K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 1 2017
I. Phó từ là gì?

Câu 1:

– Các cụm từ: đã đi nhiều nơi, cũng ra những câu đố, vẫn chưa thấy có người nào, thậtlỗi lạc; soi gương được, rất ưa nhìn, to ra, rất bướng.

– Các từ in đậm không chỉ sự vật, hành động hay tính chất cụ thể nào; chúng là các phụ ngữ trong các cụm từ, có vai trò bổ sung ý nghĩa cho các động từ và tính từ: đi, ra (những câu đố), thấy, lỗi lạc, soi (gương), ưa nhìn, to, bướng.

Câu 2: Về vị trí của các từ: Những từ in đậm trên là phó từ, đứng trước hoặc đứng sau động từ, tính từ.

Soạn bài: Phó từ | Soạn văn lớp 6

II. Phân loại phó từ

Câu 1:

– Các phó từ: lắm (1); đừng, vào (2); không, đã, đang (3).

– Các cụm từ chứa phó từ: chóng lớn lắm; đừng trêu vào; không trông thấy; đã trông thấy; đang loay hoay.

– Xác định các từ trung tâm của cụm: chóng, trêu, trông thấy, loay hoay.

Câu 2:

Soạn bài: Phó từ | Soạn văn lớp 6

Căn cứ vào vị trí của phó từ so với động từ, tính từ, người ta chia phó từ thành hai loại: đứng trước và đứng sau. Các phó từ đứng trước động từ, tính từ thường là các phó từ chỉ quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến. Các phó từ đứng sau động từ, tính từ thường là các phó từ chỉ mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

Câu 3: Một số phó từ khác như:

  • Chỉ quan hệ thời gian: sẽ, từng, ...

  • Chỉ mức độ: hơi, khí, cực kì, ...

  • Chỉ sự tiếp diễn tương tự: lại, mãi, ...

  • Chỉ sự phủ định: chẳng, ...

  • Chỉ sự cầu khiến: hãy, chớ, ...

III. LUYỆN TẬP

Câu 1: Các phó từ được in đậm:

Đoạn trích a:

- Đã đến, đã cởi bỏ, đã về, đương trổ: bổ sung quan hệ thời gian.

- Cũng sắp về, cũng sắp có, lại sắp buông tỏa: cũng, lại - bổ sung quan hệ tiếp diễn tương tự; sắp – bổ sung quan hệ thời gian.

- Đều lấm tấm: bổ sung quan hệ tiếp diễn tương tự.

- Buông tỏa ra: bổ sung quan hệ kết quả và hướng.

- Không còn ngửi: không - bổ sung quan hệ phủ định; còn – bổ sung quan hệ tiếp diễn tương tự.

Đoạn trích b:

- Đã xâu: bổ sung quan hệ thời gian.

- Xâu được: bổ sung quan hệ kết quả.

Câu 2: Bằng một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu), hãy thuật lại sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc. Chỉ ra ít nhất một phó từ đã được dùng trong đoạn văn ấy và cho biết em đã dùng nó để làm gì.

Các bạn có thể tham khảo đoạn văn và cách phân tích sau:

Vốn tính nghịch ranh, vừa nhìn thấy chị Cốc, Dế Mèn đã nghĩ ngay ra mưu trêu chị. Bị chọc giận, chị Cốc bèn giáng ngay tai hoạ lên đầu Dế Choắt bởi lúc này, Choắt ta vẫn đang loay hoay ở phía cửa hang. Sự việc diễn ra bất ngờ và nhanh quá, Choắt trở taykhông kịp, thế là đành thế mạng cho trò nghịch tai quái của Mèn.

– Các phó từ trong đoạn văn là những từ in đậm.

– Tác dụng của các phó từ:

  • Cụm từ "ở ngay phía cửa hang": chỉ hướng.

  • Các từ "bất ngờ, quá": chỉ mức độ.

  • Từ "không kịp": chỉ khả năng.

  • Các từ "vừa, ngay, đã, vẫn đang": chỉ quan hệ thời gian.

19 tháng 1 2017

Bạn tham khảo nick này nha!

/ly-thuyet/huong-dan-soan-bai-pho-tu.1957/

28 tháng 12 2017

PHÓ TỪ

Đọc các câu sau đây và thực hiện yêu cầu:

(1) Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người, tuy mất nhiều công mà vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.

(Theo Em bé thông minh)

(2) Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng.

(Tô Hoài)

- Xác định các cụm từ có chứa những từ in đậm;

- Nhận xét về nghĩa của các từ in đậm trên. Chúng bổ sung ý nghĩa cho những từ nào, thuộc từ loại gì?

- Xếp các cụm từ có các từ in đậm vào bảng sau và nhận xét về vị trí của chúng trong cụm từ?

phụ trước

động từ, tính từ

trung tâm

phụ sau

Gợi ý:

- Các cụm từ: đã đi nhiều nơi , cũng ra những câu đố , vẫn chưa thấy có người nào , thật lỗi lạc; soi gương được, rất ưa nhìn, to ra, rất bướng;

- Các từ in đậm không chỉ sự vật, hành động hay tính chất cụ thể nào; chúng là các phụ ngữ trong các cụm từ, có vai trò bổ sung ý nghĩa cho các động từ và tính từ: đi, ra(những câu đố), thấy, lỗi lạc, soi (gương), ưa nhìn, to, bướng;

- Về vị trí của các từ: Những từ in đậm trên là phó từ, đứng trước hoặc đứng sau động từ, tính từ.

phụ trước

động từ, tính từ

trung tâm

phụ sau

đã

đi

nhiều nơi

cũng

ra

những câu đố

vẫn chưa

thấy

thật

lỗi lạc

soi

(gương) được

rất

ưa nhìn

to

ra

rất

bướng

2. Phân loại phó từ

a) Tìm các phó từ trong những câu dưới đây:

(1) Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.

(Tô Hoài)

(2) Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêu vào … Anh phải sợ …

(Tô Hoài)

(3) [...] không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang.

(Tô Hoài)

Gợi ý: Các phó từ: lắm (1); đừng, vào (2); không, đã, đang (3).

b) Các phó từ vừa tìm được nằm trong cụm từ nào, bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong cụm ấy?

Gợi ý:

- Các cụm từ chứa phó từ: chóng lớn lắm; đừng trêu vào; không trông thấy; đã trông thấy; đang loay hoay;

- Xác định các từ trung tâm của cụm: lớn, trêu, trông thấy, loay hoay.

c) Nhận xét về ý nghĩa mà các phó từ bổ sung cho động từ, tính từ trong cụm rồi xếp chúng vào bảng phân loại sau:

Ý nghĩa bổ sungVị trí so với động từ, tính từ
Đứng trướcĐứng sau
Chỉ quan hệ thời gian  
Chỉ mức độ  
Chỉ sự tiếp diễn tương tự  
Chỉ sự phủ định  
Chỉ sự cầu khiến  
Chỉ kết quả và hướng  
Chỉ khả năng  

d) Điền các phó từ trong bảng ở mục 1 vào bảng phân loại trên.

Gợi ý: đã, đang – chỉ quan hệ thời gian; thật, rất, lắm – chỉ mức độ; cũng, vẫn – chỉ sự tiếp diễn tương tự;không, chưa – chỉ sự phủ định; đừng – chỉ sự cầu khiến; vào, ra – chỉ chỉ kết quả và hướng; được – chỉ khả năng.

đ) Dựa vào bảng phân loại trên, hãy cho biết những phó từ đứng trước động từ, tính từ thường là những phó từ mang nghĩa gì? Thực hiện yêu cầu này đối với các phó từ đứng sau động từ, tính từ.

Gợi ý: Căn cứ vào vị trí của phó từ so với động từ, tính từ, người ta chia phó từ thành hai loại: đứng trước và đứng sau. Các phó từ đứng trước động từ, tính từ thường là các phó từ chỉ quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến. Các phó từ đứng sau động từ, tính từ thường là các phó từ chỉ mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. a) Trong các câu sau đây có những phó từ nào? Chúng nằm trong cụm từ nào?

(1) Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông toả ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ.

Mùa xuân xinh đẹp đã về! Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về!

(Tô Hoài)

(2) Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.

(Em bé thông minh)

Gợi ý: Các cụm từ có phó từ: đã đến; không còn ngửi thấy; đã cởi bỏ hết; đều lấm tấm màu xanh;đương trổ lá lại sắp buông toả ra; cũng sắp có nụ; đã về; cũng sắp về; đã xâu được sợi chỉ.

b) Nhận xét về ý nghĩa mà các phó từ trong những câu trên bổ sung cho động từ và tính từ.

Gợi ý:

- Xem gợi ý trong mục (I.2.d);

- Lưu ý thêm các phó từ:

+ không còn: phủ định sự tiếp diễn tương tự (không: chỉ sự phủ định; còn: chỉ sự tiếp diễn tương tự);

+ đều: chỉ sự tiếp diễn tương tự;

+ đương (đang), sắp: chỉ quan hệ thời gian;

+ cũng sắp: chỉ sự tiếp diễn tương tự trong tương lai gần (cũng: chỉ sự tiếp diễn tương tự; sắp: chỉ quan hệ thời gian – tương lai gần)

2. Bằng một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu), hãy thuật lại sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc. Chỉ ra ít nhất một phó từ đã được dùng trong đoạn văn ấy và cho biết em đã dùng nó để làm gì.

Gợi ý: Chú ý đến diễn đạt, không gò ép khi sử dụng phó từ; xem lại bảng phân loại để nắm chắc nghĩa của từng loại phó từ.

Tham khảo đoạn văn và cách phân tích sau:

Vốn tính nghịch ranh, vừa nhìn thấy chị Cốc, Dế Mèn đã nghĩ ngay ra mưu trêu chị. Bị chọc giận chị Cốc bèn giáng ngay tai hoạ lên đầu Dế Choắt bởi lúc này, Choắt ta vẫn đang loay hoay ở phía cửa hang. Sự việc diễn ra bất ngờ và nhanh quá, Choắt trở tay không kịp, thế là đành thế mạng cho trò nghịch tai quái của Mèn.

- Các phó từ trong đoạn văn là những từ in đậm.

- Tác dụng của các phó từ:

+ Các từ vừa, ngay, đã, vẫn đang: chỉ quan hệ thời gian.

+ Cụm từ ở ngay phía cửa hang: chỉ hướng.

+ Các từ bất ngờ, quá: chỉ mức độ.

+ Từ không kịp: chỉ khả năng.

28 tháng 12 2017

bn hk đến đó rồi hả!!!,mk chưa hk

17 tháng 7 2016
 THÁNH GIÓNG(Truyền thuyết)

I. VỀ THỂ LOẠI

(Xem trong bài Con Rồng, cháu Tiên).II. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Truyền thuyết Thánh Gióng có nhiều nhân vật (bố mẹ, dân làng, vua, sứ giả...) nhưng nhân vật chính là Thánh Gióng. Nhân vật này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng có tính chất kì ảo: sinh ra khác thường (bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai); thụ thai đến mười hai tháng; ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười; khi giặc đến thì bỗng dưng biết nói và lớn nhanh như thổi, sức khoẻ vô địch; đánh tan giặc lại bay về trời.2. Các chi tiết đặc biệt trong truyện thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất. tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Thứ hai, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc.Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là một chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Thứ ba, bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Thứ tư, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc. Thứ năm, Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí.. Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.3. Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc.4*. Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện Thánh Gióng là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn, có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Đã lên ba tuổi, cậu chẳng biết nói cười.Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Sau khi ăn hết "bảy nong cơm, ba nong cà" do bà con gom góp mang đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm lập hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.2. Lời kể:Khi kể cần chú ý: câu chuyện hầu hết được tái hiện lại qua lời người kể chuyện. Tuy nhiên, lời người kể qua các giai đoạn, các tình tiết cũng có giọng điệu khác nhau.- Đoạn mở đầu kể chậm, rõ (lời dẫn chuyện).- Đoạn tiếp theo (từ "Bấy giờ có giặc Ân" đến "những vật chú bé dặn"): giọng kể nhanh thể hiện tình hình đất nước nguy cấp.- Đoạn thứ ba ("Càng lạ hơn nữa" đến "mong chú giết giặc, cứu nước"): kể bằng giọng ngạc nhiên, về việc chú bé lớn nhanh kì lạ.- Đoạn kể Thánh Gióng đánh giặc, sau đó bay thẳng lên trời: giọng kể nhanh, thể hiện niềm cảm phục.- Đoạn cuối kể bằng lời dẫn chuyện, giọng trầm (chú ý ngữ điệu lặp cấu trúc: "Người ta kể rằng" và "Người ta còn nói" thể hiện niềm tự hào).3. Nhân vật Thánh Gióng gắn với nhiều hình ảnh đẹp và để lại nhiều ấn tượng. Trong đó có lẽ hình ảnh Gióng “bỗng nhiên cất tiếng gọi mẹ…” để đòi đi đánh giặc và hình ảnh Gióng oai hùng khi xông trận có thể xem là những hình ảnh đẹp và ấn tượng nhất của nhân vật này.4. Hội thi thể thao của các nhà trường hiện nay sở dĩ được mang tên là Hội khoẻ Phù Đổng là vì những người tổ chức mong muốn thế hệ trẻ hôm nay phát huy được sức mạnh và tinh thần của Thánh Gióng năm xưa.
17 tháng 7 2016

có tóm tắt hay gì không

8 tháng 1 2018

Vốn tính nghịch ranh,vừa nhìn thấy chị Cốc, Dế Mèn đã nghĩ ra ngay mưu trêu chị.Bị chọc giận, chị Cốc bèn giáng ngay tai họa lên đầu Dế choắt.Sự việc diễn ra quá bất ngờ nên choắt trở tay ko kịp thế là đành thế mạng cho trò nghịch tai quái của Dế Mèn.

phó từ là: đã

8 tháng 1 2018

Dùng phó từ đó để làm gì ?

9 tháng 5 2021
Nhiệm vụ của lớp phó học tập:

- Theo dõi mọi tình hình liên quan đến vấn đề học tập, bao gồm:

+ Ghi chép sổ theo dõi đầy đủ, phối hợp với lớp trưởng quản lí lớp

+ Theo dõi những trường hợp đi học muộn, nhắc nhở.

+ Theo dõi những trường hợp nghỉ học không phép.

+ Theo dõi những trường hợp không thuộc bài hoặc không làm bài tập, làm bài chưa đầy đủ,

+ Phối hợp vỡi các nhóm trưởng giúp đỡ những bạn học chưa tốt.

+ Theo dõi việc thực hiện việc soạn bài vào vở tự học trước khi đến lớp.

+ Nhiệt tình, có uy tín, năng lực, công bằng,

- Tổng hợp tình hình theo dõi và nộp cho lớp trưởng vào cuối tuần.

9 tháng 5 2021
Nhiệm vụ của lớp phó học tập:

- Theo dõi những trường hợp nghỉ học không phép.

- Theo dõi những trường hợp không thuộc bài hoặc không làm bài tập, làm bài chưa đầy đủ

- Phối hợp vỡi các nhóm trưởng giúp đỡ những bạn học chưa tốt.

- Theo dõi việc thực hiện việc soạn bài vào vở tự học trước khi đến lớp.

#Yu

23 tháng 5 2022

nhưng có cùng 1 loại sách ko ạ?

24 tháng 2 2019

1. Đọc các đoạn văn tr. 59-61 SGK Ngữ văn 6 tập 2 và trả lời câu hỏi:

a) Mỗi đoạn văn đó tả ai? Người đó có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm đó được thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào?

b) Trong các đoạn văn đó, đoạn nào tập trung khắc hoạ chân dung nhân vật, đoạn nào tả người gắn với công việc? Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có khác nhau không?

c) Đoạn văn thứ ba gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có ba phần. Em hãy chỉ ra và nêu nội dung chính của mỗi phần. Nếu phải đặt tên cho văn bản này thì em sẽ đặt là gì?

Trả lời:

a)

* Đoạn văn 1: Tả dượng Hương Thư - người chèo thuyền, vượt thác.

- Đặc điểm nổi bật: mạnh mẽ, oai phong, hùng dũng.

- Nhưng từ ngữ, hình ảnh:

+ như một bức tượng đồng đúc;

+ các bắp thịt cuồn cuộn;

+ hai hàm răng cắn chật, quai hàm bạnh ra, mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào như một hiệp sĩ.

* Đoạn 2: Tả cai Tứ

- Đặc điểm nổi bật: xấu xí, gian tham.

- Những từ ngữ và hình ảnh:

+ Thấp gầy, tuổi độ 45, 50;

+ Mặt vuông nhưng hai má hóp lại;

+ Cặp lông mày lổm chổm trên gò xương, lấp lánh đôi mắt gian hùng;

+ Mũi gồ sống mương;

+ Bộ ria mép cố giấu giếm, đậy điệm cái mồm toe toét, tối om;

+ Răng vàng hợm của.

* Đoạn 3: Tả hai đố vật tài mạnh: Quắm Đen và Ông Cản Ngũ.

- Đặc điểm nổi bật: nhanh nhẹn, khoẻ mạnh.

- Những từ ngữ và hình ảnh:

+ Lăn xả đánh ráo riết, thế đánh lắt léo, hóc hiểm, thoắt biến hoá khôn lường.

+ Đứng như cây trồng giữa xới, thò tay nhấc bổng như giơ con ếch có buộc dây ngang bụng, thần lực ghê ghớm ...

b)

Đoạn 2: tập trung khác hoạ chân dung nhân vật.

Đoạn 1 và 3 miêu tả người gắn với công việc.

* Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có sự khác nhau: Tả chân dung gắn với hình ảnh tĩnh, do đó có thể sử dụng danh, tính từ, tả hoạt động thường sử dụng động từ

c)

Đoạn 3: Bố cục ba phần:

- Phần mở bài: Từ đầu đến “ nổi lên ầm ầm ” ⟶ Giới thiệu chung về quang cảnh nơi diễn ra keo vật.

- Phần thân bài: Tiếp đến “ sợi dây ngang bụng ” ⟶ Miêu tả chi tiết keo vật.

- Kết bài: Phần còn lại ⟶ Nêu cảm nghĩ và nhận xét về keo vật.

* Có thể đặt tên cho bài văn là:

- Keo vật thách đố

- Quắm - Cản so tài.

II. LUYỆN TẬP

1. Hãy nêu các chi tiết tiêu biểu mà em sẽ lựa chọn khi miêu tả các đối tượng sau:

- Một em bé chừng 4-5 tuổi

- Một cụ già cao tuổi.

- Cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp.

Trả lời:

Có thể tham khảo định hướng sau:

* Một em bé:

- Mắt đen lóng lánh, tròn xoe như hai hạt nhãn.

- Môi đỏ chót, miệng hay cười toe toét.

- Nước da trắng hồng mịn màng ...

- Bàn chân bàn tay mũm mĩm, bước đi lũn chũn rất đáng yêu.

* Một cụ già:

- Da nhăn nheo nhưng đỏ hồng.

- Mắt vẫn tinh tường lay láy.

- Dáng đi lom khom, luôn có cây gậy làm bạn.

- Tóc bạc trắng như cước ...

* Cô giáo:

- Mái tóc dài mượt mà.

- Tiếng nói trong trẻo dịu dàng, say sưa giảng bài.

- Bàn tay đưa những nét chữ mềm mại trên bảng ...

2. Với các đối tượng miêu tả trên, em dự định sẽ miêu tả như thế nào? Hãy lập dàn ý cho bài văn miêu tả tương ứng với mỗi đối tượng.

Trả lời:

Dù tả đối tượng nào và dưới hình thức chân dung hay đang trong hoạt động thì bài miêu tả cũng phải có bố cục chặt chẽ, thông thường là theo bố cục 3 phần:

- Mờ bài: Giới thiệu về đối tượng miêu tả, định hướng hình thức tả: chân dung hay hoạt động.

- Thân bài: Tả chi tiết theo thứ tự - có thể là thứ tự theo sự quan sát hay thứ tự diễn biến trước sau hoặc kết hợp cả hai, chú ý tập trung vào các đặc điểm riêng, làm nổi bật đối tượng được tả.

- Kết bài: Nhấn mạnh ấn tượng về người được tả, nêu cảm nhận hoặc đánh giá.

Dàn ý cho bài văn miêu tả một em bé chừng 4- 5 tuổi

Mở bài: Giới thiệu chung về em bé ( em bé của em, em bé nhà hàng xóm, em bé em gặp…)

+ Tên, tuổi, giới tính của em bé.

Thân bài:

- Miêu tả khái quát:

+ Chiều cao, thân hình

- Tả chi tiết:

+ Miêu tả gương mặt

+ Đầu tròn, mái tóc thưa

+ Đôi mắt tròn, sáng

+ Miệng hay cười

- Tả hoạt động của em bé

+ Em bé thường hay hát, múa

+ Em bé thích được khen

+ Thường thích chơi với bố mẹ, anh chị, ông bà

+ Hay nhõng nhẹo

Kết bài: Tình cảm của em và mọi người đối với em bé.

3. Đọc đoạn văn đã bị xoá đi hai chỗ trong ngặc (...). Nếu viết, em sẽ viết vào chỗ trống đó như thế nào? Em thử đoán xem ông Cản Ngũ được miêu tả trong tư thế chuẩn bị làm việc gì?

Trên thềm cao, ông Cản Ngũ ngồi xếp bằng trên chiếu đậu trắng, cạp điều. Ông ngồi một mình một chiếu; người ông đó như(...), to lớn, lẫm liệt, nhác trông không khác gì (...) ở trong đền. Đầu ông buộc một vuông khăn màu xanh lục giữ tóc, mình trần đóng khố bao khăn vát.

Trả lời:

Những từ ngữ có thể thêm vào chỗ dấu (...) trong đoạn văn là

- đỏ như con tôm luộc (như mặt trời, như người say rượu...)

- không khác gì thần hộ vệ trong đền (thiên tướng, thần sấm...)

24 tháng 2 2019

Câu 1 (trang 59 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Đọc các đoạn văn trang 59 sgk Văn 6 Tập 2

Câu 2 (trang 59 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, - Đoạn văn 1: tả Dượng Hương Thư chèo thuyền vượt thác

+ Đặc tả về ngoại hình thông qua các từ ngữ: cuồn cuộn, cắn chặt, ghì và những so sánh như tượng đồng đúc, hiệp sĩ

- Đoạn văn 2: tả chân dung Cai Tứ- ông cai gian giảo

+ Tả về các nét trên khuôn mặt với các tính từ: thấp, gầy, vuông, hóp, lổm chổm, gian hùng

+ Các động từ: dòm, giấu giếm, đậy điệm, toe toét.

- Đoạn văn 3: tả cuộc đấu vật của ông Quắm Đen và Cản Ngũ

+ Tả về hoạt động của hai nhân vật với động từ: lấn xả, lấn lướt, vờn, thoắt, biến, hóa, chúi xuống, bốc lên, nhấc bổng, luồn

+ Các tính từ: ráo riết, lắt léo, hóc hiểm, lờ ngờ, chậm chạp, lúng túng, loay hoay

b, Trong những đoạn văn trên của Võ Quảng và Lan Khai tập trung khắc họa chân dung nhân vật/ Kim Lân tả người gắn với hoạt động, công việc

+ Tả chân dung gắn với hình ảnh tĩnh, do đó có thể sử dụng danh, tính từ, tả hoạt động thường sử dụng động từ

c, Đoạn văn thứ 3 gần như một đoạn văn hoàn chỉnh:

+ Mở bài: Từ đâu… nổi lên ầm ầm: Giới thiệu chung về cảnh diễn ra hội vật

+ Thân bài: tiếp… buộc sợi dây quanh bụng: Diễn biến cuộc vật đô Trắm Đen và Cản Ngũ

+ Kết bài: còn lại: cảm xúc về cái kết keo vật

II. LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Tả một em bé chừng 4-5 tuổi:

+ Gương mặt bầu bĩnh

+ Mắt tròn đen ngây thơ

+ Miệng chúm chím cười

+ Làn da trắng, mềm mại

+ Chân tay bé xíu,

- Tả một cụ già cao tuổi:

+ Tóc, râu trắng bạc phơ

+ Da nhăn nheo, gương mặt

+ Giọng nói trầm ấm

+ Dáng vẻ lom khom

- Tả cô giáo say sưa giảng bài trên bảng:

+ Gương mặt tươi sáng, thanh thoát

+ Dáng đi uyển chuyển

+ Giọng nói truyền cảm

Bài 2 (trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Dàn ý cho bài văn miêu tả một em bé chừng 4- 5 tuổi

Mở bài: Giới thiệu chung về em bé ( em bé của em, em bé nhà hàng xóm, em bé em gặp…)

+ Tên, tuổi, giới tính của em bé.

Thân bài:

- Miêu tả khái quát:

+ Chiều cao, thân hình

- Tả chi tiết:

+ Miêu tả gương mặt

+ Đầu tròn, mái tóc thưa

+ Đôi mắt tròn, sáng

+ Miệng hay cười

- Tả hoạt động của em bé

+ Em bé thường hay hát, múa

+ Em bé thích được khen

+ Thường thích chơi với bố mẹ, anh chị, ông bà

+ Hay nhõng nhẹo

Kết bài: Tình cảm của em và mọi người đối với em bé.

Bài 3 (trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Nếu được viết, em sẽ thêm vào chỗ trống các từ:

- Tôm luộc, than nóng

- Ông tượng, ông tướng

→ Miêu tả ông cản ngữ trong tư thế chuẩn bị bước vào keo vật

2 tháng 10 2016

1.Lập dàn bài cho đề văn:

   a, Tự giới thiệu bản thân:                           

       Mở bài:

       -Lời chào: Xin chào tất cả các bạn.

       -Giới thiệu: Mình (tôi, tớ) tên là ... H/s lớp ... trường ...

       -Cảm xúc:  Mình rất vui đc giới thiệu về bản thân và làm quen với các bạn.

      Thân bài:

       -Tuổi: Mình năm nay ... tuổi, so với các bạn thì mình ... (VD: mình nhỏ hơn một chút)

       -Gia đình: Gia đình mình gồm có 4 người.

        +Trụ cột của cả nhà chính là cha mình.

        +Người mà ngày nào cũng nấu những bữa ăn ngon ch cả gđ chính là mẹ.

        +Thành viên út nhất nhà lại là cậu em trai mình năm nay mới có 3 tuổi (Bạn có thể thay thế).

        +Và người thứ 4 chính là mình.

       -Công việc:Ở nhà mình sắp xếp thời gian học và làm bài đầy đủ.

        +Nghoài ra mình còn giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, cùng mẹ nấu cơm, rửa bát

        +Những ngày nghỉ mình còn cùng ông chăm sóc vườn cây cảnh hoặc cùng bà đan những                   chiếc găng tay xinh xắn.

        +(Bạn có thể thay thế phần này).

       -Sở thích và nguyện vọng:

        +Mình có sở thích ... và ước mơ sau này của mình là để ... (VD: Mình có sở thích hát, nghe               nhạc và ước mơ sau này của mình là để mang tiếng hát này đến những vùng quê nghèo                 khó).

      Kết bài:

       -Cảm ơn: Vừa rồi các bạn đã đc nghe phần giới thiệu về bản thân mình. Mình xin chân thành           cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.

                                                                            THE END             

25 tháng 8 2017

Giới thiệu về người bạn thân mà em yêu quý.

a. Mở bài:

- Bạn ấy tên là gì ?

- Quê quan địa chỉ ở đâu ?

- Lời chào và lý do kể

b. Thân bài:

- Lý do thích chơi với bạn ấy ?

- Bạn ấy có những phẩm chất gì ?

- Ngoại hình của bạn như thế nào ?

- Bạn là người như thế nào đối với mọi người xung quanh ?

- Ước mơ của bạn ấy với bạn là gì ?

c. Kết bài: Nhấn mạnh lý do yêu quý bạn ấy và khẳng định đó là bạn thân của bạn

27 tháng 3 2018

Soạn bài: Lòng yêu nước (I-li-a Ê-ren-bua)

Câu 1: Đại ý của bài văn:

   Tác giả lý giải lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu với tất cả những sự vật cụ thể và bình thường nhất, gần gũi và thân thuộc nhất, đồng thời khẳng định: lòng yêu nước được bộc lộ đầy đủ và sâu sắc nhất trong những thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.

Câu 2:

  a, Câu mở đầu đoạn: "Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất… có hơi rượu mạnh."

   Câu kết đoạn: " Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc"

  b, Trình tự lập luận:

  - Mở đầu tác giả nêu nhận định giản dị mang tính quy luật lòng yêu nước bắt nguồn từ những điều nhỏ bé, giản dị thường ngày.

   + Lòng yêu nước bắt nguồn từ những cái nhỏ tới cái lớn

  - Tác giả đặt "lòng yêu nước" trong thử thách những cuộc chiến tranh vệ quốc để mỗi công dân Xô viết nhận ra vẻ đẹp thanh tú của quê hương:

+ Người Vùng Bắc

   + Người xứ U-crai-na

   + Người xứ Gru-di-ca

   + Người Matxcova

  - Kết lại tác giả tổng kết rằng tình yêu nhà, yêu quê hương trở thành tình yêu Tổ quốc.

Câu 3:

  Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình:

  - Người vùng Bắc:

    Nghĩ tới cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu- cô- nô, … những đêm tháng sáu sáng hồng.

  - Người U-crai-na:

     Nhớ bóng thùy dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vắng.

   → Nhớ những cảnh vật, những điều nhỏ bé quen thuộc trong cảnh sống yên bình.

 - Người xứ Gru-di-a:

     Ca tụng khí trời của núi cao, nỗi vui bất chợt, những lời thân ái giản dị

  - Người ở thành Le-nin-grat:

     Nhớ dòng sông Ne-va rộng và đường bệ, nhớ những tượng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, nhớ phố phường

   → Nỗi nhớ, niềm tự hào về ngôn ngữ, vẻ đẹp, sự oai hùng của quê hương xứ sở.

  - Người Mat-cơ-va:

     Nỗi nhớ gắn với vẻ đẹp truyền thống, niềm tin mãnh liệt vào tương lai.

   => Vẻ đẹp riêng của từng vùng miền, mỗi vùng gắn với đặc trưng và vẻ đẹp riêng biệt của vùng đó.

  Bài viết tạo nên tổng thể hài hòa đa dạng về tình yêu của người dân Xô viết dành cho mảnh đất nơi họ sinh sống.

Câu 4: Chân lý phổ biến, sâu sắc về lòng yêu nước:

Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc; và không thể sống khi mất nước.

II. LUYỆN TẬP

  Nếu cần nói về vẻ đẹp quê hương mình:

   - Giới thiệu về vị trí địa lý, đặc điểm về dân số, diện tích.

   - Nêu truyền thống lịch sử, văn hóa.

   - Điểm nổi bật về phong cảnh, con người.

   - Thế mạnh trong công cuộc phát triển đất nước.

27 tháng 3 2018

k cho mk đi, mk trả lời đầu tiên đó !