Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các chất trong thức ăn có thể được phân nhóm theo các đặc điểm sau:
- Chất hữu cơ: gluxit, lipit; prôtêin; vitamin, axit nuclêic
- Chất vô cơ: muối khoáng, nước
- Căn cứ vào đặc điểm biến đổi qua hoạt động tiêu hóa:
+ Các chất bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa: gluxit,lipit,prôtêin,axit nuclêic
+ Các chất không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa:vitamin,muối khoáng,nước
Sơ đồ:
Hình 24-2. Sơ đồ khái quát về các hoạt động của quá trình tiêu hóa
Nguồn: Sách giáo khoa trang 78
1) Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào?
Nhờ hoạt động bài tiết mà các tính chất của môi trường bên trong (pH, nồng độ các ion, áp suất thẩm thấu, ...) luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
2) Nêu rõ các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người. Chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật khác trong lớp thú.
* Cấu tạo:- Đại não ở người rất phát triển, che lấp cả não trung gian và não giữa.
- Bề mặt của đại não được phủ một lớp chất xám làm thành vỏ não, có nhiều nếp gấp tạo thành các khe, rãnh làm tăng diện tích bề mặt vỏ não.
- Trên vỏ não được chia thành nhiều vùng khác nhau, đảm nhận các chức năng khác nhau. Đặc biệt ở não người xuất hiện các vùng mới: vùng vận động ngôn ngữ, vùng hiểu tiếng nói và chữ viết.
- Chất trắng là các đường thần kinh nối các vùng của vỏ não và nối hai nửa đại não với nhau. Các đường dẫn truyền nối giữa vỏ não với các phần dưới của não và với tủy sống. Các đường này đều bắt chéo hoặc ở hành tủy hoặc ở tủy sống.
* Chức năng của vỏ não: Vỏ não là trung tâm của các phản xạ có điều kiện được hình thành trong đời sống cá thể
* So với đại não thú, đại não ở người lớn hơn rất nhiều, có sự phân hóa về cấu tạo và chức năng. Đặc biệt có sự xuất hiện các vùng mới: vùng tiếng nói, chữ viết, vùng hiểu tiếng nói, chữ viết. Đó chính là hệ thống tín hiệu thứ hai hoàn toàn không có ở các động vật thuộc lớp thú.
3) Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. Ý nghĩa của việc hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện.
Tính chất của phản xạ không điểu kiện |
Tính chất của phản xạ có điều kiện |
1. Trả lời các kích thích rương ứng hay kích thích không điều kiện 2. Bẩm sinh. 3. Bền vững 4. Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại 5. Số lượng hạn chế 6. Cung phản xạ đơn giản 7. Trung ương nằm ở trụ não, tuỷ sống |
1. Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện ịđã được kết hợp với kích thích không điều kiện mật số lần) 2. Được hình thành trong đời sống (qua học tập, rèn luyện) 3. Dễ mất khi không củng cố 4. Có tính chất cá thểm không di truyền 5. Số lượng không hạn định 6. Hình thành đường liên hệ tạm thời 7. Trung ương thần kinh chủ yếu có sự tham gia của vỏ não |
Nguyên nhân viễn thị có thể là do cầu mắt ngắn, hoặc ở người già thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không phồng được
1)bài tiết đóng vai trò cực kì quan trọng đối với cơ thể sống, thể hiện ở các mặt sau:
+ loại bỏ các chất cặn bã các chất độc, chất thừa ra khỏi cơ thể.
+ Giúp cơ thể tránh sự đầu độc của các chất độc.
+ Làm cho môi trường trong luôn dc ổn định.
+Tạo điều kiện thuận lợi cho hđ trao đổi chất diễn ra bình thường.
ví dụ:
ngón tay khi đụng vào nước nóng
phân tích
bị nóng (kích thích) đến cơ quan cảm thụ ở da theo đường nơ ron hướng tâm đến tủy sống (phân tích)tiếp tục theo nơ ron hướng tâm đến ngón tay ---->rút tay lại
- Ví dụ: Khi ta nghe thấy tiếng gọi tên mình ở phía sau, ta quay đầu lại, đó là phản xạ
- Phân tích ví dụ: Âm thanh gọi tên ta kích thích vào cơ quan thụ cảm thính giác làm phát sinh xung thần kinh truyền theo dây thần kinh hướng tâm về thần kinh trung ương, từ thần kinh trung ương phát đi xung thần kinh theo dây thần kinh ly tâm tới cơ quan phản ứng làm ta quay đầu lại phía có tiếng gọi.
Chức năng nội tiết: Tuyến tụy có chức năng duy trì lượng đường huyết trong cơ thể không thay đổi. Khi chỉ số đường huyết tăng cao, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin và ngược lại khi mức đường huyết tụt thấp thì tuyến tụy sẽ tiết ra glucagon. Những tế bào của tuyến tụy sẽ giúp duy trì lượng đường huyết trong cơ thể.
Vì sao nói tuyến tụy có chức năng ngoại tiết vừa có chức năng nội tiết
- Tuyến tụy tiết ra dịch tủy đổ vào ruột để tiêu hóa thức ăn
-> Thực hiện chức năng ngoại tiết
- Tuyến tụy tiết ra hoocmon insulin và glucagon
-> Thực hiện chức năng ngộitiết
Chức năng nội tiết được thực hiện như thế nào(sơ đồ)
(cái này bn tự làm nha)
1.Chạm tay vào gai, kim => tay đột ngột rụt vào
2.Hơ tay trên lửa , nóng , tay đột ngột rụt vào.
3.Chân đạp phải hòn gạch , miểng chai , chân cũng đột ngột rụt vào.
4.Rùa khí nghe thấy tiếng động , tự dộng thu mình vào trong mai.
5.Chuột thấy mèo , chuột chạy
Giống nhau :
- Đều là thành phần cấu tạo nên ống tiêu hóa .
- Đều được cấu tạo bởi 4 lớp : lớp màng , lớp cơ , lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc .
- Đều được phân thành 3 phần .
- Đều diễn ra các hoạt động tiêu hóa .
Khác nhau :
Dạ dày | Ruột non |
Dạng túi thắt 2 đầu , là phần phình to nhất trong ống tiêu hóa . | Tiết diện hẹp , là đoạn dài nhất trong ống tiêu hóa . |
- Gồm 3 phần : + Tâm vị + Thân vị + Môn vị | - Gồm 3 phần : + Tá tràng + Hỗng tràng + Hồi tràng |
Thành dạ dày : dày nhất , đặc biệt có lớp cơ khỏa gồm cơ dọc , cơ vòng và cơ chéo . | Thành ruột non : mỏng hơn dạ dày , lớp cơ chỉ có cơ dọc , cơ vòng . |
Cấu tạo của tai gồm :tai ngoài, tai giữa, tai trong.
Tế bào thụ cảm thính giác nằm trong cơ quan Coocti.
Chúc bạn hok tốt nha
Tai gồm: Tai ngoài, tai giữa và tai trong
1. Tai ngoài gồm:
- Vành tai (hứng sóng âm)
- Ống tai (hướng sóng âm)
- Màng nhĩ (truyền và khuếch đại âm)
2. Tai giữa gồm:
- 1 chuỗi xương tai (truyền và khuếch đại âm)
- Vòi nhĩ (cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ)
3. Tai trong gồm 2 bộ phận:
- Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên => Thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian
- Ốc tai có tác dụng thu nhận kích thích sóng âm
+ Ốc xương tai (ở ngoài)
+ Ốc tai màng (ở trong) gồm màng tiền đình phía trên, màng cơ sở phía dưới và màng bên áp sát vào xương ốc tai. Màng cơ sở có 24000 sợi liên kết. Trên màng cơ sở có cơ quan Cooti chứa các tế bào thụ cảm thính giác.
+ Giữa ốc tai xương và màng chứa ngoại dịch, trong ốc tai màng chứa nội dịch.
câu 3:
* chức năng trụ não: chức năng chủ yếu của trụ não là điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, do các nhân xám đảm nhiệm.
*não trung gian: điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.
*tiểu não: điều hòa , phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể.
* đại não : cảm giác và vận động, đặc biệt là vùng vận động ngôn ngữ và vùng hiểu tiếng nói và chữ viết.
sơ đồ cấu tạo cầu mắt
sơ đồ cấu tạo tai
sơ đồ phản xạ vận động , phản xạ sinh dưỡng
Tham khảo :