Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Trong tranh, các bạn đã xử lí bất hòa bằng cách:
+ Bình tĩnh khi có bất hòa với bạn.
+ Tìm hiểu nguyên nhân gây bất hòa.
+ Nói chuyện với bạn, bình tĩnh lắng nghe, không cắt lời, không chen ngang.
+ Nếu mình có lỗi, cần thành thật xin lỗi.
+ Bắt tay và vui vẻ làm hòa.
- Cách xử lí khác khi bất hòa với bạn bè:
+ Nhờ giúp đỡ của bạn bè để hòa giải mâu thuẫn.
+ Nhờ sự trợ giúp của thầy cô để giải quyết bất hòa.
+ Mua đền đồ khi mình làm hỏng đồ của bạn.
a. Cách xử lí bất hòa với bạn bè ở các tranh trên:
- Tranh 1: Giữ bình tĩnh, không nóng giận
- Tranh 2: Nói chuyện nhẹ nhàng với bạn
- Tranh 3: Chia bánh để làm hòa với bạn
- Tranh 4: Nói lời xin lỗi với bạn
b. Các cách xử lí bất hòa khác mà em biết: Chủ động làm hòa,...
\(a)\)
\(\rightarrow\) Hành động của các bạn trong tranh \(1,2,4\) thể hiện việc bất hòa với bạn bè.
\(b)\)
Tranh 1: Hai bạn đã giằng co nhau một chú gấu.
Tranh 2: Hai bạn đã đổ lỗi cho nhau làm vỡ bình hoa.
Tranh 4: Hai bạn đã nói chuyện riêng mất trật tự làm ảnh hưởng đến người khác.
Thật ra hình 3 cũng là bất hoà khi các bạn tranh luận về những cái ngon hơn
\(a)\)
\(\rightarrow\) Các bạn bất hòa vì không biết chọn trò chơi nào và 2 bạn nữ đã chọn chơi cầu lông còn 2 bạn nam muốn chơi đá cầu nên mới xảy ra bất hòa.
\(b)\)
\(\rightarrow\) Nếu không xử lí bất hòa thì tình cảm bạn bè sẽ không còn hòa đồng như lúc trước nữa.
\(c)\)
\(\rightarrow\) Xử lí bất hòa mang lại lợi ích bạn bè có thể chơi thân với nhau hơn và hiểu nhau hơn.
- Na xử lí bất hòa với bạn bè bằng cách:
+ Tranh 1: Na đã kiềm chế cơn tức giận của mình
+ Tranh 2: Na đã nhờ đến sự giúp đỡ của cô giáo
+ Tranh 3: Na đã giải thích cho bạn nghe
+ Tranh 4: Na đã thành thật xin lỗi bạn
- Kể thêm các cách xử lí bất hòa với bạn bè:
+ Nói chuyện nhẹ nhàng với bạn
+ Thành thật xin lỗi khi mình có lỗi
- Các tình huống 1, 2 và 4 thể hiện sự bất hoà:
+ Tình huống 1: Hai bạn nữ va vào nhau và đều đổ lỗi cho người còn lại đi đứng không cẩn thận.
+ Tình huống 2: Hai bạn nam tranh giành một chiếc ghế.
+ Tình huống 4: Hai bạn nam đổ lỗi cho nhau vì làm bẩn mất chiếc áo đang mặc trên người.
- Kể thêm các biều hiện bất hòa với bạn bè mà em biết:
+ Vì không hoàn thành nhiệm vụ cô giáo giao trong giờ học trước, lớp trưởng tỏ ra khó chịu và cho rằng các bạn trong lớp không chịu hợp tác. Còn mọi người lại cảm thấy do lớp trưởng không phổ biến rõ ràng.
+ Cả lớp ganh tị, tẩy chay một bạn vì cho rằng bạn học sinh đó được cô ưu ái, thiên vị hơn.
Lớp em thì chia bè kéo cánh rất nhiều, nhưng mà em ở phía trung lập, chơi được với nhiều bạn, em đã nghe các nhóm nói xấu nhau rất nhiều, sau hằng đêm suy nghĩ, em đã rủ các bạn cùng đi chơi, trong chuyến đi này em ưu tiên các hoạt động chơi nhiều người, từ đó các bạn tiếp xúc nhau nhiều hơn, em làm cầu nối cho các bạn nói chuyện, chia sẻ. Sau đó, các bạn làm lành với nhau, em được các bạn mời đi ăn rất nhiều.
Các bạn mâu thuẩn với Lam, cô lập bạn ấy. Lam thấy rất buồn và chia sẻ với Minh câu chuyện của mình. Minh đưa Lam đi gặp cô giáo và tường thuật lại, cô giáo lắng nghe, hiểu mọi chuyện và đưa Lam đi gặp các bạn. Được cô giáo giải thích, giải quyết bất hoà, các bạn dần hiểu nhau hơn, Lam cùng các bạn lại chơi cùng nhau, tạo nên một lớp học nhiều niềm vui.
a. Minh cùng Lam đã đi tìm gặp cô giáo để nhờ xử lí bất hoà với các bạn.
b. Theo em, có nhiều cách khác giúp Lam xử lí. Chẳng hạn như bình tĩnh giải thích cho các bạn nghe,...
- Lợi ích của việc xử lí bất hoà thông qua tình huống:
+ Giải toả sự căng thẳng, tức giận của cả hai bên.
+ Hàn gắn tình bạn.
+ Làm bền chặt thêm mối quan hệ giữa các bạn với nhau.
- Một số lợi ích khác của việc xử lí bất hoà:
+ Giúp chúng ta hiểu nhau và trở nên gắn kết hơn.
+ Giúp tình bạn trở nên thân thiết.
+ Là bài học cho mỗi người để biết cách ứng xử, giải quyết vấn đề khôn ngoan hơn.
- Các bước xử lí bất hòa với bạn bè:
+ Bước 1: Phải giữ bình tĩnh
+ Bước 2: Gặp mặt trực tiếp để xử lí mâu thuẫn
+ Bước 3: Xin lỗi một cách nhẹ nhàng, lịch sự