K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đường biên giới giữa Việt Nam và Lào dài khoảng 2.340 km, trải dài suốt 10 tỉnh của Việt Nam là: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum; tiếp giáp với 10 tỉnh phía Lào là: Phỏng-sả-lỳ, Luổng-pha-bang, Hủa-phăn, Xiêng-khoảng, Bô-ly-khăm-xay, Khăm-muồn, Sa-vắn-nạ-khệt, Sả-lạ-văn, Sê-kông và Ắt-tạ-pư.

Việt Nam và Lào là 2 quốc gia láng giềng của nhau. Trong nhiều giai đoạn lịch sử Lào chịu sự chi phối giữa Xiêm và Đại Việt. Thời kỳ nhà Nguyễn coi các quốc gia Vương quốc Luang Phrabang, vương quốc Viêng Chăn, vương quốc Phuan, vương quốc Champasak, vương quốc Khmer là phiên bang của Việt Nam.

Cho đến khi triều Nguyễn suy yếu, các vương quốc này lại chịu sự chi phối của Xiêm và sau đó là thực dân Pháp. Trong giai đoạn đấu tranh chống thực dân Pháp trong cuối thế kỷ 19, nhiều cuộc nổi dậy của người Việt Nam cũng lan sang và phát triển tại Lào, nhưng sau đó đều bị dập tắt. Năm 1930 Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời và nhiều đảng viên bí mật tại Lào và Campuchia xuất hiện trong Đảng, người Việt Nam chiếm tuyệt đối trong Đảng chỉ có phần nhỏ là Lào và Campuchia.

Hà Nội được coi là trung tâm đầu não của toàn bộ Đông Dương, đặt các trụ sở hành chính, giáo dục, văn hóa... vì vậy rất nhiều trí thức và người trong hoàng gia các vương quốc sang Hà Nội học tập. Khi Nhật tiến vào Đông Dương, và sau đó đảo chính Pháp và lập ra các quốc gia tự chủ theo danh nghĩa tại Lào và Việt Nam, nội các hai nước cũng có quan hệ nhỏ mang tính chất hai quốc gia thuộc khối Đại Đông Á.

Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh, khoảng trống quyền lực được tạo ra, tại Việt Minh làm cuộc cách mạng tháng Tám tái chiếm cả nước, thì tại Lào Issara và các lực lượng du kích cũng tái chiếm khoảng trống quyền lực ấy.

Ngày 4 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đã mời Hoàng thân Souphanouvong đang ở Vinh ra Hà Nội, đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng mối quan hệ Việt - Lào.

Đến khi Pháp quay lại Đông Dương năm 1946, Lào được thống nhất thành quốc gia chung Vương quốc Lào do Pháp bảo hộ theo cách Lào là quốc gia thuộc khối Liên hiệp Pháp. Lào Issara bị Pháp tấn công tan rã, số nhỏ rút sang Thái và Việt Nam.

Chiến tranh Đông Dương nổ ra, tháng 8/1950 hoàng thân Souphanouvong đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương đổi tên nhóm lực lượng Lào Issara do ông lãnh đạo sang tổ chức vũ trang Pathet Lào, thành lập chính phủ kháng chiến Lào. Tháng 2 năm 1951 Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ II được tổ chức, Kaysone Phomvihane tham dự với tư cách trưởng đoàn đại biểu Lào.

Tình hình tại Đông Dương liên tục thất bại, thực dân Pháp quyết định trao trả độc lập cho Lào để tập trung bình định Việt Nam. Tại Lào trong năm 1953 lực lượng Pathet Lào cùng bộ đội tình nguyện Việt Nam liên tiếp đánh chiếm nhiều vùng do Pháp và chính quyền Vương quốc Lào nằm giữ. Đến cuối năm 1953 Pathet Lào kiểm soát được Thượng Lào, một số tỉnh tại Trung và Hạ Lào.

Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, lực lượng cộng sản Lào tập kết tại hai tỉnh Phongsaly và Sầm Nưa cho tới khi có bầu cử thống nhất Lào vào năm 1955. Năm 1955 Đảng Nhân dân Cách mạng Lào được thành lập với tiền thân là Đảng Cộng sản Đông Dương, người gốc Việt chiếm đa số trong Đảng. Chính phủ Liên hiệp các đảng phái được thành lập, và bầu cử 1958 diễn ra với sự thắng thế của Mặt Trận Lào Yêu Nước do hoàng thân Souphanouvong lãnh đạo. Hoa Kỳ không chấp nhận tình trạng này, cắt viện trợ để gây áp lực với chính phủ Souvanna Phouma. Souvanna Phouma sau đó bị truất phế năm 1958, thay vào đó là Phoui Sananikone. Chính phủ Phoui Sananikone loại bỏ phe hoàng thân Souphanouvong ra khỏi chính phủ liên hiệp và bắt giam ông năm 1959. Ngày 24 tháng 5 năm 1960 một nhóm nhỏ lực lượng Việt Nam đã tấn công giải thoát hoàng thân Souphanouvong.

Trong giai đoạn 1959-1960 tại Lào liên tiếp xảy ra các cuộc đảo chính quân sự, Hoa Kỳ và Liên Xô ủng hộ 2 chính quyền khác nhau tại Lào. Do lo ngại sự can thiệp của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào Lào, Liên Xô và Hoa Kỳ thống nhất ủng hộ giải pháp liên hiệp. Chính phủ liên hiệp lần hai ra đời nhưng chỉ ổn định tới năm 1968. Từ năm 1968 phe Cộng sản và phái hữu tại Lào lại tiếp tục giao tranh. Souphanouvong được Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp ủng hộ, đào tạo cán bộ cho cách mạng Lào, người Việt Nam trở thành chuyên gia, bộ đội tình nguyện... cho Lào.

Sau Chiến dịch Hồ Chí Minh, lực lượng cộng sản tại Lào cũng phát triển mạnh mẽ và cuối cùng cũng đã "giải phóng" được Viêng Chăn tháng 12 tháng 1975, thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Năm 1976, Việt Nam và Lào đã ký hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, khoa học và kỹ thuật, tiếp sau đó là ký hiệp ước 25 năm hữu nghị và hợp tác vào năm 1977, và Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia. Và hiệp ước này cũng gây nên sự căng thẳng trong quan hệ giữa Lào và Trung Quốc.

Năm 1979 nổ ra Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã ủng hộ Việt Nam trong cuộc chiến chống lại Trung Quốc xâm lược cắt đứt quan hệ với Trung Quốc. Do lo ngại tình hình bất ổn tại biên giới Lào-Thái quân tình nguyện Việt Nam lại tiếp tục hỗ trợ xây dựng Quân đội Nhân dân Lào phát triển như ngày nay có khả năng đủ chống lại các cuộc ngoại xâm cũng như các phe phái thù địch.

Kể từ năm 1980 Lào Việt Nam chính thức thành lập Ủy ban hợp tác Lào-Việt Nam sẽ thường xuyên gặp nhau để phát triển các kế hoạch. Các cấp độ hợp tác với nhau khác của Lào Việt Nam là các cuộc họp Đảng với Đảng, giao lưu tỉnh với tỉnh, cũng như các đoàn thể thành niên và phụ nữ khác.

Ngày 24 tháng 1 năm 1986, hai nước ký kết một nghị định thư về phân định biên giới và cắm mốc. Hai quốc gia dự kiến hoàn thành cắm mốc biên giới vào năm 2012.

Sau khi Liên Xô tan rã, Lào và Việt Nam tích cực hợp tác với các quốc gia khác, nhưng quan hệ Lào-Việt Nam vẫn là mối quan hệ đặc biệt.

Tick nhahaha

19 tháng 9 2017

Quan hệ Lào – Việt Nam hay còn được biết đến với tên thông dụng làQuan hệ hữu nghị Việt-Lào là mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện từ lịch sử tới hiện tại giữa Việt Nam vàLào. Mối quan hệ được Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cũng như Nhà nước 2 quốc gia coi là mối quan hệ đặc biệt với vai trò như đồng minh chiến lược của nhau nhưng không có bất cứ bản cam kết đồng minh nào.

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namchính thức thiết lập quan hệ ngoại giao trên cơ sở mối quan hệ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Vương quốc Lào ngày 5/9/1962.

29 tháng 10 2017

undefined

31 tháng 10 2017

cảm ơn bạn

5 tháng 10 2016

- Tên gọi: Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và vương quốc Campuchia. (khác). 
- Vị trí: cả hai nước đều giáp Việt Nam ở phía đông. (giống). 
- Ngôn ngữ: Campuchia (tiếng Khmer), Lào (tiếng Lào). (khác). 
- Có 2 mùa khô và mùa mưa (giống). 
- Chính trị: đứng đầu là Đảng nhân dân cách mạng (giống). 
- Hành chính: có quận, huyện, tỉnh (giống). 
- Nghệ thuật: đạo Phật có ảnh hưởng lớn (giống). 
- Ngày lễ: có Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán (giống)

5 tháng 10 2016

- Tên gọi: Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và vương quốc Campuchia. (khác). 
- Vị trí: cả hai nước đều giáp Việt Nam ở phía đông. (giống). 
- Ngôn ngữ: Campuchia (tiếng Khmer), Lào (tiếng Lào). (khác). 
- Có 2 mùa khô và mùa mưa (giống). 
- Chính trị: đứng đầu là Đảng nhân dân cách mạng (giống). 
- Hành chính: có quận, huyện, tỉnh (giống). 
- Nghệ thuật: đạo Phật có ảnh hưởng lớn (giống). 
- Ngày lễ: có Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán (giống).

12 tháng 12 2016

Về quân đội:

- Giống nhau: quân đội thời Trần và thời Lý đều có cấm quân và quân ở các phương. Đều tuyển chọn những thanh niên trai tráng khỏe mạnh để bào vệ vua , kinh thành và các lộ

- Khác nhau:

+quân đội nhà trần được chia làm hai loại:cấm quân và quân ở các lộ,cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành,triều đình và vua.chính binh đóng ở các lộ đồng bằng,phiên binh đóng ở các lộ miền núi,hương binh đóng ở các làng,xã.khi có chiến tranh,còn có các quân đội của các vương hầu
+quân đội nhà lý chỉ được phân chia thành hai loại:cấm quân và quân địa phương.
+quân đội nhà trần được xây dựng theo chủ trương:"quân lính cốt tinh nhuệ,không cốt đông.

Về pháp luật :

-giống nhau:cùng thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông"

- Khác nhau :

+ thời Trần : ban hành thêm bộ luật mới là Quốc triều hình luật. Pháp luật xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản , quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất.

+ Thời Lý: Xem trọng việc bảo vệ vua và cung điện , xem trọng việc bảo vệ tài sản , bảo vệ sức kéo và sản xuất nông nghiệp. Những ai phạm tội bị xử rất nghiêm khắc.

 

 

 

7 tháng 1 2018

hay

13 tháng 12 2016

*giống :

-gồm 2 phận phận cấm quân và quân địa phương

- Thực hiện chính sách ngụ binh ư nông

-binh lính được chọn đều là những trai tráng khỏe mạnh

Khác

-Quân nhà Trần thì lấy trái tráng ở quê nhà Trần , cốt tinh nhuệ hơn cốt đông

-Nhà Lý thì lấy trai tráng ở khắp cả nước không nhất định phải lấy quân ở chỗ nào cả.

17 tháng 12 2018
Diễn biến: - Quân Tống nhiều lần vượt sông nhưng đều bị thất bại. - Cuối năm 1077, Lý Thường Kiệt cho quân bất ngờ tấn công vào doanh trại giặc, quân Tống bị tiêu diệt gần hết - Nhà Lý đề nghị giảng hòa,quân Tống rút về nước. Kết quả: Quân ta giành thắng lợi Ý nghĩa: - Bảo vệ nền độc lập của dân tộc - Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Tống:
7 tháng 12 2017

Lần 1: Xân lước Đại Việt để làm bàn đạp chống Nam Tống
Lần 2: Xâm lước Cham-pa để làm bàn đạp chống đại việt

7 tháng 12 2017

Lần 1: Xân lước Đại Việt để làm bàn đạp chống Nam Tống
Lần 2: Xâm lước Cham-pa để làm bàn đạp chống đại việt
_________________
Vì muốn chống Tống từ phía Nam kết hợp với phía Bắc gọng kìm quân ta để xâm lược Đại việt, đồng thời xâm lược Cham-pa.