Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm
Tả quyển sách giáo khoa
Năm nay lên lớp bốn, em phải sử dụng rất nhiều sách, dù đến trường hay ở nhà, bên em đều có quyển sách Tiếng Việt lớp bốn. Đó là quyển sách Bố đã mua cho em từ đầu năm học.
Quyển sách hình chữ nhật, chiều dài khoảng một gang rưỡi, chiều rộng gần một gang tay của em còn bề dày hơn một phân. Nền sách màu vàng, phía trên là hàng chữ nhỏ: Bộ Giáo dục và Đào tạo, dưới một chút có hàng chữ Tiếng Việt 4 được in bằng màu đỏ hồng và to đặt trong khung thật gọn gàng. Đa số sách giáo khoa của chúng em đều do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành. Nhưng đẹp nhất vần là tranh bìa: Các bạn học sinh ngồi quanh cô giáo, trên bàn học là những quyền vở, chác hẳn có nhiều điều mới lạ mà cô đang muốn truyền đạt đến các bạn. Hãy nhìn xem các bạn đang chăm chú, ghi chép những lời quý báu của cô, nhưng thôi chúng ta hãy cùng khám phá những điều mới lạ trong từng trang sách nhá. Bên trong các trang sách là những tờ giấy trắng mịn và dày khoảng 183 trang. Trang đầu là phần hướng dần cách sử dụng các kí hiệu có trong sách. Tiếp theo, sách được trình bày theo từng chủ điểm mà các chủ điếm đó đều được tác giả in thành nhiều hình ảnh, màu sắc rất đẹp, bạn nhìn vào tranh là đã muốn khám phá sâu vào ruột sách. Các phân môn đều được sắp xếp theo thứ tự. Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Mỗi bài đọc đều được minh họa bởi hình ảnh, màu sắc đẹp, hệ thông ghi nhớ, câu hỏi gợi ý đều được bô" trí ngắn gọn, súc tích khiến người học dễ hiểu, dễ nhớ. Và cuối bìa sau của sách màu trắng, có hình logo ngôi sao bạch kim và để giữ quyển sách chắc, cứng ta phải kể đến gáy sách có cùng màu với bìa sách được viền đậm hai đầu và chính giữa là tựa sách.
Để chuẩn bị vào năm học mới, ba mua cho em một bộ sách giáo khoa lớp Năm, trong đó có cuốn sách Tiếng Việt 5, tập hai.
Quyển sách Tiếng Việt mới xinh xắn làm sao, hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng một bức tranh với nhiều màu sắc khác nhau. Mặt bìa láng bóng. Sách mới nên có mùi thơm của giấy và mực in.
Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Ngoài bìa phía trên in chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai bằng mực xanh và đỏ. Phía dưới là bức tranh có các hạn nhỏ thuộc nhiều dân tộc khác nhau đang nói chuyện vui vẻ. Trước mặt các bạn, những cô chú xã viên đang miệt mài cấy lúa, cày bừa trên các thửa ruộng. Xa xa là một ngôi làng nhỏ, mái ngói đỏ tươi nấp dưới những rặng tre đang rì rào ca hát. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu căng buồm ra khơi đánh cá. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang nghiêng mình chao liệng.
Lật sách ra, trang thứ nhất ghi tên các tác giả của quyển sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt. Trang 3 là chủ điểm Người công dân và một bức tranh vẽ cảnh các bạn thiếu niên khăn quàng đỏ thắm trên vai đang vui vẻ bỏ phiếu thể hiện vai trò và trách nhiệm của người công dân. Trang số 4 ghi chữ “Tuần 19” và bài tập đọc Người công dân số Một nói về tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong việc đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bên trong các bài học sắp xếp theo tuần, xoay quanh năm chủ điểm: Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập. Các phân môn học trong tuần gồm Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Các phần ghi nhớ được đóng khung với nền màu xanh biếc, gây được sự chú ý nhất định cho người đọc. Trước mỗi chủ điểm sách đều dành hẳn một trang và hình minh hoạ cho chủ điểm đó. Mỗi bài học lại thường có hình minh hoạ rõ ràng, màu sắc hấp dẫn.
Quyển sách TIẾNG VIỆT 5, tập hai sẽ là người bạn đồng hành cùng em trong suốt học kì II giúp em mở mang kiến thức và học tốt môn Tiếng Việt. Em quý quyển sách của em lắm! Hằng ngày, sau khi học bài xong, em bỏ nó vào cặp sách. Mai này dù lên lớp 6, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em vững kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ta-quyen-sach-tieng-viet-5-tap-hai-cua-em-c117a17029.html#ixzz56QxmAyle
Bước vào năm học mới, mẹ mua cho em một chiếc cặp sách rất đẹp ở cửa hàng bách hóa dưới phố huyện.
Chiếc cặp của em được làm bằng vải cứng, có dáng hình chữ nhật và màu xanh nước biển trông rất bắt mắt. Bên ngoài có in hình cậu bé Nô-bi-ta và cô bạn Xu-ka trong bộ phim hoạt hình Chú mèo máy Đô-rê-mon mà em rất thích xem. Cắp có hai khóa cài bằng nhựa. Chỉ cần ấn nhẹ một chút là cặp sẽ được mở ra. Khóa cài này giống như khóa cài ở mũ bảo hiểm của bố và em vậy. Phía sau cặp có 2 quai đeo được làm bằng vải sợi. Có cả phần đệm xốp nên khi đeo cặp em thấy rất êm. Chiếc cặp còn có một quai xách phía trên để mỗi khi đeo mỏi lưng thì em có thể xách bằng tay.
Bên trong chiếc cặp có rất 4 ngăn tất cả. Trong đó có 2 ngăn rộng, một ngăn nhỏ kéo khóa và một ngăn nhỏ hơn ở phía ngoài cùng. Hai ngăn rộng nhất em dùng để đựng sách vở. Một ngăn em đựng sách giáo khoa, một ngăn em đựng vở viết. Ngăn nhỏ kéo khóa em thường dùng để đựng giấy thủ công và giấy kiểm tra. Ngăn nhỏ ở phía ngoài cùng em thường để các đồ dùng học tập như hộp bút, hộp phấn, bảng và thước kẻ, compa. Chiếc cặp của em còn có hai ngăn lưới nhỏ ở hai bên. Em thường dùng một ngăn để đựng khăn quàng đỏ, còn ngăn kia để đựng chai nước.
Mỗi bạn học sinh ai cũng có cho mình một chiếc cặp. Chiếc nào cũng đẹp nhưng em thấy chiếc cặp sách của em là đặc biệt nhất. Không phải chỉ vì chiếc cặp có in hình cậu bé Nô-bi-ta mà em thích mà vì đó là chiếc cặp mẹ mua cho em khi bắt đầu năm học mới. em tự hứa với mình sẽ giữ gìn chiếc cặp sách này thật bền đẹp và học tập thật tốt để cảm ơn mẹ đã dành món quà này cho em.
Những năm học Tiểu học, em vẫn dùng chiếc ba lô màu vàng đeo vắt vẻo sau lưng. Cá nhà, ai cũng gọi em là "Con Cốc Vàng của mẹ". Vào đầu năm học lớp sáu, mẹ mới mua cho em chiếc cặp sách này.
Trường ở gần nhà. Năm nay, em đã lớn, em tự đi đến trường cùng bọn thằng Dũng, thằng Bình, cái Vĩnh, cái Thu… Đứa nào cũng mũ vải đội đầu, cặp sách khoác sau lưng, hoặc đeo bên vai, chúng em vừa đi vừa chuyện trò. Hôm nào đi học về được điểm 10, cái cặp nhẹ tênh như reo lên cùng em. "Chú cặp sách ơi, chủ là bạn tuổi thơ, chia ngọt sẻ bùi với ta đây nhé!" – Em vừa đi vừa khẽ tâm sự như thế. Chiếc cặp sách màu đen bóng, chiều ngang độ 35cm, chiều cao khoáng 25cm, đáy cặp khá rộng. Cạp vừa có quai xách, vừa có dây đeo bằng vải rất mềm, hai đầu dây đeo là hai cái móc bằng kim loại bóng loáng rất nổi. Cặp có 2 ngăn chính ở bên trong: một ngăn em đựng sách giáo khoa Tiếng Việt, Toán, Bài tập…; một ngăn để vở và tập giấy bài kiểm tra. Nó còn có một ngăn phụ như một cái buồng có phéc-mơ-tuya đóng, mở, kéo đi kéo lại rất thuận tiện. Cái buồng nhỏ, em để hộp bút và vài thứ lặt vặt khác. Cuốn sổ tay Văn học xinh xinh em vẫn để trong cái buồng này.
Đi học về, em để chiếc cặp nằm ngay ngắn trên bàn. Nó nằm im như mệt mỏi. Em càng quý càng yêu nó nhiều. Nó đang lớn lên cùng em theo ngày tháng. Có lúc em tưởng như nghe nó thầm nhắc: "Cố gắng lên nhé, bạn Thủy ơi!".
2. Viết đoạn văn cảm thụ về vẻ đẹp của tre
Đã từ rất lâu rôi, cây tre là người bạn thân thiết của người nông dân, người nhân dân Việt Nam.Tre có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Từ những bụi tre nhỏ bên đường đến luỹ tre thân quen ở làng tôi và đến cả những luỹ tre bạt ngàn ở Đồng Nai, đồng bằng sông Cửu Long..Tre làm bạn với ta ở khắp mọi nẻo đường.
Dáng tre tuy có vẻ khẳng khiu nhưng thân tre luôn mọc thẳng như đức tính của mỗi người luôn sống ngay thẳng. Không chỉ có thế, từng cành tre yếu ớt với những chiếc lá xanh mỏng manh đã cùng thân tre chống chọi với mọi thời tiết khắc nghiệt nhất nhưng tre vẫn có thể vượt qua tất cả để rồi lại tiếp tục kiên cường sống với ý chí và lòng kiên nhẫn như người. Trẻ em ngày xưa đã được ông bà, cha mẹ kể cho những câu chuyện cổ tích xưa hàng ngày để cho chúng đi vào trong hồi ức của lũ trẻ, trong số đó cũng có chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt đánh giặc. Thánh Gióng vừa vươn vai trở thành người lớn liền cầm roi sắt cưỡi ngựa phi thẳng ra trận. Khi roi sắt đột nhiên gãy, anh đã nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí cho mình đánh tan quân giặc. Tại bến sông Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã tiêu diệt mấy chục chiếc thuyền chiến của quân Nam Hán khi đóng cọc tre dưới đáy sông làm đắm tàu giặc. Và còn nhiều chuyện khác đều liên quan đến tre và nhờ tre cùng gắng sức chống quân giặc với nhân dân ta. Từ những vũ khí thô sơ ngày xưa như :giáo, cung, tên, ..cũng đều đước làm bằng tre. Cộng đồng của tre cũng như người. Chúng cùng chung sống với nhau hoà bình từng bụi, rồi đại gia đình lớn hơn trở thành luỹ tre dày đặc, cùng bảo bọc cho nhau thể hiện sự đoàn kết gắn bó giữa chúng thất là đáng quý!!!
Luỹ tre đầu làng đã gắn bó với tôi thuở nhỏ. sau khi đã chơi đùa thoả thích, tôi cùng mấy đứa bạn ngồi nghỉ mệt dưới một bụi tre. Cành tre phe phẩy trên đầu chúng tôi như muốn giúp chúng tôi đỡ mệt. Tre không chỉ là thành luỹ chắc chắn của làng mà nó còn xuất hiện thường ngày với đời sống của chúng tôi. Từ ngày mới lọt lòng, trẻ em đã được nằm trong chiếc nôi bằng tre êm ái đung đưa nhẹ nhàng giúp trẻ dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu cùng tiếng ru hời của mẹ. Khi đã lớn hơn một chút, trẻ em có ống sáo tre, trúc làm bạn cùng cất lên những âm thanh vén von, êm ả những khúc nhạc đồng quê giản dị:"con cò là cò bay lả, lả bay la....",làm khoan khoái đôi tai của đàn trâu đang ung dung gặm cỏ. Cái hay của tiếng sáo tre là có thể vang vọng rất xa và tiếng mới trong trẻo làm sao!
Sau khi đã trưởng thành, mọi người trong mỗi bữa cơm sẽ bắt gặp cách đong gạo bằng rổ tre, cách làm rổ tre cho những việc khác nữa. Đến thứ để gấp thức ăn vào miệng lại chính là chiếc đũa tre. Với tuổi già lại lấy làm vui với chiếc tẩu thuốc bằng tre.Hễ hút thuốc lại thấy khoan khoái cả người. Đến cả khi gần đất xa trời, lại nằm trên chiếc giường tre để an nghỉ. Tre với mọi người, tre chào đón, nâng niu sinh linh mới, tre buồn rũ đưa tiễn người ra đi. Thật là thuỷ chung! Tre bảo bọc cho mỗi người từ nhỏ đến lớn., Thử hỏi xem có đứa trẻ thôn quê nào dám nói là mình không có tình cảm với tre? Đến những chiếc diều giấy tự làm của bọn trẻ cũng có khung làm từ tre. Nhanh nhẹn bắt lấy từng que chuyền đánh chắc bằng tre, trò chơi quen thuộc của các bạn nhỏ. Tre cũng như con người rồi cũng có lúc phải chết nhưng cứ mỗi cây tre ngã xuống sẽ mọc lên một mầm sống mới, đó là măng. Dù có ra đi, tre cũng để lại con của mình với niềm hi vọng chúng sẽ tiếp nối thế hệ cùng hoà đồng, giúp đỡ, che chở cho con người như thế hệ tre đi trước...
Sau này, lớn lên, dù có đi đến bất kì nơi đâu, bất kì cảnh quan tuệt đẹp nào cùng những biểu tượng hoa mĩ đến dường nào, tôi cũng có thể tự tin vỗ ngực nói với bạn bè thế giới rằng: "nơi đẹp nhất chính là quê hương tôi. Ở đó, cây tre là biểu tượng, niềm tự hào rực rỡ của dân tộc tôi, quê hương tôi, đất nước tôi, cuộc đời tôi. Cao quý nhưng không mĩ lệ, cây tre Việt Nam!!!
nhà sách Hà Nội, ngự nhỏ nhắn xinh xắn và hơi nhợt nhạt trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, cạnh nhà sách to ùng Minh Khai.
Biển hiệu của nhà sách này có hai màu chính: màu trắng, ít ỏi, vừa làm đường viền vừa làm màu chữ. Màu xanh nước da trời mà nước nhiều hơn da trời, làm nền cho chữ. Chữ trên đề “Công ty thương mại dịch vụ văn hoa Cửu Đức”, chữ viết in hoa cả câu, bự như cái tô. Chữ dưới đề “Nhà sách Hà Nội” – cũng in hoa, mà bự gấp mấy lần cái tô. Và bên dưới là địa chỉ, nhỏ bằng cái chén.
Trước cửa là chỗ giữ xe. Trong chỗ giữ xe có dưới mười chiếc xe. Anh bảo vệ ngồi trên chiếc ngoài cùng, nhìn em bằng một phẩy năm con mắt khi em bay xe vô chỗ trống. Sau khi em xuống xe, gỡ các thứ che bụi che nắng trên mắt mũi miệng xuống, anh mới đưa em cái thẻ. Chắc anh đã quen với tác phong rề rà của em rồi.
Cửa ra vô là loại cửa kéo qua kéo lại. Có bốn khung. Trên khung thứ hai từ trái qua có dán áp phích của quyển sách “Ngủ chung với sói”. Trên khung thứ nhứt từ trái qua có logo của “Sách Hà Nội”, màu đỏ, chìm nghỉm.
Vô trong, em lượn một vòng, em hỏi cuốn sách em cần mua (là cuốn “Theo đuổi tri thức”). Câu trả lời hết sách làm mặt em méo, nhưng thôi chi tiết đó không cần thiết. Em lượm một cuốn khác có chữ “XEO” (CEO) to đùng ngay mặt, lót tót vô góc ngồi. Và đó là lúc em nảy ra ý định ngồi quan sát hết cái nhà sách nầy. Đó là lí do của khúc trên em vừa viết.
Thôi em tiếp. Quay lại lịch sử một chút. Em tới nhà sách này chắc là lần thứ mà em đếm không được nữa. Nhưng tới hôm nay em mới biết nhà sách này xài 28 bóng đèn tiết kiệm điện (chắc của Điện Quang). 28 bóng chia thành 4 hàng dọc, mỗi hàng 7 cái, và chỉ có hai hàng giữa là sáng trưng, hai hàng kia nghỉ ngơi. Thiệt là tiết kiệm. Ngoài ra, cũng tới hôm nay em mới biết ngay trên cửa ra vô có gắn một cái máy lạnh hiệu (chết rồi, em quên coi), nhỏ nước giọt giọt, làm ướt luôn dãy sổ cạnh đó. Em cứ bị nó nhỏ trúng hoài lúc chờ tính tiền mà giờ mới biết. Vách tường chỗ gắn máy không có lát gạch hay trát xi măng gì hết. Để gạch mộc, đỏ cam, và em thích điều này.
Từ chỗ em ngồi – nghĩa là trong cùng, góc trái, phía dưới cầu thang đi lên tầng trên – em thấy có ba dãy kệ. Hai dãy sát tường, gỗ nâu (ván ép chắc luôn, nhưng nhìn sang lắm), cao gần đụng trần. Phần nào nó chưa đụng trần thì người ta chất sách tiếp trên nóc, và thế là nó đụng trần thiệt. Một dãy ở giữa, chia lối đi làm hai, và dãy kệ này làm bằng gỗ vàng ( ván ép chắc luôn, và nhìn hết sang, nhưng em thích điều này). Dãy giữa này thấp tè, tiêu chuẩn người phụ nữ Việt Nam (1m55) nó còn cao chưa tới. Trên đầu kệ giữa này có chưng mười bức tượng Phật và La Hán. Tám bức tượng vàng, một bức tượng đồng, một cái chắc trung bình cộng của hai loại kia.
Kệ giữa đó là sách giảm giá. Ngăn nào cũng dán tờ giấy “Sách giảm giá” phất phơ phía trên. Dãy cao bên trái – chỗ em đương ngồi – là sách kinh tế. Dãy cao bên phải là sách tôn giáo.
Em tiếp tục ngó ra đằng sau. Sau lưng em là một cái tủ kính, bày văn phòng phẩm. Trong tủ toàn viết bi, bút chì, bút màu các loại. Giờ em chỉ nhớ được trong đó có một cái hộp giấy hiệu Zito. Phía trước tủ kính là hàng chồng tập một trăm trang, cao hơn đầu em lúc em ngồi. Phía trên tủ kính là mười một cái hộp giấy – bảy cái hai bên, bốn cái ở giữa. Trong các hộp chứa cái loại đồ chơi gì đó tròn như trái banh, nhưng không tròn hẳn như banh của người Trái Đất. Chắc là banh sáng tạo, hay banh gì của người ngoài hành tinh. Nhiều màu lắm, toàn màu nổi. Chắc dành cho trẻ con.
Sau cái tủ nữa – kéo cao lên khỏi đầu – là cái cầu thang mà em chưa có dịp đếm bao nhiêu bậc. Người lên xuống nhẹ nhàng. Dưới gầm cầu thang gắn hai bóng đèn tuýp dài – loại không tiết kiệm điện. Cạnh bóng đèn tuýp dài là lối vô kho phía sau. Trên lối vô kho là một cái máy theo dõi khách hàng.
À, máy theo dõi!
Em đã mất một phút để quan sát cái máy theo dõi đó. Trong một phút đó, chính xác là em theo dõi nó chứ không phải nó theo dõi em. Nói chung thì nó có hai phần, làm bằng kim loại gì đó trắng bạc. Nói kém chung hơn phần trên là phần quay – muốn bẻ hướng nào thì bẻ, ống kính nằm trong đó – còn phần dưới là phần đứng yên – hoặc chết dí, vì đã bị đóng đinh vô tường. Phần trên dài, bự, chỗ để ống kính có de ra một mảng như mái hiên che mưa vậy. Ống kính nhỏ xíu, thò ra một cái ống trụ nhỏ nữa, mà chắc cũng toàn kính với mạch điện các thứ trong đó. Ống kính nằm nghiêng, chĩa đúng vô mặt em, không biết có phải vì nó đột nhiên thấy em đáng nghi không. Thế là sau một phút, em tha cho nó.
Thôi rồi, giờ em mới nhớ, em quên xừ mất cái quan trọng nhứt. Nhà sách đó số mấy hở trời?
Trong kí ức của mỗi người, có những cảnh vật đã hằn sâu trong tâm trí mà suốt đời ta không thể nào quên. Con đường đi học là một trong số đó. Ta có thể đi qua nhiều nẻo đường khác nhau, nhưng con đường đi học thì luôn thân thuộc và gần gũi với bất kì người nào.
Con đường đi học đã gắn liền với tuổi thơ của tôi. Hàng sáng, mỗi khi ông mặt trời vén màn mây và tỏa ánh nắng chan hòa khắp muôn nơi, tôi lại cùng đám bạn đi đến trường trên con đường làng quen thuộc. Không khí buổi sáng thật trong lành và mát mẻ. Nắng sớm và gió mát làm tâm hồn tôi thật dễ chịu và thư thái. Đi trên đường, tôi có thể nghe thấy tiếng chim hót lảnh lót trên cao, ngắm những bông hoa dại ở ven đường, nhìn thấy những giọt sương còn đọng lại ở cánh hoa hay phiến lá. Hai bên đường là hai hàng cây xanh mát. Vào buổi sớm, cây cối dường như mới tỉnh dậy sau giấc ngủ dài, ánh nắng chiếu qua cành cây làm cựa mình sự sống. Những chiếc lá khẽ đu đưa trong gió như muốn vẫy chào chúng tôi. Trên con đường đi học, tôi còn đi qua cánh đồng lúa rộng lớn thẳng cánh cò bay. Lúa đang thì con gái tỏa hương thơm dìu dịu mà ngọt ngào, ngây ngất. Cả cánh đồng như một tấm thảm khổng lồ màu xanh mướt, chỉ cần một cơn gió thoảng qua là cả biển lúa ấy nhấp nhô tạo thành muôn ngàn con sóng nhỏ. Tôi bắt gặp vài bác nông dân ra thăm đồng sớm, bên bờ ruộng, con cò trắng đang kiếm ăn bổng sải cánh bay lên. Đằng sau những khu vườn xanh tốt là nếp nhà ngói đỏ nằm im lìm trong nắng mới.
Trên con đường đi học, tôi cũng gặp các bạn học sinh đang đi thành từng tốp trên đường. Các bạn đeo khăn quàng đỏ thắm trên vai, khoác ba lô trên lưng, vừa đi vừa trò chuyện về chuyện bài vở, trường lớp. Các bà, các mẹ xách làn đi chợ sớm. Vài bác nông dân cùng chú trâu đang thong thả đi làm đồng buổi sớm, họ hỏi thăm nhau về việc đồng áng, tin tưởng vào một vụ mùa bội thu. Con đường buổi sớm thật náo nhiệt và rộn rã, gương mặt ai cũng ánh lên vẻ vui tươi, nụ cười thường chực trên môi. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng gọi nhau í ới, tiếng còi xe ồn ào suốt cả con đường. Đi trên đường, tôi còn cảm nhận được mùi ngai ngái của đất, mùi của hương đồng gió nội quyện phả vào nhau.
Con đường đi học đã trở thành một phần quan trọng trong tuổi thơ của tôi. Con đường đi học cũng là con đường đưa tôi đến với tri thức, chắp cánh cho những ước mơ của tôi được bay cao bay xa.
Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố, và hôm nay tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy. Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiện chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi.
Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng, bên cạnh dòng sông Hồng với những dòng nước trong xanh. Ngày nào chợ cũng họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà, nhưng phiên chợ chính thì chỉ có vào những ngày mồng 6,10,16 20, 26, 30 hàng tháng. Vào phiên chợ chính, hàng hóa được bày bán ở đây rất đa dạng và phong phú. Từ tinh mơ, những người bán hàng đã mang hàng ra chợ bày biện hàng hóa, ai cũng mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Trời sáng rõ hơn, những người đến mua đã bắt đầu đến chợ, khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Từ xa nhìn lại, chúng ta đã cảm nhận được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong.
Ngoài hàng hóa ra, trong chợ còn có những quán bún phở, mùi vị phở thơm phức, bốc khói nghi ngút, mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Phở quê tôi vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Phiên chợ quê không chỉ xuất hiện những người bán và người mua mà còn xuất hiện những em bé với những bộ quần áo xanh đó theo cha mẹ ra chợ. Em nào cũng nở nụ cười tươi trên khuôn mặt. Thấy phiên chợ đông đúc và có nhiều đồ đẹp, các em cứ chạy lung tung, hò hét thích thú.
Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những mặt hàng cần thiết cho gia đình như rổ rá, chiếu gối, đồ điện. Hàng thịt cá đông nghịt người mua, những phản thịt tươi ngon, những chậu cá với những con cá to, đang bơi lội. Dạo qua một vòng khu bán hoa quả, tôi lại muốn được ăn những quả lê quả ổi chín mọng… Tôi thấy hiện lên trong tâm trí mình hình ảnh người nông dân phải một nắng hai sương để tạo ra chúng, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với những người nông dân. Không chỉ có vậy, chợ quê tôi còn có nhiều loại bánh rất ngon, bánh chưng, bánh rán, bánh nếp,…Khi nào đi chợ tôi cũng phải thưởng thức một trong những loại bánh đó, và chúng đã làm tôi nhớ mãi cái đặc trưng của phiên chợ quê tôi.
Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Buổi chiều, người đến chợ thưa dần, đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.
Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập, nó đã cho thấy sự no ấm đủ đầy của người dân quê tôi. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra tại vùng quê này và có cơ hội được tận hưởng cái hay cái đẹp của phiên chợ quê, tôi sẽ thường xuyên về quê hơn để được tận hưởng cảm giác này.
Thứ bảy tuần trước, tôi cùng bố mẹ về quê thăm ông bà. Tôi rất háo hức vì đã hơn một năm rồi tôi chưa về thăm ông bà. Tôi nhớ ông bà, nhớ căn nhà nhỏ và cả khu vườn thân yêu.
Sáng chủ nhật, tôi chạy ra vườn chơi. Quả là một buổi sáng đẹp trời! Bầu trời trong vắt, không một gợn mây, Mặt Trời uy nghi ngự trị trên cung điện lộng lẫy những tia nắng ngắm nhìn vạn vật.
Bây giờ tôi mới cảm thấy khu vườn này quả là đẹp và có lẽ đẹp nhất vào những buổi ban mai như thế này. Anh Trống Cồ đã cất tiếng gáy, sân nhà rộn rã nhưng trong vườn còn náo nhiệt hơn. Chị Mái mơ dẫn dàn con đi kiếm mồi. Đàn gà con chạy líu ríu quanh chân mẹ, đôi chân phải bước dài ra trông vừa buồn cười, vừa tội nghiệp. Mẹ con chị cặm cụi tìm mồi quanh những đám cỏ còn đẫm sương. Đàn vịt lạch bạch chạy ra ao rỉa lông, rỉa cánh. Tôi ngồi chễm chệ trên đống rơm, ngắm nhìn khu vườn kỳ diệu.
Cây cối lóng lánh sương đêm nên đang rạng rỡ tắm ánh nắng thu chan hòa.
- Chào anh ổi! Khỏe chứ?
- Tôi vẫn khỏe! Còn chú thế nào, chú Mít?
Thì ra cây cối trong vườn đang hỏi thăm nhau. Tôi phải công nhận vườn ông bà tôi nhiều cây thật đấy. Tôi thích nhất là cây ổi, thân cây khẳng khiu, nứt nẻ. Tuy hình dáng vậy thôi nhưng đến mùa ổi cây lại cho những trái chín vàng ươm, trái ương phơn phớt xanh rờn và ngọt lịm nữa. Dường như trông thấy tôi, nó xòa cành lá như muốn chào mừng.
Cuối vườn, các luống hoa trao đổi hương thơm và khoe sắc. Giàn thiên lý trổ hoa vàng lốm đốm đang nằm dưới nắng trên chiếc giàn xinh xắn mà ông tôi làm. Hoa lan nở từng chùm trắng xóa. Chùm hoa còn đọng lại những giọt sương long lanh như được một bàn tay khéo léo nào đó chạm trên cánh hoa những hạt châu ngọc. Những ngọn lửa cháy lên hập hùng trong tán lá xanh của hàng râm bụt. Hoa hồng kiêu sa. hoa cẩm chướng mùi thơm nồng nồng. Ảnh sáng mạ vàng những đóa cúc giản dị làm cho nó sáng rực lên như những viên kim cương.
Quanh các luống hoa, bướm bay chập chờn. Ong mật, ong vò vẽ đánh lộn nhau để kiếm mật. Rồi Chích chóc bắt đầu huyên náo, vang vang khắp khu vườn là tiếng hót du dương của một cô Họa Mi. "Chích! Chích! Chích!". Chim Chích Bông chăm chỉ bắt sâu trên từng chiếc lá. Bỗng có tiếng cãi nhau chí chóe từ đâu đó:
- Miếng này là của tớ mà! - Một con bồ câu kêu lên.
- Không! Của tớ chứ! Tớ nhìn thấy trước! - Con còn lại nhanh nhảu.
Thì ra chúng đang cãi nhau vè chuyện thức ăn! Ông tôi bảo sáng nào chúng cũng cãi cọ om sòm kể từ khi ông làm chiếc chuồng chim xinh xắn bằng gỗ thông này. Ông thường xuyên đặt thức ăn vào chuồng cho những chú chim mỗi buổi sớm. Trên tán lá, những chú gõ kiến leo dọc thân cây bưởi mỏ lách cách trên vỏ.
Chà! Bây giờ tôi mới cảm nhận được vẻ đẹp thật sự của khu vườn này. Một cảnh vắng mà dung hòa nghìn thứ âm nhạc: Tiếng gió thổi vi vu, chim khẽ gù dưới lá, lá rì rào...
Một tuần trôi qua thật là nhanh. Nhưng trong suốt thời gian này tôi đã hiểu biết thêm về thiên nhiên và nhất là tôi lại thêm yêu khu vườn của tôi.
Sách là một trong những nguồn tri thức có nhiều lợi ích quan trọng nhất đối với mỗi người. Mỗi người trong chúng ta chắc hăn ai cũng có những cuốn sách tâm đắc nhất. Với em thì cuốn sách tiếng việt lớp 5 là cuốn sách mang nhiều ý nghĩa và gây ấn tượng với em nhiều nhất. bởi cuốn sách không chỉ có một hình thức đẹp mà còn có những mục nội dung được trình bày một cách hợp lí, lô gic. Tất cả đã tạo nên những giá trị to lớn cho cuốn sách.
Cuốn sách tiếng Việt lớp năm là cuốn sách do nhà xuất bản giáo dục và đào tạo xuất bản. Với những hình bìa đep cùng những nội dung phong phú và lô gic, cuốn sách là một trong những cuốn sách mà em yêu thích nhất. Ngay từ ở ngoài trang bìa, cuốn sách đã hấp dẫn sự chú ý của em. Đó là hình ảnh của những người bạn học sinh từ rất nhiều những vùng miền đã cùng nhau tụ họp lại và cùng nhau nói chuyện và chỉ cho nhau thấy những cảnh đẹp của quê hương đất nước. Một chú bé đang chỉ tay cho bạn mình thấy hình ảnh của vùng biển phía xa với những ngọn sóng dập dềnh và những cánh chim hải âu đang dang rộng đôi cánh ở phía trên bầu trời. Đó là một bầu trời xanh rất đẹp với những con tàu đang vượt trùng khơi. Ở phía trước mặt, những người nông dân đang chăm chỉ làm ruộng trên những cánh đồng lúa bát ngát. Đó là những hình ảnh vô cùng đẹp về quê hương đất nước.Trên cùng của cuốn sách là dòng chữ Bộ giáo dục và đạo tạo. Chính giữa quyển sách là những chữ cái in đậm màu xanh TIẾNG VIỆT cùng chữ cái màu đỏ tập hai. Và dưới cùng là dòng chữ in lô gô và biểu tượng của nhà xuất bản giáo dục. nội dung của quyển sách cũng là một trong những điều mà em thích nhất từ cuốn sách. Vì là sách của kì thứ hai cho nên bài họ đầu tiên của cuốn sách bắt đầu từ tuần thứ 19. Với những chủ đề như: người công nhân, vì cuộc sống thanh bình, nhớ nguồn, nam và nữ, những chủ nhân tương lai. Đó đều là những chủ đề hay và cũng rất bổ ích đối với chúng em.
Mỗi một tuần, chúng em đều được học những tiết học đi cùng để có thể có những giờ luyện tập bổ ích nhất. những tiết luyện tập bao gồm: tập đọc, chính tả, tập làm văn, kể chuyện và luyện từ, câu. Mỗi chủ đề lại có những hình ảnh minh họa cho bài học một cách gần gũi để có thể cho chúng em tiếp cận với những bài học một cách tốt nhất. mỗi tiết học chúng em lại được luyện tập với những kĩ năng khác nhau và tất cả đều hình thành được khả năng làm văn của em được tốt nhất trong thời gian học tập. Ví như luyện từ và câu, tập đọc là giúp chúng em có khả năng luyện từ vựng hay giờ chính tả giúp cho em có thể học cách viết câu và luyện cho những chữ cái được đẹp hơn.
Cuốn sách tiếng việt tập hai là cuốn sách đẹp và hay. Mỗi trang giấy trắng tinh chứa những kiến thức mà em cần phải học tập. Những kiến thức đó sẽ giúp em có được những hành trang vào đời một cách xuất sắc nhất
Để chuẩn bị vào năm học mới, ba mua cho em một bộ sách giáo khoa lớp Năm, trong đó có cuốn sách Tiếng Việt 5, tập hai.
Quyển sách Tiếng Việt mới xinh xắn làm sao, hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng một bức tranh với nhiều màu sắc khác nhau. Mặt bìa láng bóng. Sách mới nên có mùi thơm của giấy và mực in.
Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Ngoài bìa phía trên in chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai bằng mực xanh và đỏ. Phía dưới là bức tranh có các hạn nhỏ thuộc nhiều dân tộc khác nhau đang nói chuyện vui vẻ. Trước mặt các bạn, những cô chú xã viên đang miệt mài cấy lúa, cày bừa trên các thửa ruộng. Xa xa là một ngôi làng nhỏ, mái ngói đỏ tươi nấp dưới những rặng tre đang rì rào ca hát. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu căng buồm ra khơi đánh cá. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang nghiêng mình chao liệng.
Lật sách ra, trang thứ nhất ghi tên các tác giả của quyển sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt. Trang 3 là chủ điểm Người công dân và một bức tranh vẽ cảnh các bạn thiếu niên khăn quàng đỏ thắm trên vai đang vui vẻ bỏ phiếu thể hiện vai trò và trách nhiệm của người công dân. Trang số 4 ghi chữ “Tuần 19” và bài tập đọc Người công dân số Một nói về tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong việc đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bên trong các bài học sắp xếp theo tuần, xoay quanh năm chủ điểm: Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập. Các phân môn học trong tuần gồm Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Các phần ghi nhớ được đóng khung với nền màu xanh biếc, gây được sự chú ý nhất định cho người đọc. Trước mỗi chủ điểm sách đều dành hẳn một trang và hình minh hoạ cho chủ điểm đó. Mỗi bài học lại thường có hình minh hoạ rõ ràng, màu sắc hấp dẫn.
Quyển sách TIẾNG VIỆT 5, tập hai sẽ là người bạn đồng hành cùng em trong suốt học kì II giúp em mở mang kiến thức và học tốt môn Tiếng Việt. Em quý quyển sách của em lắm! Hằng ngày, sau khi học bài xong, em bỏ nó vào cặp sách. Mai này dù lên lớp 6, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em vững kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II