K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2017

1 tiết hay 1 tiếng hả bạn lolang

17 tháng 11 2017

1 tiet

29 tháng 12 2018

Bản thân em đã có ý thức và biểu hiện để xd gia đình văn hóa bằng cách: Chăm ngoan, học giỏi; khình trọng ông bà, cha mẹ, thương yêu anh chị em; không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tởn hại đến danh dự gia đình

29 tháng 12 2018

Bản thân em đã có ý thức và biểu hiện để xd gia đình văn hóa bằng cách: Chăm ngoan, học giỏi; khình trọng ông bà, cha mẹ, thương yêu anh chị em; không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tởn hại đến danh dự gia đình

...........

20 tháng 2 2017

Quê hương là gì? Đã bao lần ta tự hỏi và phải chăng đó là nơi ta cất tiếng khóc chào đời. Rồi mảnh đất hiền từ ấy lại mở lòng đón núm ruột của ta. Nơi ấy có cha mẹ ông bà tổ tiên và những người thân khác.Khi ta còn bé thơ, quê hương trong ta không phải là cái gì cao sang xa lạ. mà nó thật cụ thể gần gũi và thân thiết biết bao nhiêu. Có thể là lời ru của mẹ, của bà, một tiếng gà trưa, một cánh diều no gió, một gốc đa bến nước bên làng, một con đò ven sông, một con đường nhỏ sớm chiều đi về, một lũy tre xanh…Tất cả như chạm khắc vào tâm hồn ta. Và ta gọi đó là quê hương.

Nếu mẹ nuôi ta lớn lên bằng nguồn sữa tinh khiết không bao giờ cạn. Mẹ dạy dỗ ta từ những tiếng nói đầu tiên, từ những bước đi chập chững ban đầu thì quê hương lại hào hiệp cho ta tất cả những gì nó có. Ôi quê hương là mẹ, là máu thịt là hơi thở của mỗi chúng taNhớ về quê hương, có nghĩa là ta nhớ đến cội nguồn, nhớ đến công dưỡng dục sinh thành của mẹ của quê hương-Nhà thơ thật có lí khi cho rằng : nêu ai đó không nhớ đến quê hương, sẽ không lớn nổi thành người.Bởi truyền thống của dân tộc chúng ta là “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Quê hương là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng tâm hồn, nâng cánh ước mơ cho ta- + Bằng hạt lúa, củ khoai quê hương nuôi ta lớn khôn từng ngày. Nhưng tâm hồn ta sẽ nghèo đi biết bao nhiêu nếu như trong giấc ngủ không có tiếng mẹ ru : Cái cò lặn lội bờ ao; không có những nàng công chúa, chàng hoàng tử,ông tiên ông bụt trong lời kể của bà. Tâm hồn ta sẽ cằn cỗi biết bao nhiêu nếu không có cái thưở trèo me trèo xấu hoặc mơ về dáng hình ai đó nơi trường xưa phố cũ.Vậy nên hãy biết yêu quê hương của mình, trân trọng những gì mà mình đã có.

3 tháng 3 2017

Mình làm đề a nhá bạn

17 tháng 11 2017
Tình yêu đối với môn Ngữ Văn của em đến rất tình cờ; em là một cô học trò nhỏ có niềm đam mê với ngoại ngữ, lên đến cấp hai, niềm đam mê đấy vẫn rất mãnh liệt trong em, cho đến khi em được học bài “sự giàu đẹp của tiếng Việt” thì lòng nhiệt huyết của em lại cháy cho một môn học khác – môn “Ngữ Văn”.

Hôm đấy là một ngày nắng chói chang hiếm hoi của ngày cuối thu, tiếng trống trường vang lên như thường lệ để báo hiệu tiết học mới bắt đầu. Như thường lệ, cô giáo vào lớp mang theo một nụ cười tươi tắn trên môi và bắt đầu kiểm tra bài cũ. Lớp chúng em là lớp chọn nên việc kiểm tra bài cũ luôn luôn làm cô mãn nguyện vì tinh thần học tập của các bạn trong lớp. Sau khi kiểm tra bài cũ xong, cô giáo bắt đầu giảng bài mới; bài học hôm đấy của lớp em là bài “sự giàu đẹp của tiếng Việt”. Để bắt đầu tiết học, cô giáo đã truyền cảm hứng cho bọn em bằng câu mở đầu vô cùng xúc động “chúng ta đang sống trong thời kì hội nhập, các em được tự do tìm hiểu hứng thú với nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau, các em học tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức và các em thấy thích thú, các em thấy ngôn ngữ đấy mang đến cho các em niềm hưng phấn muốn chinh phục; nhưng có ai nhớ rằng, tiếng Việt của chúng ta cũng rất giàu đẹp, để giữ được thứ ngôn ngữ ấy, cha ông ta đã phải trải qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đã đổ xuống mảnh đất này biết bao nhiêu máu và nước mắt. Tiếng Việt chúng ta là ngôn ngữ thiêng liêng bởi nó mang trong mình dòng máu của các anh hùng, là ngôn ngữ cao đẹp vì nó đại diện cho lòng yêu nước của cả dân tộc, là ngôn ngữ cao quý bởi nó là kết tinh của cả một nền văn hóa hàng ngàn năm lịch sử mà cha ông ta đã đúc kết được và phát huy đến ngày nay”. Nghe cô giảng bài mà mắt em bỗng ươn ướt, đây là lời kết tội đanh thép nhất đối với con bé sính ngoại như em. Có lẽ cũng bị ảnh hưởng bởi những câu nói xúc động của cô giáo mà lớp học im phăng phắc. Em còn nhớ rất rõ, hôm đấy cô giáo cũng đặc biệt khác mọi ngày, cô dường như say mê hơn, cô như đang hồi tưởng lại một trang quá khứ hào hùng của dân tộc để truyền hết mọi tình yêu tiếng Việt cho chúng em. Bài giảng ngày hôm đấy của cô giống như một tiết học về lòng yêu nước được thể hiện thông qua từng con chữ.

Niềm đam mê văn học của em có lẽ cũng được bắt nguồn từ tiết Ngữ Văn ngày hôm đấy. Sau này, mỗn lần đến giờ học môn Ngữ Văn là em lại cảm thấy tràn đầy nhiệt huyết và chờ mong, em chờ mong sự đa dạng của ngôn ngữ tiếng Việt, em khao khát tìm hiểu sự giàu đẹp trong từng con chữ, và em say mê tìm hiểu về lịch sử của nó. Có lẽ em phải đặc biệt cảm ơn nhà văn Đặng Thai Mai và cô giáo môn Ngữ Văn ngày đó của bọn em đã mang đến cho em một niềm say mê lớn như vậy. Cho đến bây giờ niềm say mê ấy đối với từng con chữ vẫn đang cháy bỏng trong em.
17 tháng 11 2017

Hằng ngày em được học nhiều tiết học hay và lý thú. Nhưng tiết học Văn của ngày thứ năm vừa qua đã để lại cho em nhiều điều thích thú hơn cả.

​Hôm ấy là một ngày đẹp trời. Chúng em đang ngồi tranh luận với nhau về những hài học cũ, tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: "Các em đã chuẩn bị bài chưa"? Cả lớp đồng thanh đáp: "Thưa cô rồi ạ!" Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảy và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập. Rồi cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: "Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi con người. Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài "Lòng yêu nước", cả lớp tôi như trầm xuống và nuốt lấy từng lời cô giảng. Trên nền bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện ra. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm. Cô gọi bạn Lan đọc bài. Bạn đọc to rõ ràng. Sang phần phân tích tác phẩm, mọi người trở nên linh hoạt hơn. Những cánh tay xinh xắn giơ lên đều tăm tắp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và đều quên đi cái không gian âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều im nghe lời cô giảng. Em được cô giáo gọi. Do chuẩn bị bài tốt nên em đã trả lời đúng. "Lòng yêu nước được bắt nguồn lừ việc yêu những thứ tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yôu nhà, yôu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân". Cô khen em có nhiều tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai đều có niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa sôi nổi. Tiếng trống báo hiệu hết giờ. Giọng cô vẫn vang vọng trong đầu.

Bài học đã kết thúc nhưng lời cô còn in đậm trong tâm trí em. Em mong sao lớp em có được nhiều giờ học hay như thế

13 tháng 3 2018

Dân tộc ta có một truyền thống đâu tranh chống xâm lược, đã bao thế hệ cha ông nối tiếp nhau đứng lên chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc và viết nên những trang sử oai hùng. Trong giai đoạn chông Pháp gay go ác liệt, để động viên cổ vũ lòng yêu nước của toàn dân, tại Đại hội Đảng lần II năm 1954, trong bài viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũn bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. Từ những người nông dân chân lấm tay bùn vẫn chất phác như ngày nào làm ra hạt lúa, hạt gạo phục vụ nông nghiệp, đời sống mỗi cá nhân. Hay những người bác sĩ tận tình giúp đỡ bệnh nhân, đó cũng là cử chỉ của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại, nói rộng hơn đó chính là tinh thần yêu nước. Những nhà chính trị học, bác học, thành quả của họ cũng bởi tinh thần yêu nước mà ra. Thậm chí mỗi một hành động nhỏ cũng là một phần đóng góp cho tư tưởng cao đẹp ấy. Ý thức của mỗi con người là điều được bộc lộ rõ nhất. Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, chăm sóc cây cối tốt tươi làm trong lành bầu khí quyển. Đó là cử chỉ cao đẹp cũng bởi mầm mống từ lòng yêu nước. Từ người già đến trẻ nhỏ đều truyền thụ cho nhau hiểu và làm theo đức tính ấy. Lòng nồng nàn yêu nước được thể hiện không phải bằng lời nói mà bằng những hành động đã giúp ích cho đất nước. Những đợt hưởng ứng phong trào như chống nạn ma tuý, tuyên truyền giữ gìn môi trường, tránh xa tệ nạn xã hội, học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh. Đó chẳng phải là tinh thần yêu nước sao! Hay đài báo, ti vi cũng đề cao vấn đề đóng góp, cống hiến sức lực, trí tuệ cho xã hội, ủng hộ người nghèo. Những chương trình tìm hiểu đất nước, lịch sử để hiểu biết, bảo vệ giữ gìn phát huy những di sản văn hóa đa chiều của đất nước. Tất cả cũng vì cái lí tưởng cao đẹp ấy cả. Cụ thể nhất là những người lính ngoài biên giới, hải đảo phải hi sinh hạnh phúc, xa người thân để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn vùng trời bình yên. Chính tinh thần yêu nước đã thúc giục họ. Đó là động lực đồng thời cũng làmục tiêu, niềm khởi hứng, sự hạnh phúc đối với họ khi được bảo vệ non sông thân yêu, giữ gìn tinh thần yêu nước. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu



 

13 tháng 3 2018

Dân tộc ta có một truyền thống đấu tranh chống xâm lược; đã bao thế hệ cha ông nối tiếp nhau đứng lên chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc và viết nên những trang sử oai hùng. Trong giai đoạn chống Pháp gay go ác liệt, để động viên cổ vũ lòng yêu nước của toàn dân, tại Đại hội Đảng lần II năm 1954, trong bài viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chủ tịch đã khẳng định: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

Thật vậy, lòng yêu nước đã trở thành truyền thống, phẩm chất của con người Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tình cảm này có khi được thực hiện bằng những hành động cụ thể, nhiều lúc thể hiện qua thơ ca. Đã có biết bao chiến sĩ, nhà thơ đã mượn lời thơ để giãi bày tấm lòng yêu quê hương của mình. Trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là một minh chứng hùng hồn nhất của lòng yêu nước:

Một xin rửa sạch thù nhà

Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng..

Đầu mùa xuân 1077, chiến thắng trên sông Như Nguyệt của Lý Thườrg Kiệt đánh tan 4 vạn quân Tống xâm lược đã khẳng định chủ quyền dân tộc. Ta làm sao quên được bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên, tương truyền của Lý Thường Kiệt, ngân nga trong ngôi đền bên sông ấy:

Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tụi thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

(Sông núi nước Nam - đã dịch ra tiếng Việt) Chính lòng yêu nước mãnh liệt ấy khiến Trần Quốc Tuân thốt lên những lời tâm sự thiết tha và đầy chân thành:

“Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, dẫu cho trăm thây ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn xúc ta gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng ”

(Hịch tướng sĩ)

Và đêm đêm giấc ngủ không tròn, Nguyễn Trãi cứ mãi lo nghĩ đến quê hương đất nước:

Những trằn trục trong cơn mộng mị

Chỉ băn khoăn một nỗi bồi hồi.

Đến lúc thực dân Pháp xâm lược nước ta, tinh thần yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ.

Với giọng thơ hào hùng, Phan Bội Châu, con người tài cao chí lớn, dù bị giam trong nhà lao vẫn tự hào, vẫn không mất nhuệ khí của người trai:

Vẫn hào kiệt vẫn phong lưu

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.

(Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác)

Đối với người yêu nước, nhưng dù đày khổ sở mà bọn giặc cố tình hành hạ cũng không làm cho họ chùn bước ngã lòng, mà ngược lại đó là dịp để cho “người lờ bước” thể hiện khí phách của mình:

Những kẻ vá trời khi lỡ bước

Gian nan chi kể việc con con.

(Đập đá ở Côn Lôn )

Từ năm 1930 cuộc đấu tranh giành độc lập được tiến hành dưới ngọn cờ của giai cấp vô sản, những người thanh niên trẻ yêu nước, giác ngộ lí tưởng sẵn sàng hiến dâng đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để  hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

(Từ ấy - Tô Hữu)

Cũng trong lúc này, những tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm của giới thanh niên đáng để chúng ta khâm phục. Họ là những chiến sĩ “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” như Lý Tự Trọng, Lê Hồng Phong, Nguyền Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu... những Người đã viết lên những trang sử oai hùng.

Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện rõ nét và tiêu biểu nhất là hình tượng Bác Hồ, người cha già của dân tộc, vị lãnh tụ đáng kính, linh hồn của cuộc kháng chiến. Bác đã từ bỏ tuổi thanh xuân của mình ra đi tìm đường cứa nước và luôn mang trong tên một quyết lâm đánh đuổi kẻ thù ra khỏi đất nước Trong ngục tù, Bác đã trằn trọc suốt đêm vì mãi lo nghĩ đến sự nghiệp cá mạng còn dang dở:

Một canh... hai canh... lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc  chẳng thành

Canh bốn canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.

(Không ngủ được - Hồ Chí Minh)

Và truyền thống ấy được dân tộc ta phát huy tới đỉnh cao nhất trong lịch đấu tranh chống ngoại xâm - cuộc chiến chống Mĩ cứu nước. Giai đoạn này to dân trỏ, già, trai, đều hiến dâng sức lực, trí tuệ của mình cho công cu: đấu tranh giữ nước:

Lớp cha trước, lớp con sau

Đã thành đồng chí chung câu quân hành.

Và cũng có biết hao tấm gương yêu nước của các chiến sĩ cách mạng đã là cho kẻ thù khiếp sự... như anh Nguyỗn Vãn Trỗi với chín phút cuối cùng của đ anh (Sống như anh); như chị Sứ vẫn hiên ngang giữ được phẩm chất anh hù của mình trước cái chết gần kể (Hòn đất); như anh giải phóng quân kiên cường  dũng cảm trên đường băng Tân Sơn Nhất:

...Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường.

Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ.

(Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân)

Rõ ràng với lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã viết tiếp những trang sử vàng của Lê Lợi, Quang Trung:

Chi Lăng bài học thuở xưa

Người đi thì có, người về thì không.

Lòng yêu nước đã khiến cho nhân dân ta có sức mạnh phi thường vượt qua mọi khó khăn gian khổ, chiến thắng bọn cướp nước và bán nước. Đáng tự hào thay sự hi sinh cao cả của những người con nước Việt.

Có thế nói lòng yêu nước của dân tộc ta là nhân tố quyết định thắng lợi trong công cuộc đấu tranh chống xâm lược, để bảo vệ Tổ quốc. Em nguyện sống sao cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của cha anh đã ngã xuống vì độc lập, tự do, vì hạnh phúc của nhân dân.

6 tháng 3 2019

bạn ơi gửi câu hỏi thì gõ dấu vào ng ta mới hiểu

7 tháng 3 2019

uk bạn

4 tháng 11 2018

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

+ Cách so sánh tiếng suối như tiếng hát là cách so sánh đặc sắc

cách so sánh ấy làm tiếng suối thêm gần gũi với con người thêm sống động trẻ trung hơn

17 tháng 10 2016

Trong đời sống xã hội, con người chịu ảnh hưởng bởi môi trường văn hóa mà trong đó họ sống và hoạt động. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng, nó là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh và bản sắc của dân tộc đó. Tổ chức cũng vậy, nó cũng có một truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa mà ta tạm gọi là văn hóa tổ chức. Văn hóa tổ chức là một yếu tố rất quan trọng mà nhà quản lý cần xây dựng và duy trì nhằm tạo động lực đưa đơn vị phát triển nhanh và bền vững. Nhìn một cách tổng thể, văn hóa tổ chức bao gồm những giá trị và chuẩn mực chung được biểu hiện thành những nguyên tắc sống, những nguyên tắc ứng xử có tác dụng chỉ dẫn hành vi của cá nhân trong tổ chức đó. Đối với trường học, văn hóa tổ chức có thể được gọi là văn hóa học đường. Vậy văn hoá học đường là gì? Có thể hiểu đó là những quan niệm, chuẩn mực quy định cách xử sự giao tiếp giữa người học với nhau, giữa trò với thầy và ngược lại; là cách học và tiếp thu kiến thức. Văn hoá còn được thể hiện qua triết lí giáo dục của nhà trường, qua hành vi giao tiếp, cách ăn mặc, cách ứng xử với cảnh quan môi trường... 
Văn hóa học đường là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp. Vấn đề xây dựng văn hóa học đường phải được coi là có tính sống còn đối với từng nhà trường, vì nếu học đường mà thiếu văn hóa thì không thể làm được chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ.
Có thể nói, hơn 25 năm đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Ngành giáo dục đã đạt được những thành tựu lớn lao cả về quy mô lẫn chất lượng. Những năm gần đây, đời sống văn hóa của học sinh có những biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Nền kinh tế, văn hóa, khoa học phát triển tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận với nhiều kênh thông tin, nhiều mô hình học tập tiên tiến, do đó đạt nhiều thành tích trong học tập. Khi phải đối mặt với thực trạng học sinh có những hành vi vô lễ với thầy cô như xé bài kiểm tra bị điểm kém, nói tục, chửi bậy ngay trong lớp, học sinh gây gổ đánh nhau theo kiểu “xã hội đen”, thầy cô giáo đánh học sinh, học sinh “quây” đánh thầy cô giáo...nhiều ý kiến cực đoan đã quy kết trách nhiệm cho ngành giáo dục. Người ta cho rằng giáo dục của ta theo khuôn mẫu, khô cứng, giáo dục không gắn với thực tế, ngành giáo dục không tìm được “triết lý giáo dục”, giáo dục sai đường, muốn trẻ hư cứ đưa...tới trường. 
Công bằng mà nói, giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng môi trường sư phạm không phải là “ốc đảo” trong xã hội ta, một xã hội có bộ phận không nhỏ bị thoái hóa, biến chất, sống theo lối sống thực dụng, vô cảm. Mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang tấn công như vũ bão vào văn hóa truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Bước ra khỏi cổng trường, học sinh phải đối mặt với rất nhiều tệ nạn xã hội như cảnh dòng người chen chúc hỗn độn trên đường lúc tan tầm, cảnh đánh chửi nhau như cơm bữa trên hè phố...Và cách đây chưa lâu trẻ em được tận mắt chứng kiến cảnh người lớn phá tan tành phố hoa xuân của Hà Nội.
Khi về nhà, không ít học sinh tận mắt chứng kiến cảnh bố mẹ cãi chửi, thậm chí đánh nhau, được nghe bố mẹ bàn về những mánh lới làm ăn, nghe bố mẹ than phiền những bức xúc ở cơ quan với hàng loạt chuyện ghen ăn, tức ở, chuyện hối lộ, chạy chức chạy quyền...Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa học đường trong nhà trường hiện nay.
Văn hóa học đường được tạo dựng nên bởi nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất, quyết định nhất theo tôi là ba yếu tố. Đó là nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo và vai trò của cha mẹ học sinh