Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Đến 500 năm TCN, nước Ma-ga-đa tỏ ra lớn mạnh hơn cả.
- Vua mở đầu là Bim-bi-sa-ra được coi là cùng thời với Phật tổ. Nhưng vua kiệt xuất nhất là A-sô-ca (thế kỷ III TCN). Khi A-sô-ca qua đời vào cuối thế kỷ III TCN, Ấn Độ bước vào một thời kỳ chia rẽ, khủng hoảng kéo dài cho đến đầu Công nguyên.
* Trình bày sự phát triển của văn hóa truyền thống ở Ấn Độ:
- Tôn giáo (Phật giáo và Hin-đu giáo) cùng với những tập tục, lễ nghi tôn giáo hình thành và phát triển sớm.
- Nghệ thuật kiến trúc đền chùa, lăng mộ như kiểu đền tháp, hình tháp, lăng mộ hình bát úp, bán cầu.
- Nghệ thuật tạc tượng Phật giáo, Hin-đu giáo qua các thời kỳ, các phong cách, kiểu dáng.
- Chữ viết, đặc biệt là chữ Phạn dùng để viết văn, ghi tài liệu, khắc bia và chữ Pa –li dùng để viết kinh Phật.
- Văn hóa Ấn độ được hình thành từ rất sớm (khoảng thiên niên kỷ III TCN)
- Ấn Độ có một nền văn hóa phát triển cao, phong phú, toàn diện, trong đó có một số thành tựu vẫn được sử dụng đến ngày nay.
- Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng rộng đến quá trình phát triển lịch sử và văn hóa của các dân tộc Đông Nam Á.
Tham khảo
- Những việc làm của người Giec-man khi tràn vào lãnh thổ Rô-ma:
+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nên nhiều vương quốc mới của ngườ Giec-man: Ăng-glô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Đông Gốt, Tây Gốt...
+ Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau.
- Tác động đến quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu:
+ Hình thành 2 giai cấp cơ bản của chế độ phong kiến là lãnh chúa phong kiến và nông nô.
+ Nông nô phụ thuộc vào các lãnh chúa phong kiến.
Tham khảo:
Khi tràn vào lãnh thổ Ro-ma, người Giec-man đã:
- Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nên nhiều vương quốc mới của người Giec-man: Ăng-glô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Đông Gốt, Tây Gốt,...
- Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau, trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phần nhiều hơn.
- Từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy của mình và tiếp thu Ki-tô giáo. Họ xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm ruộng đất của nông dân, phong tặng đất đai theo tước vị cho các quý tộc và nhà thờ.
* Tác động:
- Hình thành 2 giai cấp cơ bản của chế độ phong kiến: lãnh chúa phong kiến và nông nô.
+ Lãnh chúa phong kiến bao gồm: các quý tộc vũ sĩ, quan lại, quý tộc tăng lữ.
+ Nông nô gồm: nô lệ và nông dân chuyển biến thành
+ Nông nô phụ thuộc vào các lãnh chúa phong kiến.
⟹ Quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu được hình thành.
* Những nét lớn:
- Đến giữa thế kỉ XIX, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức phát triển nhanh chóng; từ một nước nông nghiệp, Đức trở thành nước công nghiệp. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp làm cho đội ngũ công nhân tăng nhanh.
- Công nghiệp và thành thị phát triển nhanh chóng đã thôi thúc nhiều quý tộc địa chủ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa.
* Diễn biến:
- Trở ngại lớn nhất cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức là đất nước vẫn trong tình trạng bị chia rẽ thành nhiều vương quốc lớn nhỏ, trong đó là Áo và Phổ là hai vương quốc lớn nhất. Vấn đề thống nhất đất nước ngày càng trờ thành yêu cầu cấp thiết.
- Bộ phận quý tộc quân phiệt Phổ đại diện là Bi-xmác, được sự ủng hộ của giai cấp tư sản đã dùng vũ lực để thống nhất đất nước bằng ba cuộc chiến tranh với các nước láng giềng.
- Với sự thất bại của Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ (1870-1871), Bi-xmác đã gạt được ảnh hưởng của Pháp, thu phục các bang miền Nam, hoàn thành việc thống nhất đất nước.
- Ngày 18-1-1871, lễ thành lập Đế chế Đức được tổ chức tại Cung điện Véc-xai (Pháp), Vua Phổ Vin-hem I chính thức lên ngôi Hoàng đế. Bi-xmác trở thành Thủ tướng nước Đức. Tháng 4-1871, Hiến pháp mới được ban hành, quy định nước Đức là một liên bang gồm 22 quốc gia và 3 thành phố tự do, củng cố vai trò của quý tộc quân phiệt Phổ.
- Như vậy, việc thống nhất nước Đức mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Đức.
- Cư dân Hòa Bình sống định cư lâu dài trong các hang động, mái đá gần nguồn nước thành các thị tộc, lấy săn bắn, hái lượm làm nguồn sống chính. Ngoài ra, họ còn biết trồng các loại rau, củ , cây ăn quả.
- Cư dân Bắc Sơn sống định cư trong các hang động đá vôi và dùng đá cuội để chế tạo công cụ. công cụ phổ biến của cư dân Bắc Sơn là rìu mài ở lưỡi. Hoạt động kinh tế của họ là săn bắn, hái lượm, ngoài ra còn đánh cá, chăn nuôi.
- Cách ngày nay khóảng 5000-6000 năm, trên đất nước Việt Nam, con người đã biết phát triển kỹthuật mài, cưa, khoan đá, làm gốm. CÔng cụ lao động thích hợp hơn. Nhờ đó, năng suất lao động tăng lên rõ rệt. Phần lớn cư dân bước vào giai đoạn nông nghiệp trồng lúa. Đời sống vật chất của cư dân ổn định hơn, đời sống tinh thần được nâng cao. Địa bàn cư trú của thị tộc, bộ lạc bấy giờ đã mở rộng nhiều đến địa phương trong cả nước. Các nhà khảo cổ học coi đó là “Cuộc cách mạng đá mới”.
- Năm 1511 Bồ Đào Nha chiếm Ma-lắc-ca-cửa ngõ vùng biển Đông Nam Á mở đầu quá trình xâm lược của các nước thực dân vào khu vực này.
- Tiếp đó Tây Ban Nha, Hà LAn cũng lập những thương điểm của mình ở Gia-các-ta và vùng phụ cận. Thực dân Anh đánh chiếm miến Điện rồi xâm lược vào xiêm.
- Từ giữa thế kỷ XVIII, Pháp dòm ngó, sau đó đến cuối thế kỷ XIX xâm lược 3 nước Đông Dương, Philippin bị Tây Ban Nha, sau đó là Mỹ xâm chiếm.
* Các biện pháp nhà nước và nhân dân ta đã tiến hành để phát triển kinh tế từ thế kỉ X đến thế kỉ XV:
- Sau khi giành được nền độc lập tự chủ của dân tộc, các triều đại phong kiến đều có những chính sách, biện pháp để phát triển kinh tế.
+ Thời Đinh - Tiền Lê, nhà nước khuyến khích nhân dân khai hoang, mở rộng ruộng đất canh tác. Đẩy mạnh khai hoang vùng châu thổ, các con sông lớn, ven biển.
+ Các vua Tiền Lê, Lý hằng năm làm lễ cày ruộng tịch điền, cho dân đào nhiều kênh máng, đắp đê.
+ Năm 1248, nhà Trần cho đắp đê "quai vạc" từ đầu nguồn đến cửa biển để ngăn lũ lụt. Đặt chức quan Hà đê sứ để trông coi việc sửa đắp đê.
+ Nhà Trần khuyến khích các vương hầu, qúy tộc mộ dân nghèo đi khai hoang, lập đền trang.
+ Thời Lê sơ, nhà nước ban hành phép quân điền, quy định việc phân chia ruộng đất công ở các làng xã. Khuyến khích nhân dân khai hoang, hệ thống đê sông được sửa đắp, kênh mương được nạo vét.
+ Thời Lý, Trần, Lê bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp, đấy mạnh chăn nuôi. Các cây trồng chính lúc bấy giờ là lúa, khoai, sắn ngoài ra còn trồng dâu nuôi tằm, cây ăn quả, rau, đậu....
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
+ Thủ công nghiệp: trong nhân dân các nghề thủ công truyền thống như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm, sứ, ươm tơ dệt lụa tiếp tục phát triển, chất lượng ngày càng cao.
+ Nhà nước Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần cho lập các xưởng thủ công, để rèn đúc vũ khí, đúc tiền, đóng thuyền chiến.
- Thương nghiệp:
Nội thương và ngoại thương phát triển: buôn bán giữa các vùng miền rất phát triển, chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi. Nhà nước xây dựng nhiều bến cảng trao đổi hàng hóa với nước ngoài.
+ thời Lê sơ: thủ công nghiệp và thương nghiệp phục hồi và phát triển, Kinh thành Thăng Long với 36 phố phường, buôn bán sầm uất.
+ Nội thương: nhiều chợ mới được mọc lên, nhà nước ban hành lệnh tập chợ, khuyến khích trao đổi hàng hóa.
+ Nhà Lê sơ không chủ trương mở rộng buôn bán với nước ngoài. Hạn chế thuyền nước ngoài vào khám xét nghiêm ngặt.
* Tác dụng:
- Do nhà nước có những biện pháp phù hợp, kinh tế nước ta thời kì này phát triển ổn định, đời sống nhân dân ấm no, trật tự xã hội được ổn định. Nhân dân tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố, tinh thần dân tộc được phát huy cao độ, đánh tan nhiều cuộc xâm lăng của phong kiến phương bắc.
- Kinh tế phát triển, tăng cường sức mạnh quốc phòng, góp phần xây dựng quốc gia Đại Việt cường thịnh, nền độc lập được củng cố, bờ cõi được giữ vững.
a) Lịch và chữ viết
Người Hi Lạp đã có hiểu biết chính xác hơn về Trái Đất và hệ Mặt Trời. Nhờ đi biển, họ đã thấy Trái Đất không phải như cái đĩa mà như hình quả cầu tròn, nhưng họ vẫn tưởng Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất. Tuy nhiên, họ đã biết nếu tính mỗi vòng như thế là 360 ngày thì không chính xác. Về sau, người Rô-ma đã tính được 1 năm có 365 ngày và 1/4 nên họ định một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày. Song, như thế so với thực tế vẫn bị chậm một ít. Dù sao, phép tính lịch của người Rô-ma cổ đại đã rất gần với những hiểu biết ngày nay.
Người Ai Cập, Lưỡng Hà và một số cư dân khác đã có chữ viết cổ. Nhưng chữ của họ có quá nhiều hình, nét, kí hiệu ; khả năng phổ biến bị hạn chế. Cuộc sống “bôn ba’' trên biển, trình độ phát triển của nền kinh tế đã đặt ra cho cư dân Địa Trung Hải nhu cầu sáng tạo ra một thứ chữ viết gồm các kí hiệu đơn giản, nhưng phải có khả năng ghép chữ rất linh hoạt thành từ để thể hiện ý nghĩ của con người.
Hệ thống chữ cái của người Hi Lạp và người Rô-ma đã ra đời từ đó. Hệ chữ cái Rô-ma, tức là hệ A, B. c... ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6, làm thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.
Họ cũng có hệ chữ số mà ngày nay ta thường dùng để đánh số các đề mục lớn, gọi là “số La Mã”.
Sự ra đời của hệ thống chữ cái là một phát minh và cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.
b) Sự ra đời của khoa học
Nhữns hiểu biết khoa học thực ra đã có từ hàng nghìn nãm trước, từ thời cổ đại phương Đông. Nhưng phải đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, những hiểu biết đó mới thực sự trở thành khoa học.
Với người Hi Lạp. Toán học đã vượt lên trên việc ghi chép và giải các bài riêng biệt. Những nhà toán học mà tên tuổi vẫn còn lại đến nay, đã để lại những định lí, định đề có giá trị khái quát hoá cao.
Định lí nổi tiếng trong Hình học của Ta-lét, những cống hiến của trường phái Pi-ta-go về tính chất của các số nguyên và định lí về các canh của tam giác vuông cùng với tiên đề về đường thẳng song song của ơ-clít,... sau nhiều thế kỉ vẫn là những kiến thức cơ sở của Toán học.
c) Văn học
Trước người Hi Lạp cổ đại, ở Ai Cập và Lưỡng Hà mới chỉ có văn học dân gian. Đó là những bài thơ, truyện huyền thoại được truyền miệng từ người này qua người khác rồi mới ghi lại.
Ở Hi Lạp, sau các anh hùng ca nổi tiếng của Hô-me là I-li-át và ố-đi-xê, đã xuất hiện những nhà vãn có tên tuổi mà những tác phẩm của họ để lại vẫn còn nguyên giá trị độc đáo cho đến ngày nay. Các nhà văn đó chủ yếu là những nhà biên kịch và các tác phẩm của họ là những kịch bản ; bởi vì thời ấy, kịch (có kèm theo hát) là hình thức nghệ thuật dễ phổ biến nhất và được ưa chuộng nhất.
Người Rô-ma tự nhận là học trò và người thừa kế cùa văn học - nghệ thuật Hi Lạp. Tuy nhiên, dựa trên một nền kinh tế phát triển cao, ở thời hưng thịnh của Rô-ma cũng đã xuất hiện những nhà văn hoá, nhà thơ nổi tiếng như Lu-cre-xạ Viếc-gin v.v.
d) Nghệ thuật
Người Hi Lạp cổ đại đã để lại rất nhiều tượng và đền đài đạt tới trình độ tuyệt mĩ.
Đó là những tượng nhỏ, tượng bán thân vốn được dựng ở các quảng trường. Lại có những tượng thần lớn dựng ở đến, như tượng nữ thần A-tê-na đội mũ chiến binh, hoặc các tác phẩm điêu khắc như Người lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ Mi-iô v.v...
Rô-ma có nhiều công trình kiến trúc như đền đài, cầu máng dẫn nước, trường đấu... oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng và thiết thực, nhưng không tinh tế, tươi tắn, mềm mại, gần gũi như những công trình ở Hi Lạp.
- Khoảng năm 1500 TCN, vùng sông Hằng ở Đông Bắc có điều kiện tự nhiên thuận lợi, bắt đầu hình thành một số nhà nước đầu tiên.
- Đến khoảng 500 năm TCN, nước Ma-ga-đa lớn mạnh hơn cả được nhiều nước khác tôn phục.
- Vua mở đầu là Bim-bi-sa-ra, nhưng kiệt xuất nhất là vua A-sô-ca (thế kỉ III TCN). Khi A-sô-ca qua đời cuối thế kỉ III TCN, Ấn Độ bước vào một thời kì chia rẽ, khủng hoảng.