháng 4 2021

Gửi các em Infographic để ghi nhớ nội dung chủ đề này tốt hơn. Nếu thấy hữu ích các em comment cho cô biết để cô làm tiếp các chủ đề sau nhé ^^.

undefined

undefined

24 tháng 7 2016

Chu kì riêng của con lắc: \(T=2\pi\sqrt{\frac{l}{g}}=2,8s\)

Vậy khi chu kì của ngoại lực tăng từ 2s đến 4s thì biên độ ̣con lắc tăng rồi giảm

Đáp án D

[Ôn thi Tốt nghiệp THPT- Môn Vật lí- Chủ đề 3]Câu 1: Máy phát điện xoay chiều ba pha là máy tạo ra ba suất điện động xoay chiều hình sin cùng tần số, cùng biên độ và lệch pha nhauA. \(\dfrac{3\pi}{4}\).B. \(\dfrac{\pi}{6}\).C. \(\dfrac{2\pi}{3}\).D. \(\dfrac{\pi}{4}\).Câu 2: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở 60 Ω mắc nối tiếp với tụ điện. Biết dung kháng của tụ điện...
Đọc tiếp

undefinedundefinedundefined

[Ôn thi Tốt nghiệp THPT- Môn Vật lí- Chủ đề 3]

Câu 1: Máy phát điện xoay chiều ba pha là máy tạo ra ba suất điện động xoay chiều hình sin cùng tần số, cùng biên độ và lệch pha nhau

A. \(\dfrac{3\pi}{4}\).

B. \(\dfrac{\pi}{6}\).

C. \(\dfrac{2\pi}{3}\).

D. \(\dfrac{\pi}{4}\).

Câu 2: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở 60 Ω mắc nối tiếp với tụ điện. Biết dung kháng của tụ điện là 80 Ω. Tổng trở của mạch là

A. 100 Ω. 

B. 70 Ω. 

A. 140 Ω. 

A. 20 Ω. 

Câu 3: Đặt vào hai đầu điện trở một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và tần số \(f\) thay đổi được. Khi \(f=f_0\) và \(f=2f_0\) thì công suất tiêu thụ của điện trở tương ứng là \(P_1\) và \(P_2\). Hệ thức nào sau đây đúng?

A. \(P_2=0,5P_1\).

B. \(P_2=2P_1\).

C. \(P_2=P_1\).

D. \(P_2=4P_1\).

Câu 4: Từ thông qua một mạch điện kín biến thiên đều theo thời gian. Trong khoảng thời gian 0,2 s từ thông biến thiên một lượng là 0,5 Wb. Suất điện động cảm ứng trong mạch có độ lớn là

A. 0,1 V.

B. 2,5 V.

C. 0,4 V.

D. 0,25 V.

Câu 5: Đặt một điện áp \(u=40\sqrt{2}cos\left(100\pi t+\dfrac{\pi}{6}\right)\) (V) vào đoạn mạch gồm biến trở \(R\) và cuộn cảm thuần mắc nối tiếp. Điều chỉnh \(R\) đến giá trị để công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch đạt cực đại. Khi đó, biểu thức điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là

A. \(u_L=40cos\left(100\pi t-\dfrac{\pi}{12}\right)\) (V).

B. \(u_L=40\sqrt{2}cos\left(100\pi t-\dfrac{\pi}{12}\right)\) (V).

C. \(u_L=40cos\left(100\pi t+\dfrac{5\pi}{12}\right)\) (V).

D. \(u_L=40\sqrt{2}cos\left(100\pi t-\dfrac{5\pi}{12}\right)\)(V).

 

Chúc các em ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới!

Xem tổng hợp kiến thức cần ghi nhớ tại: https://hoc24.vn/ly-thuyet/chu-de-3-dong-dien-xoay-chieu.63342

Video bài giảng miễn phí tại: https://www.youtube.com/watch?v=XOaPlGZKTG8

Tham gia khóa học Vật lí 12 tại: https://olm.vn/bg/on-thi-tot-nghiep-vat-li-olm/

8
12 tháng 4 2021

1/ \(C.\dfrac{2\pi}{3}\)

2/ \(Z=\sqrt{R^2+Z_C^2}=\sqrt{60^2+80^2}=100(\Omega)\) \(\Rightarrow A.100\Omega\)

3/ Vì công suất chỉ có ở những vật tiêu thụ điện, ví dụ điện trở, những vật như cuộn thuần cảm và tụ điện ko tiêu thụ điện nên công suất ko phụ thuộc vô tần số \(\Rightarrow C.P_2=P_1\)

4/ \(e_c=\dfrac{\Delta\phi}{\Delta t}=\dfrac{0,5}{0,2}=2,5\left(V\right)\Rightarrow B.2,5\left(V\right)\)

5/ Vì công suất đạt max=> xuất hiện hiện tượng cộng hưởng

\(P=\dfrac{U^2R}{R^2+Z_L^2}=\dfrac{U^2}{R+\dfrac{Z_L^2}{R}}\le\dfrac{U^2}{2Z_L}\)

\("="\Leftrightarrow Z_L=R\Leftrightarrow U_L=U_R\)

\(U^2=U_R^2+U_L^2\Leftrightarrow40^2=2U_L^2\Leftrightarrow U_L=20\sqrt{2}\left(V\right)\Rightarrow U_{0L}=40\left(V\right)\)

\(\Rightarrow\cos\varphi_{U_{0L}/U}=\dfrac{40}{40\sqrt{2}}=\dfrac{\sqrt{2}}{2}\Rightarrow\varphi_{U_{0L}/U}=\dfrac{\pi}{4}\)

\(\Rightarrow\varphi_{U_{0L}}=\dfrac{\pi}{4}+\varphi_U=\dfrac{\pi}{4}+\dfrac{\pi}{6}=\dfrac{5\pi}{12}\)

\(\Rightarrow u_L=40\cos\left(100\pi t+\dfrac{5\pi}{12}\right)\)

Ko đáp án nào đúng?

12 tháng 4 2021

1. C

2. A

3. C

4. B

5. C

4 tháng 6 2016

\(\frac{v_2}{v_1}=\frac{\lambda_2}{\lambda_1}\rightarrow\lambda_2=0,389\mu m\)

Đáp án C

16 tháng 6 2016

Đây nè Câu hỏi của Phạm Hoàng Phương - Vật lý lớp 12 | Học trực tuyến

16 tháng 6 2016

Hỏi đáp Vật lý