Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mùa hè, thứ đẹp nhất là những cây phượng vĩ và tiếng ve. Suốt năm học, hàng phượng vĩ đứng trầm ngâm, dang rộng vòng tay che mát con đường đi vào trường. Và đến mùa hè, những cây phượng vĩ khoe vẻ đẹp rực rỡ của mình với những chú ve đang hòa mình vào một dàn đồng ca mùa hạ.
Từ xa nhìn lại, hàng phượng vĩ như dải lụa đỏ thắm đang uốn lượn giữa bầu trời. Lại gần mới thấy các cây phượng vĩ thật cao lớn, chúng xếp thành từng hàng đều tăm tắp như khi chúng em xếp hàng chào cờ. Thân hình nó vạm vỡ, to lớn đến nỗi vòng tay của hai bạn học sinh mới ôm được. Ở ngoài nó mặc một lớp áo giáp dày như một chàng hiệp sĩ đang che chắn những nàng công chúa hoa phượng khoe sắc thắm với những cậu lá non xanh tươi. Lúc này, những tia nắng rực rỡ của mùa hè chiếu vào khiến hoa phượng càng thêm sáng tươi. Trên những cành phượng, những nghệ sĩ ve đang hòa tấu thành một dàn đồng ca mùa hạ. Trên cao, những cây phượng thỉnh thoảng lại tạo thành một khúc nhạc hay nhờ gió. Hai thứ âm thanh đó hòa lại với nhau, tạo thành một âm thanh du dương, khi trầm khi bổng rất êm tai. Dưới tán lá xanh tươi, những chú ve giấu mình và đang mải miết trình diễn các tiết mục của mình cho mùa hè yên tĩnh trở nên rực rỡ sắc màu. Cả sân trường như ngập tràn tiếng ve ngân. Những nhạc sĩ ve dùng các bản nhạc của mình để đánh thức những nụ hoa phượng còn e thẹn giấu mình dưới tán lá xanh non cùng khoe sắc và hòa vào không khí rộn ràng trên hàng hoa phượng vĩ. Hàng phượng vĩ và tiếng ve như những người bạn thân của mùa hè, chúng cùng làm nổi bật vẻ đẹp của nhau.
Tiếng ve kêu: "Ve...Ve...Ve...", âm thanh báo hiệu mùa hè đã đến. Hoa phượng vĩ khoe sắc cho chúng em biết rằng sắp được nghỉ hè. Mùa hè nhờ có hoa phượng và tiếng ve nên thật rộn ràng, rực rỡ tươi thắm. Hoa phượng và tiếng ve là những người bạn thân thiết với tuổi học trò chúng em.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/ta-hang-phuong-vi-va-tieng-ve-keu-vao-ngay-he
Ông Nam kể: Ba tôi sinh năm 1914 trong một gia đình công chức nghèo tại vùng đất Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa, nay thuộc tỉnh Bình Dương. Hơn 20 tuổi, ông đậu tú tài loại ưu ở Trường Petrus Ký và được nhận vào làm việc ở văn phòng Sở Hỏa xa Sài Gòn. Năm 1940, thực dân Pháp khánh thành tuyến xe lửa xuyên Việt đầu tiên. Từ đó, người ta có thể đi từ Hà Nội đến Sài Gòn với chiều dài hơn 1.700 km bởi tuyến đường duy nhất chỉ mất chưa đến 39 giờ trên những chuyến tàu tối tân với những toa tàu được thiết kế nửa gỗ, nửa kim loại và được kéo bằng những đầu tàu hơi nước. Tuyến xe đưa vào sử dụng chủ yếu để vận chuyển lực lượng và hàng hóa phục vụ cho công cuộc khai phá xứ An Nam của người Pháp nên với mỗi người dân nô lệ, việc được đặt chân lên các toa tàu để vào Nam hay ra Bắc chỉ là niềm mơ ước.
Nhân sự kiện quan trọng thông tuyến đường sắt Bắc - Nam, Sở Hỏa xa Sài Gòn được nhà nước bảo hộ ưu tiên một số vé cho nhân viên đi tham quan Hà Nội bằng xe lửa. Do số lượng ghế ngồi hạn chế nên sở phải tổ chức bốc thăm, người nào bốc trúng vé mới được đi. Huỳnh Văn Nghệ may mắn là người duy nhất của Văn phòng Sở Hỏa xa bốc trúng vé đi tham quan. Vậy là niềm háo hức bấy lâu của một người con phương Nam luôn đau đáu muốn được về thăm đất Bắc sắp thành hiện thực. Nhưng khi Huỳnh Văn Nghệ hăm hở chuẩn bị cho chuyến đi bao nhiêu thì người bạn cùng phòng càng buồn nhớ quê hương bấy nhiêu. Hiểu được tâm trạng và nỗi lòng mong mỏi muốn trở lại cố hương của bạn, hai ngày trước khi lên đường, ông Nghệ quyết định nhường lại suất vé về Bắc cho người bạn tâm giao. Buổi chiều tà luyến lưu tiễn bạn, khi đoàn tàu dần khuất bóng cuối sân ga Sài Gòn, một cảm xúc man mác buồn cứ ngập tràn tâm trí người ở lại và hình ảnh về một chốn kinh kỳ đô hội, hình ảnh Tháp Rùa nghiêng bóng nước hồ Gươm, hình ảnh những chùm vải chín mọng lúc lỉu trên cành và những làn điệu dân ca quan họ mượt mà, đằm thắm... qua những câu chuyện kể của người bạn cứ thế ùa về. Và rồi, Huỳnh Văn Nghệ đã phóng bút viết nên những câu được nhiều người ví là “thần thi”:
Ai về Bắc, ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.
Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn HoàngMà ta con cháu mấy đời hoang
Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ
Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương!
Vẫn nghe tiếng hát trời quan họXen nhịp từng câu vọng cổ buồn
Vẫn nhớ, vẫn thương mùa vải đỏ
Mỗi lần man mác hương sầu riêng...
Sứ mạng ngàn thu dễ dám quênChinh Nam say bước quá xa miền,
Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm!
Muốn trở về quê, mơ cánh tiên.
Ai đi về Bắc xin thăm hỏiHồn cũ anh hùng đất Cổ Loa
Hoàn Kiếm hồn xưa Linh Quy hỡi
Bao giờ mang kiếm trả dân ta?
(Ga Sài Gòn, 1940)
“Theo các tác giả Nguyễn Tý, Huy Thông, Trần Xuân Tuyết và nhiều tài liệu đã trích dẫn khác, Nhớ Bắc được sáng tác tại Chiến khu Đ (Thủ Dầu Một - Biên Hòa) năm 1946, lúc ba tôi làm chỉ huy chiến khu ở đấy. Nhưng qua câu chuyện kể của ba lúc sinh thời và bài viết của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đăng trên Báo Hà Nội Mới gần đây càng khẳng định xuất xứ của bài thơ tại sân ga Sài Gòn năm 1940 là đúng” - ông Huỳnh Văn Nam giải thích. Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ là con trai của nhà thơ Huy Cận, con nuôi của nhà thơ Xuân Diệu, cho biết sinh thời, nhà thơ Xuân Diệu có kể lại rằng ông đã nhận được bài thơ Nhớ Bắc của Huỳnh Văn Nghệ từ những năm đầu kháng chiến. Trong buổi khai mạc Tuần lễ Văn hóa ủng hộ chiến sĩ Nam Bộ do Đoàn Văn nghệ Bắc Bộ tổ chức tại Nhà hát Lớn tối 10-10-1945, Xuân Diệu đã đưa những vần thơ da diết toát lên từ gan ruột của một người mà ông chưa từng gặp vào bài diễn thuyết của mình. Bài diễn thuyết này được Nghiệp đoàn Xuất bản Bắc Bộ in thành sách tại Nhà in Xuân Thu chỉ một ngày sau đó với nhan đề “Miền Nam nước Việt và người Việt miền Nam”. Cuốn sách này cùng với bài thơ của Huỳnh Văn Nghệ trở thành tài liệu gối đầu giường của các chiến sĩ Nam tiến. “Nghìn năm” đã hay, “trời Nam” vẫn “đắt”!
Bài thơ in trong cuốn sách nói trên có một số từ đã được sửa so với nguyên tác. Và theo tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, người chỉnh sửa là nhà thơ tình tài hoa Xuân Diệu.
Câu thơ nguyên tác: “Từ độ mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” nhưng trong các ấn phẩm sau này đều viết: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/ Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long...”. Và, sau khi phát hành không lâu, câu thơ này tựa hồ một câu ca dao đã thẩm thấu như một lẽ tự nhiên vào huyết quản người dân đất Việt.“Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” - đó là tâm hồn, tư tưởng của người Việt tự ngàn đời hướng về gốc gác giống nòi... |
1. Nội dung chính của văn bản là: Văn mẫu và vấn nạn đạo văn, thụ động trong việc làm văn.
2. Trong đoạn văn trên người viết có quan điểm không đồng tình với việc làm đúng văn mẫu, nó là tài liệu tham khảo chứ không phải dùng nó để cho ta làm văn một cách nhẹ nhành, nhanh gọn. "Văn mẫu trực tiếp tiêu diệt sự sáng tạo và khả năng cảm thụ văn chương của người học".
3. Biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích là biện pháp nghệ thuật so sánh. Hiệu quả làm cho bài viết thêm thuyết phục người đọc, người nghe.
1/
a) Từ loại: quan hệ từ
b) Từ loại: chỉ từ
2/
a)
Trạng ngữ: ngày qua, trong sương thu ẩm ước và mưa bụi mùa đông.
Chủ ngữ: những chùm hoa.
Vị ngữ: khép miệng đã bắt đầu kết trái.
b)
Trạng ngữ 1: vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn.
Chủ ngữ 1: cảnh vật xung quanh tôi.
Vị ngữ 1: đều thay đổi.
Trạng ngữ 2: hôm nay
Chủ ngữ 2: Tôi
Vị ngữ 2: đi học
☕T.Lam✿
Nêu ít nhất 02 lí do thuyết phục để khẳng định lối sống mình chọn theo quan điểm riêng của bản thân. “Làm những việc lớn” gắn với ước mơ, lí tưởng hào hùng, lối sống năng động, nhiệt huyết, tràn đầy khát vọng. Còn “tìm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn” lại chú trọng đến niềm đam mê, cội nguồn của sáng tạo.
cái này là đáp án hì biết rồi nhưng mình cần cả đoạn văn tham khảo cơ
- Thông báo với các bạn về tình hình của lớp
- Viết văn bản gửi Giám hiệu nhà trường về tình hình của lớp
- Bày tỏ tình cảm với người thân
- Đề đạt nguyện vọng gửi thầy Hiệu trưởng
- Viết thư cho người thân báo cáo về tình hình học tập của em
Ngoài ra một số trường hợp cần viết báo cáo như:
+) Báo cáo về kết quả học tập của bản thân
+) Báo các về kết quả về kì thi ( HSG , cuối học kì , kì I .....)
+) Báo cáo về vệ sinh của lớp trong tuần
...............
Hồi còn đi học hải rất say mê âm nhạc từ căn gác nhỏ của mình hải có thể nghe thấy tất cat âm thanh náo nhiệt ồn ã của thủ đô.Tiếng ve kêu rền rĩ trong những đám lá cây ven đường tiếng kéo lách tách của những người bán thịt bò khô tiếng còi xe ô tô xin đường gay gắt .Tiếng còi tàu hỏa thét lên và tiếng bánh sắt lăn trên đường ray ầm ầm.