Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bốn câu thơ cuối: Diễn tả khoảng cách giữa hai người (một ngàn dâu thăm thẳm)
- Hình ảnh ngàn dâu được lặp đi lặp lại trong bài là cách diễn đạt, sử dụng tài tình
Xanh xanh… ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt
- Hình ảnh người chinh phu với khoảng cách vô tận, tới khi trông lại chỉ thấy “xanh mấy ngàn dâu”
- Chàng ngoảnh lại, thiếp trông sang chỉ còn thấy một màu xanh, mơ hồ, huyền ảo
Nỗi sầu muộn của người chinh phụ, nỗi xót xa dâng đầy “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”
→Hình ảnh người chinh phụ đau đáu trông theo, màu xanh xanh trở thành xanh ngắt choán hết không gian và tâm trí
Các địa danh như Hàm Dương, Tiêu Dương trong bài đều mang tính ước lệ
+ Người chinh phụ hoang mang trong câu hỏi “Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng”
→Khoảng cách trở nên mơ hồ, không đong đo đếm được
- Các phép đối, lặp từ, đảo từ đều mang ý nghĩa diễn tả nỗi đau chia ly của người chinh phụ khi ngóng chồng
+ Nối nhớ mong đau đáu của người chinh phụ chỉ gom lại bởi hai địa danh Hàm Dương- Tiêu Tương
+ Người chinh phụ yêu chồng nên hình dung rõ rệt về sự mong ngóng của chồng về mình: chàng ngoảnh lại – thiếp trông sang
→Sự xa cách về không gian vật lý càng làm cho tình cảnh chia ly thêm sầu thảm
- Trong khổ thơ đầu, tác giả đã không chỉ dùng phép đối (chàng - thiếp, đi - về), mà còn kết hợp với phép lặp quan hệ từ (thì) ở mỗi câu đã nhấn mạnh nỗi chia li, xa cách của người chinh phụ. Hơn nữa, các hình ảnh "Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh" như khiến không gian xa cách thêm xa vời vợi. Trên bức tranh đó, hình ảnh người chinh phụ nhỏ bé, mong manh với nồi sầu li biệt dâng lên thâm sâu và bao phủ lên cảnh vật.
- Tác giả đã gợi lên cả một hiện thực chia li phũ phàng và nồi niềm đau đớn trước tình cảnh hai vợ chồng đang mặn nồng thì phải xa cách bởi cuộc chiến tranh phi nghĩa.
a, Những từ chỉ màu xanh: mây biếc, núi xanh, xanh xanh, xanh ngắt
b, Nghĩa của các từ xanh được sử dụng trong bài khác nhau về mức độ cũng như tính chất
+ Biếc: xanh lam pha xanh lục nhìn thích mắt. Màu xanh nhẹ nhàng
+ Xanh xanh: từ láy, diễn tả màu xanh nhạt hơi đậm, bao phủ trên diện rộng
+ Xanh ngắt: xanh thuần trên một vùng diện tích rộng
c, Mức độ của màu xanh tăng tiến dần nhằm:
- Màu gợi cảnh trời cao đất rộng, thăm thẳm, mênh mông, nơi gửi gắm và lan tỏa nỗi sầu ly biệt
- Diễn tả khoảng cách ly biệt của lứa đôi ngày càng lớn
- Nỗi buồn tới cao độ của người chinh phụ khi xa chồng
-Có hàng loạt từ ngữ chỉ màu xanh:mây biếc(mây xanh),núi xanh,xanh xanh ~ mấy ngàn dâu,ngàn dâu xanh ngắt đc thể hiện trong đoạn thơ.
-tuy vậy,các từ ngữ chỉ màu xanh trên lại có những điểm khác nhau về ý nghĩa:mây biếc,núi xanh là chỉ màu xanh của thiên nhiên đất trời,xanh ngắt là sắc xanh thuần túy trải trên một cùng đất bao la.
-khi nhắc đến xanh xanh ngàn dâu xanh ngắt,ta nhận thấy đó ko còn là 1 tính từ để chỉ màu xanh của lá cây mà nó còn thể hiện nỗi chua xót,vô vọng của ng chinh phụ khi tiễn chồng ra trận.Trong thơ ca trung đại,thành ngữ Thương hải biến vi tang điền (biển xanh biến thành nương dâu,hàm ý chỉ sự đổi thay to lớn),vừa gợi ra khoảng cách xa vời vợi và nỗi sầu ngày càng vừa lan tỏa vừa thẳm sâu của ng vợ khi chồng đã cất bước ra đi.
-tác giả đã sử dụng màu xanh là gam màu chủ đạo trong bức tranh chia li của kẻ ở-ng đi.màu xanh của tâm trạng nhớ nhung,lo lắng của nỗi buồn chia li ko ngày hẹn gặp lại.
CHÚC BN HC TỐT!!!^^
nhớ tick cho mik nha,vik cho bn mỏi tay quá trời:)))
Nỗi sầu như thể nhân lên bất tận, trong khổ thơ thứ ba, điệp từ (cùng) được thể hiện ở dạng đồng hướng (chẳng thấy). Cái màu "mây biếc", "ngàn núi xanh" vừa mới ở trên thoắt bây giờ đã chỉ "thấy xanh xanh". Thấy mà không thấy, bởi vì cái màu sắc được điệp (và cũng là láy) ấy chỉ là "những mấy ngàn dâu". Thêm một lần nữa, không chỉ lặp từ, mà còn kết hợp lặp với đảo ngữ: "Ngàn dâu xanh ngắt một màu", câu thơ diễn tả điều "thấy" ấy là vô vọng, và cuối cùng, một câu hỏi tu từ, hỏi chính là trả lời về nỗi sầu tràn ngập cả "lòng chàng" và "ý thiếp".
Nỗi sầu như thể nhân lên bất tận, trong khổ thơ thứ ba, điệp từ (cùng) được thể hiện ở dạng đồng hướng (chẳng thấy). Cái màu "mây biếc", "ngàn núi xanh" vừa mới ở trên thoắt bây giờ đã chỉ "thấy xanh xanh". Thấy mà không thấy, bởi vì cái màu sắc được điệp (và cũng là láy) ấy chỉ là "những mấy ngàn dâu". Thêm một lần nữa, không chỉ lặp từ, mà còn kết hợp lặp với đảo ngữ: "Ngàn dâu xanh ngắt một màu", câu thơ diễn tả điều "thấy" ấy là vô vọng, và cuối cùng, một câu hỏi tu từ, hỏi chính là trả lời về nỗi sầu tràn ngập cả "lòng chàng" và "ý thiếp".
Bốn câu thơ đầu: Cảnh chia ly của chinh phu và chinh phụ
+ Người phụ nữ đưa tiễn chồng với nỗi buồn vạn dặm
+ Sử dụng phép đối: chàng đi- thiếp về
→Sự chia lìa trở thành hiện thực khắc nghiệt không thể níu kéo, thay đổi
+ Hình ảnh: mây biếc, núi xanh – sự chia cắt, khoảng cách ngàn trùng vời vợi giữa hai người