Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Suy nghĩ của em:
+ Xã hội phong kiến nửa thực dân có rất nhiều vấn đề , câu chuyện đau thương và những truyền thống quái ác đối với người phụ nữ
+ Không gì thoát qua miệng lưỡi thiên hạ
+ Phản ánh tình trạng quan lớn nhàn hạ , người dân cực khổ
+ Tấm lòng , phẩm chất cao đẹp của người dân ta thời đó.
Tham khảo:
Câu 1:
- Nhận xét: Cai Lệ chỉ là một tên tay sai vô danh, nhưng ở đoạn văn này đã được Ngô Tất Tố khắc họa sắc nét. Từ giọng quát mắng thị oai thô lỗ, trắng trợn, đến những hành động hung hãn, tàn ác, cho đến cả “cái giọng khàn khàn vì hút nhiều xái cũ”, cái thân hình “lèo khoèo” vì nghiện ngập, cả cái tư thế thảm hại rất hài hước: “ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói" đều đã tập trung làm nổi bật cái nhân cách vừa tàn ác, vừa đểu cáng, đê tiện của cái hạng “đầu chày đít thớt” đó.
- Trong bộ máy xã hội đương thời, cai lệ chỉ là gã tay sai mạt hạng nhưng núp dưới bóng quan phủ hắn tha hồ tác oai tác quái. Hắn hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà không hề chùn tay, cũng không hề bị ngăn chặn vì hắn đại diện cho "nhà nước" nhân danh "phép nước" để hành động. Có thể nói, tên cai lệ vô danh không chút tình người là hiện thân đầy đủ nhất, rõ nét nhất của xã hội thực dân phong kiến đương thời.
Câu 2:
Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ phong kiến xưa. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị không ngại hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng chị phải bán con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu đau đơn như đứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê" ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở chị đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng" của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình". Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.
Tham khảo
Sự yêu thương và sẻ chia là điều cần thiết để gắn kết những trái tim lại với nhau.Sự sẻ chia là gì? Đó là một dạng tình cảm được trao đi xuất phát từ trái tim, đồng cảm, thương yêu, san sẻ cùng với những người xung quanh cuộc sống của mình. Sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Khi chúng ta san sẻ yêu thương, san sẻ niềm vui hay cùng đồng cảm với nhau trong những nỗi buồn, giúp nhau vượt qua khó khăn thì chúng ta sẽ nhận lại được rất nhiều thứ. Dù nó không phải là những thứ hiển hiện nhưng ít nhất bản thân mình sẽ cảm thấy an yên và vui vẻ hơn. Sự sẻ chia không phải là một khái niệm quá xa lạ trong cuộc sống này. Bởi nó luôn tồn tại và hiển diện trong chính lời nói và hành động của chúng ta với những người xung quanh. Một trong những điều nho nhỏ, bình dị mà bạn có thể nhận ra sự san sẻ chính là sự chia sẻ công việc của bố mẹ trong nhà. San sẻ từ công việc đến tình cảm dành cho con cái. Đó là một sự chia sẻ hiện hữu, rất dễ dàng nhận biết. Đối với một xã hội, sự sẻ chia yêu thương là điều vô cùng cần thiết. Nó chính là sợi dây nối liền tình cảm giữa người với người. Nó khiến cho chúng ta cảm thấy cho đi yêu thương không bao giờ là điều lãng phí. Lãng phí nhất là chúng ta để thừa yêu thương trong lòng mà không biết gửi gắm nơi đâu. Khi trao đi yêu thương với người khác, bản thân mình sẽ nhận lại được yêu thương từ ánh mắt ấm áp, từ nụ cười chân thành và lời cảm ơn nặng nghĩa tình. Chỉ như vậy thôi chúng ta cũng đã thấy được rằng sẻ chia chưa bao giờ “lỗ” với trái tim mình.
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam:
- Hiền lành, lương thiện, đảm đang chất phác
- Nhưng hoàn cảnh cùng túng, nghèo nàn
- Chịu nhiều bi kịch của xã hội phong kiến đương thời
- Bị đẩy vào đường cùng
- Nhưng có sức chiến đấu, phản kháng mạnh mẽ
Tắt đèn với chương Tức nước vỡ bờ là đỉnh cao của mối xung đột ấy, thể hiện rõ cách nhìn con người trên bình diện giai cấp. Trước hết là cách nhìn của tác phẩm đối với bọn tay sai của chế độ thực dân phong kiến đương thời.. Đó là bọn người tàn ác, bất nhân, coi mạng người dân như cỏ rác.
Thực vậy, tính chất tàn ác bất nhân ấy được thể hiện trước hết ở việc dồn người dân vốn đã lâm vào hoàn cảnh khốn khố đến đường cùng. Tức nước vỡ bờ là chương truyện có kịch tính rất cao. Mười bảy chương trước đã thuật lại không biết bao nhiêu là cảnh cùng cực, khốn đốn của vợ chồng chị Dậu trong những ngày sưu thuế. Nhà nghèo lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh, đến vụ thuế, anh Dậu lại bị ốm liệt giường.
Cho nên, vì suất sưu của anh Dậu mà chị Dậu phải bán chó, bán con, phải chịu đựng những lời rủa sả cay độc của vợ chồng Nghị Quế và cũng từng phải nếm cả những đòn roi của bọn lính và người nhà lí trưởng. Cũng vì suất sưu ấy mà anh Dậu bị đánh, bị trói giữa lúc ốm đau.
Sự bất nhân, tàn nhẫn ấy còn thể hiện ở chỗ chẳng những đánh thuế vào người sống, mà còn dựng cả người chết lên để đánh thuế. Cho nên, nộp xong suất sưu của anh Dậu. Chị Dậu những tưởng đã trả được món nợ nhà nước, nào ngờ, bọn hào lí cho biết số tiền vừa nộp ấy chỉ mới tính vào suất của chú Hợi đã chết từ năm ngoái, tiền thuế đinh của anh Dậu vẫn còn phải..nợ! Thế là chị Dậu bị đẩy tới chỗ cùng đường. Anh Dậu tiếp tục bị đánh, bị trói cho đến ngất xỉu. Nửa đêm, người ta vác anh Dậu rũ rượi như một cái xác trả về cho chị Dậu. Nhờ có hàng xóm đổ đến giúp, chị Dậu đã cứu sống được chồng.
Nhưng trời vừa sáng, bộ mặt cai lệ và người nhà lí trưởng lại hiện ra .Sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng. Tính mạng của anh Dậu bị đe dọa nghiêm trọng. Thế là, “tức nước vỡ bờ", chị Dậu đã vùng lên chống trả một cách quyết liệt. Đặt nhân vật vào tình huống đầy kịch tính ấy, tác giả đã phơi bày thành công bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ, tay sai dưới chế độ thực dân phong kiến thời đó.
Cai lệ có lính tráng trong tay để sai bảo. Nhưng cai lệ chưa phải là quan, Đó là một chức hạng bét của chế độ đương thời, một loại cánh tay nối dài của quan phủ quan huyện ngày xưa. Người nhà lí trưởng tất nhiên không có chức quyền gì. Ý chính là đầy tớ của bọn hào lí trong làng. Thậm chí, y có thể là một người nghèo. Có lần chị Dậu năn nỉ hắn: “Bạn nghèo với nhau, bác nói khèo với ông lí cho tôi”, nhưng hắn đã hầm hầm vác gậy bỏ đi và thô lỗ: “Tôi không dám bạn với nhà chị”. Cai lệ và người nhà lí trưởng tuy địa vị có khác nhau nhưng sự tàn ác bất nhân thì không ai kém ai. Chân dung của chúng đã được nhà văn khắc họa khá sắc sảo.
Giữa túp lều tồi tàn như nơi chứa phân tro có một người đàn ông vừa thoát chết, một người đàn bà nuôi con mọn với ba đứa trẻ. Thình lình cai lệ và người nhà lí trưởng xuất hiện, đằng đằng sát khí, sầm sập tiến vào. Tay chúng cầm roi song, tay thước, dây thừng. Đó là những dụng cụ đánh người. Với thái độ ra oai, cai lệ gõ đầu roi xuống đất rất hách dịch, gọi anh Dậu là thằng, chị Dậu là mày, xưng ông, xưng cha mày. Cai lệ mở mồm la thét, quát tháo: “Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?” Bên cạnh giọng thét, giọng quát còn có giọng hầm hè và trợn hai mắt. Thật là bộ mặt của hung thần! Tên người nhà lí trưởng thì mỉa mai tên cai lệ để tên này càng hung tợn hơn: “Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai để ông ấy ra đình kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa!” .Anh Dậu đang ốm đau lại bị trói đến ngất xỉu đi, vậy mà họ chẳng hề động tâm. Vừa thấy anh run rẩy cất bát cháo, cai lệ rủa sả: “Ông tưởng mày chét đêm qua, còn sống đấy à?" Anh Dậu sợ lăn ra phản, người nhà lí trưởng còn mỉa mai cười: “Anh ta lại sắp phải gió như đêm hôm qua đấy”. Cả hai tên bất nhân không để ý đến lời van xin tha thiết của người đàn bà khốn khổ ấy. Hắn không để chị nói hết câu mà chỉ giục: "Nộp tiền sưu! Mau. Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thi ông sẽ dỡ cả nhà mày đi".
Hắn càng hung hăng, sai người nhà lí trưởng trói anh Dậu. Người nhà lí trưởng còn không dám hành hạ một người đang ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì. Ấy thế mà hắn dám đùng đùng giật phắt cái thừng, chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch, tát vào mặt chị một cái đánh đốp chân dung của cai lệ và người nhà lí trưởng được khắc họa bằng những chi tiết điệu bộ, giọng nói và hành vi. Không hề có chi tiết nào về suy nghĩ của chúng. Đó là sự sắc sảo của ngòi bút Ngô Tất Tố. Chúng chỉ biết đánh trói, hành hạ người như một cái máy vô tri. Chúng làm gì có lòng trắc ẩn của con người. Đó là bản chất bất nhân của bọn đầy tớ tay sai.
Tóm lại, chân dung của bọn tay sai chế độ thực dán phong kiến thực chất là bọn mặt người dạ thú. Tiếng của chúng chỉ là âm thanh hằm hè, quát, thét. Đầu óc chúng không biết nghĩ suy, trái tim chúng không hề rung động! Hung dữ và thô bạo như vậy, chúng tạo được tình huống kịch tính căng thẳng cho mạch truyện, đây nhân vật chị Dậu đến tình trạng "tức nước vỡ bờ". Thật là những chân dung được khắc họa bằng cái nhìn tinh tế và ngòi bút sắc sảo bậc thầy của nhà văn Ngô Tất Tố.
Chân dung của bọn tay sai chế độ thực dán phong kiến thực chất là bọn mặt người dạ thú. Tiếng của chúng chỉ là âm thanh hằm hè, quát, thét. Đầu óc chúng không biết nghĩ suy, trái tim chúng không hề rung động! Hung dữ và thô bạo như vậy, chúng tạo được tình huống kịch tính căng thẳng cho mạch truyện, đây nhân vật chị Dậu đến tình trạng "tức nước vỡ bờ". Thật là những chân dung được khắc họa bằng cái nhìn tinh tế và ngòi bút sắc sảo bậc thầy của nhà văn Ngô Tất Tố.
Tham khảo:
Văn hóa ứng xử là cách chúng ta thể hiện ra bên ngoài về thái độ, hành vi, cử chỉ, ánh mắt, của chính ta với những người xung quanh. Để là một người ứng xử có văn hóa thì chúng ta phải học cách giao tiếp, về chỉ lời nói, thái độ của chúng ta với mọi người cũng như mọi tình huống trong cuộc sống. Văn hóa ứng xử có ý nghĩa vô cùng quan trọng với chúng ta. Đối với gia đình việc chúng ta thể hiện lòng kính trọng, yêu thương cha mẹ ông mẹ là thể hiện đạo đức của một người con ngoan hiếu thuận. Đối với nhà trường thì lại có một thước đánh giá chuẩn mực hơn, mỗi chúng ta đều có một mực đó là hạnh kiểm và học lực, khi đi học chúng ta thể hiện văn hóa đạo đức của mình ra sao sẽ được thầy cô đánh giá đúng như vậy. Đối với xã hội việc thể hiện văn hóa ứng xử tốt sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quí. Từ đó ta có thể thấy ứng xử là điều quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Để trở thành những mầm non tươi sáng của thế hệ mới thì chúng ta hãy không ngừng học tập cả về kiến thức trong sách về và kiến thức ngoài thực tiễn. Hãy dập tắt những phần xấu trong tâm trí mình để phần đẹp trỗi dậy và tươi sáng hơn. Những cái đẹp, cái thiện vẫn luôn có chỗ đứng trong cuộc sống. Hãy biến mình thành con người có văn hóa luôn được mọi người quý trọng. Những điều tốt đẹp bạn mang đến sẽ tiếp sức cho đất nước chúng ta hướng đến một đất nước có nền văn hóa ứng xử tốt đẹp.
Em tham khảo:
Cách ứng xử là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của mỗi con người trong cuộc sống. Ứng xử là cách thể hiện thái độ, hành vi, là sự giao tiếp, xử sự giữa con người với con người. Thông qua đó, tình cảm, khả năng biểu đạt và sự thiết lập mối quan hệ giữa mọi người được hình thành. Một người cư xử đúng mực luôn biết cách tuân thủ những lễ nghi, chuẩn mực đạo đức được xã hội thừa nhận, không tạo nên những hành động thô lỗ, phản cảm. Nhờ vậy, họ dễ dàng nhận được yêu quý và tôn trọng, khiến người đối diện hài lòng, từ đó có thể có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp cũng như các mối quan hệ xã hội. Vậy nhưng, trong xã hội ngày nay, không khó để bắt gặp những cách cư xử thiếu văn hóa, thậm chí là thô thiển, đáng chê trách. Chẳng hạn, trong đám tang nghệ sĩ Minh Thuận, rất nhiều người đã gọi tên, xin chữ kí, đòi chụp ảnh với những người nổi tiếng tham dự, gây mất trật tự an ninh cũng như thể hiện sự thiếu tôn trọng với người đã khuất. Cha ông ta đã dậy: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Tất cả chúng ta cần rèn luyện cách ứng xử hằng ngày để có thể trở thành một người giao tiếp thông minh, để có thể đạt được thành công trong công viêc và trong cuộc sống.
Có vì cái chết của Lão Hạc đã cho người đọc thấy rõ được tấm lòng cảu lão.Lão tuy là con người nghèo khổ nhưng có phẩm chất vô cùng đáng quý đó là lòng tự trọng, lòng thương con vô bờ bến và lão Hạc đã chọn cái chết để bảo vệ phẩm chất cao đẹp của mình.Đồng thời cái chết của Lão Hạc còn phản ánh xã hội đương thời đã đẩy con người ta vào bước đường cùng đó là: chỉ có cái chết mới giữ được phẩm giá của mình.