Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các sản phẩm ở Hình 1.1a thuộc lĩnh vực kĩ thuật: Kĩ thuật cơ khí
Các sản phẩm ở Hình 1.1b thuộc lĩnh vực kĩ thuật: Kĩ thuật điện - điện tử
- Một số lĩnh vực kĩ thuật khác mà em biết:
+ Kĩ thuật cơ khí
+ Kĩ thuật xây dựng
+ Kĩ thuật điện - điện tử
+ Kĩ thuật hóa học
+ Kĩ thuật vật liệu điện tử
+ Kĩ thuật tự động
+ Kĩ thuật chế tạo
+ Kĩ thuật hàng hải
+ Kĩ thuật hàng không, vũ trụ
Tham khảo
Các biện pháp làm tăng độ phì của đất:
- Làm đất (cày, bừa, xáo, xới...).
- Bón phân hữu cơ, vô cơ cho đất.
- Bón vôi cải tạo đất.
- Thau chua, rửa mặn: là biện pháp làm giảm độ chua mặn của ruộng đất bị nhiễm phèn bằng cách đưa nước ngọt vào và cày đảo cho sục bùn lên, sau đó để bùn lắng xuống rồi tháo hết nước ra, xong lại đưa nước ngọt mới vào, có thể làm đi làm lại nhiều lần.
- Làm thuỷ lợi để tưới tiêu cho đất (xây dựng hệ thống kênh mương dẫn nước tưới vào đồng ruộng, xây dựng các hồ chứa nước..)
Tham khảo
- Biện pháp canh tác:
Sử dụng kỹ thuật canh tác thích hợp như cày sâu không lật, xới nhiều lần, cắt đứt mao quản làm cho muối không bốc lên mặt ruộng.
Cải tạo đất bằng luân canh cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trên các vùng đất mặn vùng sát biển nhất thì nuôi trồng thủy sản, tiếp theo là trồng cói và các cây chịu mặn, trong cùng là trồng lúa. Từ thực tiễn luân canh cơ cấu cây trồng vật nuôi ở các tỉnh ven biển miền Bắc người ta đã đút kết kinh nghiệm: “lúa lấn cói, cói lấn cá, cá lấn biển”.
- Biện pháp sinh học:
Chọn và lai tạo các loại cây trồng, các giống cây chịu mặn, điều tra, nghiên cứu và đề xuất các hệ thống cây trồng, vật nuôi thích hợp trên vùng đất nhiễm mặn. Trồng rừng trên đất mặn, bảo vệ rừng ngập mặn và các hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Phương pháp bón vôi cho đất phèn được khuyến cáo vì nó có tác dụng giảm độ chua, tăng cường phân giải hữu cơ và vì vậy tránh được ngộ độc cho cây trồng và làm tăng hiệu lực sử dụng phân bón. Ngoài ra, bón vôi cũng là một trong những biện pháp cung cấp canxi cho đất và cải thiện cấu trúc đất.
Câu 1 :
- Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy
- Gồm:
+ Nhóm chi tiết có công dụng chung
+ Nhóm chi tiết có công dụng riêng
Dấu hiệu nhận biết chi tiết máy: là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được nữa
Câu 2 :
- Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau
- Gồm 2 loại: Mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được
- Trong mối ghép không tháo được muốn tháo rời các chi tiết buộc phải phá hỏng một thành phần nào đó của mối ghép
- Trong mối ghép tháo được có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn