K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
31 tháng 10 2018

  8 câu cuối: Tâm trạng buồn lo, tủi phận cho chính cuộc đời mình của nàng Kiều

- Khép lại đoạn trích, tác giả thể hiện tâm trạng buồn lo của Kiều qua cái nhìn cảnh vật. Tám câu thơ cuối của bài là một minh chứng cho bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình hay nhất trong “Truyện Kiều”. Đây còn là một bức tranh tứ bình, được tác giả sử dụng nghệ thuật ẩn dụ kết hợp với điệp ngữ “buồn trông” tạo một âm điệu trầm buồn. Tám câu cuối này đã vẽ ra bốn cảnh và mỗi cảnh đều nhuốm một màu tâm trạng:

       “Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa” 

   Bức tranh vẽ cảnh “cửa bể chiều hôm” thật rộng lớn, mênh mông, bát ngát. Trên nền của bức tranh ấy, Kiều nhận thấy ở phía ngoài khơi xa thấp thoáng hình ảnh “thuyền ai” lẻ loi, đơn chiếc đã gợi ra trong lòng Kiều một tâm trạng buồn, xa nhà, nhớ gia đình, nhớ quê hương da diết.

- Kiều nhìn ra xa rồi lại nhìn lại gần trong một khoảng không gian hẹp. Kiều nhìn dòng nước đang chảy và cánh hoa trôi lững lờ để rồi Kiều lại lo cho thân phận của mình:

     “Buồn trông ngọn nước mới sa

    Hoa trôi man mác biết là về đâu”

   Cảnh trong hai câu thơ trên là cảnh hoa trôi mặt nước. Kiều nhìn hoa mà không thấy đẹp, thấy tươi vì những bông hoa đó đã bị bứt ra khỏi cành, khỏi cây, khỏi sự sống và giờ đây đang trôi nổi, phiêu dạt trên mặt nước. Nhìn hình ảnh ấy gợi lên trong lòng nàng nỗi lo sợ cho thân phận bất hạnh của bản thân, không biết sẽ trôi dạt về đâu trên dòng đời vô định. Cũng giống như hoa, cuộc sống của Kiều giờ đây đã bị cắt đức khỏi mối liên hệ với gia đình, quê hương. Kiều không biết phải làm gì, đành phó mặc tất cả cho số phận. Kiếp người tựa kiếp hoa, tránh sao được dập vùi tan nát.

- Kiều nhìn ra xa rồi lại nhìn gần, nhìn ra bốn phía xung quanh nơi lầu Ngưng Bích với một cái nhìn bao quát hơn:

       “Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”

   Tác giả đã sử dụng từ láy “rầu rầu”, “xanh xanh” để miêu tả cảnh trong hai câu thơ này. Từ “rầu rầu” vốn là một từ gợi tả tâm trạng của con người. Nhưng ở đây tác giả lại dùng để miêu tả màu sắc. Đó là sắc cỏ tàn tạ, héo úa được trải dài trong một khoảng không gian vô tận nối liền từ “mặt đất” tới “chân mây”. Sống trong không gian héo tàn ấy khiến Kiều lo lắng, liên tưởng đến cuộc đời mình rồi cũng héo mòn, tàn tạ ở nơi đây. Kiều buốn chán, tủi thân về cuộc sống lạnh lung, vô định của mình

- Ở cảnh cuối cùng của đoạn trích, thiên nhiên nổi lên thật dữ dội, như đang bủa vây lấy Kiều:

     “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

   Việc sử dụng từ láy “ầm ầm” đã diễn tả cảnh sóng gió giông bão. Không còn là gió thổi, gió lướt mà là “gió cuốn mặt duềnh” thật hung bạo, dữ dằn. Cũng không còn là sóng xô, sóng vỗ mà là sóng kêu “ầm ầm” dữ dội. Âm thanh tiếng sóng như đe dọa, thét gào, đang dồn đuổi, bủa vây lấy Kiều. Nhìn khung cảnh đó, Kiều vô cùng kinh sợ, hãi hùng. Kiều lo cho số phận của mình không biết sẽ bị xô đẩy về đâu, tương lai của mình rồi sẽ ra sao? Qua đó, người đọc cảm nhận được tài năng tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.

     Như vậy, ở tám câu thơ cuối của đoạn trích, có thể khẳng định đó là một bức tranh tứ bình đầy ấn tượng với cách biểu hiện “tình trong cảnh ấy và cảnh trog tình này” , đồng thời thể hiện được tâm trạng “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Thành công nổi bật của Nguyễn Du trong tám câu thơ này là bút pháp tả cảnh ngụ tình thật rõ nét. Mỗi cảnh là một ý tăng dần theo suy nghĩ và mặc cảm của Kiều. Tác giả đã sử dụng bút pháp miêu tả tinh tế từ xa đến gần, từ cao xuống thấp, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, tâm trạng từ buồn man mác đến lo âu, kinh sợ hãi hùng. Với lối miêu tả ấy, Nguyễn Du được mệnh danh là bậc thầy ngôn ngữ.     

9 tháng 5 2017

ko mạng

30 tháng 10 2018

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Ví dụ:
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc, ông đã viết những bài thơ thể hiện thân phận khổ cực và hẩm hiu của con người và nhất là của người phụ nữ. tấm lòng nhân đạo của ông đã được thể hiện rất sâu sắc qua các bài thơ và sâu sắc nhất được thể hiện qua tác phẩm Truyện Kiều. Tác phẩm nói về một nhân vật có tài sắc vẹn toàn nhưng vì chử hiếu đã hi sinh bản thân mình. Nổi bật nhất của tác phẩm là đạon trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
II. Thân bài: phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
1. Vị trí của đoạn trích:

  • Đoạn trích gồm 22 câu
  • Đoạn trích nằm ở phần hai là phần gia biến và lưu lạt

2. Khung cảnh tại lầu Ngưng Bích- nội tâm:

  • Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích
  • Cảnh đẹp, thơ mộng thoáng đãng nhưng mênh mông, lặng lẽ và heo hút
  • Kiều rất chán nản, buồn tủi và cô đơn

3. Nỗi nhớ người thân của Kiều:

  • Kiều nhớ Kim trọng da diết, khôn nguôi, Kiều là một người rất chung thủy và có tình yêu sâu sắc
  • Đồng thời Kiều là một người con hiếu thảo, lo lắng về cha mẹ

4. Tâm trạng buồn lo của kiều

  • Kiều nhớ về quê hương, nhớ về gia đình
  • Kiều buồn cho thân phận mình, số kiếp trôi nổi
  • Kiều cảm thấy cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, không đáng sống
  • Kiều có một nỗi lo sợ hãi hùng, bang hoàng
  • Nỗi buồn của Kiều tầng tầng lớp lớp không thể tả được

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
Ví dụ:
đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là đoạn trích nói về số phận hâm rhiu của kiều khi bị bán đến lầu xanh. ở đây, kiều buồn tủi, nhớ thương người yêu và gia đình, qua đoạn trích ta thấy được kiều là một người chung thủy và rất có hiếu.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

18 tháng 4 2018

a ) 7 câu thơ tiếp : 
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da,
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy,nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm,liễu hờn
b ) 2 hình ảnh ẩn dụ trong đoạn thơ trên :
+ Mặt trăng ( mặt tròn trĩnh như trăng rằm )
+ Hoa  ( cười tươi như hoa)
+ Ngọc ( giọng nói trong như ngoc)

16 tháng 10 2019

" Thân em như trái bần trơi
Gió dập sóng dồn biết tấp vào đâu"

Ca dao là tiếng hát tâm tình của người dân lao động là tiếng hát từ trái tim đến miệng mang theo cả nhịp thổn thức của nỗi lòng người phụ nữ lời ca ấy sao mà đúng với hoàn cảnh của Vương Thúy Kiều tôi đến vậy, trải qua hết nạn nọ đến nạn kia giờ đây tôi đang bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích tâm cảnh như hòa vào ngoại cảnh.

Tôi vốn là con gái đầu lòng của gia đình họ Vương. Nhân buổi tết thanh minh tôi cùng hai em Thúy Vân, Vương quan đi chảy hội mùa xuân không ngờ tôi đã gặp chàng Kim Trọng tài mạo tốt vời giữa chúng tôi nảy nở mối tình đẹp khi chàng về Liêu Dương chịu tang chú thì gia đình tôi mắc can, tôi phải bán mình cứu cha và em không ngờ tên Mã Giám Sinh lại lừa gạt đưa tôi vào lầu xanh mà hắn và Tú Bà đã chung lưng đấu cật uất ức tôi đã tự tử mà không thành, sợ vốn liếng đi đời nhà ma mụ đã đưa tôi ra ở lầu Ngưng Bích hứa gả chồng tử tế cho tôi, ở nơi đây tôi đã trải lòng cùng cảnh vật.

Tên lầu thật đẹp " Ngưng Bích" – đọng lại màu biếc nhưng hoàn cảnh của tôi thì thật buồn lòng tôi đang sống như một cô gái cấm cung chăng? Không! Không phải cảnh êm đềm trướng rủ màn che ngày nào thực chất tôi đang bị giam lỏng xung quanh tôi không một bóng dáng thân quen, không một tâm hồn bầu bạn chỉ có non xa, trăng gần nhất là tấm trăng gợi nhắc bao kỉ niệm xưa cũ nhìn xuống mặt đất chỉ thấy cồn cát nhấp nhô bụi hồng bốc lên từng đỏ, cảnh mênh mông bát ngát mà rợn ngợp không một bóng người khiến tôi càng buồn lo. Không chỉ vậy lòng tôi còn trào dâng nổi bẽ bàng tủi hổ bị Mã Giám Sinh làm nhục rút dao tự tử mà không thành bị ép trở thành gái làng chơi….Ôi! Kiếp hồng nhan bạc mệnh! Nỗi lòng tôi như bị chia xé phần dành cho tình phần dành cho cảnh.

Ở Lầu Ngưng Bích buồn tủi cô đơn tôi càng nhớ người yêu cha mẹ da diết ôi Kim Lang của tôi! Người tôi buồn khổ lo lắng nhất là chàng vầng trăng kia gợi nhắc kỉ niệm hôm nào cùng uống chén rượu thề nguyền dưới trăng mà nay mỗi người mỗi ngả ở Liêu Dương xa xôi cõ lẽ chàng không hay biết tai họa của gia đình, tôi vẫn ngóng chông uổng công vô ích càng nhớ chàng tôi càng ý thức phận bơ vơ đất khách quê người chân trời góc bể của mình có lẽ tấm lòng thủy chung dành cho chàng chẳng có thể bao giờ phai nhạt.

Còn cha mẹ tôi ở quê nhà giờ này ra sao? Phải chăng cha mẹ đang tựa cửa ngóng chông tin tức của tôi? Như cây thị trồng trước sân nhà mỗi ngày mỗi lớn cha mẹ tôi tuổi ngày càng cao vậy mà tôi không được tự tay phục dưỡng chăm sóc cha mẹ già lòng tôi buồn khổ biết bao.

Từ lầu cao nhìn xa tôi trải lòng cùng cảnh vật thời điểm chiều ta luôn gợi nhớ gợi buồn lại thêm bao buồn lo trĩu nặng trong lòng vì thế cảnh vật như nhuốm màu tâm trạng của tôi trăng? Xa xa trên mặt bể một cánh buồm lẻ loi đơn chiếc dập dềnh sóng nước con thuyền kia ngày nào mới cập bến? Nó gợi cho trong tôi nỗi buồn của kẻ tha hương ngày nào tôi mới được sum họp với gia đình? Một cánh hoa dập dềnh trên sóng nước nhìn hoa mà không thấy đẹp bởi nó đã bị bất khỏi gốc rễ thành phận hoa trôi nổi lại khiến tôi liên tưởng tới hoàn cảnh của mình nổi nênh phiêu dạt. Về phía đất liền, nội cỏ rầu rầu trải dài tới tận chân mây mặt đất sao nó giàu dĩ và tàn héo mòn sự sống? Nó chẳng giống ngọn cỏ xanh non tơ mỡ màng trong ngày xuân hôm nào không một màu sắc khác đan xen nó khiến tôi tự cảm cho thân phận mình một tương lai mờ mịt một cuộc sống tẻ nhạt vô vị không một tia hi vọng léo lên. Chiều đã muộn sắc màu như tối lại chỉ có tiếng sóng ầm ầm đập vào chân lầu đó không phải là âm thanh của sự sống mà là giông tố cuộc đời đang dữ dội nổi lên truy sát cuộc đời tôi mỗi lúc một gần hơn. Ôi! Sóng gió đang muốn nhấn chìm phận gái mỏng manh giữa cuộc đời rộng lớn chăng? Không chỉ còn là buồn thương lo lắng lòng tôi trào dâng sự sợ hãi khôn cùng lúc nào cũng thấp thỏm lo âu buồn khổ.

Chuỗi ngày ở lầu Ngưng Bích tưởng như dài lê thê. Ngôi nhà cha mẹ vời vợi nhớ thương trong xa cách rồi tình cảm với chàng Kim… Tất cả đã lùi sâu vào quá khứ chỉ còn mình đối diện với chính mình lo lắng cho tương lai phía trước. Điều đó khiến tôi nhớ đến lời thơ:

"Một mình đối diện với mình
Mênh mông trăng gió vô tình thoáng quá
Mong manh như một nhành hoa
Ầm ầm tiếng sóng biết là về đâu
Chưa đi đến ngõ bạc đầu
Mà sao như đã nhuốm màu hư vô?".

6 tháng 12 2018

Bài 1 : Khổ thơ cuối của" Bài thơ về tiểu đội xe không kính" :
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
* Nghệ thuật :
Các biện pháp tu từ:
- Điệp ngữ: không
- Hoán dụ: trái tim
.Tác dụng: dù bom đạn của chiến tranh đã làm cho những chiếc xe biến dạng nhưng các chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn vẫn vững tay lái vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Bài 2 : Khổ thơ đầu bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá " :
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
*Nghệ thuật :
-Hai câu thơ đầu diển tả thời điểm ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá”. Thời gian ở đây là lúc ngày tàn, được miêu tả bằng những chi tiết, hình ảnh cụ thể, giàu giá trị gợi cảm: ”Mặt trời xuống biển như hòn lửa-sóng đã cài then đêm sập cửa”. Ơ câu thơ này, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh. Màu đỏ của “mặt trời” được so sánh với “hòn lửa”. Viết về cảnh biển đêm, ngày tàn, nhưng cảnh vẫn không hoang vắng nhờ hình ảnh rực sáng này.
- Từ " lại" ở câu thứ 3 mang hàm nghũa nhấn mạnh rằng hằng ngày vào cái thời điểm ấy, khi trời yên biển lặng, đoàn thuyền ra khơi đã thành một cảnh quen thuộc.
- Câu thơ cuối : Hình ảnh thơ “Câu hát căng buồn cùng gió khơi” là một hình ảnh được xây dựng nhờ một trí tưởng tượng phong phú. Huy Cận đã miêu tả, đã cụ thể hoá tiếng hát của những người lao động. Những người lao động đánh cá ra khơi cùng với tiếng hát khoẻ khoắn đến mức tạo nên một sức mạnh (cùng với gió khơi) làm căng những cánh buồm.

6 tháng 12 2018

Bài 1:
" Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe , thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim ."
- Đoạn kết của bài thơ cho thấy chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn bay bổng hòa quyện với nhau .
-Càng gần thắng lợi càng nhiều gian lao. đấy là quy luật. Mức độ chiến tranh ác liệt in dấu trên những chiếc xe vận tải quân sự : không kính , không mui , không đèn , thùng xe xước . Đó là những khó khăn trong cuộc chiến đấu của người lính , là sự tàn khốc của bom đạn kẻ thù nhưng các anh vẫn cầm chắc tay lái để tiến vào miền Nam an toàn . Điệp từ " không " được nhắc lại 3 lần cùng phép liệt kê đã nhấn mạnh chiến tranh ngày càng khốc liệt , nhiệm vụ của các anh ngày càng khó khăn hơn.

- Từ " vẫn " là từ khẳng định nhiệm vụ của các anh là trên hết, không có khó khăn , gian khổ nào ngăn cả được bước chân các anh , không kẻ thù nào cản trở xe ta đi vì người lính vẫn nêu cao ý chí , quyết tâm chiến đấu .
- Cách kết thúc bài thơ bất ngờ nhưng cũng giàu sức thể hiện : mặc cho bom rơi , đạn nổ , mực cho gió mưa quất vào buồng lái , mặc cho muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, nguy hiểm nhưng chiếc xe vẫn chạy : " chỉ cần trong xe có 1 trái tim "
+) Một trái tim được hiểu theo nghĩa ẩn dụ - chỉ người lính lái xe Trường Sơn
+) Một trái tim cũng được hiểu theo nghĩa hoán dụ- nghĩa là trái tim yêu nước, ý chí quyết tâm không lùi bước trước kẻ thù , trước mọi khó khăn gian khổ. Người lính lái xe vẫn tiến lên phía trước vì miền Nam ruột thịt. Đó là trái tim yêu nước mang lí tưởng khát vọng cao đẹp, quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
=> Hình ảnh " trái tim " hội tụ đầy đủ phong cách của người lính lái xe có trái tim nồng cháy- 1 lẽ sống đẹp và thiêng liêng. Trái tim chứa đựng bản lĩnh hiên ngang , trái tim sục sôi ý chí quyết tâm , giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Nhà thơ đã tô đậm cái không để làm nổi bật cái có , góp phần khắc họa rõ chân lí thời đại : bom đạn chiến tranh có thể làm méo mó , hủy hoại giá trị vật chất nhưng không thể bẻ gãy những tinh thần cao đẹp.

- Đoạn thơ còn thể hiện sự tương phản đối lập giữa hình ảnh những chiếc xe tàn tạ và ý chí quyết tâm của người lính.

Bài 2:

" Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sạp cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồn cùng gió khơi . "

ND: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi khi hoàng hôn xuống và cảnh người dân làng chài bắt đầu hành trình một ngày lao động mới
* Khung cảnh hoàng hôn trên biển đẹp , độc đáo , hùng vĩ và đầy sức sống
- Với đôi mắt quan sát tinh xảo , trí tưởng tượng phong phú , trái tim nhạy cảm và tài năng nghệ thuật điêu luyện , Huy Cận đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh về cảnh hoàng hôn xuống thật huyền ảo và nên thơ :

" Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sạp cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồn cùng gió khơi . "

- Biển khơi vốn dữ dằng, bí ẩn nay lại trở thành không gian đầy bao dung ,ấm áp , thân thuộc như ngôi nhà cung để đón đợi con người .
- Cảnh mặt trời mọc và đêm xuống trên biển không hề nặng nề tối tăm mà gợi cảm giác gần gũi ấm cúng vì tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh liên tưởng trong hai câu thơ đầu vừa thực lại vừa mới mẻ , thú vị :
+) Mặt trời lúc hoàng hôn đang từ từ lặn xuống biển , bớt đi cái nắng chói chang , mặt trời như hòn lửa khổng lồ đủ cho ngôi nhà vũ trụ không rơi vào sự lạnh lẽo . Đoàn thuyền đánh cá ra khơi khi cả đất trời đã về đêm yên tĩnh và lặng lẽ .
+) Qua biện pháp ẩn dụ liên tưởng , cùng với nghệ thuật nhân hóa :" sóng cài then " , " đêm sập cửa ". Những lượn sóng dài như những chiếc then cài đang cài then cửa , đêm tối bao trùm trời đất như 2 cánh cửa vĩ đại đang sập lại , vũ trụ như một ngôi nhà lớn mà bà mẹ tạo hóa đã ban tặng cho con người
=> Bằng trí tưởng tượng phong phú , tác giả đã đưa thiên nhiên vũ trụ về gần với con người , vũ trụ bao la trở nên gần gũi với con người , biển cả kì vĩ tráng lệ như thần thoại
* Cảnh người dân lao động
- Hoàng hôn xuống có sự đối lập giữa vũ trụ với con người : đêm xuống vũ trụ đi vào thế nghỉ ngơi yên tĩnh thì người dân làng chài Quảng Ninh lại bước vào một ngày lao động mới

+) Chữ " lại " cho thấy đây là công việc hằng đem của đoàn thuyền , công việc diễn ra thường xuyên liên tục , mặt khác chưa " lại " thể hiện sự đối lập : " đêm xuống vũ trụ đi vào thế nghỉ ngơi còn con người bắt đầu một hành trình lao động mới . "
+) Công việc của họ đã trờ thành quy luật , vậy mà họ không nhàm chán, ngược lại họ vui vẻ , hân hoan , hào hứng :" câu hát căng thuyền cùng gió khơi " . Tác giả tạo nên 1 hình ảnh thơ khỏe mà lạ , có sự gắn kết 3 sự vật hiện tượng : cánh buồm , gió khơi và câu hát của người đánh cá .
- Câu hát là niềm vui , sự phấn trấn của người lao động . Câu hát như có sức mạnh vô hình để cùng ngọn gió thổi căng cánh buồm đưa thuyền lướt nhanh ra khơi, đã thể hiện khí thế của người dân đánh cá mạnh mẽ , lạc quan , yêu đời ,yêu lao động , tiếng hát của những con người làm chủ thiên nhiên tươi đẹp.
- Ta liên tưởng đến trong câu thơ của Tế Hanh cũng nói đến khí thế hăng say của người dân lao động trong khi đánh cá:
" Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió "
- NT : Với giọng thơ náo nức, các phép tu từ so sánh, nhân hóa , ẩn dụ liên tưởng , hình ảnh thơ lãng mạn đã tập trung thể hiện tâm trạng hân hoan của người dân ra khơi đánh cá.