Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong các thế kỉ XVI - XVIII, đất nước diễn ra nhiều biến động chính trị lớn, tuy nhiên, nhân dân Đại Việt vẫn đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và tôn giáo.
Tham khảo
♦ Tình hình chính trị
- Chính sách cai trị của thực dân Anh:
+ Áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp phần lớn lãnh thổ Ấn Độ. Đứng đầu bộ máy cai trị là Toàn quyền (được gọi là Phó vương), do Hoàng gia Anh bổ nhiệm.
+ Nhượng bộ tầng lớp trên, biến bộ phận này thành tay sai để làm chỗ dựa vững chắc cho quyền cai trị của Anh;
+ Tìm cách khắc sâu khác biệt tôn giáo, đẳng cấp, chủng tộc để chia cắt Ấn Độ.
- Hậu quả:
+ Quyền lực chính trị nằm trong tay thực dân Anh.
+ Một bộ phận lực lượng phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.
+ Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt.
♦ Tình hình kinh tế
- Chính sách cai trị của thực dân Anh:
+ Loại bỏ đặc quyền của Công ty Đông Ấn, trực tiếp mở rộng khai thác, vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công ở Ấn Độ.
+ Tăng các khoản thuế và đẩy mạnh xuất khẩu sang Ấn Độ, biến tiểu lục địa này thành thị trường lớn của Anh.
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường sắt được xây dựng trên quy mô lớn và giao cho các công ty tư nhân quản lí.
- Hậu quả:
+ Ấn Độ hoàn toàn trở thành thị trường tiêu thụ của Anh.
+ Việc nhập khẩu hàng hoá giá rẻ từ Anh đã làm suy yếu các ngành thủ công truyền thống ở Ấn Độ, đặc biệt là ngành dệt.
+ Các ngành đóng tàu, khai mỏ,... suy yếu do không đủ sức cạnh tranh với công nghiệp Anh.
+ Nông nghiệp Ấn Độ phát triển theo hướng xuất khẩu nhưng phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường chính quốc.
♦ Tình hình xã hội
- Chính sách cai trị của thực dân Anh: thi hành chính sách “ngu dân”, khuyến khích các tập quán lạc hậu, phản động.
- Hậu quả:
+ Làm xói mòn các giá trị văn hóa truyền thống của Ấn Độ; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội.
+ Đời sống nhân dân Ấn Độ ngày càng cực khổ. Nạn đói xảy ra liên tiếp khiến hàng chục triệu người chết đói vào cuối thế kỉ XIX.
+ Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh là mâu thuẫn cơ bản. Đây là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh đòi độc lập, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 - 1859) và cao trào đấu tranh 1905 - 1908 dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.
Tham khảo
♦ Yêu cầu số 1: Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đến Việt Nam
- Về chính trị: người Pháp nắm trong tay mọi quyền lực. Một bộ phận địa chủ phong kiến trở thành tay sai, cùng với thực dân Pháp bóc lột nhân dân.
- Về kinh tế:
+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam. Hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là ở các đô thị có sự cải thiện. Nhiều bến cảng, nhà ga cùng các tuyến giao thông, các cơ sở công nghiệp, thương nghiệp được xây dựng. Các đồn điền trồng lúa, cao su, cà phê cũng dần xuất hiện, đặc biệt là ở Nam Kì.
+ Nền kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối và bị lệ thuộc vào kinh tế Pháp. Việt Nam trở thành nơi cung cấp nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của nước Pháp.
- Về văn hóa: văn hóa phương Tây được du nhập vào Việt Nam, cùng tồn tại với nền văn hóa truyền thống.
- Về xã hội:
+ Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa:
▪ Giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hóa thành đại địa chủ, địa chủ vừa và địa chủ nhỏ. Đại địa chủ trở nên giàu có trở thành tay sai của Pháp; địa chủ vừa và nhỏ ít nhiều có tinh thần đấu tranh chống Pháp.
▪ Nông dân vẫn chiếm đa số trong xã hội, sống nghèo khổ, nhiều người phải bỏ làng quê ra thành thị kiếm sống hoặc xin làm công nhân.
▪ Một bộ phận trí thức Nho học có sự chuyển biến về nhận thức, tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng....
+ Xuất hiện các tầng lớp xã hội mới, như: tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, trí thức thành thị, giai cấp công nhân,…
=> Kết luận: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), tình hình Việt Nam có nhiều biến đổi. Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến với hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
♦ Yêu cầu số 2:
- Những tác động tích cực từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến phong trào yêu nước của Việt Nam đầu thế kỉ XX:
+ Thứ nhất, sự du nhập của văn hóa phương Tây, đặc biệt là trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản đã góp phần làm làm chuyển biến nhận thức của một bộ phận dân cư trong xã hội, đây cũng là một trong những nhân tố dẫn đến sự hình thành của phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
+ Thứ hai, trong xã hội Việt Nam xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới, như: giai cấp công nhân, tầng lớp tư sản và tiểu tư sản,... điều này đã giúp cho phong trào đấu tranh yêu nước của Việt Nam đầu thế kỉ XX được bổ sung thêm lực lượng.
Tham Khảo:
Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX:
Về kinh tế:- Tích cực:
+ Xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân.
+ Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.
+ Xây dựng được hệ thống giao thông vận tải.
- Tiêu cực:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt
+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ
+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.
Về văn hóa, xã hội:- Các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:
+ Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
+ Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
+ Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng.
+ Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
+ Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,… đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.
- Văn hóa phương Tây du nhập ngày càng mạnh.
=> Đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội sâu sắc.
Tham khảo
Những chi tiết trong hình 3.8 thể hiện sự khác biệt giữa các tầng lớp xã hội và sự hiện diện của văn hóa phương Tây là:
+ Các công trình theo phong cách kiến trúc phương Tây.
+ Tàu hỏa
+ Xe đạp.
+ Người đàn ông ăn mặc sang trọng, đeo trang sức ngồi trên xe ngựa có phu xe.
Tham khảo
Thông qua nội dung các đề nghị cải cách, có thể thấy vấn đề được quan tâm nhất là việc mở cửa, đẩy mạnh giao thương với nước ngoài, phát triển nông nghiệp trong nước, đầu tư vào quân sự và bồi dưỡng nhân tài.
Theo em, trong bối cảnh đất nước vào cuối thế kỉ XIX, những đề xuất này là rất cần thiết, góp phần đưa đất nước thoát khỏi sự trì trệ, lạc hậu trong sản xuất, phát triển kinh tế, tiếp thu những tiến bộ khoa học, kĩ thuật trên thế giới, đồng thời củng cố sức mạnh quốc phòng trong bối cảnh các thế lực cát cứ đang lăm le xâm lược nước ta.
Tham khảo
* Chia sẻ hiểu biết về C.Mác và Ph.Ăng-ghen:
+ C. Mác (1818 - 1883) sinh ra trong gia đình trí thức tại Đức, đỗ Tiến sĩ Triết học năm 23 tuổi. Vì các quan điểm cấp tiến, Mác đã bị nhiều nước châu Âu trục xuất và cuối cùng định cư ở Luân Đôn (Anh). Cùng với Ăng-ghen, Mác đã chỉ ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và con đường đấu tranh chống lại giai cấp tư sản để xây dựng xã hội công bằng, không còn áp bức bóc lột.
+ Ph. Ăng-ghen sinh ra trong gia đình chủ xưởng tại Đức. Ông là bạn và người cộng tác quan trọng của C. Mác. Sau khi Mác qua đời, Ăng-ghen tiếp tục truyền bá học thuyết Mác trong phong trào công nhân.
* Chia sẻ hiểu biết về tác phẩm: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
- Tháng 2/1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (do C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo) được công bố ở Luân Đôn.
- Nội dung cơ bản:
+ Trình bày những luận điểm chính về sự phát triển của xã hội loài người.
+ Khẳng định sứ mệnh của giai cấp công nhân là lãnh đạo cuộc đấu tranh chống sự thống trị và ách áp bức của giai cấp tư sản, xây dựng chế độ công sản chủ nghĩa.
+ Kêu gọi thành lập chính Đảng và đoàn kết các lực lượng công nhân trên thế giới.
- Ý nghĩa: đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
Tham khảo
* Chia sẻ hiểu biết về C.Mác và Ph.Ăng-ghen:
+ C. Mác (1818 - 1883) sinh ra trong gia đình trí thức tại Đức, đỗ Tiến sĩ Triết học năm 23 tuổi. Vì các quan điểm cấp tiến, Mác đã bị nhiều nước châu Âu trục xuất và cuối cùng định cư ở Luân Đôn (Anh). Cùng với Ăng-ghen, Mác đã chỉ ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và con đường đấu tranh chống lại giai cấp tư sản để xây dựng xã hội công bằng, không còn áp bức bóc lột.
+ Ph. Ăng-ghen sinh ra trong gia đình chủ xưởng tại Đức. Ông là bạn và người cộng tác quan trọng của C. Mác. Sau khi Mác qua đời, Ăng-ghen tiếp tục truyền bá học thuyết Mác trong phong trào công nhân.
* Chia sẻ hiểu biết về tác phẩm: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
- Tháng 2/1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (do C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo) được công bố ở Luân Đôn.
- Nội dung cơ bản:
+ Trình bày những luận điểm chính về sự phát triển của xã hội loài người.
+ Khẳng định sứ mệnh của giai cấp công nhân là lãnh đạo cuộc đấu tranh chống sự thống trị và ách áp bức của giai cấp tư sản, xây dựng chế độ công sản chủ nghĩa.
+ Kêu gọi thành lập chính Đảng và đoàn kết các lực lượng công nhân trên thế giới.
- Ý nghĩa: đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
Tham khảo
1.
Tính thời gian làm việc của hai em bé trong câu chuyện
- Hai em bé trong câu chuyện phải làm việc khoảng 15 giờ/ ngày
+ Buổi sáng: làm việc từ 5 giờ sáng đến 12 giờ trưa (7 tiếng)
+ Buổi chiều: làm việc từ 12 giờ 40 phút đến 18 giờ chiều (khoảng 5 tiếng).
+ Buổi tối: làm việc từ 18 giờ đến 21 giờ (3 tiếng).
2.
Tham khảo
Trả lời:
Tính thời gian làm việc của hai em bé trong câu chuyện
- Hai em bé trong câu chuyện phải làm việc khoảng 15 giờ/ ngày
+ Buổi sáng: làm việc từ 5 giờ sáng đến 12 giờ trưa (7 tiếng)
+ Buổi chiều: làm việc từ 12 giờ 40 phút đến 18 giờ chiều (khoảng 5 tiếng).
+ Buổi tối: làm việc từ 18 giờ đến 21 giờ (3 tiếng).
Lập thời gian biểu của em tương đương với thời gian trong ngày của 2 bạn trong câu chuyện
Thời gian | Hoạt động | |
Buổi sáng | 6h | Thức dậy |
6h00 - 6h30 | Vệ sinh cá nhân, ăn sáng | |
6h30 - 7h00 | Di chuyển đến trường bằng xe bus | |
7h00 - 11h30 | Học tập tại trường | |
11h30 - 12h | Di chuyển từ trường về nhà | |
Buổi chiều | 12h - 14h | Ăn trưa và nghỉ ngơi |
14h - 17h | Tự học tại nhà hoặc đi học thêm một số môn năng khiếu | |
Buổi tối | 17h - 20h | Nấu cơm, ăn tối, vệ sinh cá nhân (tắm, giặt đồ,…) |
20h - 22h | Ôn tập lại kiến thức cũ; chuẩn bị bài học mới. | |
22h | Đi ngủ |
Tham khảo
- Một trong những phát minh quan trọng của I. Niu-tơn là: thuyết vạn vật hấp dẫn
- Một số thành tựu khoa học, kĩ thuật của nhân loại ở thế kỉ XVIII - XIX:
+ Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng của M. Lô-mô-nô-xốp.
+ Thuyết tiến hóa của S. Đức-uyn
+ Tàu thủy chạy bằng hơi nước của Phơn-tơn.
- Tác động của các thành tựu khoa học - kĩ thuật:
+ Tạo ra sự thay đổi lớn trong nhận thức của con người về vạn vật biển chuyển, vận động theo quy luật.
+ Tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp, làm tăng năng suất lao động, nhiều trung tâm công nghiệp xuất hiện, giao thông vận tải phát triển nhanh chóng.
Tham khảo:
- Một trong những phát minh quan trọng của I. Niu-tơn là: thuyết vạn vật hấp dẫn
- Một số thành tựu khoa học, kĩ thuật của nhân loại ở thế kỉ XVIII - XIX:
+ Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng của M. Lô-mô-nô-xốp.
+ Thuyết tiến hóa của S. Đức-uyn
+ Tàu thủy chạy bằng hơi nước của Phơn-tơn.
- Tác động của các thành tựu khoa học - kĩ thuật:
+ Tạo ra sự thay đổi lớn trong nhận thức của con người về vạn vật biển chuyển, vận động theo quy luật.
+ Tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp, làm tăng năng suất lao động, nhiều trung tâm công nghiệp xuất hiện, giao thông vận tải phát triển nhanh chóng.
Tham khảo
- Hoàn cảnh ra đời của Công xã Pa-ri:
+ Tháng 7/1870, chiến tranh giữa Pháp và Phổ xảy ra, Na-pô-lê-ông cùng 10 vạn quân thất trận ở Xơ-đăng và bị bắt làm tù binh. “Chính phủ Vệ quốc" của giai cấp tư sản được thành lập.
+ Khi quân Phổ tiến sâu vào lãnh thổ Pháp, “Chính phủ vệ quốc” đầu hàng, trong khi đó, nhân dân Pa-ri kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ thủ đô.
+ Ngày 18/3/1871, từ đồi Mông-mác, nhân dân Pa-ri dưới sự chỉ huy của “Ủy ban Quốc dân quân” đã tiến vào Pa-ri, “Chính phủ Vệ quốc” bỏ chạy về Véc-xai.
+ Sau cuộc bầu cử ngày 26/3/1871, Hội đồng Công xã Pa-ri ra đời.
- Những chính sách của Hội đồng Công xã quan tâm đến lợi ích của quần chúng nhân dân lao động.
- Một số chính sách của Hội đồng Công xã:
+ Giải thể quân đội thường trực, thay vào đó, trang bị vũ khí cho dân chúng.
+ Giáo dục công miễn phí.
+ Tiếp quản các nhà máy và giao cho công nhân kiểm soát
+ Tịch thu và phân chia lại những ngôi nhà không có người ở cho dân nghèo.
+ Bình ổn giá bán bánh mì.
Tham khảo
- Trong bức tranh về người nữ thợ giặt của Ô-nô-rê Đô-mi-ê có nhiều chi tiết tác động đến xã hội đương thời, cụ thể là:
+ Hình ảnh người phụ nữ đang xách trên tay một giỏ đồ giặt rất lớn, đi cạnh người phụ nữ ấy mà một em bé nhỏ, chập chững biết đi.
+ Ánh mắt và gương mặt của người phụ nữ thể hiện sự mệt mỏi, thoáng chút tuyệt vọng và bất lực.
+ Cơ thể gầy gò của người phụ nữ đang uốn cong xuống trước sức nặng của giỏ đồ giặt và cô cùng với em bé cũng đang phải chống lại với một cơn gió.
- Những chi tiết này đã phản ánh về tình cảnh khổ cực của người lao động, đặc biệt là lao động nữ trong thời đại cách mạng công nghiệp, khi mà họ phải làm việc cật lực để nuôi sống bản thân và gia đình.