Gia Bảo Phạm

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Gia Bảo Phạm
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Thánh địa Mỹ Sơn: Thánh địa Mỹ Sơn nằm ở xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, Tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Hội An khoảng 40km, đây là quần thể tháp Chăm lớn nhất ở Việt Nam, đã được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa.

Các công trình tháp cổ ở Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa tín ngưỡng Ấn Độ, thể hiện ở hình dáng tháp cũng như những bức phù điêu, các tấm bia được viết bằng chữ Phạn với hoa văn họa tiết vô cùng sống động và đẹp. Các Tháp đều hướng về phía Đông là hướng của các vị thần, là hướng sinh, tuy nhiên vẫn có một số tháp hướng về phía Tây thể hiện quan niệm của các vị vua Chăm pa muốn tìm hiểu về thế giới bên kia, thế giới không nhận biết được.

Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam. Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa năm 1999. Thánh địa Mỹ Sơn được ví như những tòa tháp cổ của người Champa, là nơi có không gian lý tưởng cho một trung tâm đậm đà bản sắc tôn giáo Chăm Pa mang trong mình vẻ đẹp của một nền văn minh đã mất.

Các công trình tháp cổ ở Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa tín ngưỡng Ấn Độ, thể hiện ở hình dáng tháp cũng như những bức phù điêu, các tấm bia được viết bằng chữ Phạn với hoa văn họa tiết vô cùng sống động và đẹp. Các Tháp đều hướng về phía Đông là hướng của các vị thần, là hướng sinh, tuy nhiên vẫn có một số tháp hướng về phía Tây thể hiện quan niệm của các vị vua Chăm pa muốn tìm hiểu về thế giới bên kia, thế giới không nhận biết được

Nghệ thuật kiến trúc đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ. Thánh địa có một tháp chính (Kalan) và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh. Những đền tháp ở Mỹ Sơn được xây dựng bằng gạch đỏ, không vôi phủ ngoài, giữa các viên gạch không có mạch hồ. Các đền tháp đều có hình tứ giác. Mái tháp được cấu trúc theo nhiều tầng tháp chồng lên nhau, trên đặc dưới rỗng, càng lên cao càng nhỏ dần tạo dáng cao vút. Mặt ngoài cửa các tháp mang những đường nét và đường cong mô tả hình người, hình động vật, cỏ cây hoa lá với nhiều dáng vẻ khác nhau rất sinh động và uyển chuyển.

Thánh địa là nơi thờ tự tôn giáo của người Chăm pa cổ đó là đạo Hindu tôn thần Sinva làm vị thần tối cao và lấy biểu tượng linga làm vật thờ chính. Các đền miếu nhỏ thờ các vị thần như thần Sấm, sét, Indra, thần mặt trời Surya, thần chiến tranh Skanda… Những nghiên cứu cho thấy, khu tháp cổ nhất được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 4, sau đó các vua Chăm pa sau tiếp tục xây dựng liên tục các tháp mới trong vòng hơn 1000 năm trở thành một quần thể tháp như ngày nay. Ngoài chức năng để tế lễ, giúp những người đứng đầu nhà nước có thể đến gần hơn với nữ thần, khu Thánh địa còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chăm pa, là nơi chôn cất các vị vua, các thầy tu có căn tuệ nhiều quyền lực.

Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây hương liệu – gia vị, ví dụ như: hồi, quế, hồ tiêu, nghệ tây, gừng… Đây cũng là một trong những mặt hàng chủ lực của các nước Đông Nam Á trên tuyến buôn bán đường biển kết nối Á – Âu 9maf sau này gọi là con đường gia vị).

Không chỉ xuất hiện trong nhà bếp, các loại hương liệu – gia vị của Đông Nam Á còn được cư dân châu Âu ưa chuộng, sử dụng trong y học hoặc phụ vụ cho những nhu cầu xa hoa hơn, như: dầu thơm, dầu tắm cho giới quý tộc. Vào thế kỉ X, giá của các loại gia vị được đẩy lên cao tới mức khủng khiếp: 1 pound nghệ tây (khoảng 4 lạng) có giá ngang với 1 con ngựa, 1 pound gừng có giá ngang 1 con bò; hay 2 pound vỏ nhục đậu khấu có thể mua được 1 con cừu; ở Đức, hạt tiêu đen còn được sử dụng như 1 loại tiền tệ…. Nguồn lợi nhận khổng lồ từ hương liệu – gia vị góp phần mang lại sự giàu sang, sầm uất cho các quốc gia Đông Nam Á.

Tường thành được xây dựng hơn 1.800 năm

Vạn Lý Trường Thành không phải là thành lũy đầu tiên được xây dựng trong lãnh thổ Trung Quốc để bảo vệ người dân khỏi giặc ngoại xâm. Thế kỷ thứ 8 TCN, những tường lũy như thế từng được xây dựng để đẩy lùi dân du mục.

Đến năm 221 TCN, khi Tần Thủy Hoàng thâu tóm được các quốc gia láng giềng và bắt đầu xây dựng nhà Tần, ông khởi công xây dựng 5.000 km tường thành để bảo vệ vùng đất của mình. Những triều đại sau đó tiếp tục công việc xây tường thành và thêm vào các nét riêng.

Mặt dù bắt đầu xây dựng từ thời nhà Tần, phần lớn Vạn Lý Trường Thành lại mang dấu ấn của nhà Minh, với những đặc trưng của thế kỷ 14-17.

Không phải một bức tường thống nhất

Nhiều người nghĩ rằng Vạn Lý Trường Thành là một cấu trúc không gián đoạn. Nhưng chính xác, đây là tập hợp mạng lưới 20.000 km tường bắc qua biên giới phía bắc lãnh thổ của các đế quốc xa xưa ở Trung Quốc.

Gạo nếp được dùng làm vữa

Phần lớn Vạn Lý Trường Thành được tạo ra từ những vật liệu xây dựng không có gì nổi bật như đất đá. Tuy nhiên, gạo nếp được đưa vào công thức làm vữa nhờ sự kết dính ưu việt. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hợp chất amylopectin (hợp chất tạo sự kết dính) có trong gạo nếp giúp tường thành vững chắc và bền bỉ hơn.

Xây Trường Thành là hình phạt cho phạm nhân 

Việc xây dựng, bảo trì, giám sát Vạn Lý Trường Thành là hình phạt thường xuyên của tù nhân thời nhà Tần. Để phân biệt với người dân lao động, quản sự đã cạo đầu tù nhân và bôi đen mặt họ rồi trói tay chân lại thành một chuỗi.

Những tù nhân phạm tội giết người hay trốn thuế đều bị trừng phạt bằng nhiệm vụ xây Trường Thành. Đây là công việc cực kỳ nguy hiểm, theo ước tính có khoảng 400.000 người chết trong quá trình xây dựng.

3-4828-1442390798.jpg

Xây dựng Vạn Lý Trường Thành là một hình phạt khổ sai với các tù nhân Trung Quốc thời xưa.

Gà trống được đưa đến Trường Thành để tôn vinh người chết

Rất nhiều người bỏ mạng trong quá trình xây dụng Trường Thành. Gia đình của họ đau buồn và lo sợ linh hồn người thân mắc kẹt lại trong công trình. Có quan niệm cho rằng, linh hồn kẻ phạm tội ăn năn sẽ được giải thoát với một chú gà trống theo sau.

Thơ cổ tiên đoán về việc xây dựng Trường Thành

Kinh Thi, một bộ sưu tập thơ cổ của Trung Quốc được viết khoảng giữa thế kỷ thứ 7 và 11 TCN, đã dự đoán đúng việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Đây là một sự nỗ lực nhằm chống lại những kẻ xâm lược thông qua việc phát triển một hàng rào phòng thủ.

Trường Thành tôn vinh các nhân vật huyền thoại

Dọc theo Trường Thành là các đền thờ và cống vật dành cho những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Quan Vũ, một vị tướng phục vụ trong triều đại nhà Hán, sống ở thế kỷ thứ 3, được vinh danh bằng một đền thờ được xây dựng tại đây. Ngoài ra, nhiều điểm khác trên Trường Thành được dùng để tỏ lòng tôn kính tới Thiên Vương (Tứ Thiên Vương trong Phật Giáo).

Phòng thủ bằng tường thành không tốt

Mặc dù nỗ lực xây dựng Vạn Lý Trường Thành như một hệ thống phòng thủ quân sự, trong lịch sử có rất nhiều kẻ thù của nước này đã vượt qua được. Vào thế kỷ thứ 17, cuộc xâm lược của Mãn Châu cũng dẫn đến sự sụp đổ của triều đại nhà Minh.

Vạn Lý Trường Thành không thể nhìn thấy từ ngoài vũ trụ

Có nhiều ý kiến trái chiều về việc Vạn Lý Trường Thành có thể được nhìn thấy từ vũ trụ. Kể từ khi con người với tới không gian vũ trụ thì quan điểm trên bị bác bỏ. Phi hành gia Neil Armstrong là một trong số những người khẳng định điều đó.

Gần 2.000 km tường thành đã bị phá hủy.

Hàng nghìn km bức tường lớn ban đầu đã biến mất

Ngày nay, phần còn lại của Vạn Lý Trường Thành vẫn là một con số ấn tượng - hơn 20.000 km, dù chiều dài này giảm rất nhiều so với thời kỳ đỉnh cao dưới triều đại nhà Minh. Gần 2.000 km công trình xây dựng trong thời kỳ này đã bị phá hủy.