Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam:
- Hiền lành, lương thiện, đảm đang chất phác
- Nhưng hoàn cảnh cùng túng, nghèo nàn
- Chịu nhiều bi kịch của xã hội phong kiến đương thời
- Bị đẩy vào đường cùng
- Nhưng có sức chiến đấu, phản kháng mạnh mẽ
Có vì cái chết của Lão Hạc đã cho người đọc thấy rõ được tấm lòng cảu lão.Lão tuy là con người nghèo khổ nhưng có phẩm chất vô cùng đáng quý đó là lòng tự trọng, lòng thương con vô bờ bến và lão Hạc đã chọn cái chết để bảo vệ phẩm chất cao đẹp của mình.Đồng thời cái chết của Lão Hạc còn phản ánh xã hội đương thời đã đẩy con người ta vào bước đường cùng đó là: chỉ có cái chết mới giữ được phẩm giá của mình.
Trong chế độ thực dân nửa phong kiến, những người nông dân Việt Nam đã phải chịu vô vàn những áp bức, bất công vô lí, tàn nhẫn, thậm chí chế độ thực dân tàn bạo, vô nhân tính đã đẩy bao nhiêu con người vào cảnh túng quẫn, phá sản, khiến cho bao con người bị tha hóa, bị chà đạp. Nói về số phận bi thảm,bất hạnh của những người nông dân dưới chế độ thực dân nửa phong kiến,
Chị Dậu lại là một người nông dân nghèo nhất trong những gia đình nghèo ở làng Đông Xá, vào mùa thuế, vì gia đình nghèo, lại phải đóng thuế đinh cho cả người em chồng đã mất nên anh Dậu dù đang ốm đau cũng bị bọn cường hào lôi ra ngoài đình đánh đập dã man. Chị Dậu thương chồng mà chạy vạy khắp nơi để vay tiền cứu chồng, không còn cách nào khác, chị Dậu bán cả đứa con gái tên Tí cho lão Nghị Quế.Thế nhưng, số tiền ấy cũng không giúp anh Dậu thoát ra khỏi sự vây hãm của bọn cường quyền, chúng đã đến nhà đòi bắt anh Dậu đi mặc bao lời cầu xin, van lạy của chị Dậu. Chỉ khi chúng quyết bắt anh Dậu đi, ra tay đánh chị Dậu, chị phẫn uất, tức giận quá nên đã đánh lại bọn nhà lí trưởng. Xã hội thực dân nửa phong kiến, một xã hội đen tối, đẩy con người ta vào bước đường cùng.
Chiếu dời đô
=> thể loại: chiếu
Đặc điểm : Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi; được công bố và đón nhận một cách trang trọng.
Hịch tướng sĩ
=> thể loại : hịch
Đặc điểm :
Hịch là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh viết ra một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
+ Hịch có kết cấu chặt chẽ, có lý lẽ sắc bén, có dẫn chứng thuyết phục.
+Đặc điểm nổi bật của hịch là khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe.
Nước Đại Việt ta
=> thể loại : Cáo
Đặc điểm :
Cáo là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
Bàn luận về phép học
=> thể loại : tấu
Đặc điểm:
Tấu là một loại văn nghị luận cổ, được viết bằng văn xuôi, văn vần và có xen câu văn biền ngẫu
tấu dùng cho bề tôi, thần dân hay quan lại trong triều đình gửi lên vua chúa .
Em có suy nghĩ:
- Tinh thần cuộc sống:
+ họ có một lòng yêu nước nồng nàn , mãnh liệt , đồng thời họ có tư duy sắc bén lão luyện đã từng trải qua nhiều việc.
+ họ có một suy nghĩ khách quan , yêu đời , họ căm phẫn tức giận khi nước nhà bị xâm chiếm
Tham khảo:
Trong bối cảnh của thế kỉ XX nước ta đang bị Pháp đô hộ, người dân sống trong cảnh lầm than, ai oán và đói rét, họ không có đủ miếng ăn đến nỗi phải ăn cháo cám để cầm cự qua ngày, không những vậy, họ còn bị chòng cổ bởi đủ thứ sưu cao thếu nặng, phải chịu bao áp bức của giai cấp thống trị ham lợi và bọn thực dân tà ác. Chịu bao khổ đau, rồi cuối cùng tức nước cũng vỡ bờ, những tên xấu xa như cai lệ và lí trưởng cũng bị một phen hú hồn. Cai lệ là bộ mặt của những hống hách áp bức và bất công trong xã hội ngày xưa. Bản chất Cai lệ là một tên nghiện nặng, đi thu sưu thuế của người nông dân bần cùng khổ sở. Hắn vốn là một tên độc ác chỉ làm những điều dã man tàn bạo, tiêu biểu cho một hạng tay sai, công cụ đắc lực của cái trật tự xã hội ấy.
Tham khảo:
Câu 1:
- Nhận xét: Cai Lệ chỉ là một tên tay sai vô danh, nhưng ở đoạn văn này đã được Ngô Tất Tố khắc họa sắc nét. Từ giọng quát mắng thị oai thô lỗ, trắng trợn, đến những hành động hung hãn, tàn ác, cho đến cả “cái giọng khàn khàn vì hút nhiều xái cũ”, cái thân hình “lèo khoèo” vì nghiện ngập, cả cái tư thế thảm hại rất hài hước: “ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói" đều đã tập trung làm nổi bật cái nhân cách vừa tàn ác, vừa đểu cáng, đê tiện của cái hạng “đầu chày đít thớt” đó.
- Trong bộ máy xã hội đương thời, cai lệ chỉ là gã tay sai mạt hạng nhưng núp dưới bóng quan phủ hắn tha hồ tác oai tác quái. Hắn hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà không hề chùn tay, cũng không hề bị ngăn chặn vì hắn đại diện cho "nhà nước" nhân danh "phép nước" để hành động. Có thể nói, tên cai lệ vô danh không chút tình người là hiện thân đầy đủ nhất, rõ nét nhất của xã hội thực dân phong kiến đương thời.
Câu 2:
Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ phong kiến xưa. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị không ngại hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng chị phải bán con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu đau đơn như đứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê" ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở chị đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng" của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình". Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.
Suy nghĩ của em:
+ Xã hội phong kiến nửa thực dân có rất nhiều vấn đề , câu chuyện đau thương và những truyền thống quái ác đối với người phụ nữ
+ Không gì thoát qua miệng lưỡi thiên hạ
+ Phản ánh tình trạng quan lớn nhàn hạ , người dân cực khổ
+ Tấm lòng , phẩm chất cao đẹp của người dân ta thời đó.