K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Gợi ý :

* Thời gian: mùa xuân.

– Thời gian ấy được thể hiện, được cảm nhận qua những hình ảnh hết sức cụ thể:

+ Chim én về báo hiệu mùa xuân sang.

+ Thiều quang: áng sáng đẹp, tức là nói ánh sáng ngày xuân.

=> Chim én và thiều quang là những dấu ấn rất đặc trưng trong cảm thức về mùa xuân của con người.

– Nguyễn Du còn nói lên những cảm nhận về bước đi của thời gian:

+ Con én đưa thoi. Tác giả miêu tả hình ảnh những con chim én bay đi bay lại trên bầu trời như thoi đưa. Câu thờ vừa tả cảnh, vừa ngụ ý ngày xuân qua nhanh quá!

+ Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Một câu thơ lại có rất nhiều số đếm, tác giả đang tính đếm cụ thể về bước đi của thời gian, thời gian trôi qua rất nhanh, rất mau lẹ

* Không gian: Bầu trời trên cao, rộng lớn, tươi sáng, trong lành. Và trên nền trời ấy là hình ảnh những chú chim én đang bay lượn, chao liệng như thoi đưa, đông đúc và nhịp nhàng.

1 tháng 10 2021

1. Nghĩa gốc

2. Nghĩa chuyển 

3. Nghĩa gốc

7 tháng 4 2020

Chỉ bằng vài nét đơn sơ mà đặc sắc, với những hình ảnh nho nhỏ, thân quen, bình dị, nhà thơ đã vẽ lên bức tranh xuân thơ mộng, đậm phong vị xứ Huế. Bức tranh có không gian thoáng đãng, sắc màu tươi tắn, hài hoà và âm thanh rộn rã tươi vui của tiếng chim chiền chiện. Cách lựa chọn hình ảnh "dòng sông xanh", "bông hoa tím", cách sử dụng các từ ngữ "ơi", "chi" đi liền sau động từ "hót" khiến người đọc liên tưởng đến quê hương xứ Huế và cả tâm trạng say đắm hân hoan của tác giả

Nguồn: Google

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
31 tháng 10 2018

  8 câu cuối: Tâm trạng buồn lo, tủi phận cho chính cuộc đời mình của nàng Kiều

- Khép lại đoạn trích, tác giả thể hiện tâm trạng buồn lo của Kiều qua cái nhìn cảnh vật. Tám câu thơ cuối của bài là một minh chứng cho bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình hay nhất trong “Truyện Kiều”. Đây còn là một bức tranh tứ bình, được tác giả sử dụng nghệ thuật ẩn dụ kết hợp với điệp ngữ “buồn trông” tạo một âm điệu trầm buồn. Tám câu cuối này đã vẽ ra bốn cảnh và mỗi cảnh đều nhuốm một màu tâm trạng:

       “Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa” 

   Bức tranh vẽ cảnh “cửa bể chiều hôm” thật rộng lớn, mênh mông, bát ngát. Trên nền của bức tranh ấy, Kiều nhận thấy ở phía ngoài khơi xa thấp thoáng hình ảnh “thuyền ai” lẻ loi, đơn chiếc đã gợi ra trong lòng Kiều một tâm trạng buồn, xa nhà, nhớ gia đình, nhớ quê hương da diết.

- Kiều nhìn ra xa rồi lại nhìn lại gần trong một khoảng không gian hẹp. Kiều nhìn dòng nước đang chảy và cánh hoa trôi lững lờ để rồi Kiều lại lo cho thân phận của mình:

     “Buồn trông ngọn nước mới sa

    Hoa trôi man mác biết là về đâu”

   Cảnh trong hai câu thơ trên là cảnh hoa trôi mặt nước. Kiều nhìn hoa mà không thấy đẹp, thấy tươi vì những bông hoa đó đã bị bứt ra khỏi cành, khỏi cây, khỏi sự sống và giờ đây đang trôi nổi, phiêu dạt trên mặt nước. Nhìn hình ảnh ấy gợi lên trong lòng nàng nỗi lo sợ cho thân phận bất hạnh của bản thân, không biết sẽ trôi dạt về đâu trên dòng đời vô định. Cũng giống như hoa, cuộc sống của Kiều giờ đây đã bị cắt đức khỏi mối liên hệ với gia đình, quê hương. Kiều không biết phải làm gì, đành phó mặc tất cả cho số phận. Kiếp người tựa kiếp hoa, tránh sao được dập vùi tan nát.

- Kiều nhìn ra xa rồi lại nhìn gần, nhìn ra bốn phía xung quanh nơi lầu Ngưng Bích với một cái nhìn bao quát hơn:

       “Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”

   Tác giả đã sử dụng từ láy “rầu rầu”, “xanh xanh” để miêu tả cảnh trong hai câu thơ này. Từ “rầu rầu” vốn là một từ gợi tả tâm trạng của con người. Nhưng ở đây tác giả lại dùng để miêu tả màu sắc. Đó là sắc cỏ tàn tạ, héo úa được trải dài trong một khoảng không gian vô tận nối liền từ “mặt đất” tới “chân mây”. Sống trong không gian héo tàn ấy khiến Kiều lo lắng, liên tưởng đến cuộc đời mình rồi cũng héo mòn, tàn tạ ở nơi đây. Kiều buốn chán, tủi thân về cuộc sống lạnh lung, vô định của mình

- Ở cảnh cuối cùng của đoạn trích, thiên nhiên nổi lên thật dữ dội, như đang bủa vây lấy Kiều:

     “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

   Việc sử dụng từ láy “ầm ầm” đã diễn tả cảnh sóng gió giông bão. Không còn là gió thổi, gió lướt mà là “gió cuốn mặt duềnh” thật hung bạo, dữ dằn. Cũng không còn là sóng xô, sóng vỗ mà là sóng kêu “ầm ầm” dữ dội. Âm thanh tiếng sóng như đe dọa, thét gào, đang dồn đuổi, bủa vây lấy Kiều. Nhìn khung cảnh đó, Kiều vô cùng kinh sợ, hãi hùng. Kiều lo cho số phận của mình không biết sẽ bị xô đẩy về đâu, tương lai của mình rồi sẽ ra sao? Qua đó, người đọc cảm nhận được tài năng tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.

     Như vậy, ở tám câu thơ cuối của đoạn trích, có thể khẳng định đó là một bức tranh tứ bình đầy ấn tượng với cách biểu hiện “tình trong cảnh ấy và cảnh trog tình này” , đồng thời thể hiện được tâm trạng “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Thành công nổi bật của Nguyễn Du trong tám câu thơ này là bút pháp tả cảnh ngụ tình thật rõ nét. Mỗi cảnh là một ý tăng dần theo suy nghĩ và mặc cảm của Kiều. Tác giả đã sử dụng bút pháp miêu tả tinh tế từ xa đến gần, từ cao xuống thấp, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, tâm trạng từ buồn man mác đến lo âu, kinh sợ hãi hùng. Với lối miêu tả ấy, Nguyễn Du được mệnh danh là bậc thầy ngôn ngữ.     

25 tháng 5 2018

Mọc giữa dòng sông xanh

→Nghệ thuật: tính từ miêu tả màu sắc: xanh

Một bông hoa tím biếc

→Nghệ thuật: tính từ miêu tả màu sắc: tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

→Nghệ thuật: thán từ: ơi

từ láy: chiền chiện

Hót chi mà vang trời

→Nghệ thuật: đại từ nghi vấn: chi

Từng giọt long lanh rơi

→Nghệ thuật: từ láy: long lanh

Tôi đưa tay tôi hứng.

→Nghệ thuật: điệp từ: tôi

25 tháng 5 2018

liệt kê, đảo ngữ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, từ ngữ gợi liên tưởng

11 tháng 2 2019

Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

12 tháng 2 2019

PTBĐ:Biểu cảm+Miêu tả