K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2022

giúp mk :((

 

27 tháng 10 2017

Bài 1:

 Tôi được sinh ra trong một dân tộc giàu truyền thống yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm. Từ bao đời, bao thế hệ đều có những người anh hùng xả thân bảo vệ non sông, độc lập của dân tộc. Là một người con của quê hương Việt Nam nên tôi cũng mang trong mình tình yêu, sự hiên ngang, bất khuất không chịu nhường bước trước kẻ thù. Khi giặc Ân kéo vào nước ta, trước sự ủng hộ, động viên của bố mẹ, hàng xóm và con người Việt Nam thì tôi đã lên đường đánh giặc, đánh đuổi quân Ân, mang lại độc lập cho dân tộc. Và mọi người thường gọi tôi với cái tên Thánh Gióng.

So với những đứa trẻ cùng trang lứa khác thì tôi có sự khác biệt, bởi nếu những đứa trẻ khác đến ba tuổi thì có thể cười đùa và nói những câu đơn giản. Nhưng khi đến ba tuổi thì tôi lại hoàn toàn trái ngược, tôi không cười, không nói, điều này trở thành câu chuyện kì lạ truyền tai trong hàng xóm, láng giềng. Còn bố mẹ tôi cũng rất buồn phiền, lo lắng, nhưng không vì vậy mà chán ghét hay ruồng bỏ tôi, bố mẹ tôi dành trọn tình yêu, sự quan tâm để nuôi dưỡng tôi mỗi ngày. Thời đại tôi sống có nhiều biến loạn, đặc biệt lên trong số đó, chính là nạn giặc ngoại xâm.

Tưởng tượng là Thánh Gióng kể lại chuyện mình đánh giặc Ân

Năm ấy, quân Ân ở Trung Hoa kéo sang xâm lược với mưu đồ thôn tính đất nước ta, cũng vì vậy mà cuộc sống của người dân trở nên vô cùng khốn khổ, chúng hoành hành ngang ngược, bóc lộc, cướp bóc tài sản của nhân dân một cách vô lí. Chúng coi thường pháp luật, hiên ngang bành trướng thế lực của mình. Trước sự hống hách của quân giặc, sự lầm than khổ sở của người dân, triều đình phong kiến đã gấp rút cử sứ giả đi khắp nơi trong nước để tìm kiếm những người tài giỏi, những con người tài trí có thể giúp nước vượt qua nạn ngoại xâm.

Khi sứ giả đi ngang qua làng, tiếng nói vang vọng khắp các ngõ ngách, nó khẩn khiết đến mức tôi vốn là một đứa trẻ không nói không cười dù đã lên ba lần đầu cất tiếng nói. Tôi còn nhớ rất rõ, câu nói đầu tiên của cuộc đời mình, đó là “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”, lúc ấy mẹ tôi rất bất ngờ, vui sướng vì đứa con của mình cuối cùng cũng có thể cất tiếng nói như bao đứa trẻ bình thường khác, nhưng cùng với đó là sự hoảng sợ, lo lắng, vì tội khi quân là tội mất đầu. Ban đầu mẹ tôi còn do dự nhưng trước sự thuyết phục da diết của tôi thì cuối cùng mẹ cũng ra ngoài mời sứ giả vào.
Bài 2:
Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh xoay quanh cuộc đấu tài, đấu trí của hai vị thần Sơn Tinh – chúa tể vùng non cao và thần Thủy Tinh – chúa tể của vùng nước thẳm để có được công chúa Mỵ Nương. Sơn Tinh khi vẫy tay về phía đông thì phía đông nổi lên cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây lập tức hiện ra núi đồi. Thủy Tinh gọi gió, gió tới; hô mưa, mưa về. Cả hai vị thần này đều rất tài giỏi. CHính điều này đã khiến vua Hùng không biết chọn ai nên bèn đưa ra điều kiện: Ngày mai, nếu ai mang lễ vật đến sớm thì sẽ cưới được Mỵ Nương. Ngay trong chuyện lễ vật nhà vua đã có ý nghiêng về thần Sơn Tinh: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, trăm ván cơm nếp, trăm nệp bánh chưng. Tất cả những thứ đó đều là thức quà của đồng ruộng và núi rừng hùng vĩ.
Sơn Tinh là người đến trước và rước công chúa Mỵ Nương về, nhưng Thủy Tinh vì không cưới được công chúa đã nổi giận đùng đùng và lập kế hoạch cướp công chúa về. Thủy Tinh hô mưa gọi gió gây nên bão lũ, nước sông dâng tràn. CUộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh không cân sức. Nhưng Sơn Tinh mưu dũng và tài trí đã chiến thắng được thủy tinh.

Cuộc chiến giữa hai vị thần đã gây ra bao nhiêu lầm than và nước mắt cho nhân dân. Lũ lụt triền miên, sạt lở đất là những thiên tai mà hằng năm nhân dân ta vẫn phải hứng chịu.

Nhân dân ta đã có một trí tưởng tượng phi thường mới có thể nghĩ ra một câu chuyện hư cấu nhưng lại mang ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống như vậy. Sự nổi giận của các vị thần sẽ gây nên hệ quả xấu đối với đời sống của nhân dân.

Chi tiết Thủy Tinh vẫn ôm hận hằng năm hô mưa gọi gió gây ra cảnh lũ lụt triền miên cũng là một cách lý giải cực kỳ sâu sắc cho việc thiên tai hằng năm vẫn đổ ập lên đời sống nhân dân. Thực tế năm nào cũng vậy, nhân dân ta luôn phải hứng chịu những trận bão lũ cuồng phong do Sơn Tinh và Thủy Tinh gây ra. Nhưng năm nào Sơn Tinh cũng chiến thắng Thủy Tinh. Chi tiết này ẩn dụ cho việc con người không bao giờ chịu khuất phục trước thiên nhiên, bằng mọi giá phải chống chọi và đẩy lùi nó. Một tinh thần quả cảm, anh hùng đáng khâm phục.
Chúc e học tốt

1 tháng 11 2017

thanhk

25 tháng 2 2022

Tham khảo: Trong truyền thuyết Thánh Gióng, nhân vật Thánh Gióng là biểu tượng tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Nơi chôn rau cắt rốn của Gióng là một nơi nghèo khó, là con của một người nông dân bình thường. Khi nghe sứ giả rao tìm người tài cứu nước, tiếng nói đầu tiên của cậu là đòi đi đánh giặc điều đó cho thấy tinh thần yêu nước mạnh mẽ của các thế hệ dù là già hay trẻ đều có một chí vững vàng là bảo vệ tổ quốc. Và chàng được bà con góp gạo nuôi lớn nên sức mạnh của chàng cũng chính là sức mạnh của toàn dân . Thánh Gióng không chỉ đánh giặc bằng roi sắt mà chàng còn sử dụng vũ khí thô sơ là cây tre. Truyền thuyết cũng như một thực tế khẳng định rằng ta không chỉ sử dụng vũ khí hiện đại đánh giặc mà ta có thể bất cứ thứ gì có thể làm vũ khí đều có thể được. Qua đó đã cho em hiểu được nguồn gốc của vị anh hùng chống giặc ngoại xâm. Và làm thế nào để thể hiện tình yêu nước sâu sắc của nhân dân ta trong thời kì chiến đấu.

Tham khảo

    Trong truyền thuyết Thánh Gióng, nhân vật Thánh Gióng là biểu tượng tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Nơi chôn rau cắt rốn của Gióng là một nơi nghèo khó, là con của một người nông dân bình thường. Khi nghe sứ giả rao tìm người tài cứu nước, tiếng nói đầu tiên của cậu là đòi đi đánh giặc điều đó cho thấy tinh thần yêu nước mạnh mẽ của các thế hệ dù là già hay trẻ đều có một chí vững vàng là bảo vệ tổ quốc. Và chàng được bà con góp gạo nuôi lớn nên sức mạnh của chàng cũng chính là sức mạnh của toàn dân . Thánh Gióng không chỉ đánh giặc bằng roi sắt mà chàng còn sử dụng vũ khí thô sơ là cây tre. Truyền thuyết cũng như một thực tế khẳng định rằng ta không chỉ sử dụng vũ khí hiện đại đánh giặc mà ta có thể bất cứ thứ gì có thể làm vũ khí đều có thể được. Qua đó đã cho em hiểu được nguồn gốc của vị anh hùng chống giặc ngoại xâm. Và làm thế nào để thể hiện tình yêu nước sâu sắc của nhân dân ta trong thời kì chiến đấu.

31 tháng 3 2016

Tờ mờ sáng,vài ánh dương hồng le lói đang cố giương mình len sâu vào lớp sương đêm dày đặc,vài bước chân người đi trên con đường đất làm phá tan bầu không khí tĩnh mịch bí ẩn của buổi đêm.Xa xa,lục tục vài bà hàng nước ngồi đun cái bếp lửa than để kịp nấu nước chè sớm.Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá,trên phía mép đường đan,những hàng thịt với ê hề nào thịt heo,thịt bò,thịt gà,...đã được dọn từ rất sớm cho kịp tay mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng...

Trời sáng dần,hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngỏ chợ,như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá,hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ.Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt,từ các xóm dưới nào rau,nào củ,nào quả... các thứ hàng lagim nằm trong mẹt,thúng các bà buôn chuyến đi vào chợ.Cả khu chợ rộn lên,bắt đầu cuộc đầu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán,có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc,cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo,cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi,để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhãm của mấy bà buôn.Lũ trẻ nhỏ đi học sớm,được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh,cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và tán vài câu rồi bỏ đi...

Qua giữa buổi,chợ bắt đầu thong thả,người đi chợ sớm tản sang các ngã rời khỏi chợ,những hàng cá,hàng thịt,hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang.Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trể mà phải chịu tay lấy mấy bó rau,con cá hàng ế cho vừa buổi chợ.Các bà hàng nước gôm mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước...

Trưa,mặt trời lên qua đỉnh đầu,nắng gắt,nóng bức và mùi ôi nồng làm cả khu chợ như đắm chìm trong bầu không khí đặc quánh,hàng họ đã dẹp dần từ giữa buổi.Chợ tan

31 tháng 3 2016

Bạn có copy ở đâu không?

 

3 tháng 1 2019

Thánh gióng lên ngựa lao thẳng vào bọn giặc làm chúng bay ra tứ tung chết hàng vạn , kì lạ thay que sắt dài ra  Gióng quật 1 phát quân giặc chất hơn nứa con ngựa bỗng nhiên phun ra lửa làm giặc chết hết sau chiến thắng Gióng phi ngựa bay lên trời

3 tháng 1 2019

Gióng hiên ngang trong bộ áo giáp, cây giáo bên mình sáng ngời ánh thép lóe trước mũi gươm quân thù, con ngựa hí một tiwwnsg vang trời rồi lập tức phi như gió về phía bọn giặc hung hăng kia. Chỉ một chốc, những thây của kẻ rắp tâm xâm lược kia đã gục xuống, lần lượt chất đống như ý chí xâm lược của bọn chúng vậy. Gióng liên tục thúc ngựa phi ra trận tuyến, những màn khói tỏa ra dữ dội từ miệng con chiến mã làm cho chúng ngạt và quỵ xuống. Một lát sau khi xung đột hữu tả, thấy cây giáo đã gẫy, không nản chí Gióng nhổ những cây tre làm vũ khí quất liên hồi vào giặc. Sau một hồi, những kẻ bại trận lần lượt lủi thủi chạy trốn, Gióng ngước nhìn lên, quê hương sạch bóng quân thù, một màu xanh thân thương bao trùm lấy tất cả, yên bình như thuở nào.

28 tháng 11 2021

Ưowsc mơ của em là có thể tìm ra nhiều điều kì diệu và em đã bắt đầu điều đó vào năm 11 tuổi . Hồi đó,trong nhà của em , ai cũng cấm em không được đi vào trong mấy ngôi nhà không có người ở , ấy vậy mà bản tính tò mò của em lại trỗi dậy . Khi không có ai ở nhà , em đã thử đi vào 1 ngôi nhà cuối hẻm với các bạn , điều khiến em bất ngờ là mặc dù bên trong không có người ở nhưng lại rất sạch sẽ và gọn gàngnhư nó luôn được dọn dẹp . Nội thất bên trong nhà được sắp xếp đàng hoàng , hợp lí và chúng em ai cũng có thể nhìn ra giá trị của những món đò trang trí khác với những món bán ngoài chợ mà moi người thường nhìn thấy . Nhưng chưa vào được bao lâu thì em phát hiện trong nhà có người nên đã nó''xin lỗi'' thật to và quay ra bảo bọn bạn chạy về nhà . Tim của em đập lên thình thịch không phải vì sợ hãi mà là thích thú . Từ đó em luôn thích kháp phá những thứ mà mọi người không dám thử .

chúc bạn học tốt.

3 tháng 10 2018

Tham khảo nhé :

I. Mở bài

Thời gian và không gian xảy ra câu chuyện: Đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng.

II. Thân bài

1. Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng

-  Hai ông bà đã già, chưa có con.

-  Bà lão giẫm lên một dấu chân khổng lồ, về nhà thụ thai.

-  Mười hai tháng sau bà sinh một đứa con trai.

-  Khi ba tuổi chú bé vẫn chưa biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.

2.  Thánh Gióng nói được và lớn nhanh nhưthổi

-  Giặc Ân xâm lược, thế giặc mạnh, vua cho sứ giả đi tìm người tài.

- Chú bé bỗng nhiên nói được, nhờ mẹ mời sứ giả. Nói với sứ giả đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, roisắt.

- Chú bé lớn nhanh như thổi, ăn không đủ no. Dân làng góp thóc gạo nuôi chú.

3.  Thánh Gióng đánh giộc và bay về trời

- Giặc đến chân núi Trâu. Sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.

- Chú bé vươn vai thành tráng sĩ khổng lồ, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Tráng sĩ mặc giáp, cầm roi, cưỡi ngựa ra trận.

- Ngựa xông vào giặc; tráng sĩ cầm roi đánh giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu giặc. Giặc chết như rạ.

-  Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ tre đánh giặc.

- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ lên núi, cdi áo để lại cùng ngựa bay lên trời.

-  Vua phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ.

III. Kết bài

Hiện nay ở làng Phù Đổng vẫn còn đền thờ Thánh Gióng, những bụi tre đằng ngà, những hồ ao liên tiếp lưu giữ dấu chân ngựa của Thánh Gióng đi qua.

3 tháng 10 2018
MB ; đặt vấn đề ( câu tục ngữ này có từ lâu đời , ứng dụng trong thực tế )
TB :
- Giải thích ngĩa của câu tục ngữ 
Ngày xưa , ông cha ta thấy kiến bò là đoán lụt
=>Phải đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm 
- Nguyên nhân : Do kiến là loại bò sát nên có thể biết được những thiên tai trước con người 1 cách nhanh nhạy , nó bò để chuẩn bị thức ăn , nơi trú ẩn để tránh nạn ( quan sát sẽ thấy trước khi mưa kiến thường bò đoàn dài trên tường )
-Dẫn chứng thực tế 

+ Ngày xưa
=> nguwoif ta áp dụng như thế nào?
+ Này nay
KB : Chốt lại vấn đề
  
21 tháng 12 2018

Giống nhau : Đều là loại truyện dân gian

Khác nhau : Khác về nội dung

#Huyen#

21 tháng 12 2018

GIỐNG NHAU : đều thuộc thể loại truyện dân gian , đều có chi tiết tưởng tượng kì ảo

 KHÁC NHAU : truyện thạch sanh thể loại truyện cổ tích 

                         truyện thánh gióng thể loại truyện truyền thuyết 

CHÚC BẠN HOK TỐT

13 tháng 7 2019

Ngày xửa ngày xưa vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai vợ chồng ao ước có một đứa con để an ủi tuổi già. Một hôm, bà vợ ra đồng trông thấy một vết chân to, bà liền đật chân vào ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai. Sau mười hai tháng, bà sinh được một đứa con trai khôi ngô tuấn tú. Hai vợ chồng mừng lắm, nhưng lạ thay, chú bé đã ba tuổi mà vẫn như lúc mới lọt lòng, không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi, đạt đâu nằm đấy. 

 

Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Chúng hung hăng, tàn bạo khiến ai ai cũng đểu câm giận. Nhưng thế giặc rất mạnh, triều đình không thể chống đỡ nổi bèn sai sứ giả đi tìm người tài ra cứu nước. Khi nghe tiếng loa của sứ giả, chú bé bỗng cất tiếng nói: "Mẹ mời sứ giả vào đây cho con". Nhìn thấy sứ giả, chú bé nói: "Ông tâu với nhà vua chuẩn bị cho tôi một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một bộ áo giáp sắt. Tôi sẽ đánh tan quân giặc.". Dù rất ngạc nhiên nhưng sứ giả vẫn tâu với nhà vua chuẩn bị những thứ mà chú bé dặn. Và càng lạ lùng hơn, từ sau khi gặp sứ giả, chú bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chả no, áo vừa may xong đã đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con. Cuối cùng hai ồng bà đành chạy nhờ bà con lối xóm. Mọi người vui vẻ góp gạo nuôi chú vì ai cũng mong chú sớm ra đánh giặc cứu nước.

Giặc đã kéo đến chân núi Trâu. Mọi người đều hoảng sợ. Sứ giả mang roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt đến. Chú bé đứng dậy, vươn vai thành một tráng sĩ cao lớn khoẻ mạnh, uy nghi, hùng dũng. Tráng sĩ vỗ vào mông ngựa, ngựa hí lên mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc giáp sắt, cầm roi sắt nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa sáng rực cả góc trời. Tráng sĩ vung roi sắt, quân giặc chết như ngả rạ. Roi sắt gãy. Tráng sĩ nhổ bụi tre bên đường quật tới tấp vào quân giặc. Giặc tháo chạy tán loạn. Tráng sĩ đuổi giặc đến chân núi Sóc. Đến đó, tráng sĩ cởi giáp sắt, cả người cả ngựa bay vút lên trời. Vua nhớ công ơn, phong chàng là Phù Đổng Thiên Vương, và lập đền thờ ngay tại quê nhà.

Hiện nay, đền thờ vẫn còn ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Tháng tư hằng năm, làng mở hội rất to. Người ta còn nói rằng, những bụi tre ở huyện Gia Bình bị ngựa phun lửa vào nên mới có màu vàng óng như thế. Những ngọn lửa do ngựa phun ra cũng thiêu cháy một làng, về sau làng đó được gọi là làng Cháy. Những vết chân ngựa giờ trở thành những ao hồ liên tiếp.

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì chính là biểu tượng về sức mạnh tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc, đồng thời cũng thể hiện quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước. Em vô cùng tự hào về những anh hùng dân tộc. Thật hạnh phúc khi chúng em được sống trong hoà bình. Chúng em sẽ cố gắng học tập tốt, ngoan ngoãn vâng lời cha mẹ để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

14 tháng 7 2019

Cảm ơn bạn nha