Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quan hệ giữa 3 nước Đông Dương với tổ chức ASEAN được cải thiện rõ rệt từ sau sự kiện nào?
A. Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á được kí kết (2/1976).
B. Mĩ rút quân khỏi Việt Nam (1973).
C. Pháp rút quân khỏi Việt Nam (1954).
D. Chiến tranh lạnh kết thúc (1989).
Mối quan hệ giữa Mĩ và Việt Nam hiện nay:
-Mĩ thường xuyên viện trợ nhân đạo cho Việt Nam
-Giúp Việt Nam khắc phục hậu quả của chiến tranh
-Ủng hộ Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo
-Việt Nam giúp Mĩ tìm kiếm thân nhân, hài cốt của binh sĩ Mĩ
Bạn tham khảo ý kiến của mk nhé
3.. Nội dung của hội nghị :
- Xác định mục tiêu quan trọng là:
+ Đẩy mạnh việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
+ Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
+ Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á:
++ Ở châu Âu: quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Beclin và các nước Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Beclin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc ảnh hưởng của Liên Xô; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.
+ +Ở châu Á: Hội nghị chấp nhận những điều kiện của Liên Xô để tham chiến chống Nhật bản: Giữ nguyên trạng Mông Cổ; Trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin và các đảo xung quanh; quốc tế hoá thương cảng Đại Liên (Trung Quốc) và khôi phục việc Liên Xô thuê cảng Lữ Thuận; Liên Xô cùng Trung Quốc khai thác đường sắt Nam Mãn Châu – Đại Liên; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.
++ Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản; ở bán đảo Triều Tiên, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân đội Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới; Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất; quân đội nước ngoài rút khỏi Trung Quốc. Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản và các đảng phái dân chủ, trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ; các vùng còn lại của châu Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
KL:
– Thực chất của Hội nghị Ianta là sự phân chia khu vực đóng quân và khu vực ảnh hưởng giữa các nước thắng trận, có liên quan tới hoà bình, an ninh và trật tự thế giới về sau.
– Những quyết định quan trọng của Hội nghị và những thoả thuận sau đó trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Vì vậy, tên của Hội nghị còn được dùng để chỉ trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai – “Trật tự hai cực Ianta”.
2.- Liên hợp quốc đã có nhiều việc làm thiết thực để giúp đỡ nhân dân trên nhiều mặt: kinh tế, giáo dục, môi trường, nhân đạo... thông qua các tổ chức của Liên hợp quốc có mặt ở : FAO (Tổ chức nông - lương thực), UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc)…
- Hiện nay, có nhiều cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc đang hoạt động có hiệu quả như
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc |
UNDP |
Tổ chức Văn hóa Khoa học Giáo dục |
UNESCO |
Ngân hàng thế giới |
WB |
Quỹ tiền tệ Quốc tế |
IMF |
Tổ chức y tế thế giới |
WHO |
Thời Chiến Tranh:
- Trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam, Cuba đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ về mặt chính trị đối với Việt Nam. Lãnh tụ Cuba Fidel Castro đã phê phán sự can thiệp của Mỹ tại Việt Nam và kêu gọi hỗ trợ quốc tế cho Việt Nam.
- Cuba đã gửi nhiều đợt tình nguyện viên đến Việt Nam để giúp đỡ trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục và xây dựng hạ tầng.
- Fidel Castro đã thăm Việt Nam vào năm 1973, trong đó ông đã đến Quảng Trị, một trong những vùng bị tàn phá nặng nề nhất bởi chiến tranh. Chuyến thăm này đã thể hiện tình đoàn kết sâu sắc giữa hai quốc gia.
Thời Bình:
- Mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia đã phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh. Việt Nam và Cuba đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp, y tế, giáo dục và công nghệ.
- Hai quốc gia đã hợp tác trong việc trao đổi sinh viên và chương trình văn hóa, giúp củng cố mối quan hệ giữa hai dân tộc.
- Dù ở mức độ không lớn như thời chiến tranh, nhưng Việt Nam và Cuba vẫn duy trì mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng.
Trước đây, Việt Nam và Trung Quốc là hai đất nước có nền văn hóa, lịch sử và truyền thống tương đồng, thường xuyên tiếp xúc, giao lưu, thương mại và kết hôn qua các triều đại. Tuy nhiên, sự đổi thay của lực lượng chính trị, kinh tế và quân sự trong khu vực đã dẫn đến nhiều khác biệt và mâu thuẫn giữa hai nước. Trong lịch sử gần đây, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều biến động. Trung Quốc đã tấn công biên giới Việt Nam vào năm 1979 và còn có những tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên ở Biển Đông giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, sau đó hai nước đã tìm đường thoả hiệp và tăng cường quan hệ kinh tế hơn, đặc biệt sau khi ký kết Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc vào năm 2010.
Hiện nay, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn nhiều thách thức và tranh cãi. Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng Trung Quốc chiếm đóng các vùng biển và đảo ở Biển Đông, đồng thời cả hai bên còn có những định kiến và mâu thuẫn về chính trị và văn hóa. Tuy nhiên, hai bên đều cần nhau về mặt kinh tế và thương mại, và hiện đang cố gắng giải quyết các mâu thuẫn và tăng cường hợp tác để ổn định quan hệ trong tương lai.
Sau 20 năm bình thường hóa quan hệ (11/7/1995), từ hai nước cựu thù, Việt - Mỹ đã trở thành những người bạn, đối tác toàn diện và tin cậy.Việt Nam và Mỹ bắt đầu những nỗ lực cải thiện quan hệ ngoại giao đầu tiên từ những năm 1980. Ngày 3/2/1994, Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận Việt Nam. Tháng 1/1995, Mỹ và Việt Nam ký Hiệp định thiết lập Văn phòng Liên lạc tại thủ đô mỗi nước.
Ngày 11/7/1995, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, mở ra một chương mới trong lịch sử quan hệ giữa hai quốc gia. Một trong những kết quả rõ rệt về tiến triển trong quan hệ song phương Việt - Mỹ suốt 20 năm qua là số lần thăm cấp cao giữa lãnh đạo hai nước ngày càng tăng.
Chuyến thăm quan trọng đầu tiên là sự kiện Tổng thống Bill Clinton đến Việt Nam vào giữa tháng 11/2000. Ông cũng là tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc.
Ngày 19/6/2005, Thủ tướng Phan Văn Khải là lãnh đạo chính phủ Việt Nam đầu tiên thăm Mỹ sau khi hòa bình lập lại. Thủ tướng đã thảo luận với Tổng thống George Bush về sự ủng hộ của Mỹ với nỗ lực tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam.
Giữa tháng 11/2006, Tổng thống George Bush thăm chính thức Việt Nam khi tham dự cuộc họp APEC tổ chức ở Hà Nội.
Đến tháng 6/2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trở thành người đứng đầu nhà nước đầu tiên của Việt Nam sang Mỹ sau giai đoạn chiến tranh. Ngày 25/6/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu Việt Nam đã đến Nhà Trắng để hội đàm với Tổng thống George Bush. Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Mỹ đã ra tuyên bố chung sau cuộc hội đàm.
Chuyến thăm Mỹ cuối tháng 7/2013 của Chủ tịch Trương Tấn Sang đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ song phương. Sau cuộc hội đàm tại Nhà Trắng ngày 25/7/2013, Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama đã xác lập Quan hệ Đối tác Toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ.
Từ ngày 6/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chính thức thăm Mỹ. Đây là lần đầu tiên một Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến Mỹ. Tổng Bí thư và Tổng thống Barack Obama đã đưa ra Tuyên bố Tầm nhìn Chung sau cuộc hội đàm ngày 7/7. Ông Obama cũng nhận lời mời của Tổng Bí thư về chuyến thăm Việt Nam trong tương lai gần.