Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngoại hình : như pho tượng đồng đúc
bắp thịt cuồn cuộn
hai hàm răng cắn chặt
quai hàm bạnh ra
cặp mắt nảy lửa
nghệ thuật : so sánh , liệt kê , động từ , tính từ
hành động :co người phóng sào xuống , ghi chặt đầu sào , hả sào , rút sào - nhanh như cắt
nghệ thuật : so sánh , kết hợp với các động từ mạnh , tính từ nổi bật hình ảnh dũng mãnh của của dượng hương thư
Văn bản "Vượt thác" được miêu tả theo trình tự thời gian và không gian.
Trình tự không gian lần lượt là :
- Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác.
- Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ.
- Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ
Bố cục bài văn:
Đoạn 1: Từ đầu đến “ Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước”=> Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác.
Đoạn 2: Tiếp theo đến “ Thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò=> Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ.
Đoạn 3: Phần còn lại.=> Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ
Xuất xứ: Vượt thác trích từ chương XI của tiểu thuyết Quê nội, tên đoạn trích do người biên soạn sách đặt.
- Tóm tắt: Văn bản Vượt thác mở ra trước mắt người đọc khung cảnh thiên nhiên nơi con sông Thu Bồn và hành trình vượt thác của con thuyền vượt qua những chặng địa hình khác nhau khi qua đoạn sông phẳng lặng, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Nổi bật trên nền cảnh thiên nhiên hùng vĩ, bao la đó là hình ảnh dượng Hương Thư với vẻ đẹp phi thường, dũng mãnh.
- Nội dung:
+ Giúp người đọc hình dung rõ nét bức tranh thiên nhiên nơi vùng sông nước rộng lớn, hùng vĩ, bao la, bát ngát.
+ Ca ngợi sức mạnh và vẻ đẹp phóng khoáng, khỏe mạnh, dũng cảm, thông minh, lại vô cùng khiêm nhường của con người, nổi bật ở đây là hình ảnh nhân vật dượng Hương Thư. Qua đó, tác giả bày tỏ sự trân trọng, ngợi ca tính cách, phẩm chất của con người lao động Việt Nam nói chung.
Giá trị nghệ thuật:
- Điểm nhìn trần thuật tự nhiên, sinh động theo hành trình vượt thác của con thuyền.
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc miêu tả cảnh vật và hành động của con người.
- Vận dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, các thành ngữ dân gian, lối nói cường điệu giúp nhân vật hiện lên vô cùng sống động, gợi cảm và có hồn hơn.
Cảnh động Phong Nha được miêu tả theo trình tự từ gần tới xa, từ khái quát tới cụ thể, từ cụ thể tới khái quát:
+ Từ vị trí tới hai con đường vào động gặp nhau ở bến sông Son.
+ Giới thiệu cấu tạo của động.
a, Vẻ đẹp của Động khô được miêu tả bằng các chi tiết miêu tả.
+ Độ cao 200m
+ Nguồn gốc: trước kia là dòng sông ngầm.
+ Hiện tại: những vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.
+ Các từ ngữ: màu xanh ngọc bích óng ánh, đẹp lộng lấy, kì ảo, sắc màu lóng lánh như kim cương…
→ Vẻ đẹp độc đáo, kì ảo của động Phong Nha.
b, Vẻ đẹp của Động Nước được miêu tả bằng các chi tiết:
+ Có một con sông ngầm chảy suốt ngày đêm dưới núi đá vôi nối với Kẻ Bàng với rừng nguyên sinh.
+ Miêu tả tỉ mỉ cấu tạo của Động Nước: gồm 14 buồng thông nhau, buồng ngoài cách mặt nước 10 m, từ buồng thứ tư hang cao 25- 40m.
- Các khối đá nhiều hình khối, màu sắc:
+ Có khối hình con gà, con cóc, đốt trúc, mâm xôi, cái khánh, ông tiên…
- Cảnh sắc trong động còn được tô điểm thêm bằng những nhánh phong lan xanh biếc.
- Vẻ đẹp của động: hoang sơ, kì bí, thanh thoát, nên thơ.
- Hệ thống các từ ngữ có giá trị gợi hình, gợi cảm:
+ Sử dụng tính từ diễn tả vẻ đẹp: lộng lẫy, kì ảo, hoang sơ, bí hiểm, thanh thoát, giàu chất thơ.
+ Cụm tính từ, cụm danh từ: huyền ảo về màu sắc, lóng lánh như kim cương, thế giới khác lạ, thế giới của tiên cảnh.
Tác giả đã dùng cách so sánh ngang bằng: "...như 1 pho tượng đồng đúc"
" ... như 1 hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ"
Tác dụng : Khắc họa vẻ đẹp con người:cường tráng,khỏe mạnh,dũng cảm,tài ba,kiên cường và làm chủ và chiến thắng được sức mạnh của thiên nhiên. Những hình ảnh so sánh trên còn tăng thêm sức sống cho bài văn.
(1+1_1/4+1_1/2+1_3/4+2+2_1/4+2_1/2+2_3/4+....+4-3/4) : 23 tính nhanh. Ai nhanh mình nha , số mà có cái này _ là hổng số nha :
yêu các cậu nhìu, mình cần gấp lắm , nhanh len
Câu 1:
- Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông nhiều thác ghềnh thì “Những chòm cổ thụ đứng dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước” vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác
- Ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện lên “mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước". Hình ảnh này biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước.
Câu 2:
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, so sánh, nghệ thuật tả cảnh, tả người.
Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó: khiến cảnh vật từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác thêm tự nhiên và sinh động
Trình tự miêu tả trong bài văn là: miêu tả theo trình tự từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, rồi từ cụ thể lại đi đến khái quát.
Tác giả đã miêu tả một cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian:
- Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác.
- Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ.
- Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ.