Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong câu thơ “ Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” của Huy Cận gợi nhớ tới câu thơ trong bài Hoàng Hạc Lâu bởi:
+ Cả hai tác giả đều viết về khói sóng buổi hoàng hôn, cùng với nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương nhưng lạ có sự khác biệt tiêu biểu cho thơ cũ, thơ cổ điển, thơ mới, thơ hiện đại
+ Thơ cũ, tả cảnh ngụ tình, gợi tâm trạng. Thơ mới, thơ của cái tôi với nỗi sầu nhân thế, cái sầu nội tâm không cần mượn tới ngoại cảnh vẫn có thể thể hiện được những cung bậc cảm xúc đa chiều.
Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Thơ ông chịu ảnh hưởng của thơ Đường, thơ Pháp, giọng thơ ảo não. Thơ Huy Cận trước cách mạng tháng 8 thường mang tâm trạng buồn, u uất. Đó cũng là một tâm trạng chung của cả thế hệ một dân tộc.
Bài thơ "Tràng giang" được trích từ tập "Lửa Thiêng" thể hiện một nỗi buồn cô đơn, một nỗi buồn nhớ nhà, nhớ quê hương trong cảnh hoàng hôn trước tràng giang.
Khổ thơ cuối là nỗi nhớ trào dâng của tác giả, một nỗi nhớ quê hương da diết khi đứng trước hoàng hôn, nơi sông dài trời rộng:
"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
....
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà"
Đây là khổ thơ kết tinh của làng quê "dợn dợn vời con nước" của Huy Cận, của một tấm lòng sâu lắng thiết tha với quê hương, đất nước.
Hai câu đầu là một bức tranh nhiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ:
"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa"
Cách cảm nhận của nhà thơ hết sức tinh tế tạo nên những nét vẽ hoành tráng của thiên nhiên buổi chiều: "lớp lớp mây" chồng xếp lên nhau thành núi mây trắng trông như được dát bạc. Từ "đùn" rất giàu giá trị tạo hình gợi nhớ đến hai câu thơ của Đỗ Phủ:
"Lưng trời sóng gợn lòng sông thẳm
Mặt đất mây đùn cửa ải xa"
Một cánh chim nhỏ xuất hiện trong câu thơ gợi ấn tượng về sự cô đơn, bơ vơ, nhỏ nhoi đến tội nghiệp khiến cho không gian càng thêm rộng lớn. Một cách cảm nhận vừa gần gũi, vừa tinh tế. Hình ảnh bóng chiều như thu lại sa xuống từ cánh chim:
"Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa"
Trước không gian vô tận ấy, tâm trạng nhà thơ là nỗi nhớ nhà:
"Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà"
Tư thế ấy có khiến ta liên tưởng đến Lý Bạch:"Cửa đầu vọng minh nguyệt - Đê đầu tư cố hương"?
Âm hưởng hai câu thơ Đường thi tuyệt tác của Thôi Hiệu phảng phất ở đây:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Thế nhưng Thôi Hiệu phải có "khói sóng" mới "buồn lòng ai". Còn nhà thơ của chúng ta "không khói hoàng hôn" mà "lòng quê" vẫn "dợn dợn vời con nước"! Từ láy "dợn dợn" và từ "vời" khiến nỗi buồn triền miên, xa xôi, dàn trải mãi đến vô tận, đến khôn cùng!
Chỉ với 4 câu thơ ngắn gọn, Huy Cận đã trải lòng mình trên từng trang thơ để thể hiện tình yêu quê hương , đất nước tha thiết.
Huy Cận vốn là một trong những nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới. Thơ ông vốn đặc biệt vì trong hồn thơ luôn ẩn chứa một nét hoài cổ buồn và sầu. Đặc biệt là bài thơ Tràng Giang với khổ thơ thứ tư đã cho ta thấy rõ điều đó.
Đó là một khổ thơ rất đẹp trong bài, tuy mang một chút buồn. Một vẻ đẹp của một buổi chiều trên sông nước, gợi một nỗi buồn sầu nhân thế:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
Đây là một bức tranh thiên nhiên tả cảnh buổi chiều, rất sinh động. Đọc câu thơ đầu, ta tự hỏi. Phải chăng đây còn là câu thơ nổi bật một nỗi sầu trong thi sĩ, nỗi sầu này đang dâng lên trùng trùng lớp lớp, như dồn nén và ứ đọng lại trong mảnh hồn của thi nhân, đến tràn ngập cả bầu trời. Đặc biệt trong thơ Huy Cận luôn ẩn chứa những hình ảnh cánh chim, một trong những hình ảnh thường xuất hiện trong thơ ca cổ. Nét cổ điển một cánh chim nhỏ chấm phá trên nền trời khi chiều bắt đầu buông, thể hiện rõ nét sự nhỏ bé, đơn côi trong lòng thi sĩ và càng khiến bài thơ trở nên mông lung, vắng lặng, buồn hiu hơn nữa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Đây là hai câu thơ đã diễn tả được hết nỗi nhớ quê hương và tình yêu với tổ quốc trong lòng thi sĩ. Thơ Huy Cận mang nặng ý vị cổ điển là đây. Trời rộng, sông dài, một người đứng đơn côi giữa mênh mông rộng lớn, khiến ta liên tưởng một ý thơ toát ra từ thơ Đường:
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
Người xưa nhìn sóng trên sông nên nỗi nhớ nhà càng thấm thía. Thì Huy Cận không cần điều đó, cái hồn sầu trong lòng đã như ngấm vào máu, thấm vào từng tế bào của nhà thơ mất rồi. Thể hiện một sự mến thương cao độ, một tấm lòng yêu nước thiết tha của Huy Cận, và còn thường trực hơn nhiều. Và đây cũng là một nét tâm trạng của thanh niên tiểu tư sản lúc bấy giờ.
Tố Hữu đã nói “sống giữa quê hương mà bơ vơ như kiếp đi đày” quả thực nói rất đúng về tâm trạng thanh niên nói chung và tâm trạng riêng của Huy Cận trong khổ thơ này. Và càng cho ta hiểu nỗi buồn thấm thía của một thời đất nước ta lúc bấy giờ.
Là khổ thơ xuất sắc nhất trong tác phẩm, và cũng là khổ thơ thể hiện rõ nhất nét tâm trạng của một chàng trai trí thức tiểu tư sản lúc bấy giờ. Thế mới hiểu vì sao người ta nói Huy Cận là cái mảnh hồn thiêng sông núi, và là nỗi sầu của nhân thế. Nhờ kết hợp những biện pháp nghệ thuật tài hoa đã làm nổi bật giá trị nội dung, tư tưởng của một phong cách thơ mới tài năng. Và Huy Cận mãi về sau khi nhắc đến vẫn sẽ luôn là một mảnh hồn không thể tách rời với văn học Việt Nam.
Tham khảo nha bạn:
Huy Cận là một nhà thơ tiêu biểu trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Trong số những tác phẩm mà ông để lại cho đời thì nổi bật nhất có lẽ là "Tràng giang". Thi phẩm đã tái hiện xuất sắc vẻ đẹp của thiên nhiên khi hoàng hôn buông xuống đồng thời nói lên tâm trạng buồn man mác của nhà thơ. Ngay từ những vần thơ đầu tiên, thi sĩ đã mở ra một không gian rộng lớn với "lớp lớp" những đám mây cao đang lững thững trôi trên bầu trời. Xa xa là những ngọn núi nhấp nhô, nối tiếp nhau. Trong không gian ấy, xuất hiện hình ảnh của những cánh chim với hình bóng nhỏ bé "bóng chiều sa". Câu thơ gợi một không gian lắng động, ẩn chứa nỗi buồn, sầu đọng của Huy Cận. Câu thơ đã một ra một bức tranh đượm buồn, chất chứa đầy tâm trạng, cảm xúc của thi nhân. Thật vậy, trong thơ xưa, khi đến khung cảnh chiều tà thường gợi sự đượm buồn sâu lắng. Thơ của Huy Cận cũng không phải ngoại lệ. Thật vậy, bài thơ Tràng giang là một bức tranh thiên nhiên ảm đạm, bộc lộ chân thực những suy tư trong lòng Huy Cận.
TK:
– Tràng giang gợi một nỗi buồn cô đơn, lạc lõng trước cảnh trời nước mênh mông, cao rộng bất tận, nhưng trống trải, hoang vắng, xa lạ, hững hờ và vô định. Toàn cảnh trời rộng sông dài tuyệt nhiên không có một bóng người, không có dấu vết của sự giao lưu thân mật, gần gũi: không một chuyến đò ngang, không một chiếc cầu để gợi chút niềm thân mật, "không một chút ấm áp của sự sống" (Huy Cận).
– Hai câu thơ đầu trong khổ thơ cuối khắc họa lại cảnh tượng rực rỡ, kì vĩ khi mặt trời xuống thấp, hắt ánh sáng lên các lớp mây cao cuồn cuộn đùn ra như những núi bạc:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Tác giả rất thích chữ "đùn", tả mây như có sức đẩy ở bên trong, cứ trồi ra hết lớp này đến lớp khác.
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Ba chữ bóng chiều sa in lên núi bạc đùn lên, còn dáng chim nghiêng cánh nhỏ tương phản với lớp lớp, núi bạc, càng trở nên nhỏ nhoi, cô độc.
Hai câu thơ đẹp trong hình ảnh là linh hoạt trong nhịp bước của thời gian. Không gian vừa mới vươn trải mênh mông trong dáng (lấp ngàn mây lớp lớp chất chồng, chợt ập xuống hoàng hôn.
Bạn tham khảo nhé:
Chuyển sang câu thơ thứ ba đột ngột xuất hiện hai tiếng “lòng quê” không phải là ánh mắt nhìn vào mình, nhìn theo đến hun hút vào “tràng giang” mà chính là cõi lòng nhìn vào mình rồi nhìn về phía chân trời xa xôi. “Lòng quê” đó là nỗi lòng nhớ quê hương. Và cũng có nghĩa diễn nôm na là: của người trí thức tây học này vốn đã bị thị thành hóa giờ đây nó đang trở lại thành tấm lòng của người cố hương giàu tình làng nghĩa xóm. Hai nghĩa trên nó sẽ định ra cho sự giải thoát cô đơn. Phải thành cái mình thứ hai nữa mới trở về chính quê hương mình. Hai tiếng “dợn dợn” gợi lên muôn nhịp sóng: sóng nước, sóng lòng diễn tả sự rợn ngợp của nhà thơ trước cảnh trời nước mênh mông trong khoảnh khắc hoàng hôn gắn liền với tình quê cố hương. Dòng thơ cuối cùng gợi ngay đến 2 câu thơ của Thôi Hiệu thời Đường cũng là tâm tình quê của Huy Cận. Với Huy Cận lòng quê đã nhớ quê sẵn. Đó là nhớ nhà, nhớ những người ruột thịt, những gốc chuối bờ tre… Vì thế không có một sự gợi ý ngoại cảnh thì tấm lòng ấy vẫn đăm đắm hướng về quê nhà để hi vọng kiếm một chút niềm thân mật ở làng quê sông nước, nơi chôn nhau cắt rốn của mình…
- Một số bài thơ dùng hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu:
+ Bài thơ “Biển” – Xuân Diệu
… Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi
Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt…
+ Bài thơ Biển nhớ - Minh Lý
Em một mình trên biển
Khung trời của riêng anh
Tình em như con sóng
Cuồn cuộn mỗi chiều hè.
Em muốn gửi cho anh
Tình muôn đời thắm mãi
Như bến bờ hoang dại
Yêu mãi biển trong xanh.
Em chờ anh về nhé
Biển mãi gọi tên anh
Gió buồn ru khe khẽ
Lời riêng em ngọt lành.
Về biển khơi anh nhé
Tình nồng bên biển xanh
Con sóng hiền vỗ mãi
Em vẫn hoài chờ anh.
- Qua các bài thơ nói mượn hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu, ta càng thấy rõ nét được những sáng tạo đặc sắc của Nhà thơ Xuân Quỳnh khi viết bài thơ Sóng: âm điệu tự nó tạo thành một hình tượng sóng, phù hợp với nhịp điệu tâm trạng của người con gái đang yêu; hồn thơ của Xuân Quỳnh luôn tự bộc lộ những khát vọng, những say đắm rạo rực, những suy tư day dứt, trăn trở của lòng mình trong tình yêu.