K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 6 2020

Mùa hè, thứ đẹp nhất là những cây phượng vĩ và tiếng ve. Suốt năm học, hàng phượng vĩ đứng trầm ngâm, dang rộng vòng tay che mát con đường đi vào trường. Và đến mùa hè, những cây phượng vĩ khoe vẻ đẹp rực rỡ của mình với những chú ve đang hòa mình vào một dàn đồng ca mùa hạ.

Từ xa nhìn lại, hàng phượng vĩ như dải lụa đỏ thắm đang uốn lượn giữa bầu trời. Lại gần mới thấy các cây phượng vĩ thật cao lớn, chúng xếp thành từng hàng đều tăm tắp như khi chúng em xếp hàng chào cờ. Thân hình nó vạm vỡ, to lớn đến nỗi vòng tay của hai bạn học sinh mới ôm được. Ở ngoài nó mặc một lớp áo giáp dày như một chàng hiệp sĩ đang che chắn những nàng công chúa hoa phượng khoe sắc thắm với những cậu lá non xanh tươi. Lúc này, những tia nắng rực rỡ của mùa hè chiếu vào khiến hoa phượng càng thêm sáng tươi. Trên những cành phượng, những nghệ sĩ ve đang hòa tấu thành một dàn đồng ca mùa hạ. Trên cao, những cây phượng thỉnh thoảng lại tạo thành một khúc nhạc hay nhờ gió. Hai thứ âm thanh đó hòa lại với nhau, tạo thành một âm thanh du dương, khi trầm khi bổng rất êm tai. Dưới tán lá xanh tươi, những chú ve giấu mình và đang mải miết trình diễn các tiết mục của mình cho mùa hè yên tĩnh trở nên rực rỡ sắc màu. Cả sân trường như ngập tràn tiếng ve ngân. Những nhạc sĩ ve dùng các bản nhạc của mình để đánh thức những nụ hoa phượng còn e thẹn giấu mình dưới tán lá xanh non cùng khoe sắc và hòa vào không khí rộn ràng trên hàng hoa phượng vĩ. Hàng phượng vĩ và tiếng ve như những người bạn thân của mùa hè, chúng cùng làm nổi bật vẻ đẹp của nhau.

Tiếng ve kêu: "Ve...Ve...Ve...", âm thanh báo hiệu mùa hè đã đến. Hoa phượng vĩ khoe sắc cho chúng em biết rằng sắp được nghỉ hè. Mùa hè nhờ có hoa phượng và tiếng ve nên thật rộn ràng, rực rỡ tươi thắm. Hoa phượng và tiếng ve là những người bạn thân thiết với tuổi học trò chúng em.



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/ta-hang-phuong-vi-va-tieng-ve-keu-vao-ngay-he

Hồi còn đi học hải rất say mê âm nhạc từ căn gác nhỏ của mình hải có thể nghe thấy tất cat âm thanh náo nhiệt ồn ã của thủ đô.Tiếng ve kêu rền rĩ trong những đám lá cây ven đường tiếng kéo lách tách của những người bán thịt bò khô tiếng còi xe ô tô xin đường gay gắt .Tiếng còi tàu hỏa thét lên và tiếng bánh sắt lăn trên đường ray ầm ầm.

12 tháng 4 2019

Sáng nào em cũng đi trên con đường quen thuộc tới trường. Hai bên đường có nhiều cảnh đẹp, nhưng em thích nhất là cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng. Cánh đồng lúa rộng bao la, cánh đồng lúa chín ngả màu vàng óng. Sáng sớm, ở trên cánh đồng, không gian mát mẻ, yên tĩnh. Mùi của hương cỏ hoa, đồng nội, mùi hương lúa ngào ngạt tỏa ra khắp đồng. Một vài giọt sương còn trên kẽ lá rồi tăng dần theo hơi ấm của Mặt Trời. Nắng đã lên cao nhảy nhót, cánh đồng giờ ánh lên màu xanh phá màu vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn làm tăng vẻ đẹp của đồng.Xa xa, những đàn cò kêu eng éc, bay lên trời rồi lại đậu xuống, cứ dập dình dập dình như những chiếc bập bênh. Em rất yêu cánh đồng quê hương, nó không chỉ là chỗ để nhân dân tăng gia sản xuất mà nó còn là cánh đồng lúa xanh mướt, là cánh đồng tuổi thơ, cánh đồng kỉ niệm của cá nhân em cũng như của những người sinh ra trên quê hương cánh đồng lúa. Càng ngày em càng nhận thấy vẻ đẹp của nó và em biết nó đã chiếm một phần nào đó trong tái tim em.
=> Câu 1: nhân hóa
=> Câu 2: so sánh

#Copy

14 tháng 4 2020

Càng ra xa bến cảng, cảnh dòng sông càn thanh bình và êm đềm. Mặt sông uốn lượn như một tấm vải lụa trải dài đến xa tít chân trời, vắng bóng tàu thuyền nên sông cũng ít sóng đi, chỉ nghe soàn soạt vài tiếng sóng vỗ bờ. Những cụm lục bình đâu rồi nhỉ? Có lẽ chúng thấy mình quá nhỏ bé trước cảnh sông nước bao la nên đã trốn đi. Mặt trời đã chiếu những tia nắng gay gắt, mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê. Ô kìa, những chiếc thuyền đánh cá, chở hàng buôn bán lặng lẽ đậu giữa dòng sông như đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Bến cảng đã thưa dần, thấp thoáng đây đó những ngôi nhà cao tầng trong làn sương mờ mờ ảo ảo. Bên kia, nhà cũng ít lại, những vườn cây trái xanh um chạy dài ven bờ sông. Gió lùa qua lá cây xào xạc, tràn xuống mặt nước mát rượi. Đứng trước sông nước mênh mông, em thấy lòng mình nhẹ lân lân làm sao!

31 tháng 5 2019

Ông Nam kể: Ba tôi sinh năm 1914 trong một gia đình công chức nghèo tại vùng đất Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa, nay thuộc tỉnh Bình Dương. Hơn 20 tuổi, ông đậu tú tài loại ưu ở Trường Petrus Ký và được nhận vào làm việc ở văn phòng Sở Hỏa xa Sài Gòn. Năm 1940, thực dân Pháp khánh thành tuyến xe lửa xuyên Việt đầu tiên. Từ đó, người ta có thể đi từ Hà Nội đến Sài Gòn với chiều dài hơn 1.700 km bởi tuyến đường duy nhất chỉ mất chưa đến 39 giờ trên những chuyến tàu tối tân với những toa tàu được thiết kế nửa gỗ, nửa kim loại và được kéo bằng những đầu tàu hơi nước. Tuyến xe đưa vào sử dụng chủ yếu để vận chuyển lực lượng và hàng hóa phục vụ cho công cuộc khai phá xứ An Nam của người Pháp nên với mỗi người dân nô lệ, việc được đặt chân lên các toa tàu để vào Nam hay ra Bắc chỉ là niềm mơ ước.

Nhân sự kiện quan trọng thông tuyến đường sắt Bắc - Nam, Sở Hỏa xa Sài Gòn được nhà nước bảo hộ ưu tiên một số vé cho nhân viên đi tham quan Hà Nội bằng xe lửa. Do số lượng ghế ngồi hạn chế nên sở phải tổ chức bốc thăm, người nào bốc trúng vé mới được đi. Huỳnh Văn Nghệ may mắn là người duy nhất của Văn phòng Sở Hỏa xa bốc trúng vé đi tham quan. Vậy là niềm háo hức bấy lâu của một người con phương Nam luôn đau đáu muốn được về thăm đất Bắc sắp thành hiện thực. Nhưng khi Huỳnh Văn Nghệ hăm hở chuẩn bị cho chuyến đi bao nhiêu thì người bạn cùng phòng càng buồn nhớ quê hương bấy nhiêu. Hiểu được tâm trạng và nỗi lòng mong mỏi muốn trở lại cố hương của bạn, hai ngày trước khi lên đường, ông Nghệ quyết định nhường lại suất vé về Bắc cho người bạn tâm giao. Buổi chiều tà luyến lưu tiễn bạn, khi đoàn tàu dần khuất bóng cuối sân ga Sài Gòn, một cảm xúc man mác buồn cứ ngập tràn tâm trí người ở lại và hình ảnh về một chốn kinh kỳ đô hội, hình ảnh Tháp Rùa nghiêng bóng nước hồ Gươm, hình ảnh những chùm vải chín mọng lúc lỉu trên cành và những làn điệu dân ca quan họ mượt mà, đằm thắm... qua những câu chuyện kể của người bạn cứ thế ùa về. Và rồi, Huỳnh Văn Nghệ đã phóng bút viết nên những câu được nhiều người ví là “thần thi”:

Ai về Bắc, ta đi với

Thăm lại non sông giống Lạc Hồng

Từ độ mang gươm đi mở cõi

Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.

Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng

Mà ta con cháu mấy đời hoang

Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ

Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương!

Vẫn nghe tiếng hát trời quan họ

Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn

Vẫn nhớ, vẫn thương mùa vải đỏ

Mỗi lần man mác hương sầu riêng...

Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên

Chinh Nam say bước quá xa miền,

Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm!

Muốn trở về quê, mơ cánh tiên.

Ai đi về Bắc xin thăm hỏi

Hồn cũ anh hùng đất Cổ Loa

Hoàn Kiếm hồn xưa Linh Quy hỡi

Bao giờ mang kiếm trả dân ta?

(Ga Sài Gòn, 1940)

“Theo các tác giả Nguyễn Tý, Huy Thông, Trần Xuân Tuyết và nhiều tài liệu đã trích dẫn khác, Nhớ Bắc được sáng tác tại Chiến khu Đ (Thủ Dầu Một - Biên Hòa) năm 1946, lúc ba tôi làm chỉ huy chiến khu ở đấy. Nhưng qua câu chuyện kể của ba lúc sinh thời và bài viết của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đăng trên Báo Hà Nội Mới gần đây càng khẳng định xuất xứ của bài thơ tại sân ga Sài Gòn năm 1940 là đúng” - ông Huỳnh Văn Nam giải thích. Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ là con trai của nhà thơ Huy Cận, con nuôi của nhà thơ Xuân Diệu, cho biết sinh thời, nhà thơ Xuân Diệu có kể lại rằng ông đã nhận được bài thơ Nhớ Bắc của Huỳnh Văn Nghệ từ những năm đầu kháng chiến. Trong buổi khai mạc Tuần lễ Văn hóa ủng hộ chiến sĩ Nam Bộ do Đoàn Văn nghệ Bắc Bộ tổ chức tại Nhà hát Lớn tối 10-10-1945, Xuân Diệu đã đưa những vần thơ da diết toát lên từ gan ruột của một người mà ông chưa từng gặp vào bài diễn thuyết của mình. Bài diễn thuyết này được Nghiệp đoàn Xuất bản Bắc Bộ in thành sách tại Nhà in Xuân Thu chỉ một ngày sau đó với nhan đề “Miền Nam nước Việt và người Việt miền Nam”. Cuốn sách này cùng với bài thơ của Huỳnh Văn Nghệ trở thành tài liệu gối đầu giường của các chiến sĩ Nam tiến. “Nghìn năm” đã hay, “trời Nam” vẫn “đắt”!

Bài thơ in trong cuốn sách nói trên có một số từ đã được sửa so với nguyên tác. Và theo tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, người chỉnh sửa là nhà thơ tình tài hoa Xuân Diệu.

Câu thơ nguyên tác: “Từ độ mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” nhưng trong các ấn phẩm sau này đều viết: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/ Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long...”. Và, sau khi phát hành không lâu, câu thơ này tựa hồ một câu ca dao đã thẩm thấu như một lẽ tự nhiên vào huyết quản người dân đất Việt.
“Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” - đó là tâm hồn, tư tưởng của người Việt tự ngàn đời hướng về gốc gác giống nòi...
Ông Nam cho biết thêm: Sinh thời, cụ Huỳnh có kể chuyện về nhiều chiến sĩ miền Bắc vào Nam ngày ấy đã tìm gặp ông đưa bài thơ đã được chỉnh sửa cho tác giả xem và ông có giải thích về câu thơ nguyên tác. Vấn đề này, ông Nam cũng đã được chứng kiến trong những năm theo ba tập kết ra Bắc vào cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Lúc bấy giờ, gia đình ông sinh sống tại nhà số 10 Lý Nam Đế, gần trụ sở Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Một lần, một nhà văn ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội đến gặp cụ Huỳnh trao đổi, xin được đăng bài thơ Nhớ Bắc trên tạp chí này theo bản thảo mà nhà thơ Xuân Diệu đã chỉnh sửa và ông cụ đã đồng ý cho đăng. Chính vì thế, câu thơ dị bản càng ăn sâu vào tâm trí bạn đọc. Theo tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, “nghìn năm” so với “Trời Nam” thực là “kẻ tám lạng, người nửa cân”. “Nghìn năm” đã có cuộc sống riêng của nó dẫu rằng “Trời Nam” cũng rất “đắt”. Có thể khẳng định rằng “Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long” vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ của bao người. “Nghìn năm” tồn tại một cách đàng hoàng, vững chắc là bởi tính tượng trưng, độ mở của nó cả về thời gian lẫn không gian. Với “Trời Nam”, người đọc có thể hiểu rằng từ khi Nguyễn Hoàng Nam tiến cho đến bây giờ, hậu duệ của ông không lúc nào nguôi nhớ kinh đô đất Tổ, còn với “nghìn năm” thì không chỉ cho đến hôm nay mà hàng nghìn, hàng vạn năm sau mãi mãi nhớ về nguồn cội, như một lời thề sắt son của con Lạc cháu Hồng. Hơn thế nữa, “Trời Nam”, dù muốn hay không thì khái niệm những người con xa quê cũng bị bó hẹp trong một vùng đất, một không gian nhất định. Trong khi đó, “nghìn năm” mở rộng phạm trù xa xứ đến vô cùng đối với tất cả những ai mang trong mình dòng máu Lạc - Hồng dù ở chân trời hay góc bể. Tuy nhiên, theo ông Nam, sinh thời cụ Huỳnh chia sẻ: Từ “Trời Nam” dùng ở đây ý nghĩa rộng hơn. “Trời Nam” không phải là sự bó hẹp về không gian mà là một sự khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của người Nam đã được “thiên định” như ông cha ta từng khẳng định trong Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo hay Nam quốc sơn hà. “Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” - đó là tâm hồn, tư tưởng của người Việt tự ngàn đời hướng về gốc gác giống nòi... Hồn thơ thức tỉnh những mơ hồ về Tổ quốc. Đó là một khẳng định lịch sử trong quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Thăng Long còn đó, sông núi còn đây. Một Việt Nam ngàn đời bền vững. Tình cảm ấy vô cùng cao đẹp. Ấy là tình Bắc - Nam ruột rà để non nước Việt trường tồn... Tố chất Huỳnh Văn Nghệ đặc trưng Nam Bộ, gân guốc, ngang tàng, phóng khoáng nhưng thẳm sâu văn hóa, nặng ân tình là vậy.
2 tháng 4 2023

1/

a) Từ loại: quan hệ từ

b) Từ loại: chỉ từ

2/

a)

Trạng ngữ: ngày qua, trong sương thu ẩm ước và mưa bụi mùa đông.

Chủ ngữ: những chùm hoa.

Vị ngữ: khép miệng đã bắt đầu kết trái.

b)

Trạng ngữ 1: vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn.

Chủ ngữ 1: cảnh vật xung quanh tôi.

Vị ngữ 1: đều thay đổi.

Trạng ngữ 2: hôm nay

Chủ ngữ 2: Tôi

Vị ngữ 2: đi học

T.Lam

Câu chuyện thứ nhất: Năm 1950, Florence Chadwich trở thành người phụ nữ đầu tiên bơi qua eo biển Manche ở cả hai chiều đi và về. Hai năm sau, cô quyết định bơi từ Cadelina sang bờ biển Califonia với mong muốn lập một kỷ lục mới. Hôm ấy, bầu trời đầy sương, còn nước biển thì lạnh buốt. Sau khi đã bơi 16 tiếng đồng hồ, môi cô thầm lại vì lạnh, toàn thân run rẩy. Cô ngẩng đầu nhìn lên, trước...
Đọc tiếp

Câu chuyện thứ nhất: Năm 1950, Florence Chadwich trở thành người phụ nữ đầu tiên bơi qua eo biển Manche ở cả hai chiều đi và về. Hai năm sau, cô quyết định bơi từ Cadelina sang bờ biển Califonia với mong muốn lập một kỷ lục mới. Hôm ấy, bầu trời đầy sương, còn nước biển thì lạnh buốt. Sau khi đã bơi 16 tiếng đồng hồ, môi cô thầm lại vì lạnh, toàn thân run rẩy. Cô ngẩng đầu nhìn lên, trước mắt chỉ toàn sương mù dày đặc. Cô có cảm giác như mình còn cách bờ rất xa. Cô cảm thấy kiệt sức và yêu cầu người bạn trên thuyền kéo mình lên. Dù người bạn động viên: Cố lên, chỉ còn một hải lý nữa thôi! Nhưng cô không tin và nhất quyết lên thuyền. Đến khi lên bờ, cô biết người bạn đã không lừa mình, cô thực sự hối hận vì đã không cố gắng thêm chút nữa

Câu chuyện thứ hai: Một người đàn ông có cơ hội được tham gia nhóm chinh phục đỉnh Everest. Tuy nhiên, vì sức khỏe không tốt lắm nên ông đành dừng lại ở độ cao 6.400 mét. Khi ông kể lại chuyện này, những người bạn đều thấy tiếc cho ông. Ông trả lời: Tôi thì không thấy tiếc về điều đó, bởi tôi biết rất rõ độ cao 6.400 mét là điểm cao nhất trong sự nghiệp leo núi của mình.

(Góc nhìn diệu kỳ của cuộc sống. Nhiều tác giả.

NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2013)

Suy nghĩ của anh (chị) về điểm dừng trong hai câu chuyện trên.

0
6 tháng 11 2018

--Tham khảo--

Kho tàng ca dao tục ngữ đã có nhiều câu ghi lại những kinh nghiệm quý báu đó. Câu tục ngữ Con hơn cha là nhà có phúc là một trong những câu tiêu biểu và có ý nghĩa sâu sắc.

Câu tục ngữ rất ngắn gọn nhưng nội dung ý nghĩa thật phong phú. Con và cha ở đây ngoài việc nêu mối quan hệ máu thịt trong gia đình, còn có ý nghĩa tượng trưng cho thế hệ trước và thế hệ kế cận trong xã hội. Do đó nhà ngoài nghĩa đen là một gia đình, còn có nghĩa rộng là đất nước, dân tộc. Vì hơn ở đây là hơn về mặt năng lực, hơn về trình độ, hơn về cách sống, cách làm ăn. Cách diễn đạt của câu tục ngữ mang tính khẳng định rõ rệt: Con phải hơn cha thì nhà mới ấm no sung sướng, thế hệ sau phải hơn thế hệ trước thì xã hội mới tiến bộ, dân tộc mới hạnh phúc phồn vinh.

Trước tiên, ta thấy câu tục ngữ đã khái quát được một vấn đề xã hội hoàn toàn đúng. Con hơn cha, thế hệ sau hơn thế hệ trước là một hiện tượng phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Trong cuộc sống, mỗi thế hệ đều học tập quá khứ và tích lũy thêm những kinh nghiệm của thế hệ mình Vì vậy trình độ thế hệ sau thường cao hơn thế hệ trước và cứ như thế xã hội phát triển không ngừng. Trong lịch sử phát triển, xã hội loài người đã trải qua nhiều giai đoạn, từ thô sơ mông muội tiến dần lên trình độ văn minh như hiện nay. Quá trình phát triển đó đã khẳng định thế hệ sau ngày càng tiến bộ hơn thế hệ trước và làm cho xã hội con người tiến bộ.

Ngược lại ta thử đặt một giả dụ, nếu thế hệ sau không hơn thế hệ trước, chỉ bằng thế hệ trước thôi thì xã hội sẽ như thế nào? Chắc chắn xà hội sẽ dậm chân tại chỗ, thời gian trước như thế nào, thời gian sau vẫn y nguyên như vậy và xã hội loài người vẫn chìm trong tối tăm lạc hậu mà thôi. Còn nếu thế hệ sau lại kém thế hệ trước? Một tai họa sẽ đến, xã hội loài người sẽ lùi dần về thời kì đồ đá cũ. Trong một gia đình cũng vậy, con giỏi hơn cha tức là con đã học tập hết được những kinh nghiệm do cha truyền dạy và đúc kết thêm được những kinh nghiệm của bản thân mình. Con hơn cha như vậy thì con sẽ lao động tốt hơn cha, làm việc đạt hiệu quả hơn cha và do đó cuộc sống của gia đình sẽ ấm no hơn, hạnh phúc hơn. Trái lại, nêu con kém cha thì chẳng những con không làm được gì hơn cha mà những thành quả cha làm được cũng có nguy cơ bị con phá tan. Rõ ràng nội dung câu tục ngữ đã là một chân lí phù hợp với sự phát triển của xã hội loài người nói chung, phù hợp với thực tế trong từng gia đình nói riêng.

Như vậy câu tục ngữ đã khẳng định một chân lí để làm bài học cho mọi người mọi thời. Có lẽ bài học đó là: muốn nhà có phúc thì phải làm cho con hơn cha, muốn xã hội phồn vinh thì phải làm cho thế hệ sau giỏi hơn thế hệ trước. Để đạt được điều đó, cha phải dạy bảo, rèn luyện con, đồng thời khuyến khích, động viên con nỗ lực phát triển. Nói rộng ra trong xã hội, thế hệ đi trước phải chăm lo giáo dục thế hệ kế cận, thế hệ tương lai, đồng thời phải tin tưởng, giúp đỡ thế hệ kế cận, thế hệ tương lai suy nghĩ, sáng tạo. Mặt khác, thế hệ con phải trân trọng học tập, tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm và toàn bộ kho tàng văn hóa của thế hệ cha, đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo do nâng cao, bổ sung và phát triển những kiến thức kinh nghiệm của các thế hệ trước. Câu tục ngữ đã phản đối thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của thế hệ cha anh đối với việc giáo dục thế hệ con em, đặc biệt phản đối tâm lí và thái độ coi thường hoặc tị hiềm của thế hệ trước đối với thế hệ sau, không muốn thế hệ sau vượt mình. Câu tục ngữ cũng không đồng tình với hiện tượng thế hệ con em coi thường, phủ nhận thế hệ cha anh, đặc biệt không đồng tình với thái độ lười biếng, dựa dẫm vào thế hệ đi trước để đến nỗi cửa nhà tan nát. Rõ ràng câu tục ngữ đã là bài học sâu sắc cho mọi thế hệ, cả thế hệ cha anh và thế hệ con em trong việc làm cho con hơn cha để nhà có hạnh phúc.

Do có ý nghĩa lớn lao như vậy nên câu tục ngữ đã được lưu truyền từ nhiều đời nay và đã có tác dụng to lớn đến từng gia đình và đến toàn xã hội ta trong trường kì lịch sử. Hiện tượng cha mẹ hi sinh tất cả cho con, chịu vất vả gian lao để con được học hành, để con khôn lớn hơn mình là hiện tượng phổ biến trong các gia đình Việt Nam. Hiện tượng con cái trong nhà chăm chỉ học tập rèn luyện theo lời khuyên bảo, dạy dỗ của bố mẹ để nối nghiệp nhà, để làm vẻ vang cho dòng họ cũng không hiếm ở khắp nơi. Rộng ra trong phạm vi cả nước và toàn xã hội, ngay từ ngày xưa, việc chăm lo bồi dưỡng cho thế hệ trẻ, thế hệ kế cận cũng được đặt ra thường xuyên và cấp thiết. Nếu không có điều đó thì làm sao trong triều Trần, các thế hệ kế tiếp nhau ba lần đánh thắng được giặc Nguyên hùng mạnh? Và liên tiếp các thời đại về sau, các thế hệ sau đã kế thừa và phát huy được trí tuệ và kinh nghiệm của thế hệ trước, liên tiếp đánh đuổi kẻ thù ngoại xâm, giữ vững bờ cõi và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn? Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, theo tư tưởng của Bác Hồ. Việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau được đặt ra một cách toàn diện và đồng bộ. Thế hệ cha anh để vừa làm tấm gương chói sáng về tinh thần chiến dấu, lao động để bảo vệ và xây dựng đất nước, vừa hết lòng chăm lo giáo dục bồi dưỡng thế hệ mai sau để thế hệ mai sau có đủ đức đủ tài tiếp tục sự nghiệp cách mạng mà mình đã suốt đời theo đuổi. Và các thế hệ kế cận cũng không phụ lòng tin của lớp người đi trước, đã không ngừng học hỏi, tu dưỡng đạo đức và tài năng, tiếp nối con đường các thế hệ trước đã đi và đã lập được những chiến công thần kì trong cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng ấm no hạnh phúc. Có được điều đó, phải chăng ít nhiều do câu tục ngữ đã thấm vào nếp nghĩ, nếp làm của các thế hệ chúng ta.

Tóm lại, câu tục ngữ đã là một hạt ngọc quý trong kho tàng châu báu các kinh nghiệm sống và chiến dấu của dân tộc ta. Câu tục ngữ cũng như cả kho tàng kinh nghiệm quý đó đã giúp dân tộc ta sống, tồn tại và phát triển trước trăm ngàn khó khăn và thử thách. Học tập vốn quý của người xưa, chúng ta quyết tâm làm hết sức mình để con hơn cha, để thế hệ sau trưởng thành hơn thế hệ trước, để đất nước XHCN muôn quý ngàn yêu của chúng ta ngày càng giàu mạnh, dân tộc bất diệt của chúng ta ngày càng hạnh phúc tự do.

6 tháng 11 2018

Kho tàng ca dao tục ngữ đã có nhiều câu ghi lại những kinh nghiệm quý báu đó. Câu tục ngữ Con hơn cha là nhà có phúc là một trong những câu tiêu biểu và có ý nghĩa sâu sắc.

Câu tục ngữ rất ngắn gọn nhưng nội dung ý nghĩa thật phong phú. Con và cha ở đây ngoài việc nêu mối quan hệ máu thịt trong gia đình, còn có ý nghĩa tượng trưng cho thế hệ trước và thế hệ kế cận trong xã hội. Do đó nhà ngoài nghĩa đen là một gia đình, còn có nghĩa rộng là đất nước, dân tộc. Vì hơn ở đây là hơn về mặt năng lực, hơn về trình độ, hơn về cách sống, cách làm ăn. Cách diễn đạt của câu tục ngữ mang tính khẳng định rõ rệt: Con phải hơn cha thì nhà mới ấm no sung sướng, thế hệ sau phải hơn thế hệ trước thì xã hội mới tiến bộ, dân tộc mới hạnh phúc phồn vinh.

Trước tiên, ta thấy câu tục ngữ đã khái quát được một vấn đề xã hội hoàn toàn đúng. Con hơn cha, thế hệ sau hơn thế hệ trước là một hiện tượng phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Trong cuộc sống, mỗi thế hệ đều học tập quá khứ và tích lũy thêm những kinh nghiệm của thế hệ mình Vì vậy trình độ thế hệ sau thường cao hơn thế hệ trước và cứ như thế xã hội phát triển không ngừng. Trong lịch sử phát triển, xã hội loài người đã trải qua nhiều giai đoạn, từ thô sơ mông muội tiến dần lên trình độ văn minh như hiện nay. Quá trình phát triển đó đã khẳng định thế hệ sau ngày càng tiến bộ hơn thế hệ trước và làm cho xã hội con người tiến bộ.

Ngược lại ta thử đặt một giả dụ, nếu thế hệ sau không hơn thế hệ trước, chỉ bằng thế hệ trước thôi thì xã hội sẽ như thế nào? Chắc chắn xà hội sẽ dậm chân tại chỗ, thời gian trước như thế nào, thời gian sau vẫn y nguyên như vậy và xã hội loài người vẫn chìm trong tối tăm lạc hậu mà thôi. Còn nếu thế hệ sau lại kém thế hệ trước? Một tai họa sẽ đến, xã hội loài người sẽ lùi dần về thời kì đồ đá cũ. Trong một gia đình cũng vậy, con giỏi hơn cha tức là con đã học tập hết được những kinh nghiệm do cha truyền dạy và đúc kết thêm được những kinh nghiệm của bản thân mình. Con hơn cha như vậy thì con sẽ lao động tốt hơn cha, làm việc đạt hiệu quả hơn cha và do đó cuộc sống của gia đình sẽ ấm no hơn, hạnh phúc hơn. Trái lại, nêu con kém cha thì chẳng những con không làm được gì hơn cha mà những thành quả cha làm được cũng có nguy cơ bị con phá tan. Rõ ràng nội dung câu tục ngữ đã là một chân lí phù hợp với sự phát triển của xã hội loài người nói chung, phù hợp với thực tế trong từng gia đình nói riêng.

Như vậy câu tục ngữ đã khẳng định một chân lí để làm bài học cho mọi người mọi thời. Có lẽ bài học đó là: muốn nhà có phúc thì phải làm cho con hơn cha, muốn xã hội phồn vinh thì phải làm cho thế hệ sau giỏi hơn thế hệ trước. Để đạt được điều đó, cha phải dạy bảo, rèn luyện con, đồng thời khuyến khích, động viên con nỗ lực phát triển. Nói rộng ra trong xã hội, thế hệ đi trước phải chăm lo giáo dục thế hệ kế cận, thế hệ tương lai, đồng thời phải tin tưởng, giúp đỡ thế hệ kế cận, thế hệ tương lai suy nghĩ, sáng tạo. Mặt khác, thế hệ con phải trân trọng học tập, tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm và toàn bộ kho tàng văn hóa của thế hệ cha, đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo do nâng cao, bổ sung và phát triển những kiến thức kinh nghiệm của các thế hệ trước. Câu tục ngữ đã phản đối thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của thế hệ cha anh đối với việc giáo dục thế hệ con em, đặc biệt phản đối tâm lí và thái độ coi thường hoặc tị hiềm của thế hệ trước đối với thế hệ sau, không muốn thế hệ sau vượt mình. Câu tục ngữ cũng không đồng tình với hiện tượng thế hệ con em coi thường, phủ nhận thế hệ cha anh, đặc biệt không đồng tình với thái độ lười biếng, dựa dẫm vào thế hệ đi trước để đến nỗi cửa nhà tan nát. Rõ ràng câu tục ngữ đã là bài học sâu sắc cho mọi thế hệ, cả thế hệ cha anh và thế hệ con em trong việc làm cho con hơn cha để nhà có hạnh phúc.

Do có ý nghĩa lớn lao như vậy nên câu tục ngữ đã được lưu truyền từ nhiều đời nay và đã có tác dụng to lớn đến từng gia đình và đến toàn xã hội ta trong trường kì lịch sử. Hiện tượng cha mẹ hi sinh tất cả cho con, chịu vất vả gian lao để con được học hành, để con khôn lớn hơn mình là hiện tượng phổ biến trong các gia đình Việt Nam. Hiện tượng con cái trong nhà chăm chỉ học tập rèn luyện theo lời khuyên bảo, dạy dỗ của bố mẹ để nối nghiệp nhà, để làm vẻ vang cho dòng họ cũng không hiếm ở khắp nơi. Rộng ra trong phạm vi cả nước và toàn xã hội, ngay từ ngày xưa, việc chăm lo bồi dưỡng cho thế hệ trẻ, thế hệ kế cận cũng được đặt ra thường xuyên và cấp thiết. Nếu không có điều đó thì làm sao trong triều Trần, các thế hệ kế tiếp nhau ba lần đánh thắng được giặc Nguyên hùng mạnh? Và liên tiếp các thời đại về sau, các thế hệ sau đã kế thừa và phát huy được trí tuệ và kinh nghiệm của thế hệ trước, liên tiếp đánh đuổi kẻ thù ngoại xâm, giữ vững bờ cõi và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn? Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, theo tư tưởng của Bác Hồ. Việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau được đặt ra một cách toàn diện và đồng bộ. Thế hệ cha anh để vừa làm tấm gương chói sáng về tinh thần chiến dấu, lao động để bảo vệ và xây dựng đất nước, vừa hết lòng chăm lo giáo dục bồi dưỡng thế hệ mai sau để thế hệ mai sau có đủ đức đủ tài tiếp tục sự nghiệp cách mạng mà mình đã suốt đời theo đuổi. Và các thế hệ kế cận cũng không phụ lòng tin của lớp người đi trước, đã không ngừng học hỏi, tu dưỡng đạo đức và tài năng, tiếp nối con đường các thế hệ trước đã đi và đã lập được những chiến công thần kì trong cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng ấm no hạnh phúc. Có được điều đó, phải chăng ít nhiều do câu tục ngữ đã thấm vào nếp nghĩ, nếp làm của các thế hệ chúng ta.

Tóm lại, câu tục ngữ đã là một hạt ngọc quý trong kho tàng châu báu các kinh nghiệm sống và chiến dấu của dân tộc ta. Câu tục ngữ cũng như cả kho tàng kinh nghiệm quý đó đã giúp dân tộc ta sống, tồn tại và phát triển trước trăm ngàn khó khăn và thử thách. Học tập vốn quý của người xưa, chúng ta quyết tâm làm hết sức mình để con hơn cha, để thế hệ sau trưởng thành hơn thế hệ trước, để đất nước XHCN muôn quý ngàn yêu của chúng ta ngày càng giàu mạnh, dân tộc bất diệt của chúng ta ngày càng hạnh phúc tự do

3 tháng 5 2018

ko ai giúp mày đâuleuleu