a) Ghi đủ các từ chỉ màu xanh.

b) Phân biệt sự khác nhau...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 7 2019

a, Những từ chỉ màu xanh: mây biếc, núi xanh, xanh xanh, xanh ngắt

b, Nghĩa của các từ xanh được sử dụng trong bài khác nhau về mức độ cũng như tính chất

     + Biếc: xanh lam pha xanh lục nhìn thích mắt. Màu xanh nhẹ nhàng

     + Xanh xanh: từ láy, diễn tả màu xanh nhạt hơi đậm, bao phủ trên diện rộng

     + Xanh ngắt: xanh thuần trên một vùng diện tích rộng

c, Mức độ của màu xanh tăng tiến dần nhằm:

- Màu gợi cảnh trời cao đất rộng, thăm thẳm, mênh mông, nơi gửi gắm và lan tỏa nỗi sầu ly biệt

- Diễn tả khoảng cách ly biệt của lứa đôi ngày càng lớn

- Nỗi buồn tới cao độ của người chinh phụ khi xa chồng

15 tháng 10 2018

-Có hàng loạt từ ngữ chỉ màu xanh:mây biếc(mây xanh),núi xanh,xanh xanh ~ mấy ngàn dâu,ngàn dâu xanh ngắt đc thể hiện trong đoạn thơ.

-tuy vậy,các từ ngữ chỉ màu xanh trên lại có những điểm khác nhau về ý nghĩa:mây biếc,núi xanh là chỉ màu xanh của thiên nhiên đất trời,xanh ngắt là sắc xanh thuần túy trải trên một cùng đất bao la.

-khi nhắc đến xanh xanh ngàn dâu xanh ngắt,ta nhận thấy đó ko còn là 1 tính từ để chỉ màu xanh của lá cây mà nó còn thể hiện nỗi chua xót,vô vọng của ng chinh phụ khi tiễn chồng ra trận.Trong thơ ca trung đại,thành ngữ Thương hải biến vi tang điền (biển xanh biến thành nương dâu,hàm ý chỉ sự đổi thay to lớn),vừa gợi ra khoảng cách xa vời vợi và nỗi sầu ngày càng vừa lan tỏa vừa thẳm sâu của ng vợ khi chồng đã cất bước ra đi.

-tác giả đã sử dụng màu xanh là gam màu chủ đạo trong bức tranh chia li của kẻ ở-ng đi.màu xanh của tâm trạng nhớ nhung,lo lắng của nỗi buồn chia li ko ngày hẹn gặp lại.

CHÚC BN HC TỐT!!!^^

nhớ tick cho mik nha,vik cho bn mỏi tay quá trời:)))

30 tháng 7 2019

Bốn câu thơ đầu: Cảnh chia ly của chinh phu và chinh phụ

+ Người phụ nữ đưa tiễn chồng với nỗi buồn vạn dặm

+ Sử dụng phép đối: chàng đi- thiếp về

→Sự chia lìa trở thành hiện thực khắc nghiệt không thể níu kéo, thay đổi

+ Hình ảnh: mây biếc, núi xanh – sự chia cắt, khoảng cách ngàn trùng vời vợi giữa hai người

11 tháng 5 2017

Bốn câu thơ cuối: Diễn tả khoảng cách giữa hai người (một ngàn dâu thăm thẳm)

- Hình ảnh ngàn dâu được lặp đi lặp lại trong bài là cách diễn đạt, sử dụng tài tình

Xanh xanh… ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt

- Hình ảnh người chinh phu với khoảng cách vô tận, tới khi trông lại chỉ thấy “xanh mấy ngàn dâu”

- Chàng ngoảnh lại, thiếp trông sang chỉ còn thấy một màu xanh, mơ hồ, huyền ảo

Nỗi sầu muộn của người chinh phụ, nỗi xót xa dâng đầy “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”

→Hình ảnh người chinh phụ đau đáu trông theo, màu xanh xanh trở thành xanh ngắt choán hết không gian và tâm trí

16 tháng 10 2016

 Nỗi sầu như thể nhân lên bất tận, trong khổ thơ thứ ba, điệp từ (cùng) được thể hiện ở dạng đồng hướng (chẳng thấy). Cái màu "mây biếc", "ngàn núi xanh" vừa mới ở trên thoắt bây giờ đã chỉ "thấy xanh xanh". Thấy mà không thấy, bởi vì cái màu sắc được điệp (và cũng là láy) ấy chỉ là "những mấy ngàn dâu". Thêm một lần nữa, không chỉ lặp từ, mà còn kết hợp lặp với đảo ngữ: "Ngàn dâu xanh ngắt một màu", câu thơ diễn tả điều "thấy" ấy là vô vọng, và cuối cùng, một câu hỏi tu từ, hỏi chính là trả lời về nỗi sầu tràn ngập cả "lòng chàng" và "ý thiếp".

16 tháng 10 2016

Nỗi sầu như thể nhân lên bất tận, trong khổ thơ thứ ba, điệp từ (cùng) được thể hiện ở dạng đồng hướng (chẳng thấy). Cái màu "mây biếc", "ngàn núi xanh" vừa mới ở trên thoắt bây giờ đã chỉ "thấy xanh xanh". Thấy mà không thấy, bởi vì cái màu sắc được điệp (và cũng là láy) ấy chỉ là "những mấy ngàn dâu". Thêm một lần nữa, không chỉ lặp từ, mà còn kết hợp lặp với đảo ngữ: "Ngàn dâu xanh ngắt một màu", câu thơ diễn tả điều "thấy" ấy là vô vọng, và cuối cùng, một câu hỏi tu từ, hỏi chính là trả lời về nỗi sầu tràn ngập cả "lòng chàng" và "ý thiếp".

1.“Sống chết mặc bay” có thể được chia làm mấy đoạn?Mỗi đoạn nói gì? 2.Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệt thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm . Dựa vào định nghĩa trên, em hãy: a/ Chỉ ra hai mặt tương phản cơ...
Đọc tiếp

1.“Sống chết mặc bay” có thể được chia làm mấy đoạn?Mỗi đoạn nói gì?

2.Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệt thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm .

Dựa vào định nghĩa trên, em hãy:

a/ Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện “Sống chết mặc bay”

b/ Phân tích làm rõ từng mặt trong sự tương phản đó.(Chú đến đên các chi tiết thuộc về cảnh người dân đang hộ đê trong trạng thái nguy kịch và các chi tiết thuộc về cảnh tên quan đang cùng nha lại chơi bài trong đình và không khí tĩnh mịch, trang nghiêm).

c/ Chỉ ra qua hai mặt tương phản, hình ảnh tên quan phủ đi “hộ đê” được tác giả khắc họa như thế nào. (Chú ý đến các chi tiết thuộc về: chỗ ở, điều kiện sinh hoạt trong khi đi “đốc thúc việc hộ đê”; cách ngồi, tư thế, giọng điệu, ngôn ngữ trước bọn nha lại, chánh tổng…, đặc biệt là thái độ, cách nói khi đã có tin đê vỡ).

d/ Nêu lên dụng ý của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản này.

3.Trong nghệ thuật văn chương còn có phép tăng cấp (lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước), qua đó làm rõ thêm bản chất một sự việc, một hiện tượng muốn nói. Trong “Sống chết mặc bay, tác giả đã kết hợp khéo léo phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ rõ nét tính cách của nhân vật.

Em hãy phân tích, chứng minh ý kiến trên bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

a/ Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của độ nước sông dâng cao, cảu nguy cơ vỡ đê, của cảnh hộ đê vất vả, căng thẳng của người dân(trong đó có mức độ của tiếng trống đánh, ốc thổi, tiếng người gọi nhau sang hộ đê) là thế nào?

b/ Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ đam mê bài bạc của tên quan phủ  như thế nào?

c*/ Hãy nhận xét về tác dụng của sự kết hợp hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp trong việc vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.

4.Hãy phát biểu chung về giá trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật (ngôn ngữ, hình tượng nhân vật…) của truyện Sống chết mặc bay.

3
26 tháng 4 2017
1. Truyện ngắn Sống chết mặc bay có thể chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1 (từ đầu đến “Khúc đê này hỏng mất”): Nguy cơ đê bị vỡ và sự chống đỡ của người dân.
- Đoạn 2 (tiếp theo đến “Điếu, mày!”): Quan phụ mẫu vô trách nhiệm, mải mê bài bạc trong khi đi hộ đê.
- Đoạn 3 (còn lại): Đê bị vỡ, nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu.
2. Theo định nghĩa về phép tương phản:
a) Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay: Một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả. Bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ.
b) Những người dân hộ đê: Làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: "Tình cảnh trông thật là thảm".
c) Viên quan đi hộ đê thì ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, "tình cảnh thảm sầu" không sao kể xiết.
d) Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.
3. a) Phép tăng cấp đã được sử dụng để miêu tả tình cảnh nguy ngập của khúc đê. Mưa mỗi lúc một tầm tã. Nước sông càng dâng cao. Dân chúng thì đuối sức, mệt lử cả rồi.
b) Phép tăng cấp cũng được sử dụng để miêu tả thái độ vô trách nhiệm, lòng lang dạ thú của viên quan. Viên quan hộ đê không cùng dân chống đỡ mà ngồi trong đình vững chãi, an toàn. Bao kẻ phải hầu hạ quan. Không phải là vì công việc mà chỉ vì một thú chơi bài. Quan chơi bài nhàn nhã, ung dung. Quan gắt khi có người quấy rầy. Quan quát mắng, đòi cách cổ, bỏ tù khi có người báo đê vỡ. Quan sung sướng vì ván bài ù. Mức độ vô trách nhiệm và cáu gắt vô lí của quan càng thể hiện rõ nét.
c*) Sự kết hợp của nghệ thuật tương phản và tăng cấp đã tố cáo và phê phán hành động ham mê bài bạc và vô trách nhiệm của viên quan. Nếu viên quan chỉ ham đánh bạc thì đó là thói xấu trong sinh hoạt của cá nhân y. Nhưng y đánh bạc khi làm công vụ, cụ thể là khi đi hộ đê, liên quan đến tính mạng và tài sản của dân chúng thì đó là sự vô trách nhiệm. Y thắng ván bài đã chờ thì y sung sướng là lẽ thường tình. Nhưng y thắng bài khi đê vỡ, y sung sướng khi bao người dân khổ sở, cùng cực thì sự vui mừng của y là một hành động phi nhân tính của kẻ lòng lang dạ thú. Chính sự kết hợp này đã làm cho tính chất tố cáo và phê phán thêm sâu sắc.
4. + Giá trị hiện thực của truyện Sống chết mặc bay là đã phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan có vai trò “cha mẹ” người dân nhưng đã chỉ ham mê bài bạc, hết sức vô trách nhiệm, làm cho dân chúng khốn khổ vì đê vỡ, nước lụt.
+ Giá trị nhân đạo của truyện là đã cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.

+ Giá trị nghệ thuật: Đây là truyện ngắn viết theo kiểu hiện đại bằng chữ Quốc ngữ. Nhân vật đã bước đầu có tính cách. Tác giả đã sử dụng biện pháp tương phản, tăng cấp, kết hợp với lời bình luận trực tiếp để tố cáo và phê phán. Nhân vật quan phụ mẫu đã bộc lộ bản chất xấu xa, vô trách nhiệm qua các hành động, lời nói của y với tay chân và với người dân.

25 tháng 3 2018

Câu 1: Truyện ngắn Sống chết mặc bay có thể chia làm 3 đoạn:

- Phần 1 (từ đầu … khúc đê này hỏng mất): Cảnh người dân chống con đê sắp vỡ

- Phần 2 (tiếp… điếu mày): Bọn quan lại vô trách nhiệm đánh tổ tôm bỏ mặc dân chúng trước cơn lũ

- Phần 3 (còn lại) Đê vỡ nhân dân sa vào cảnh lầm than

Câu 2:

a, - Hai mặt tương phản trong truyện:

Dân chúng vật lộn với bão lũ, chống chọi với mưa lũ >< Bọn quan lại hộ đê ngồi nơi an toàn, nhàn nhã đánh bài bạc bỏ mặc dân chúng

b, Cảnh người dân hộ đê: cẳng thẳng, nhốn nháo

+ Người dân bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử

+ Mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên

⇒ Thảm cảnh người dân chống cơn nước lũ buồn thảm, khổ cực

Cảnh bọn quan lại: nhàn hạ, an toàn

+ Quan lại ngồi nơi cao ráo, vững chãi, quây đánh tổ tôm

+ Cảnh trong đình nhàn nhã, đường bệ, nguy nga

⇒ Quan lại tắc trách, tham lam

c, Hình ảnh viên quan hộ đê: bỏ mặc dân, ngồi chơi nhàn nhã

+ Đồ dùng sinh hoạt cho quan hộ đê thể hiện cuộc sống xa hoa: ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà

+ Quan ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu người hạ túc trực, được ăn cao lương mĩ vị

+ Quan đỏ mặt, tía tai đòi cách chức, đuổi cổ người dân báo đê vỡ

→ Sự đê tiện, tham lam của tên quan vô lại

d, Tác giả dựng lên cảnh tương phản nhằm:

+ Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam, lòng lang dạ thú của bọn quan lại

+ Cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân khi chống chọi bão lũ

+ Cảnh người dân thống khổ, cảnh quan sung sướng vì thắng ván bài

Câu 3:

a, Phép tăng cấp được thể hiện trong nhiều mặt:

- Cảnh hộ đê của dân: tăng cấp theo mức độ nguy cấp: mưa tầm tã, vẫn mưa tầm tã trút xuống, nước sông dâng lên to quá

- Cảnh quan lại nhàn hạ, sa hoa trên đình đối lập với cảnh khốn khổ của dân chúng chống chọi với mưa lũ

19 tháng 5 2017

Đáp án: D

3.Cho câu thơ: Đoạt sáo Chương Dương độa. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo câu thơ trên, cho biết các câu thơ em vừa chép thuộc bài thơ nào, nêu  hoàn cảnh sáng tác, tác giả, thể  thơ, phương thức biểu đạt của văn bản.b. Chỉ rõ, phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong hai câu thơ đầu? Tác giả sử dụng từ đoạt/ cầm có ý nghĩa ra sao trong việc thể...
Đọc tiếp

3.Cho câu thơ: Đoạt sáo Chương Dương độ

a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo câu thơ trên, cho biết các câu thơ em vừa chép thuộc bài thơ nào, nêu  hoàn cảnh sáng tác, tác giả, thể  thơ, phương thức biểu đạt của văn bản.

b. Chỉ rõ, phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong hai câu thơ đầu? Tác giả sử dụng từ đoạt/ cầm có ý nghĩa ra sao trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của bài thơ?

c.Hãy viết một đoạn văn khoảng từ 8 – 10 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ vừa chép ( đoạn văn có sử dụng 1 từ ghép, 1 phép điệp ngữ- gạch chân chú thích).

d. Tác giả đã thể hiện ý thức công dân cao khi  suy ngẫm về nền hòa bình muôn thuở của dân tộc. Là thế hệ đi sau, em có suy nghĩ thế nào về trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn nền hòa bình,xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay?  Em hãy trình bày ý kiến của bản thân về vấn đề đó qua đoạn văn khoảng 8-10 câu.

0
17 tháng 9 2021

bài này được ko bạn

Mẹ của con ơi mẹ là một người phụ nữ tuyệt vời.Mẹ đã cho chúng con một tình yêu thương vô bờ bến,vậy mà con đã không nhận ra mà còn chà đạp nên nó.Con thấy thật có lỗi với mẹ quá!Nhớ lúc con ốm mẹ đã chăm sóc con suốt đêm và mẹ còn khóc khi sợ rằng sẽ có thể mất con.Mẹ sẵn sàng bỏ cả hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn.Nhớ ngày nào mẹ dắt tay con đến trường vào ngày khai giảng con đã háo hức vui vẻ đến trường trước đêm đó mẹ đã không ngủ được vì lo cho con.Vậy mà giờ con mới biết mẹ yêu con như thế nào.Con thấy mình đã sai khi đã cãi lại mẹ. Mẹ là người phụ nữ tuyệt vời nhất đối với chúng con.Con yêu mẹ