K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2017

Xã hội nước ta từ khi bị phong kiến phương Bắc thống trị lại tiếp tục phân hóa:

- Tầng lớp thống trị có địa vị và quyền lực cao nhất là bọn quan lại, địa chủ người Hán.

- Tầng lớp quí tộc người Âu Lạc bị mất quyền lực, trở thành những hào trưởng. Họ bị quan lại và địa chủ người Hán chèn ép, khinh rẻ nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng ở địa phương và có uy tín trong nhân dân.

- Nông dân công xã trước đây, bao gồm nông dân và thợ thủ công.Từ khi bị đô hộ, một số giàu lên, song cũng có người nợ nần túng thiếu (do bị tước ruộng đất, bị tô thuế nặng), một số trở thành nô tì hoặc nông nô, nông dân lệ thuộc, số này gọi chung là tầng lớp nghèo.

25 tháng 11 2019

Nhân dân Cham-pa đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc độc đáo, mang đậm tính cách và tâm hồn của người Chăm. Cấu trúc các tháp bố trí hài hòa, tinh tế, cân đối và rất đẹp.

10 tháng 1

Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng, chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau, trong đó có Ấn Độ và Trung Quốc. Ảnh hưởng của hai nền văn hóa này thể hiện rõ trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tín ngưỡng tôn giáo.

Một trong những thành tựu tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ là Phật giáo. Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ 2, nhanh chóng phát triển trở thành một tôn giáo chính của người Việt. Phật giáo Ấn Độ đã ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của Phật giáo Việt Nam, bao gồm giáo lý, nghi lễ, kiến trúc, nghệ thuật.

- Giáo lý: Phật giáo Ấn Độ truyền bá tư tưởng nhân quả, luân hồi, từ bi, hỉ xả. Những tư tưởng này đã được Phật giáo Việt Nam tiếp thu và phát triển.

- Nghi lễ: Phật giáo Ấn Độ có nhiều nghi lễ phức tạp như lễ tắm Phật, lễ phóng sinh, lễ cầu an, lễ cầu siêu. Những nghi lễ này cũng được Phật giáo Việt Nam tiếp thu và thực hiện.
- Kiến trúc: Phật giáo Ấn Độ có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, như chùa tháp, tượng Phật. Những công trình này cũng đã được Phật giáo Việt Nam xây dựng, tiêu biểu là các ngôi chùa cổ như chùa Bái Đính, chùa Một Cột, chùa Dâu,...
- Nghệ thuật: Phật giáo Ấn Độ có nhiều tác phẩm nghệ thuật đẹp và ý nghĩa, như tranh tượng, điêu khắc, âm nhạc,... Những tác phẩm nghệ thuật này cũng đã được Phật giáo Việt Nam tiếp thu và phát triển.

Một thành tựu tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc là Đạo giáo. Đạo giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ 2, và cũng nhanh chóng phát triển trở thành một tôn giáo chính của người Việt. Đạo giáo Trung Quốc đã ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của Đạo giáo Việt Nam, bao gồm giáo lý, nghi lễ, kiến trúc, nghệ thuật.

- Giáo lý: Đạo giáo Trung Quốc đề cao việc tu dưỡng bản thân, sống hòa hợp với thiên nhiên, hướng đến sự trường sinh bất tử. Những tư tưởng này cũng đã được Đạo giáo Việt Nam tiếp thu và phát triển.
- Nghi lễ: Đạo giáo Trung Quốc có nhiều nghi lễ phức tạp, như lễ cúng thần, lễ cúng tổ tiên, lễ cầu an, lễ cầu siêu. Những nghi lễ này cũng được Đạo giáo Việt Nam tiếp thu và thực hiện.
- Kiến trúc: Đạo giáo Trung Quốc có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, như đền chùa, tượng thần. Những công trình này cũng đã được Đạo giáo Việt Nam xây dựng, tiêu biểu là các ngôi đền cổ như đền Ngọc Sơn, đền Quán Thánh, đền Lăng Ông,...
- Nghệ thuật: Đạo giáo Trung Quốc có nhiều tác phẩm nghệ thuật đẹp và ý nghĩa, như tranh tượng, điêu khắc, âm nhạc,... Những tác phẩm nghệ thuật này cũng đã được Đạo giáo Việt Nam tiếp thu và phát triển.

Những thành tựu tín ngưỡng tôn giáo này đã góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam, thể hiện sự giao thoa và tiếp biến văn hóa giữa Việt Nam với các nước khác.

18 tháng 1

Thánh địa Mỹ Sơn: Thánh địa Mỹ Sơn nằm ở xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, Tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Hội An khoảng 40km, đây là quần thể tháp Chăm lớn nhất ở Việt Nam, đã được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa.

Các công trình tháp cổ ở Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa tín ngưỡng Ấn Độ, thể hiện ở hình dáng tháp cũng như những bức phù điêu, các tấm bia được viết bằng chữ Phạn với hoa văn họa tiết vô cùng sống động và đẹp. Các Tháp đều hướng về phía Đông là hướng của các vị thần, là hướng sinh, tuy nhiên vẫn có một số tháp hướng về phía Tây thể hiện quan niệm của các vị vua Chăm pa muốn tìm hiểu về thế giới bên kia, thế giới không nhận biết được.

Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam. Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa năm 1999. Thánh địa Mỹ Sơn được ví như những tòa tháp cổ của người Champa, là nơi có không gian lý tưởng cho một trung tâm đậm đà bản sắc tôn giáo Chăm Pa mang trong mình vẻ đẹp của một nền văn minh đã mất.

Các công trình tháp cổ ở Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa tín ngưỡng Ấn Độ, thể hiện ở hình dáng tháp cũng như những bức phù điêu, các tấm bia được viết bằng chữ Phạn với hoa văn họa tiết vô cùng sống động và đẹp. Các Tháp đều hướng về phía Đông là hướng của các vị thần, là hướng sinh, tuy nhiên vẫn có một số tháp hướng về phía Tây thể hiện quan niệm của các vị vua Chăm pa muốn tìm hiểu về thế giới bên kia, thế giới không nhận biết được

Nghệ thuật kiến trúc đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ. Thánh địa có một tháp chính (Kalan) và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh. Những đền tháp ở Mỹ Sơn được xây dựng bằng gạch đỏ, không vôi phủ ngoài, giữa các viên gạch không có mạch hồ. Các đền tháp đều có hình tứ giác. Mái tháp được cấu trúc theo nhiều tầng tháp chồng lên nhau, trên đặc dưới rỗng, càng lên cao càng nhỏ dần tạo dáng cao vút. Mặt ngoài cửa các tháp mang những đường nét và đường cong mô tả hình người, hình động vật, cỏ cây hoa lá với nhiều dáng vẻ khác nhau rất sinh động và uyển chuyển.

Thánh địa là nơi thờ tự tôn giáo của người Chăm pa cổ đó là đạo Hindu tôn thần Sinva làm vị thần tối cao và lấy biểu tượng linga làm vật thờ chính. Các đền miếu nhỏ thờ các vị thần như thần Sấm, sét, Indra, thần mặt trời Surya, thần chiến tranh Skanda… Những nghiên cứu cho thấy, khu tháp cổ nhất được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 4, sau đó các vua Chăm pa sau tiếp tục xây dựng liên tục các tháp mới trong vòng hơn 1000 năm trở thành một quần thể tháp như ngày nay. Ngoài chức năng để tế lễ, giúp những người đứng đầu nhà nước có thể đến gần hơn với nữ thần, khu Thánh địa còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chăm pa, là nơi chôn cất các vị vua, các thầy tu có căn tuệ nhiều quyền lực.

2 tháng 12 2021

Loại chữ viết đầu tiên của loài người là *

    chữ tượng hình.  

 chữ tượng ý.  

 chữ giáp cốt. 

  chữ triện.

Hãy xác định các ý trả lời sau đây sai. Hình 4 (trang 31, SGK) cho em biết điều gì về nền sản xuất của người Ai Cập cổ đại? *  

  Đó là nền nông nghiệp dùng cày.   

Một số loại cây trồng chính của người Ai Cập. 

Nam giới đảm nhiệm những công việc nặng nhọc, phụ nữ làm những công việc nhẹ nhàng hơn. 

Xã hội đã phân hoá sâu sắc.

2 tháng 12 2021

chữ tượng hình 

Đó là nền nông nghiệp dùng cày.

 

13 tháng 12 2021

Nới bạn sống ở đâu vậy

13 tháng 5 2021

Ngọc Anh thân mến!

Kể từ ngày mình chuyển hướng sang nghiên cứu Lịch sử và Ngọc Anh trở thành một nhà báo mình cảm thấy thật sự rất vui. Nghe nói Ngọc Anh đang có đề tài về văn hóa Việt Nam trong lịch sử, đây cũng chính là vấn đề mình đang tìm hiểu. Hi vọng một số thông tin mình gửi cho Ngọc Anh có thể giúp Mai một phần nào trong đề tài của mình. Ngay từ những ngày đầu xâm chiếm nước ta, các thế lực thực dân phương Bắc đã không ngừng thực hiện mọi thủ đoạn để bóc lột nhân dân ta, đồng hóa về văn hóa nhân dân ta. Họ đưa người Hán sang sống cùng ta, đưa người Hán sang để cai quản nhân dân ta đến tận cấp huyện. Họ mở trường dạy chữ Hán, truyền bá Nho giáo, Đạo giáo và bắt nhân dân ta phải ăn mặc theo phong tục, tập quán của họ... Đây thục sự là những chính sách tàn bạo vô cùng thủ đoạn, dã man. Nhưng người dân Việt với bản lĩnh và sự sáng tạo của mình đã không bị đồng hóa. Thay vào đó, họ đã tiếp thu những tinh hoa văn hóa, những cái mới cái tốt, cải biến làm phong phú hơn nền văn hóa dân tộc. Ở trong các làng xã, nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sinh hoạt theo nếp sống riêng, duy trì và phát huy những phong tục cổ truyền của người Việt. Chính vì thế mà nhiều phong tục tập quán vẫn được giữ gìn đến tập ngày nay như trống trong các lễ hội, ăn trầu, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc... Sở dĩ những chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đã bị thất bại bởi chúng ta có làng, có xóm và thực dân phương Bắc không thể phá vỡ kết cấu làng và những quy tác, luật lệ trong làng. Ngoài ra, chúng ta có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, không ngừng đấu tranh để bài trừ thực dân phong kiến phương Bắc. Trên đây là những thông tin cơ bản cơ bản nhất về sự tiếp biến văn hóa Việt Nam trong thời Bắc thuộc. Hi vọng với những thông tin cơ bản này, Ngọc Anh có thể tìm hiểu kĩ hơn về văn hóa Việt Nam trong lịch sử. Nếu Ngọc Anh cần thêm thông tin hãy liên hệ với mình nhé!

13 tháng 5 2021

dài vãi*beep*

13 tháng 5 2016

Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

21 tháng 5 2016

+ cuối năm 938 Lưu Hoàng Tháo chỉ huy thủy quân Nam Hán tiến vào nước ta, nước triều rút Ngô Quyền tổng tấn công, quân Nam Hán thua to, Hoàng Tháo thiệt mạng, vua Nam Hán thu quân về nước.

10 tháng 11 2016

1. Truyện cho chúng ta thấy từ thời xa xưa ông cha ta đã biết đắp đê (cụ thể là Thủy Tinh cho nước dâng cao bao nhiêu thì Sơn Tinh cho núi cao lên bấy nhiêu) để chống lại lũ lụt.

4, Những lí do ra đời nhà nước thời Hùng Vương:
- Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, sự xuất hiện các làng, chạ, bộ lạc.
- Do yêu cầu bảo vệ sản xuất vùng các sông lớn.
- Xã hội có sự phân chia giàu, nghèo.
- Mở rộng giao lưu và tự vệ.
5,Nhận xét về tổ chức nhà nước đầu tiên :
- Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
- Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước cũng như sự hình thành quốc gia - dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 

10 tháng 11 2016

thanks bạn nhiềuhihi