Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Các làn điệu dân ca Huế:
- Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi: nào nức nồng hậu tình người.
- Hò lơ, hò ô, xay lúc, hò nện... gần gũi dân ca Nghệ Tĩnh, thế hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ, hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.
- Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân: buồn man mát, thương cảm, bi ai, vương vấn.
- Tứ đại cảnh: âm hưởng điệu Bắc pỉui phách điệu Nam không vui, không buồn.
- Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh: buồn bã.
b) Các dụng cụ âm nhạc:
- Đàn tranh, dàn nguyệt, tì bà, đàn nhị, đàn tam, đàn bầu.
- Cặp sanh tiền
Ca Huế rất đa dạng và phong phú về các làn điệu và ngón chơi của các ca công, như tác giả đã viết: “tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy tâm hồn. ”
*Ddặc biệt:
+ Các làn điệu ca Huế có lúc vui tươi, sôi nổi, có buồn, cảm xúc bâng khuâng.
+ Cách hiểu diễn trang nghiêm duyên dáng về:
- Từ nội dung, hình thức
- ca sĩ đến nhạc công,
- lời ca đến cách trang điểm,
- ăn mặc đều nhã nhặn, lịch sự.
+ Đặc điểm là cảnh đêm trăng nên sông Hương mờ ảo, lắng đọng, thời gian như ngừng lại
Tết năm ngoái, bố mẹ về thăm hai chị em tôi. Cả gia đình tôi lại được ngồi bên nhau trò chuyện thân mật sau một thời gian dài xa cách.
Cả nhà dang ngồi uống trà, đón tết trong phòng khách. ánh đèn nê ông toả ánh sáng xanh dịu. chiếc tủ đứng bằng gỗ cẩm ly được đánh véc ni láng bóng như mặt gương, nổi bật các đường vân như những nét hoa văn kì ảo. ấm trà nóng bốc hương sen nghi ngút bên cạnh đĩa bánh mứt thơm ngon. Cây hoa đào với muôn ngàn cánh hoa nở rộ vẫy chào năm mới. đồ dùng trong nhà được mẹ tôi sắp xếp rất gọn gàng.
Mẹ lấy trong va ly ra hai chiếc hộp quà xinh xắn. Ba nói:
- Nào! hai chị em con mở ra xem bố mẹ mua tặng món quà gì?
- à! Đó chính là một chú thỏ bông ngộ nghĩnh mà tôi mong có được nó từ bấy lâu nay. Bà tôi mang ra một gói kẹo đưa cho hai chị em tôi:
- Hai cháu ăn xong nhớ đánh răng kẻo bị sún thì khổ.
Bé Long chen vào quả quyết:
- Long thương bà này, thương ba, mẹ, chị My và …cô Hiền nữa. Vừa nói Long vừa giơ ngón tay ra đếm làm cho cả nhà phì cười. Ba hỏi với giọng nói sao mà ấm áp quá.
- Thế năm nay con có được giấy khen không?
Tôi thưa với bố và khoe tấm giấy khen:
- Có ạ!
Bố xoa đầu tôi cười:
- Tốt lắm! Cố học giỏi cho mẹ và ba mừng nhé con.
Mẹ nhìn tôi với ánh mắt trìu mến, chứa đựng cả một biển trời yêu thương dành cho tôi. Mẹ nở một nụ cười kín đáo, một niềm vui khôn tả. Trên ti vi chiếu chương trình đón tết. A! ở hồ Gươm đang bắn pháo hoa đẹp quá! Đêm giao thừa đó, cả gia đình tôi quây quần bên nhau suốt đêm.
Cứ năm nào cũng thế, gia đình tôi luôn có được những giờ phút sum họp thật vui vẻ, đầm ấm. Hai chị em tôi thật hạnh phúc trong mái ấm gia đình, trong vòng tay yêu thương của ba mẹ.
‘Cảnh khuya’và ‘Nguyên tiêu’ là hai bài thơ kiệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Cả hai bài đều viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, nhưng ngôn từ khác nhau. ‘Cảnh khuya’ viết bằng tiếng Việt; ‘Nguyên tiêu’ viết bằng chữ Hán.
Không gian nghệ thuật của hai bài thơ là thiên nhiên núi rừng Việt Bắc, nhưng thời điểm sáng tác, thời gian nghệ thuật lại khác nhau. ‘Cảnh khuya’ viết vào mùa thu 1947, khi giặc Pháp đang tấn công lên Việt Bắc. Còn ‘Nguyên tiêu’ được viết vào đầu xuân 1948, khi chiến dịch Việt Bắc đã chiến thắng vang dội.
Cả hai bài đều nói đến trăng; cảnh trăng trong mỗi bài thơ lại có những nét đẹp riêng, sắc thái biểu cảm riêng.
Cảnh trăng trong bài ‘Cảnh khuya’ là cảnh trăng thu. Có suối chảy rì rầm trong rừng khuya từ xa vọng đến nghe rất ‘trong’, ‘như tiếng hát xa’ êm đềm, ngọt ngào. Trăng sáng lung linh. Ánh trâng ‘lồng’ vào cổ thụ và hoa ngàn. Cảnh trăng thơ mộng, huyền diệu mang vẻ đẹp cổ điển, rất hữu tình thi vị:
‘Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa’
Trăng đã làm đẹp thêm cảnh sắc núi rừng chiến khu, đem đến bao xúc động, khiến nhà thơ khẽ thốt lên trong lòng: ‘Cảnh khuya như vẽ...’.
Cảnh trăng trong bài ‘Nguyên tiêu’ là cảnh trăng xuân, trăng trong đêm rằm tháng giêng, trăng vừa tròn (nguyệt chính viên). Vũ Bằng trong ‘Thương nhớ mười hai’ đã nói về trăng tháng giêng ở miền Bắc: ‘Trời sáng lung linh như ngọc’, ‘cái trăng tháng giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ ‘, ‘ánh trăng ấy không
vàng mà trắng như sữa, trong như nước ôn tuyền’.
Trăng trong bài thơ của Bác làm cho sông xuân, nước xuân, trời xuân trở nên bát ngát bao la, vừa đẹp vừa dạt dào sức sống. Ba chữ ‘xuân’ trong câu thơ thứ 2 làm cho cảnh trăng đất nước trở nên tráng lệ, tinh khôi:
‘Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên’.
Câu thơ thứ 4, vầng trăng rằm tháng giêng lại được nói đến. Con thuyền của lãnh tụ để ‘bàn bạc việc quân’ giữa nơi khói sóng đã trở thành con thuyền của thi nhân lúc trở về bến lúc nửa đêm. Con thuyền đã chở đầy ánh trăng:
‘Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền’
Trăng trong hai bài thơ của Bác là trăng sáng, trăng tròn. Cảnh trăng nào cũng hữu tình thơ mộng. Tuy có sắc thái biểu cảm khác nhau, nhưng tất cả đều nói lên tình yêu trăng, tình yêu thiên nhiên chan hòa với tình yêu quê hương đất nước. Cảnh trăng là một nét đẹp trong hồn thơ Hồ Chí minh: ung dung , lạc quan, yêu đời.
Cả hai bài thơ Cảnh khuya và Nguyên tiêu đều được Bác Hồ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Tuy nhiên cảnh trăng trong mỗi bài đều có những nét đẹp riêng. Nếu bài thơ Cảnh khuya là cảnh trăng của núi rừng Việt Bắc, trăng được lồng vào vòm cây, hoa lá tạo thành một bức tranh mang nhiều đường nét. Với từ “lồng”, trăng đã hiện lên đầy sinh động và ấm áp, gần gũi với cuộc sống của con người. Thì đến bài thơ Nguyên tiêu, tác giả lại tả cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông nuớc bao la, ánh trăng xuân soi chiếu cả bầu trời lần mặt nước, cả không gian tràn ngập hương sắc của trăng và đất trời mùa xuân.
Dàn ý chung nhé
I. Mở bài
Giới thiệu về cảnh đẹp mà em định tả:
- Cảnh đẹp đó là cảnh nào, ở đâu?
- Nếu đó là một danh lam thắng cảnh nổi tiềng thì em đã đến đó trong dịp nào? Nếu đó là một cảnh đẹp của quê hương thì đó có phải là cảnh tiêu biểu của quê hương em không?
II. Thân bài
- Nếu đó là danh lam thắng cảnh:
- Vị trí địa lí của địa danh: Nơi đó nằm ở đâu, tỉnh nào? Là miền biển hay đồi núi, đồng bằng? Có thuận lợi cho việc đi lại không?
- Cảnh đẹp trên đường đi: cảnh thiên nhiên, con người cũng như sự biến đổi của cảnh vậy.
- Khung cảnh thiên nhiên nơi đó nhìn khái quát, tổng thể: từ xa đã thấy những ngôi nhà mái đỏ lấp ló dưới những tán cây kề trên biển xanh tít tắp / những hòn đảo lô nhô/ những ngọn núi xanh hùng vĩ,...Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó:đây là vùng biển / khu nghỉ mát đẹp nhất mà em từng đến, đọng lại trong em nhiều cảm xúc...
- Nếu đó là cảnh đẹp của quê hương em:
- Tả bao quát khung cảnh thiên nhiên.
- Tả cụ thể cảnh vật thiên nhiên: hình dáng, màu sắc, sự biến đổi của cảnh vật thiên nhiên (nếu có)
- Chẳng hạn: những ngọn núi được cây cối tươi xanh tô màu, (tả hình dáng, tư thế ngọn núi, tả cây cối, chim chóc,...) / nước biển ttrong xanh như màu ngọc bích (sự biến đổi của màu sắc nước biển trong ngày theo sự biến đổi của ánh sáng) / đồng lúa rập rờn tươi xanh,( tả những bông lúa trĩu nặng, lá lúa ngả vàng, tiếng chim tu hú...),...
- Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó: đây là vẻ đẹp bình dị của quê hương mà em gắn bó,...
III. Kết bài
Ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy những giá trị của cảnh đẹp đất nước.
* Cảnh vật được miêu tả:
- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Tả cảnh đêm trăng và thi nhân
- Rằm tháng giêng: Tả cảnh đêm trăng trên dòng sông với không gian rộng bao la, tràn ngập ánh trăng.
* Tình cảm được thể hiện:
- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Tình cảm yêu thiên nhiên, đất nước của tác giả trong đêm trăng thanh tĩnh ở nơi xứ người.
- Rằm tháng giêng: Tình yêu thiên nhiên, đất nước sâu sắc và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
1. Mở bài:
- Giới thiệu tên trường, trường nằm ở trung tâm xã.
- Trường xây được 15 năm.
2. Thân bài:
Thứ tự cụ thể (tuỳ sự quan sát mà miêu tả theo thứ tự cụ thể)
a) Tả bao quát về ngôi trường
- Trường được xây dựng bằng gì? Mái lợp, tường, nền? (Trường xây bằng xi măng. Mái lợp ngói đỏ tươi. Đầu năm học, trường thường được quét vôi và sơn lại các cửa nên trông cứ như mới. Nền được lát gạch hoa rất sạch sẽ.)
- Địa điểm: cao ráo, khang trang hay ẩm thấp.
b) Tả ngôi trường với những chi tiết nổi bật.
- Cảnh khu lớp học (chạy dài thẳng tắp, trang trí giống nhau, dãy bàn học ngay ngắn, thứ tự, gợi lên những khuôn mặt thân quen...)
- Cảnh dãy văn phòng: phòng thầy (cô) hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng chức năng...
- Sân trường: hàng cây, các bồn hoa, cột cờ sừng sững, sân trường rộng, khu vườn trường xinh xắn...
c) Cảnh sinh hoạt của học sinh: trước buổi học, trong giờ học, sau giờ học.
3) Kết luận
Nêu cảm nghĩ: yêu mến ngôi trường, góp phần xây dựng trường lớp sạch đẹp.
1. Mở bài:
- Giới thiệu tên trường, trường nằm ở trung tâm xã.
- Trường xây được 10 năm.
2. Thân bài:
Thứ tự cụ thể (tuỳ sự quan sát mà miêu tả theo thứ tự cụ thể)
a) Tả bao quát về ngôi trường
- Trường được xây dựng bằng gì? Mái lợp, tường, nền? (Trường xây bằng xi măng. Mái lợp ngói đỏ tươi. Đầu năm học, trường thường được quét vôi và sơn lại các cửa nên trông cứ như mới. Nền được lát gạch hoa rất sạch sẽ.)
- Địa điểm: cao ráo, khang trang hay ẩm thấp
b) Tả ngôi trường với những chi tiết nổi bật.
- Cảnh khu lớp học (chạy dài thẳng tắp, trang trí giống nhau, dãy bàn học ngay ngắn, thứ tự, gợi lên những khuôn mặt thân quen...)
- Cảnh dãy văn phòng: phòng thầy (cô) hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng chức năng...
- Sân trường: hàng cây, các bồn hoa, cột cờ sừng sững, sân trường rộng, khu vườn trường xinh xắn...
c) Cảnh sinh hoạt của học sinh: trước buổi học, trong giờ học, sau giờ học.
3) Kết luận
Nêu cảm nghĩ: yêu mến ngôi trường, góp phần xây dựng trường lớp sạch đẹp.
Hồi còn ấu thơ, ai mà chẳng một lần nhõng nhẽo được theo mẹ cùng đi chợ quê. Chợ là một phần quê hương, một phần kỉ niệm trong tâm tưởng của chúng ta. Chợ quê còn gắn liền với những thức quà giản dị mang hương vị của hương đồng gió nội.
Những người dân quê tôi đi chợ từ khi ông mặt trời vừa mới ló rạng sau lũy tre làng, tỏa những ánh mắt ấm áp đầu tiên xuống mặt đất. Cảnh đi chợ lúc nào cũng đông vui, làm nhộn nhịp con đường buổi sáng. Chợ cũng là nơi giao lưu, trao đổi, buôn bán chính của người dân trong làng. Chợ quê tôi tuy không lớn lắm nhưng lúc nào cũng thật đa dạng và phong phú với nhiều mặt hàng được bày bán. Ở đầu chợ là những gian hàng bán thực phẩm. Nào là những gian với rau củ quả xanh tốt, được người nông dân trồng tại chính vườn nhà mình: những bó rau ngót, rau muống, mùng tơi tươi tốt, những quả bầu, quả bí, cái bắp, súp lơ.. cùng với nhiều trái ăn quả khác được bày bán la liệt. Ở một gian khác là nơi bán thịt và cá. Những con cá béo mập nằm trong chậu quẫy đuôi làm nước bắn lên tung tóe. Những con gà, con vịt ở trong lồng giương mắt nhìn người mua. Bên cạnh gian bán thực phẩm là gian đồ dùng sinh hoạt gia đình. Ở đây có thể tìm thấy mọi đồ dùng, dụng cụ thường dùng trong cuộc sống hàng ngày. Tôi thích nhất là được mẹ dẫn qua gian bán quần áo, mua cho một bộ quần áo mới. Người ta có đủ những loại quần áo dành cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Ở cuối chợ là một gian chuyên bán đồ ăn. Có những bát phở, bát bún nóng hổi, những cốc chè ngon mát dành cho ngày hè nóng lực, những chiếc bánh rán, bánh mì vừa mới ra lò thơm ngon và béo ngậy.
Chợ lúc nào cũng đông vui, nhộn nhịp bởi tiếng nói cười của mọi người. Người bán thì ra sức mời chào, đâu đó vang lên tiếng mặc cả. Đó là thứ âm thanh gợi sự yên bình của một cuộc sống ấm no, trù phú. Ở chợ, tôi cũng bắt gặp những gương mặt thân thương, bình dị, hiền lành, chất phác của quê hương mình. Người đi chợ nhiều nhất vẫn là các bà, các chị. Họ là những người chăm lo chủ yếu cho sinh hoạt của gia đình. Ai cũng mong muốn mua được những thực phẩm thật tươi ngon để bữa ăn gia đình được phong phú mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng. Những em bé nắm tay mẹ đi chợ thì thích nhất là được mua cho một thứ đồ chơi hay quà bánh. Nhìn cảnh tượng ấy, tôi lại thấy trong đó có bóng dáng của mình năm nào.
Chợ quê là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt Nam, là nơi lưu giữ những yên bình, mộc mạc của làng quê. Nhớ chợ quê, tôi nhớ một quê hương bình dị mà xiết bao thương mến.
“Quê hương là chùm khế ngọt”, phải chăng cách định nghĩa như vậy của nhà thơ Đỗ Trung Quân là bởi quê hương luôn là những gì rất gần gũi đơn sơ mà thân thuộc trong tâm tưởng của chúng ta. Đi về trong những gì mộc mạc êm đềm ấy của dáng quê, cảnh quê, hồn quê có lẽ có cả những phiên chợ quê thân thương, đẹp đẽ nữa.
Quê hương là nơi ta chôn rau cắt rốn, nơi ửng hồng gò má ta, là nơi ta cất tiếng khóc oa oa đầu tiên. Nơi đây, luôn gắn với những gì thân thuộc, hồn nhiên của ấu thơ. Trong số những kỉ niệm về miền quê thân thương hẳn không thể thiếu hình ảnh chúng ta lon ton chạy theo mẹ những ngày thơ bé khi đi chợ quê. Phiên chợ quê là dịp mọi người từ khắp nơi đổ về giao lưu, buôn bán gặp gỡ nhau. Những mặt hàng đa dạng, phong phú được bày bán trên từng gian hàng rất gọn gàng, theo một hệ thống sắp đặt chứ không hề lộn xộn. Nào rau, nào hoa, nào quả rồi các loại thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, tép hay những lồng ngan, gà, vịt cũng được hội tụ đầy đủ nơi đây. Mọi người nói chuyện, cười đùa rôm rả, tiếng mời bán, gọi mua, tiếng giao hàng, tiếng mặc cả tạo nên nhịp sôi động, huyên náo. Một thứ âm thanh rộn ràng của sự sống chứ không hề là vẻ êm đềm, yên ả như mọi khi. Những sạp hàng bán bánh rán, bánh cuốn, hay các gói xôi, cốc chè, bánh kẹo có lẽ luôn được mọi người kéo đến nhiều. Nhìn mọi người ngồi ăn trông mới vui vẻ, hạnh phúc. Tiếng cười nói, rò chuyện vui vẻ, dường như có sự quen thân trên những gương mặt tưởng như chưa từng gặp gỡ. Mọi người đều chung nhau ở tấm lòng quê chân thật, gần gũi, mộc mạc chứ không chút toan tính, xô bồ.
Những người bán hàng ra sức quảng cáo, mời gọi người mua. Người tiêu dùng, có lẽ đông đảo nhất là các bà, các mẹ, các chị, bởi họ là những người lo cho bữa ăn cả gia đình thì xúng xính vui vẻ cầm trên tay những chiếc làn nhỏ để đựng đồ. Các mặt hàng rất sặc sỡ, phong phú và bắt mắt, hấp dẫn người mua, trên mỗi gương mặt đều ánh lên nét tươi vui, thân mật. Tôi lại nhớ lại hình ảnh mình đâu đó, có một thời đã từng léo nhéo, nhí nhố chạy quanh chân mẹ đòi mua bánh rán, đòi mua những thức quà ngon lạ. Nó nhắc tôi một thuở từng hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng thật tuyệt vời. Quê hương gắn với phiên chợ quê luôn là một nét văn hóa truyền thống rất đẹp, một lối đẹp xưa cũ, êm đềm, một nét đẹp rất riêng của những gì chân quê, mộc mạc mà đằm thắm.
Phiên chợ quê thân thương, đông vui, tấp nập chính là một nét đẹp trong những sinh hoạt văn hóa truyền thống của làng quê. Nơi có những con người bình dị, mộc mạc, có sự tươi vui của cuộc sống mới đầy náo nức, rộn ràng