K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 8 2021

Em tham khảo:

Năm 2020 là một năm đầy thử thách của cả thế giới nói chung và đất nước ta nói riêng khi thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra. Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đang căng mình tiếp tục chống đỡ dịch Covid-19 thì toàn thế giới lại biết đến một Việt Nam kiên cường, an toàn và thân thiện, được bạn bè quốc tế nể phục, ngợi khen. Và đó là kết quả của hai chữ tình người. Thật vậy, sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn thử thách là điều mà không ai có thể phủ nhận được. Vậy tình người là gì? Tình người là thuật ngữ dùng để chỉ sự đối đãi, cư xử giữa người với người dựa trên tình yêu thương chân thành không có sự phân biệt. Sức mạnh của tình người là sự đoàn kết, đùm bọc, là tình yêu thương giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Đó là lý do mà Việt Nam ta thường gọi ra hai chữ "đồng bào", chúng ta tin rằng chúng ta được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, là con cháu của vua Hùng. Khi một đất nước, một con người có tình yêu thương sâu sắc, từ yêu tổ quốc, yêu đồng bào, sống chan hòa với mọi người. Tại sao nước ta lại không ngăn cấm nhập cảnh đối với những kiều bào ở vùng có dịch về nước? Vì chúng ta không để ai ở lại phía sau. Chúng ta có hàng trăm cây ATM trên khắp cả nước, hàng ngàn chiếc xe nối đuôi nhau từ 2 miền Bắc Nam về với miền Trung đang hứng chịu những cơn bão lịch sử... Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, em vô cùng tự hào về những gì mà dân tộc ta đã làm được, thật ngưỡng mộ với những con người phi thường ấy, em càng ý thức được hơn là bản thân mình cần phải rèn luyện đức tính quý báu đấy. Và mai sau đây, ta càng phải lan tỏa cái tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết cũng như sự thấu hiểu và sẻ chia. Đó chính là một trong những giá trị đã làm nên tình người - một tinh thần dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam.

8 tháng 10 2021

ădasd 

3 tháng 6 2021

Một trong những yếu tố căn bản để Việt Nam kiểm soát được dịch Covid-19, số người nhiễm bệnh và tử vong không cao là nhờ vào sự chấp hành tốt các quy định phòng dịch của người dân. Khi cơ quan y tế khuyến cáo mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên thì đa số người dân thực hiện. Khi chính quyền ra lệnh cách ly xã hội, hầu như người dân tuyệt đối chấp hành. Ðó chính là thể hiện ý thức, trách nhiệm công dân trước mối nguy lớn từ đại dịch. Chưa kể, việc chấp hành tốt các quy định phòng, chống dịch còn thể hiện trách nhiệm công dân toàn cầu. Mỗi một công dân biết tự bảo vệ mình là cộng đồng được an toàn, một quốc gia an toàn thì giúp cho thế giới được an toàn. Không chỉ chấp hành phòng dịch, nhiều cá nhân, tổ chức đã thể hiện tinh thần công dân trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, người yếu thế. Những hoạt động như ATM gạo, tặng khẩu trang trên đường, góp thực phẩm cứu trợ người dân vùng sâu, vùng xa tạo nên một sinh khí dập tắt sự u ám của dịch bệnh. Cùng với việc giúp đỡ lẫn nhau, nhiều cá nhân, doanh nghiệp gửi quà tặng, nước uống, thực phẩm tặng y sĩ, bác sĩ ở các tâm điểm cứu người. Trên tuyến đầu chống dịch, các thầy thuốc cảm thấy ấm lòng, tự tin và quyết tâm hơn khi thấy bà con gửi gắm niềm tin và sự quý trọng đối với mình.

14 tháng 12 2016

Mở bài.
Lòng yêu nước là truyền thống vô cùng quý báu của nhân dân ta, được tiếp nối từ thế hệ này đến thế hệ khác. Mỗi khi giặc ngoại xâm có ý định xâm lấn chủ quyền, tinh thần yêu nước ấy lại nổi lên một cách mạnh mẽ như lời của Bác: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta). Ngày nay, tinh thần ấy vẫn luôn được phát huy và thể hiện một cách mạnh mẽ. Đó phải chăng là tình cảm tốt đẹp vô ngần đã ngấm vào máu thịt của nhân dân Việt Nam ta biết bao nhiêu thế hệ?

Thân bài.
Học sinh cần đảm bảo các ý sau:
- Giải thích khái niệm: Lòng yêu nước là sự biểu hiện mối quan hệ tình cảm tích cực của mỗi công dân với đất nước. Lòng yêu nước từ xưa đến nay đã được đề cập đến trong thơ, văn, trong lịch sử,… với những cử chỉ, biểu hiện cao đẹp từ những điều đơn giản nhất là việc yêu gia đình, yêu quê hương đến lớn hơn là những hành động thiết thực đứng lên cầm súng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.
- Biểu hiện: Lòng yêu nước là tình cảm mang tính truyền thống của người VN. Khi đất nước có chiến tranh, lòng yêu nước thể hiện ở lòng căm thù giặc, ý chí bất khuất kiên cường chống giặc ngoại xâm, ý thức về chủ quyền dân tộc. Chúng ta không còn cảm thấy xa lạ trước những tấm gương đứng lên đánh giặc giúp nước, sự thôi thúc người lính cầm súng mà coi nhẹ cái chết, tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Khi đất nước hòa bình, lòng yêu nước thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, con người, lòng tự hào dân tộc. Đất nước hòa bình không phải con người không có cơ hội bộc lộ lòng yêu nước của mình, điều quan trọng là tấm lòng luôn hướng về đất nước, có những hành động thiết thực thể hiện ước muốn đất nước ngày một đẹp giàu.
- Trong thời hiện đại, là thời kì của kinh tế thị trường, hội nhập…, con người Việt Nam vừa tiếp nối truyền thống cha ông, thể hiện lòng yêu nước trong ý thức bảo vệ, giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của dân tộc; vừa có ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa, những giá trị tinh thần của dân tộc như phong tục, tập quán, những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; thể hiện ý thức tự tôn dân tộc bằng những hành động cụ thể, thiết thực; xây dựng đất nước giàu mạnh để có thể tự hào sánh vai các cường quốc trên thế giới; bảo vệ danh dự con người Việt Nam trước cộng đồng quốc tế...
- Bàn luận vấn đề:
* Yêu nước nhưng không cố chấp, bảo thủ (ta về ta tắm ao ta…). Yêu nước không đồng nghĩa với những hành động bài ngoại, cố thủ với những thói quen, tập tục cần thay đổi.
* Có lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc nhưng không bằng lòng với những gì đang có. Xã hội biến đổi từng ngày, mỗi người cần ý thức luôn luôn duy trì và phát triển đất nước, làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh hơn, sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Bác dạy.
* Yêu nước nhưng không che giấu, chấp nhận những thói hư tật xấu của người Việt, phải đấu tranh để đất nước ngày càng tốt đẹp hơn. Mỗi dân tộc bên cạnh những nét đẹp về truyền thống văn hóa cũng không tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm, điều quan trọng là cần nhận thức rõ tình thế của đất nước, hiện trạng những vấn đề nan giải của dân tộc để tìm cách giải quyết.
- Liên hệ bản thân: Học để góp phần xây dựng đất nước ngày mai; giữ gìn bản sắc dân tộc trong mọi lĩnh vực, mọi mối quan hệ...
Kết bài.
Đất nước là của nhân dân, hành động của mỗi người dân sẽ quyết định đến sự tồn vong của một đất nước. Một công dân Việt Nam có những hành động thiết thực thể hiện lòng yêu nước của mình sẽ làm cho đất nước có thêm niềm tin về sự phát triển phồn thịnh, đất nước cần thật nhiều con người như vậy.

28 tháng 2 2022

I, Dàn ý tham khảo

A. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề

- Nêu vấn đề

B. Thân bài

1. Giải thích

- Thế nào là cuộc chiến đấu chống lại cái ác cái xấu của con người?

- Cuộc chiến ấy diễn ra như thế nào?

2. Chứng minh

- Từ hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn

+ Anh đã chiến đấu như thế nào?

+ Phẩm chất sáng lên trong anh

3. Bình luận

- Đừng để cái xấu, cái ác luôn hiện hữu quanh ta

- Cái xấu, cái ác chính là những thứ gây ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống của chúng ta

- Đừng bao giờ chịu thua, cúi đầu trước cái xấu.

- Hãy mãnh mẽ, can đảm đánh bái mọi cái xấu trên đời.

4. Liên hệ bản thân

- Bồi dưỡng cho bản thân lòng dũng cảm, kiên cường, dám đương đầu với cái xấu

- Không như những thanh niên hiện nay, khi nhìn thấy cái xấu là "chạy mất dép" hoặc chỉ là "anh hùng bàn phím".

C. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của vấn đề nghị luận.

II, Bài văn tham khảo

Từ hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn trong chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ), em đã có rất nhiều suy nghĩ về cuộc chiến đấu chống lại cái ác cái xấu của con người trong xã hội hiện nay. 

Vậy cuộc chiến ấy là gì? Cuộc chiến ấy chính là một cuộc chiến mang ý nghĩa lớn lao, nó là cuộc chiến không khoan nhượng giữa cái xấu và cái ác. Hơn nữa, nó diễn ra vô cùng gay go, quyết liệt, đòi hỏi mỗi người phải kiên cường, không nhụt chí, không để cái xấu lấn át đi những điều tốt đẹp đang diễn ra xung quanh ta.

Qua cuộc chiến đấu quyết liệt với tên Bách hộ họ Thôi, Ngô Tử Văn như “vàng đã qua thử lửa” sáng lên tinh thần dũng cảm, cương quyết trước gian tà, thực hiện đúng trách nhiệm của một người có học thức nhận biết được cái xấu, cái ác. Nghe tin ngôi đền trong làng bị yêu quái hị Thôi quấy nhiễu, với tính tình nóng nảy và bộc trực, không chịu đứng nhìn cái ác đang hoành hành, Tử Văn “rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”. “Đốt đền” đó là một hành động mà không phải ai cũng dám làm, bởi đền miếu là những nơi cảu tín ngưỡng, linh thiêng “mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn”. Nếu chỉ thoáng qua thì chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đây là một hành động bồng bột, thiếu suy nghĩ của một kẻ đang trong cơn nóng giận. Nhưng không, trước hành động đốt đền, Ngô Tử Văn đã tắm gọi chay sạch, khấn trời đất công khai và đàng hoàng rồi mới châm lửa đốt. Người trí thức này hiểu được sự linh thiêng của thần thánh, trời đất, cũng nhận biết được hành động mình đang làm nên đã tiến hành đầy đủ những nghi lễ chứ không phải là hành động làm càn của một kẻ vô học. Đó không phải là một sự liều lĩnh nữa, mà ở đây đã chứng tỏ bản lĩnh dám đương đầu với những khó khăn, thử thách để giành lại ngôi đền, giành lại cuộc sống bình yên cho dân làng của Ngô Tử Văn. Chàng đốt đền bởi chàng bất bình, tức giận vì hồn ma viên bách Hộ đã chiếm giữ ngôi đền để tác oai tác quái trong nhân gian, tất cả là vì lợi ích chung của nhân dân chứ không bởi bất kì một lí do cá nhân nào của Tử Văn. Không phân biệt con người hay ma quỷ, lẽ công bằng đều được chàng thực thi. Chàng như ánh sáng của chính nghĩa không chỉ dũng cảm đẩy lùi gian tà mà còn đánh vào sự mê tín, mê hoặc làm cho con người ta trở nên yếu đuối, nhu nhược. Phải chăng ý thức trách nhiệm cùng lương tâm của một kẻ sĩ đã không cho phép Tử Văn chỉ đứng nhìn ngay cả khi biết những hành động đó có thể làm cho chàng gặp nguy hiểm? Sự khảng khái của chàng một lần nữa thể hiện qua thái độ coi thường tên tướng giặc với những lời lẽ hăm dọa của hắn. “Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên”. Chàng ung dung khi đối mặt với những nguy hiểm bởi chàng tự tin vào chính nghĩa mà mình đang nắm giữ, tin hành động của mình là hành động theo lẽ phải. Sự tự tin của người trí thức một lần nữa chứng tỏ bản lĩnh phi phàm, cái cần thiết nhất để Tử Văn có thể bảo vệ chính nghĩa. Chính bởi theo chính nghĩa nên chàng đã được thần linh dang tay phù trợ giúp. Thổ Công đã giúp chàng hiểu rõ được bộ mặt xảo trá của kẻ thù, hiểu được trước mắt có biết bao khó khăn đang chờ chàng và mách kế để tiếp thêm động lực cho Tử Văn trong cuộc chiến tranh đầy cam go ấy.

Ngô Tử Văn đã bắt đầu bước đến những hồi căng thẳng nhất của trận chiến sinh tử ấy. Cuộc đấu tranh không hề đơn giản, nó khốc liệt và dai dẳng, nó không chỉ ở cõi trần, cõi người mà còn cả âm ti, địa phủ. Chàng bị quỷ bắt xuống địa ngục và sắp phải đối mặt với những hình phạt ghê rợn thế nhưng tinh thần khảng khái ấy vẫn không hề bị lu mờ mà còn sáng lên hơn bao giờ hết. Không chùn bước, chàng kêu to khẳng định: “Ngô Soạn là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng”. Vững lòng tin về nhân phẩm của mình, chàng đã dám nói lên, dám kêu oan và sau nữa là dám vạch trần bộ mặt của kẻ gian tà. Trước lời kết tội của Diêm Vương, Tử Văn đã cầu xin được phán xét minh bạch công khai không một chút nhún nhường. Dù bị tên Bách hộ một mực vu oan giáng họa nhưng chàng không hề nao núng, sợ hãi làm cho lời lẽ và thái độ của tên tướng giặc kia trở nên xảo trá và khiến hắn tự lột chiếc mặt nạ xấu xa của chính mình. Chiếc mặt nạ của hắn rơi xuống cũng là lúc lá cờ chiến thắng của chính nghĩa giương lên mà chính Tử Văn là người cầm lá cờ ấy một cách kiêu hãnh. Đứng trước công đường, đối mặt với những khó khăn, khí phách của của đấng quân tử càng được thể hiện sáng rõ.

Thật vậy, đừng để cái xấu, cái ác luôn hiện hữu quanh ta. Cái xấu, cái ác chính là những thứ gây ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống của chúng ta. Đừng bao giờ chịu thua, cúi đầu trước cái xấu. Hãy mãnh mẽ, can đảm đánh bái mọi cái xấu trên đời. Là thanh niên, tôi luôn bồi dưỡng cho bản thân lòng dũng cảm, kiên cường, dám đương đầu với cái xấu. Tuyệt đối không như những thanh niên hiện nay, khi nhìn thấy cái xấu là "chạy mất dép" hoặc chỉ là "anh hùng bàn phím".