Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Diễn ra tại Đền Hùng phú thọ vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng gồm có phần lễ và phần hội.
- Phần lễ bao gồm:
+ Rước kiệu: đoàn rước có trống, chiêng, cờ, lọng, kiệu, hoa, lễ vật,... xuất phát từ chân núi Nghĩa Lĩnh qua cổng Đền Hùng đến Đền Hạ, Đền Trung rồi dừng lại ở Đền Thượng.
+ Lễ tế và dâng hương: lễ vật được dâng lên bàn thờ Vua Hùng và các vị thần linh. Chủ tế đọc văn tế, sau đó từng người lần lượt thắp hương đề tưởng nhớ các Vua Hùng.
- Phần hội gồm có các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao, tổ chức các trò chơi dân gian,...
Tham khảo!
- Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+ Lễ hội Gầu Tào của người Mông.
+ Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng,…
+ Lễ hội đền Hùng (ở tỉnh Phú Thọ).
+ Lễ hội Xương Giang (ở tỉnh Bắc Giang)
- Cách tổ chức và ý nghĩa của một số lễ hội:
+ Lễ hội Gầu Tào và lễ hội Lồng Tồng: thường được tổ chức vào đầu năm mới để cúng tạ trời đất, cầu phúc, cầu mưa thuận gió hoà và mùa màng bội thu.
+ Lễ hội đền Hùng: được tổ chức vào đầu tháng 3 âm lịch (ngày chính hội là 10/3) để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng.
*Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+ Lễ hội Gầu Tào của người Mông.
+ Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng,…
+ Lễ hội đền Hùng (ở tỉnh Phú Thọ).
+ Lễ hội Xương Giang (ở tỉnh Bắc Giang)
- Cách tổ chức và ý nghĩa của một số lễ hội:
+ Lễ hội Gầu Tào và lễ hội Lồng Tồng: thường được tổ chức vào đầu năm mới để cúng tạ trời đất, cầu phúc, cầu mưa thuận gió hoà và mùa màng bội thu.Lễ hội đền Hùng: được tổ chức vào đầu tháng 3 âm lịch (ngày chính hội là 10/3) để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng.
- Ruộng bậc thang thường được làm ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Người dân nơi đây chọn các sườn núi hoặc sườn đồi có nguồn nước từ khe suối, có khả năng tạo mặt bằng, ít sỏi đá; sau đó, san thành các mặt bằng ruộng nối tiếp nhau như bậc thang và làm bờ để giữ nước, chặn đất khỏi bị xói mòn.
- Người dân thường trồng lúa nước trên ruộng bậc thang.
Tham khảo!
Lễ hội Chùa Hương:
- Bắt đầu từ ngày 6 tháng Giêng và thường kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch hàng năm
- Mở đầu là lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến,.. Bên cạnh phần lễ, phần hội ở chùa Hương là nơi hội tụ nhiều nét sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như hát chèo, hát văn,...
Hội Lim:
- Được tổ chức từ ngày 12 đến ngày 14 tháng giêng âm lịch hàng năm, trong đó ngày 13 là ngày hội chính.
- Trong phần lễ, người ta thực hiện các nghi thức rước, tế lễ Thành hoàng các làng, các vị anh hùng của quê hương, dâng hương cúng Phật,... Sau phần lễ, hội Lim còn có nhiều trò chơi dân gian như đấu vật, đấu cờ, đánh đu, thi dệt vải,... Đặc sắc nhất là phần hát Quan họ với những tiết mục biểu diễn trên thuyền rồng.
Tham khảo!
- Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị quan trọng, nơi đặt trụ sở của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của quốc gia.
- Hà Nội còn là trung tâm kinh tế với sự đa dạng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao,... và tập trung nhiều cơ quan quan trọng về văn hoá, giáo dục của cả nước.
- Biểu đồ bao gồm các yếu tố: Tên biểu đồ và nội dung biểu đồ.
- Biểu đồ thể hiện số dân không đồng đều giữa các vùng ở nước ta.
- Nam Bộ có số dân nhiều nhất, với 36 triệu dân. Tây Nguyên có số dân ít nhất, chỉ 6 triệu dân.
Tham khảo:
Vùng Nam Bộ có nhiều sông ngòi, kênh rạch nên nhà ở của người dân rất đa dạng. Bên cạnh những ngôi nhà xây bằng gạch, người dân vùng Nam Bộ còn dựng những ngôi nhà lá, nhà sàn, nhà bè. Nhà sàn và nhà bè được dựng ở những vùng nước nổi.
Ngoài ra, do đặc trưng sông nước, chợ nổi và vận tải đường sông bằng ghe, thuyền, xuồng,... là một trong những nét văn hóa tiêu biểu của người dân Nam Bộ.
Tham khảo:
- Ảnh hưởng tích cực: Môi trường thiên nhiên của vùng Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.
- Ảnh hưởng tiêu cực: các hiện tượng như: lũ lụt; sạt lở đất ven sông, ven biển; đất bị nhiễm mặn; thiếu nước vào mùa khô;... gây nhiều khó khăn cho người dân.
Tham khảo!
Các bạn học sinh trong bức hình đang dọn dẹp vệ sinh tại nghĩa trang liệt sĩ.
- Hoạt động: dọn dẹp vệ sinh tại nghĩa trang liệt sĩ có ý nghĩa:
+ Tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh xương máu trong cuộc đấu tranh giành/ bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc; thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.
+ Góp phần tăng cường giáo dục thế hệ trẻ về: lòng yêu nước; tự hào dân tộc; lòng biết ơn tổ tiên; trân trọng những gì mình đang có; ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp mà cha ông để lại.