Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giữa sân trường em, đứng sừng sững một cây cổ thụ cao lớn, lá xum xuê. em không biết nó được trồng từ lúc nào, chỉ biết rằng em mới đặt chân vào trường đã thấy nó, nó che nắng mưa cho tụi em.
cây cổ thụ đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng em khỏi những ánh nắng gay gắt của mùa hè nóng nực. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. em không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá cây cổ thụ và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày. Giữa khoảng trời mênh mông, những cái lá cây to che hết ánh nắng gay gắt của mặt trời cho chúng em. Vào giờ ra chơi, ở dưới bóng mát của cây chúng em tụ họp ở đó vui đùa. Sau những trận mưa rào, lá cây cổ thụ rơi khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu xanh bát ngát, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây cổ thụ thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây cổ thụ già, xoá đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng bóng mát của cây toả xuống. cây cổ thụ đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò chúng em.
Mùa hè lại đến cây cổ thụ vẫn nằm trong những trang lưu bút của chúng em như một dấu ấn kỉ niệm đẹp ở dưới bóng của cây cổ thụ mà trước lúc chia tay đã gửi lại cho nhau để nghỉ hè.
Rau muống là một hình ảnh quen thuộc trên khắp các miền quê ở Việt Nam, được coi là một loài rau bình dị, gần gũi nhất với cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nhất là ở những vùng nông thôn Việt Nam. Gia đình nhà em cũng có một góc vườn dành riêng cho rau muống, nhờ vậy mà em có dịp quan sát chúng kĩ hơn. Những chiếc lá rau muống có màu xanh đậm, những chiếc lá non có màu nhạt hơn và mỏng hơn. Lá cây rau muống gần giống với lá cây khoai lang, đều có hình phễu dẹt nhưng nhỏ hơn. Thân cây có màu xanh non, khi cây cao chừng gần hai gang tay thì mẹ em sẽ hái và để lại một phần thân để cây tiếp tục mọc thêm. Rau muống mọc rất nhanh và cũng rất nhanh dài. Rau muống có thể vừa trồng trên cạn, vừa trồng dưới nước. Rau muống trồng dưới nước sẽ có phần thân to hơn một chút, chúng thường kết thành bè với nhau và lan rộng trên bề mặt nước. Hoa rau muống thường xuất hiện khi cây đã già. Những bông hoa có màu tím nhạt, có phần thân như chiếc chuông tí hon, cứ đu đưa trươc gió như rung lên những giai điệu trầm lắng. Rau muống có thể trồng và phát triển quanh năm, nhưng vào mùa hạ là mùa rau đến độ ngon nhất. Cứ vào mỗi trưa hè mà có một bát canh rau muống luộc thêm chanh thì quả là tuyệt vời. Rau muống là một loài cây dễ gieo trồng, dễ phát triển và tạo ra rất nhiều món ăn ngon miệng. Mỗi lần cùng mẹ ra vườn, em đều chăm chút, tưới cho những luống rau muống những nguồn nước mát lành, để gia đình em luôn có những món ăn ngon nhất, bổ dưỡng nhất.
#Forever
Rau muốn là loại cây em thích nhất. Luốn rau muống mà mẹ trồng trong vườn lên rất nhanh. Chỉ cần thường xuyên tưới nước là một tuần sau những vết cắt hay hái trước đó lại như nhú lên những mầm rau mới. Rau muống cứ như thật xanh tốt, những cái lá xanh như hình chiếc phễu như dẹt lại. Trên thân rau cũng thật là mềm phải có rất nhiều chiếc lá xanh nữa. Rau non thì khi hái sẽ thấy cũng thật là dễ dàng. Thế rồi khi cây rau mà già em lại nhìn thấy được những bông hoa muống tím thật nhẹ nhàng. Nhìn những bông hoa muốn này em như liên tưởng đến những chiếc chuông nhỏ nhắn nhưng cũng thật đáng yêu biết bao nhiêu.
Rau muống là loại cây em thích nhất. Luốn rau muống mà mẹ trồng trong vườn lên rất nhanh. Chỉ cần thường xuyên tưới nước là một tuần sau những vết cắt hay hái trước đó lại như nhú lên những mầm rau mới. Rau muống cứ như thật xanh tốt, những cái lá xanh như hình chiếc phễu như dẹt lại. Trên thân rau cũng thật là mềm phải có rất nhiều chiếc lá xanh nữa. Rau non thì khi hái sẽ thấy cũng thật là dễ dàng. Thế rồi khi cây rau mà già em lại nhìn thấy được những bông hoa muống tím thật nhẹ nhàng. Nhìn những bông hoa muốn này em như liên tưởng đến những chiếc chuông nhỏ nhắn nhưng cũng thật đáng yêu biết bao nhiêu.
Đồ ăn: Thịt kho; trứng ốp la; rau muống; cái kem
Đồ vật: Máy tính; cái quạt; dây buộc tóc; máy bay;
Con vật: Con mèo; con lợn; con trâu ; con cá.
Nhà em có một vườn rau ở sân trước . Vườn này do bà em trồng , cứ mỗi ngày , rau từ từ mọc lên rồi qua tuần , qua tháng , rau mọc lên nhìn như một cái sân xanh rượi , mát mẻ . Vườn rau có rất nhiều loại rau : rau cải thìa , rau ngót , rau súp lơ , rau xà lách , ... trông thật đẹp mắt . Có rau màu đỏ , rau màu trắng , màu xanh lục đậm trong vườn , ngoài ra , trong đây còn có những cây cỏ bà trồng thêm trang trí cho vườn đẹp hơn .
Theo mình , mình làm như thế , bạn đọc rồi cho mình ý kiến nhé !
Đề 2:
Trước sân nhà em có mảnh đất nhỏ. Ở đó, mẹ em trồng một khóm hoa nhài. Bốn mùa hoa nở mời gọi bướm ong lui tới.
Nhài mọc thành bụi. Thân gỗ nhỏ nhắn, phân làm nhiều cành. Thỉnh thoảng, em vẫn thấy mẹ tỉa bớt cành già đem giâm xuống đất. Một thời gian sau chồi non, lá non mọc lên. Vậy là có thêm một bụi hoa mới. Lá cây hình tròn hoặc hình trứng, một mặt nhẵn bóng, xanh tốt quanh năm. Hoa nhài màu trắng muốt, từng cánh, từng cánh nhỏ xíu tựa cánh hoa hồng xếp khéo léo lên nhau, tỏa hương thơm ngát. Hương hoa nhài đậm đà lan tỏa, nhất là về đêm. Loài hoa hiền dịu ấy âm thầm tỏa hương khi vạn vật say ngủ.
Mẹ em thường hái hoa nhài đem ướp trà uống cho thơm. Mỗi độ hoa nhiều, mẹ còn hái hoa đem phơi khô để dành dùng dần. Hoa nhài khô có thể pha trà hoặc nấu nước tắm, nước gội đầu đều rất tốt. Mẹ em chăm sóc khóm nhài rất cẩn thận. Người tỉa cành sâu, bón phân cho cây rất cẩn thận. Em cũng thường xuyên phụ tưới nước cho cây, vì thế hoa ngày càng xanh tốt. Hoa nở càng nhiều, hương hoa ngày càng nồng nàn, quyến rũ.
Chẳng biết từ lúc nào tình yêu mà mẹ dành cho loài hoa tinh khiết ấy lan truyền sang cả em và ba. Mỗi tối, sau khi ba em làm việc xong, em học bài xong hai cha con lại ngắm khóm hoa, hít thở không khí về đêm trong lành với hương hoa dịu êm lan tỏa. Những lúc như thế, mẹ em lại mỉm cười...
Bài tham khảo nè
Cây vú sữa ba trồng đầu hồi nhà thuở em còn là đứa trẻ lên ba, nay đã qua hai mùa trái ngọt. Mùa nào cũng sai bông trĩu quả. Và bây giờ, nó đang bước sang mùa thứ ba ở độ sung sức của tuổi trưởng thành.
Gốc cây to như bắp vế người lớn với những chiếc rễ ăn sâu xuống đất, tạo cho cây vú sữa một dáng đứng vững chãi. Từ mặt đất lên chừng một mét, thân cây chia thành hai nhánh lớn, vươn thẳng lên cao ước chừng gần bằng nóc nhà em. Vòm lá sum suê tỏa bóng mát xuống cả một góc sân rộng, tạo thành một chỗ vui chơi lí tưởng cho hai chị em và lũ bạn học cùng xóm. Những trò chơi đánh đáo, cướp cờ, bịt mắt bắt dê…thường tổ chức dưới gốc cây vú sữa này. Những lúc mệt mỏi, sau những trò chơi thú vị, bổ ích, chúng em lại quây quần bên chiếc bàn nhỏ đặt dưới gốc cây, bày sẵn hai đĩa vú sữa mà trước lúc đi làm, ba đã hái cho.
Nhà em trồng khá nhiều cây ăn trái: cam, bưởi, quýt, sa-bô-chê, táo…mỗi loại được trồng trên một bờ dài thẳng tắp. Tổng cộng có đến một mẫu vườn nhưng chỉ có một cây vú sữa “lò rèn” đặc biệt, không những sai quả mà hương vị của nó còn vượt hơn hẳn giống vú sữa thường thấy ở các vườn cây khác trong vùng. Quả nhiều bao nhiêu cũng không bán. Mùa nào cũng vậy, khi vú sữa chín, ba thường chọn một chục quả ngon nhất, đặt lên bàn thờ tổ tiên, cúng vái đất đai nhà cửa tưởng nhớ đến người mẹ “kì diệu” trong truyện cổ tích đã hóa thân thành cây vú sữa tuyệt vời này. Còn lại, ba dùng để biếu các bác, các chú thân quen trong hai cơ quan của ba mẹ, và dành cho hai chị em bồi dưỡng hàng ngày.
Mùa thứ ba này, nhìn cây vú sữa, em cảm thấy như cây thấp xuống và xòe rộng ra hơn mọi năm. Các cành lớn, cành nhỏ lủng lẳng những trái là trái, ước tính đến vài trăm. Trái nào trái ấy căng tròn như những trái cam đường bóng láng. Có những cành chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái chút xíu mà có đến bảy, tám trái chín mọng, đeo lúc lỉu từ trong ra ngoài, làm cho cành cây cong vồng hơn cả gọng vó. Nhiều lúc gặp phải những ngọn gió chướng thổi qua, tưởng như chúng sẽ bị gẫy gập cả xuống. Nhưng vú sữa vốn dẻo và dai, bền vững như tình mẹ trong truyện cổ tích.
Đúng là một giống cây ăn trái không những quý hiếm mà còn mang một biểu tượng tuyệt vời về người mẹ. Mỗi lần cầm trái vú sữa trên tay, dẫu chưa ăn mà em đã cảm nhận được cái hương vị ngọt ngào chảy ra từ những “bầu sữa kì diệu” ấy của người mẹ. Ôi! Tình yêu của mẹ thật như “biển hồ lai láng” mà suốt cuộc đời chúng em không bao giờ đền đáp được.
Trong vườn nhà em có trồng rất nhiều cây ăn quả như cây bưởi, cây hồng xiêm xanh lá, cây nhãn chín ngọt lịm hay cây ổi có vị chua chát,... nhưng trong đó em thích nhất là cây mận hồng đào, cây mận này được bà nội em trồng từ khi em còn học lớp một.
Cây cao khoảng sáu đến bảy mét, tán lá um tùm che rợp cả một khoảng đất rộng. Rễ cây ăn sâu vào lòng đất hút chất bổ để nuôi cây. Gốc cây màu nâu đen, to tròn bằng bắp vế của ba em. Sờ vào vỏ cây em thấy có chỗ sần sùi có chỗ nứt nẻ. Thân cây mận mọc lên khỏi vai em thì chia thành hai cành to. Từ hai cành to chĩa ra nhiều nhánh nhỏ, phủ đầy lá xanh.
Lá mận hình bầu dục. Lá non màu nâu, óng ánh như lụa, xen kẽ trong những tán lá xanh đậm trông thật xum xuê. Thấp thoáng trong vòm lá là những chùm hoa mận. Hoa mận trắng xóa, lấm tấm nhụy dài trông rất đẹp. Em thích thú ngắm nhìn những chùm quả mận, nào là chùm đôi, chùm ba, chùm tư… đua nhau mọc. Quả mận có hình dạng như chiếc chuông, lúc non quả màu xanh, khi chín quả chuyển sang màu đỏ hồng mơn mởn thật hấp dẫn làm sao!
Có lẽ vì thế nên mận mới có tên là hồng đào. Mận nhà em hột nhỏ, dày cơm, ăn vào vừa ngọt thanh vừa giòn rụm. Cả nhà em ai cũng quý cây mận vì mận chẳng những cho quả ăn thật ngon lại còn tỏa bóng mát cho khu vườn. Thỉnh thoảng, em lại ra gốc mận nhặt lá vàng và thưởng thức vị ngọt khó quên của quả mận hồng đào.
Sau giấu ba chấm phải viết hoa.