K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Theo mình, việc xậy dựng hoàn thiện bộ máy nhà nước quân chủ có ý nghĩa :

- Giúp cho đất nước có thêm một vị quốc vương, thể hiện quyền tự chủ của dân tộc.

- Giúp vua dễ cai quản hơn, tránh tình trạng phản bội vua.

- Họ thiết lập bộ máy nhà nước do vua đứng đầu để bóc lột, đàn áp các giai cấp khác.

=> Chế độ nhà nước quân chủ : Vua có quyền lợi nhiều, nhưng nhân dân thì cực khổ vì bị bóc lột.

Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế thời phong kiến ở nước ta gồm 2 quá trình, đó là :

I. Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ X

  • Năm 939, Ngô quyền xưng vương, xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Cổ Loa.
  • Sau khi nhà Ngô suy yếu => “loạn 12 sứ quân”, Đinh Bô Lĩnh dẹp yên và lên ngôi hoàng đế (968).Đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời đô về Hoa Lư.
  • Tiếp đó nhà Tiền Lê xây dựng nhà nước quân chủ gồm 3 ban: Văn ban, Võ ban, Tăng ban và chia đất nước thành 10 đạo.

II. Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI – XV.

1. Tổ chức bộ máy nhà nước:

a. Thời Lý, Trần, Hồ:

  • Từ thế kỉ XI, đất nước dần phát triển ổn định.
  • Năm 1010, Vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, mở đầu giai đoạn phát triển mới của lịch sử dân tộc.
  • Năm 1054, Nhà Lý lấy quốc hiệu là Đại Việt.
  • Tổ chức nhà nước ngày càng chặt chẽ hơn, quyền lực của nhà vua ngày càng lớn.

b. Thờ Lê Sơ:

  • Năm 1428, Lê lợi lên ngôi hoang đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt.
  • Mô hình nhà nước lúc đầu được tổ chức theo mô hình thời Trần, Hồ.
  • Những năm 60 của thế kỉ XV, vua Lê Thánh Tông tiến hành cải cánh hành chính lớn. Quyền hành tập trung về tay vua, bỏ các chức quan trung gian (Tể tướng, các Đại thành khiển, giúp vua cai trị nước là 6 bộ).
  • Vua nắm quyền trực tiếp đến các địa phương.
  • Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê được coi là nhà nước quân chủ hoàn chỉnh, chặt chẽ, vững mạnh.
  • Tính đẳng cấp trong bộ máy chính quyền thời Lê sơ không còn nữa.
  • Đây là một chính quyền vừa mang tính quan liêu, vừa mang tính chuyên chế cao độ, mọi quyền hành đều tập trung vào người đứng đầu.

2. Luật pháp và quân đội:

a. Luật pháp:

  • Các triều đại phong kiến từ thế kỉ VI => XV đã cai trị nước bằng các bộ luật thành văn.
  • Năm 1402: Hình thư (Lý) – bộ luật thành văn của nước ta.
  • Thời Trần: Hình Luật.
  • Thời Lê Sơ: bộ luật Hồng Đức hoàn chỉnh nhất.
  • Như vậy, nhà nước phong kiến Việt Nam đã phát triển hoàn chỉnh, các điều luật chủ yếu bảo vệ quyền hành cho giai cấp thống trị, một số quyền lợi chân chính của đát nước.

b. Quân đội:

  • Quân đội được tổ chức qui cũ, gồm hai bộ phận:
    • Quân chính qui: bảo vệ đất nước.
    • Quân các lộ: (ngoại binh) được tuyển chọn theo chế đô “ngụ binh ư nông”.
  • Quân đội được trang bị đầy đủ trang bị và vũ khí.
  • Thời Trần các vương hầu được phép mộ quân đánh giặc, tổ chức dân binh.

3. Hoạt động đối nội và đối ngoại:

a. Đối nội:

  • Vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia, các triều đại phong kiến rất coi trọng.
  • Nhân dân chấp hành đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước.
  • Nhà nước chăm lo đến đời sống của dân.
  • Đặc biệt nhà nước rất quan tâm đến vấn đề đoàn kêt với đồng bào dân tộc ít người để bảo vệ biên cương, nhưng nhà nước rất nghiêm khắc với nhãng hành động phản loạn.

b. Đối ngoại:

  • Đối với các triều đại phong kiến phương Bắc, Đại Việt cống nạp đầy đủ, nhưng giữ vững độc lập, chủ quyền, lãnh thổ.
  • Đối với các quốc gia láng giềng phía Tây Nam: Lan Xang, Chăm-pa, Chân Lạp, giữ quan hệ thân thiện, có lúc xảy ra chiến tranh.
12 tháng 3 2019

Đáp án B

23 tháng 5 2018

Đáp án D

11 tháng 7 2017

Chọn C

29 tháng 2 2016

Sự hoàn thiện của tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến nước ta trong các thế kỉ X-XV:

*Thời Ngô, Đinh – Tiền Lê: Thời kì bước đầu xây dựng nhà nước quân chủ sơ khai

- Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, thành lập chính quyền mới. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều Đinh, đặt tên nước là Đại Cổ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Một nhà nước quân chủ sơ khai ra đời, bao gồm ba ban: võ ban, văn ban và tăng ban.

- Nhà Tiền Lê củng cố hơn nữa bộ máy nhà nước trung ương, chia nước làm 10 đạo.

- Nhà nước độc lập theo chế độ quân chủ chuyên chế được xây dựng nhưng vẫn còn sơ khai.

*Thời Lý, Trần, Hồ: Thời kì từng bước hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà nước phong kiến độc lập.

- Các triều đại kế tiếp: Lý, Trần, Hồ ra sức hoàn chỉnh bộ máy thống trị.

- Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi lại tên nước thành Đại Việt.

- Chính quyền trung ương từng bước hoàn chỉnh. Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành cao nhất. Giúp vua trị nước có Tể tướng, các đại thần, các chức hành khiển. Ngoài ra, còn có các chức quan trông nom sản xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều.

- Đất nước được chia thành nhiều lộ do các hoàng tử (thời Lý) hay An phủ sứ (thời Trần, Hồ) cai quản. Dưới lộ là phủ, huyện, châu, hương.

- Ban đầu quan lại chủ yếu được tuyển chọn từ con em các gia đình quý tộc hoặc con cháu quan lại. Về sau, thi cử là nguồn tuyển chọn chính.

- Nhà nước độc lập theo chế độ quân chủ chuyên chế từng bước được hoàn chỉnh; tuy nhiên, mức độ chuyên chế chưa cao.

*Thời Lê sơ: Thời kì nhà nước quân chủ Đại Việt đạt đến đỉnh cao

- Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, sáng lập ra nhà Lê, đặt tên nước là Đại VIệt. Nhà nước mới được xây dựng theo mô hình thời Trần, Hồ.

- Vào những năm 60, đất nước đã ổn định. Vua Lê Thánh Tông đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính.

- Ở trung ương, các chức Tể tướng, Đại hành khiển bị bãi bỏ. Sáu bộ được thành lập, trực tiếp cai quản mọi việc và chịu trách nhiệm trước vua. Ngự sử đài có quyền hành cao hơn trước.

- Ở địa phương: chia lại cả nước thành 13 đạo thừa tuyên. Ở mỗi đạo thừa tuyên đều có ba ti phụ trách các lĩnh vực, dân sự và kiện tụng. Xã vẫn là đơn vị hành chính cơ sở.

- Quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục, khoa cử.

- Cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông đã khiến quyền lực của chính quyền trung ương được tăng cường. Chế độ quân chủ chuyên chế đạt đến đỉnh cao.

22 tháng 3 2023

C13: Nhận xét nào sau đây thể hiện đúng đặc điểm của bộ máy nhà nước Văn Lang-Âu Lạc ?

A. Xây dựng bộ máy chuyên chế ở trình độ cao.

B. Bộ máy nhà nước đảm bảo tính dân chủ.

C. Bộ máy nhà nước sơ khai chưa thể hiện chủ quyền.

D. Tổ chức đơn giản, sơ khai nhưng thể hiện được chủ quyền

30 tháng 5 2018

* Tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh , Tiền Lê:

    - Chính quyền Trung ương có 3 ban: võ ban, văn ban và tăng ban.

    - Chia nước thành 10 đạo.

    - Tổ chức quân đội theo chế độ “ngụ binh ư nông”.

* Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ:

    - Vua trực tiếp quyết định mọi việc.

    - ở Trung ương, có đại thần, quan văn, quan võ.

    - Ở địa phương có lộ, phủ, huyện, hương, xã.

    - Các cơ quan như Ngự sử đài, Hàn lâm viện được duy trì với quyền hành cao hơn.

    - Cả nước chia thành 13 đạo Thừa tuyên. Mỗi đạo đều có 3 ti trông coi các mặt dân sự, quân sự, an ninh. Dưới đạo là các phủ, huyện, châu. Người đứng đầu xã là xã trưởng do dân bầu.

    Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn thời Đinh, Tiền lê.

* Nhận xét chung về sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê sơ

    - Trong khoảng hơn 70 năm (1428-1503), nhà Lê sơ củng cố bộ máy chính quyền, ổn định tình hình xã hội, ban hành chính sách pháp luật, phát huy vai trò tích cực của giai cấp phong kiến ở thời kỳ đang lên.

    - Nhà Lê chia nước thành 13 đạo. Dưới đạo có lộ, trấn, phủ. Huyện, xã làm cho tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh hơn, dễ cai quản hơn.

    - Triều đình Trung ương gồm các bộ do các chức quan Thượng thư đứng đầu và một số cơ quan chuyên trách đã giúp triều đình hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ hơn.

    - Nhà vua bỏ các chức Tể tướng, cấm quan lại lập quân đội riêng nhằm đề cao uy quyền tuyệt đối của nhà vua.

    - Việc ban hành bộ luật Hồng Đức nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền, bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến theo tinh thần Nho giáo.

    - Đối với nước ngoài, Nhà Lê Sơ thực hiện chính sách mềm mỏng nhưng kiến quyết trên lập trường toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của đất nước.

9 tháng 2 2022

Tham khảo

undefined

27 tháng 3 2021
 hiểu cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông 

Cuộc cải cách hành chính (CCHC) dưới triều vua Lê Thánh Tông (1460-1497) diễn ra trong bối cảnh đất nước sau một thời gian dài chiến tranh, khủng hoảng, bộ máy hành chính nhà nước yếu kém về nhiều mặt. Sau chiến tranh, bộ máy hành chính nhà nước thường do các quan võ nắm giữ, tổ chức lỏng lẻo, không thống nhất, hoạt động phân tán, kém hiệu quả. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước,  ông đã kiên quyết thực hiện CCHC, coi đó là điều kiện tiên quyết để đất nước phát triển và thực hiện các cải cách khác. ( Ko chắc đâu nhé )
 

câu 3:

- Trong khoảng 70 năm, nhà Lê củng cố bộ máy chính quyền, ổn định tình hình xã hội, ban hành chính sách luật pháp, phát huy vai trò tích cực của giai cấp phong kiến ở thời kì đang lên.

- Nhà Lê chia cả nước thành 13 đạo. Dưới dạo là phủ, huyện, châu , xã làm cho tổ chức bộ máy nhà nước hoàn chỉnh và tăng cường tính chất tập quyền hơn.

- Nhà vua bỏ các chức tể tướng, cấm quan lại lập quân đội riêng nhằm đề cao uy quyền tuyệt đối của nhà vua

- Nhà nước ban hành bộ luật Hồng Đức nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền, bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến.

28 tháng 2 2022

Cái này có tham khảo ko thế