Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Tự tìm đam mê và tự giác
Bất kể làm việc gì, khi có đam mê và chăm chỉ thì thành công ắt hẳn sẽ đến. Học toán học cũng vậy, các em ngay từ nhỏ hãy tìm cho mình một đam mê với toán học để đánh thức bản thân tự giác muốn học mỗi ngày. Hãy xem toán học như một món ăn mà bản thân các em yêu thích.
Học toán sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các em không chỉ các lý thuyết, các kỹ năng cho toán học, các môn khác mà còn áp dụng vào thực tế cuộc sống. Vì vậy, hãy tìm cho mình những lý do để học toán, để yêu thích và đam mê toán.
Chỉ khi nào các em cảm thấy thực sự đam mê toán học thì khi học nó các em mới cảm thấy thoải mái, tự học bài, tự làm bài theo sự hướng dẫn của thầy cô. Đam mê sẽ giúp các em có động lực học và học tốt hơn.
Cha mẹ cần khích lệ khi con học toán.
Cha mẹ có thể gắn toán vào đời sống của con từ khi còn nhỏ với những câu đố đơn giản như “Đố con biết hôm nay mẹ mua bao nhiêu quả táo?”, “2 con mèo nhà mình có mấy cái chân?”, hay các câu đố vui, câu đố dân gian để con trẻ quen với toán và thấy toán không hề đáng sợ.
Cha mẹ nên nhắc nhở nhẹ nhàng và có lời khen ngợi, khích lệ khi con tự giác học toán, tự giải bài tập, hoặc khi con đạt thành tích tốt.
2. Lập kế hoạch và tự đặt mục tiêu
Lập kế hoạch và nghiêm túc thực hiện
Việc lập kế hoạch và tự đặt mục tiêu sẽ là một cách tự học toán hiệu quả. Cha mẹ nên mua cho con mình một cuốn sổ và lên kế hoạch hàng tuần cho việc học toán. Hãy hướng dẫn con ghi rõ ràng và chi tiết kế hoạch học, cũng như phân bổ thời gian hợp lý trong tuần cho việc học và làm bài tập toán.
Khi các con còn nhỏ, cha mẹ nên cùng giúp con ghi và đặt mục tiêu cho mỗi tuần các con nên và cần học được những lý thuyết, công thức nào cũng như các dạng bài tập nào. Hàng tháng, các con nên tổng kết lại để coi như một lần nữa hệ thống lại kiến thức. Khi con lớn thì con có thể tự giác làm các việc trên.
3. Đề ra các phương pháp tự học cụ thể
Để có cách tự học toán hiệu quả, các em có thể đề ra các phương pháp tự học cụ thể để phù hợp với khả năng cũng như thời gian biểu của bản thân. Cha mẹ nên tham gia cùng con để giúp con định hướng, cũng như ủng hộ và hỗ trợ con để con có thể học theo phương pháp phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, các em cũng nên cập nhật nhiều những phương pháp mới được gợi ý từ thầy cô hoặc do các em tự nghĩ ra mà độ hiệu quả cao. Đặc biệt, dù là phương pháp nào các em cũng nên đưa ra một cách cụ thể để từng bước thực hiện, không nên đưa ra phương pháp học khó hiểu, chung chung.
4. Kiên trì và kỷ luật
Như đã nói, toán học là một môn học khá khó vì nó có quá nhiều lý thuyết, công thức, dạng bài yêu cầu các em phải học, phải nhớ lâu và phải thực hành thành thạo. Do vậy, tính kiên trì và kỷ luật là hai đức tính cần có nếu muốn học toán hiệu quả.
Khi gặp một bài toán khó, tính kiên trì và kỷ luật cần đặc biệt có vì nếu không có các em sẽ rất dễ nản, bỏ cuộc. Để rèn luyện được hai đức tính này các em nên tự bản thân đưa mình vào khuôn khổ hoặc rèn luyện nhiều bài tập dù khó buộc vẫn phải làm cho đến lúc ra hướng giải.
5. Ghi nhớ lý thuyết, công thức toán học
Một số phụ huynh và em học sinh cho rằng lý thuyết thường sẽ được các em hiểu là những điều không quan trọng bằng thực hành. Tuy nhiên, suy nghĩ này hoàn toàn không chính xác và có thể ảnh hưởng xấu tới việc học toán.
Những điều cơ bản mà lý thuyết cung cấp đều rất quan trọng, phải nhớ thì mới áp dụng vào thực hành được. Nếu không nắm vững lý thuyết như: định nghĩa, công thức, bản chất của lý thuyết hay những điều cơ bản thì các em chỉ có thể giải được những bài toán ở mức độ không quá khó, thậm chí là không giải được.
Mặt khác, toán học học càng lên cao càng khó, càng nhiều lý thuyết, vì vậy các em cần nhớ kiến thức cơ bản thì mới học được các kiến thức nâng cao. Hổng kiến thức nền sẽ khiến các em khó lòng hiểu được các kiến thức bậc cao, không thể hiểu được bản chất của toán.
6. Luyện tập thật nhiều
Học đi đôi với hành
Bên cạnh việc học và ghi nhớ các kiến thức về lý thuyết toán học, các em cũng cần luyện tập thật nhiều bài tập để có thể làm được nhiều dạng toán khác nhau. Các em luôn cần phải nhớ “lý thuyết luôn đi đôi với thực hành”, thiếu một trong hai yếu tố thì việc học toán của các em hoàn toàn không có ý nghĩa và tác dụng.
Ở mỗi dạng bài tập toán cụ thể, các em hãy làm quen với nhiều dạng bài tập để thành thạo và tiếp cận với nhiều bước và phương pháp giải. Càng thực hành nhiều các em sẽ tạo cho mình được một thói quen tốt cũng nhưng kinh nghiệm khi gặp bất cứ dạng bài nào, ở mức độ cơ bản hoặc nâng cao.
7. Tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân
Mỗi khi hoàn thành xong bài tập, các em nên kiểm tra lại kết quả và xem xét các bài tập mình vừa giải xem lại phương pháp giải và tìm xem còn cách giải nào thích hợp hơn không, dấu hiệu nhận biết từng dạng bài là gì. Hãy ghi chú tất cả những điều đó vào bên cạnh hoặc ra vở hoặc vào bất kỳ chỗ nào mà em cảm thấy dễ nhớ nhất.
Bên cạnh đó, mỗi lần làm sai các em cũng nên ghi lại lỗi sai đó và tìm cách khắc phục, tránh cho những lần sau không mắc phải. Mỗi lần như vậy, các em sẽ tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình hơn.
Để hiệu quả đạt được cao nhất, các em nên ôn tập hoặc sửa sai và ghi lại luôn ở mỗi phần để tránh tình trạng dồn dập học. Tự rút kinh nghiệm giúp các em dễ dàng nhận ra điểm yếu của bản thân, những mảng kiến thức bản thân chưa vững, từ đó mà có thể cải thiện dễ dàng hơn.
8. Không ngại ngần thay đổi phương pháp
Thay đổi phương pháp, sử dụng thêm dụng cụ trực quan,... đôi khi là cần thiết
Học toán là cả một quá trình, vì vậy các em không nên chỉ áp dụng một phương pháp học. Các em nên thay đổi nhiều phương pháp học khác nhau để thay đổi cách học cũng như tự rèn luyện, làm mới phương pháp học ở nhiều dạng. Hoặc nếu khi làm bài mà quá bế tắc vì không tìm được hướng đi thì các em cũng nên tìm nhiều cách và nhiều phương pháp khác để giải cho phù hợp.
Cha mẹ có thể đóng vai trò người tư vấn, giúp các em tìm hướng học mới phù hợp hơn và hỗ trợ các em khi cần thiết. Hãy để các em mạnh dạn thử với nhiều cách và nhiều phương pháp học toán mới vì chúng không chỉ vừa giúp các em có thêm kỹ năng kinh nghiệm khi học và làm bài mà còn giúp tìm được hướng giải phù hợp với mỗi dạng bài cụ thể.
9. Ôn tập thường xuyên
Một trong những cách học toán hiệu quả cần phải có chính là ôn tập thường xuyên. Sau mỗi bài học trên lớp, khi về nhà buổi tối các em nên hệ thống lại các kiến thức đã học trên lớp và áp dụng làm một số bài tập để kiểm lại những gì mình đã tiếp thu được. Cha mẹ có thể tham gia, đặt câu hỏi ngẫu hứng về bài học để con trả lời, ôn lại lý thuyết đã học như một trò chơi nhỏ mỗi tối.
Việc ôn tập nên được thường xuyên diễn ra, các em không nên trì hoãn lại cho đến sát khi thi hay kiểm tra mới ôn lại. Như vậy lượng kiến thức cần ôn sẽ vô cùng lớn, vừa gây áp lực nặng nề, vừa khiến việc ô tập khó khăn không hiệu quả. Chính vì vậy, sau mỗi bài các em nên ôn tập luôn và mỗi lần ôn lại như vậy các em sẽ thêm một lần nhớ hơn.
10. Lời khuyên
Việc học toán là một quá trình dài và đây là môn học cơ bản, rất quan trọng trong chương trình học nên người học cần phải có một nền tảng học vững chắc. Ngay từ những bậc học thấp nhất như mầm non, tiểu học, các bậc phụ huynh nên cho con học toán tư duy để có bộ não khỏe mạnh và hình thành tư duy toán học ngay từ bé
Nhớ k đúng và kết bạn với mk nha mk đầu tiên
- Bạn dành nhiều thời gian học nhưng chậm tiến bộ.
- Bạn học từ vựng nhiều nhưng mau quên, không nhớ khi cần dùng.
- Bạn nghe nhiều nhưng vẫn nghe không được.
- Bạn không sắp xếp được thời gian hợp lý cho việc học.
- Bạn cảm thấy học tiếng Anh thật khó khăn và nặng nề.
- Hoặc bạn dễ rơi vào tình trạng thiếu động lực, thiếu kiên trì, dễ mất tập trung khi học.
- …
Nếu bạn đang tìm cách học tiếng Anh hiệu quả để hóa giải những tình huống như trên, hãy dành ít phút đọc bài viết này.
Bạn SẼ KHÔNG đơn thuần nhận được những lời khuyên kiểu như “hãy học 3.000 từ vựng thông dụng”, “hãy nghe nhạc và xem phim tiếng Anh thường xuyên”, “hãy nghe tiếng Anh thụ động”…
Bạn sẽ biết cần học cái gì, học thế nào cho đúng, và tại sao học như vậy lại giúp bạn có kết quả cao. Bạn cũng sẽ được chuẩn bị những yếu tố quan trọng khác như tinh thần, động lực trong quá trình học.
Phương pháp học tiếng Anh hiệu quả nhất là gì?
Nếu bạn đặt ra câu hỏi “phương pháp học tiếng Anh hiệu quả nhất là gì?”, bạn sẽ không bao giờ tìm được câu trả lời chính xác. Bởi lẽ có rất nhiều phương pháp học tiếng Anh HIỆU QUẢ. (Ý tôi muốn nói đến những phương pháp thật sự hiệu quả). Mỗi phương pháp có điểm hay, điểm dở riêng. Nhưng phương pháp đem lại kết quả cho người khác, chưa chắc đã đem lại kết quả cho bạn.
Thay vì áp dụng máy móc một phương pháp hay lời khuyên nào đó, bạn cần hiểu những điều gì khiến phương pháp đó đem lại hiệu quả cho người học. Từ đó, bạn sẽ biết nên ứng dụng phương pháp nào vào tình huống của mình.
Bạn sẽ thấy rằng bạn không nhất thiết phải áp dụng rập khuông 1 phương pháp cứng nhắc. Thay vào đó, bạn có thể cần áp dụng nhiều phương pháp để thu được kết quả cao nhất.
Tinh thần học tập rất quan trọng!
Để có khả năng tiếng Anh tốt, bạn buộc phải trải qua quá trình học hỏi và rèn luyện, sử dụng tiếng Anh thường xuyên (cho dù bạn cảm thấy nó khó và nhàm chán đến mức nào).
Tôi hiểu rằng khi học tiếng Anh, chắc chắn sẽ có lúc bạn cảm thấy khó khăn, chán nản. Có nhiều vấn đề làm bạn mất tập trung như gia đình, bạn bè, facebook, chương trình ti vi,… Đôi khi bạn cảm thấy bạn không có thời gian học tiếng Anh. Bạn cảm thấy mình không có động lực. Bạn thấy lười…
Nhưng tôi chắc chắn điều đó không kéo dài lâu. Khi bạn đủ kiên trì và bắt đầu tiến bộ, bạn sẽ cảm thấy vô cùng hứng khởi bởi những điều tuyệt vời mà bạn làm được nhờ vốn tiếng Anh của mình
Còn đây là English
- danh từ : là những từ chỉ sự vật, hiện tương, khái niệm, ...
VD : cây , chó, mèo, thầy giáo, mưa, định luật....
- Động từ : là những từ chỉ trạng thái, hoạt động của con người, sự vật, hiện tượng
VD : chạy, nhảy, bay, hót,...
- Tính từ : là những từ chỉ màu sắc, tính chất, đặc điểm của con người, sự vật, hiện tương :
VD : lớn, đẹp , xanh lè, nhỏ...
1. Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập
2. Từ láy là từ tạo nên từ hơn hai tiếng, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên là tiếng gốc (thường thì tiếng gốc có nghĩa) và tiếng đứng sau láy lại âm hoặc vần của tiếng gốc. Từ láy cũng có hai loại: láy hoàn tòan và láy bộ phận
- những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép
- những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy
- danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...
- động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật
- tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
1,.... là : tính tình hai người lại trái ngược nhau.
2,.... là : sẻ thì ham chơi , lười biếng.
3,.... là : nên khi thấy chích lấy gói hạt kê chia cho mk sẻ cảm thấy rất áy náy.
4,.... là : khi thấy sẻ đến chích chia gói hạt kê mk nhặt đc chia cho sẻ.
1/Chim sẻ và chim chích là đôi bn thân nhưng tính tình khác nhau
2, Chích xởi lởi, hay giúp bn, c
òn Sẻ thì đôi khi bụng dạ hẹp hòi
3, Vì sẻ ko mún chia cho chích cùng ăn hạt kê nên ăn một mình
4, Chích gói cẩn thận những hạt kê còn sót lại vào một chiếc lá rồi đi tìm người bạn thân của mình
còn chứ trong sgk ngữ văn 8 ba còn được gọi là bọ hung(tiếng dân tộc)
san sẻ không phải từ ghép tổng hợp đau nha
cảm ơn bạn nha.
Mình kết bạn chứ