Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm an hem trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.
bn tìm hiểu trên này nhé;
https://h.vn/hoi-dap/question/22198.html
tham khảo kiều phương rất mến anh trai
Qua lời nhân vật người anh, cô em gái Kiều Phương hiện lên với đặc điểm nổi bật là một cô bé dễ thương, trong sáng, chăm chỉ, nhân hậu và đặc biệt là có năng khiếu hội họa.
bức tranh kiều phương vễ về anh trai bộc lộ sự tình cảm yêu thương mà em gái dành cho người anh
a/
Bức tranh được giải nhất của Kiều Phương là sự kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ, tài năng của họa sĩ Mèo tí hon. Đó là hình ảnh "một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh". Tư thế ngồi và cái nhìn ấy thể hiện một ước mơ, một hoài bão lớn. "Mặt chú bé như tỏa ra một thử ánh sáng rất lạ", thứ ánh sáng của tài năng và trí tuệ cao siêu. Chú bé còn có một tâm hồn "rất mơ mộng nữa". Đó là hình ảnh của người anh trai hiện tại, và là hình bóng người anh trai lí tưởng của ngày mai. Bức tranh ấy đã được "đóng khung, đóng kính"treo trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, mà bốn bức tường đã treo kín những bức tranh của thí sinh. Người mẹ xúc động tự hào, hồi hộp, hai lần "thì thầm" nói với cậu con trai thơ bé yêu thương: "Con có nhận ra con không...", "Con đã nhận ra con chưa?". Nghệ thuật đích thực đã nhân đạo hóa đồng loại "làm cho người gần người hơn", đã "thanh sạch hóa hồn người". Bức tranh của Kiều Phương cũng vậy, nó đã làm người anh trai trong tuổi ấu thơ "thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau dó là xấu hổ". Bức tranh của em gái đã làm cho người anh trai vô cùng xúc động "giật sững người", rồi như bị thôi miên khi nhìn vào dòng chữ đề trên bức tranh: "Anh trai tôi". Người anh trai "muốn khóc quá". Cậu bé dễ thương sẽ nói với mẹ rằng, sau khi nghe mẹ nhắc: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Thi hào nào đã viết câu thơ này nhỉ: "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"? Chữ "tâm" đã tỏa sáng bức tranh "Anh trai tôi", là sự hội tụ lòng nhân hậu, tình yêu thương, quý mến của Kiều Phương đối với người anh trai của mình.
Con đường nghệ thuật của Kiều Phương chỉ mới là bước đầu; những kiệt tác làm nên một sự nghiệp lớn còn ở chân trời tương lai. Có điều, cái hiện hữu của Mèo: Tình yêu quý anh trai bằng tất cả tấm lòng nhân hậu, niềm say mê hội họa của một tài năng chớm nở - đã để lại trong lòng tuổi thơ mỗi chúng ta bao cảm mến nồng hậu. Nhân vật Kiều Phương đã làm đẹp trang văn của Tạ Duy Anh.
b/
Kiều Phương hình như đang học Tiểu học (chúng ta có cảm nhận ấy, niềm tin ấy)? Cô bé này thật đáng yêu. Rất ngây thơ, hồn nhiên và yêu đời, hiếu động. Bộ mặt xinh xắn lại hay tự tay mình "bôi bẩn". Có niềm "thích thú" riêng là hay "lục lọi" các đồ vật trong gia đình. Được anh trai tặng cho biệt hiệu "Mèo", cô em gái "vui vẻ chấp nhận", còn dùng để xưng hô với bạn bè. Tuổi thơ, đứa em nào mà chẳng có lúc "cãi lại" hoặc "bắt nạt" chị gái, anh trai trong gia đình? Kiều Phương cũng thế. Bị anh trai phàn nàn về chuyện hay "lục lọi", thì Kiều Phương đã "vênh mặt" cãi lại: "Mèo mà lại! Em không phá là được...".Đó là một thái độ "bướng bỉnh" đáng yêu của cô bé này, của tuổi thơ.
Kiều Phương là một đứa con ngoan. Sau công việc "tự chế" thuốc vẽ, em đã làm những công việc bố mẹ phàn công, em "vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm". Chăm chỉ siêng năng là một nét đẹp đáng yêu của Mèo.
Kiều Phương càng đáng yêu hơn. Chắc là cô bé học rất giỏi. Cô bé này có một đời sống nội tâm phong phú, có một sở thích riêng rất yêu hội họa và có năng khiếu mĩ thuật bẩm sinh. Không vòi vĩnh bố mẹ mưa sắm "đồ nghề". Em tự chế thuốc vẽ. Em cũng có một "kho báu" riêng, đó là bốn cái lọ nhỏ "cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục...". Các nghệ nhân dân gian Đông Hồ ngày xưa vẽ tranh "Thầy đồ Cóc", "Đám cưới chuột", "Hứng dừa", "Đánh đu", tranh Gà, tranh Lợn... bằng thứ "màu dân tộc". Màu đen được họ sáng chế từ than lá tre. Thi sì nào đã viết câu thơ này nhỉ:
"Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấyđiệp"...
Nữ họa sĩ tí hon Kiều Phương cũng có cách điều chế thuốc vẽ màu đen rất độc đáo. Đít xoong chảo đã bị cô “cạo trắng cả”để có một chất liệu mới "màu đen nhọ nồi". Hoạt động mĩ thuật của Kiểu Phương rất lặng lẽ và bí mật. Bố mẹ cũng không biết. Anh trai phải "bí mật theo dõi" mới biết em gái mình đang “chế thuốc vẽ”.Và cũng chỉ biết thế thôi! Tác phẩm nghệ thuật, thế giới nghệ thuật của Kiều Phương là "mọi thứ trong ngôi nhà" rất gần gũi thân thiết với em. Là cái bát múc cám lợn, sứt một miếng. Là con mèo vằn... vô cùng dễ mến,... Em vẽ bằng "những nét to tướng..." ngộ nghĩnh... Khán giả thứ nhất được xem tranh vẽ Kiều Phương là bé Quỳnh, con gái họa sĩ Tiến Lê. Bé dã "reo lên khe khẽ" khi xem tranh. Khán giả thứ hai là chú Tiến Lê với niềm vui "rạng rỡ lắm" sau khi thưởng thức tác phẩm "đồng nghiệp". Cha mẹ bé Kiều Phương là sung sướng nhất. Người mẹ thì "không kìm được cơn xúc động". Bố thì “ôm thốc Mèo lên”: "Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn", sau khi nghe họa sĩ Tiến Lê nói: “Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không”. Tranh vẽ của Kiều Phương qua sự "thẩm định" của họa sĩ Tiến Lê là "rất độc đáo, có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào".Với bé Kiều Phương thì nghệ thuật là sự say mê, là tình yêu thương, là sự phát sáng, nên chúng ta lại thêm quý mến "họa sĩ Mèo".
Phải học mới giỏi được chứ tự nhiên đi hỏi ngupowif khác mà nói bào cho mình thì có nghĩa bài dod không phải của mình mà là của người nhắc bài cho mình đấy.Nên bài của ai người đó làm nấy
Bức vẽ "Anh trai tôi" là một bức vẽ tuyệt đẹp, đã khắc họa nên đường nét khuôn mặt, sự trong sáng, thánh thiện của người anh trai. Không những vậy, người đọc còn cảm nhận được tình yêu thương, sự quý trọng của cô em gái đối với anh trai của mình, đó là thứ tình cảm vô cùng đáng quý và trân trọng , đáng được nâng niu , nuôi dưỡng. Thế nhưng, người anh lại tỏ ra không vui vẻ gì cả mà thay vào đó là sự đố kị, ganh ghét với em gái mình, bởi vậy, khi được xem bức tranh em gái vẽ mình bằng tất cả tấm lòng, người anh đã tự cảm thấy xấu hổ cho chính bản thân mình và cho rằng mình không xứng đáng được em gái vẽ. Chính vì vậy, có thể nói, bức vẽ "Anh trai tôi" là một bức tranh vô cùng ý nghĩa, không chỉ giúp Kiều Phương đạt giải Nhất cuộc thi mà còn khiến tình cảm anh em của họ ngày càng trở nên gắn bó, khăng khít hơn .
muốn gửi gắm : cô bé chưa bao giờ ghét anh mình , mặc dù anh rất ghét cô và ghen tị khi cô phát hiện ra tài năng. Cô mong anh sẽ yêu thương cô lại như ngày xưa
-Kiều Phương luôn dành cho anh những tình cảm tốt đẹp:
+ Trong ánh mắt của Kiều Phương, người anh trai của mình là tốt nhất, hoàn hảo nhất.
+ Kiều Phương đã vẽ nên bức tranh người anh thật đẹp, thật hoàn mĩ.
+ Kiều Phương vui sướng trước vẻ đẹp của anh trai mà mình đã cảm nhận được và thể hiện trong bức tranh.