K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Xác định câu trần thuật trong những câu dưới đây và nêu mục đích của những câu trần thuật đó. a. Và lão kể. lão kể nhỏ nhẻ và dài dòng thật. ( Nam Cao, Lão Hạc) b. Ấy !Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được . Hia đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng...
Đọc tiếp

Xác định câu trần thuật trong những câu dưới đây và nêu mục đích của những câu trần thuật đó.
a. Và lão kể. lão kể nhỏ nhẻ và dài dòng thật.
( Nam Cao, Lão Hạc)
b. Ấy !Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được . Hia đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách nặng quá: Nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu…
( Nam Cao, Lão Hạc)
c. Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường.
( Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
d. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
( Thanh Tịnh, Tôi đi học)
e. Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con.
( An-phông-xơ Đô – đê,Buổi học cuối cùng)

0
Xác định câu trần thuật trong những câu dưới đây và nêu mục đích của những câu trần thuật đó?a. Và lão kể. Lão kể nhỏ nhẻ và dài dòng thật.b. Ấy! Sự đời lại cứ thường vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được. Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả . Nhưng họ thách nặng quá: Nguyên tiền mặt phải một trăm đồng...
Đọc tiếp

Xác định câu trần thuật trong những câu dưới đây và nêu mục đích của những câu trần thuật đó?

a. Và lão kể. Lão kể nhỏ nhẻ và dài dòng thật.

b. Ấy! Sự đời lại cứ thường vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được. Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả . Nhưng họ thách nặng quá: Nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu.

c. Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường.

d. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hep.

e. Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con.

f. Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi kênh rạch càng bửa giăng chi chít như mạng nhên. Trên trời thì trời xanh, dưới nước thì nước xanh, chung quanh mình chỉ toàn một sắc xanh cây lá.

g. Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, Hà Nội, được khởi công xây dựng vào năm 1898 và hoàn thành sau bốn năm, do kiến trúc sư người Pháp Ép- phen thiết kế.

h. Vào đêm trước ngày khai trường của con mẹ không ngủ được.

i. Con là một đứa trẻ nhạy cảm.

j. Trên các triền núi láng giềng, nắng hanh như rây bột nghệ, và đá núi lượn như xô bồ những con sóng đời đời không chịu tan.

k. (Không phải chia nữa) Anh cho em tất.

l. Ngày xưa, ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con.

m. Kẻ ở cạn người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được.

n. Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.

1
12 tháng 3 2022

Giúp mình với mn ơiiii

 

21 tháng 12 2021

a, ptbđ: tự sự ( biểu cảm)

b,thán từ:Âý,

c, nội dung:tâm sự lại suy nghĩ của nhân vật ông giáo với vấn đề của Lão Hạc trong truyện.

Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm trong những câu sau.a) Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến… Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đống quà.b) Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả....
Đọc tiếp

Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm trong những câu sau.

a) Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến… Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đống quà.

b) Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu… cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc.

 

(Nam Cao, Lão Hạc)

c) Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi, ông giáo ạ!

(Nam Cao, Lão Hạc)

d) Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám

Tựa nhau trông xuống thế gian cười.

(Tản Đà, Muốn làm thằng Cuội)

1
18 tháng 12 2019

a, Trợ từ "lấy" có tác dụng nhấn mạnh mức tối thiểu, tới việc đã rất lâu không nhận được bất cứ một lá thư, lời hỏi thăm, sự quan tâm của mẹ.

b, Trợ từ "nguyên" nhấn mạnh duy chỉ một thứ. Trợ từ "đến" nhấn mạnh mức độ cao, làm ít nhiều ngạc nhiên.

c, Trợ từ "cả" biểu thị nhấn mạnh về mức độ cao, ý bao hàm.

d, Trợ từ "cứ" biểu thị nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định, không kể khách quan như thế nào.

Câu 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: “Ấy! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được. Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách nặng quá : nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu... cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc. Lão...
Đọc tiếp

Câu 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

 

“Ấy! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được. Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách nặng quá : nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu... cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc. Lão Hạc không lo được. Ý thằng con lão thì nó muốn bán vườn, cố lo cho bằng được. Nhưng lão không cho bán. Ai lại bán vườn đi mà lấy vợ? Vả lại bán vườn đi, thì cưới vợ về, ở đâu? Với lại, nói cho cùng nữa, nếu đằng nhà gái họ cứ khăng khăng đòi như vậy, thì dẫu có bán vườn đi cũng không đủ cưới. Lão Hạc biết vậy đấy, nhưng cũng không dám xẵng”.

(Ngữ văn 8 – tập 1)

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Cho biết tác giả là ai?

b. Ai là người đóng vai trò người kể chuyện?Thuộc ngôi kể nào?

c. Tác phẩm Lão Hạc viết về đề tài nào?

d. Theo em, nguyên nhân trực tiếp nào dẫn đến cái chết của lão Hạc?

đ. Tìm trợ từ trong đoạn văn sau? Và nêu tác dụng của trợ từ đó?

0
Bài 1: Phần trích sau sử dụng nhiều trường từ vựng, hãy tìm các từ thuộcmột trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng ấy.“Hằng năm cứ vào cuối thu, là ngoài đường rụng nhiều và trên không có nhữngđám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựutrường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôinhư mấy cành hoa...
Đọc tiếp

Bài 1: Phần trích sau sử dụng nhiều trường từ vựng, hãy tìm các từ thuộc

một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng ấy.

“Hằng năm cứ vào cuối thu, là ngoài đường rụng nhiều và trên không có những
đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu
trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi
như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng …Những ý tưởng ấy tôi
chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết.
Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường,
lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đấy sương thu và gió
lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường
này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung
quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi
học…” (Trích Ngữ văn 8, tập một— NXB Giáo dục, 2016)

0
Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉthấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôikhông ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đaucủa...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôi
không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau
của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn
nghĩ tới ai được nữa. Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích
kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về nhân vật ông giáo?
A. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.
B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.
C. Thương hại đối với lão Hạc và những con người như lão Hạc.
D. Có cái nhìn hẹp hòi với con người và cuộc sống nói chung.
Câu 2. Câu văn: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương....” sử
dụng phép tu từ nào?
A. Liệt kê B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nhân hóa
Câu 3. Những từ in đậm trong câu văn trên được xếp vào trường từ vựng nào?
A. Trí tuệ của con người
B. Tính cách của con người
C. Tình cảm của con người
D. Năng lực của con người
Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?
“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.... Một con
người như thế ấy!.... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!.... Một người nhịn ăn để
tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng.... Con người đáng
kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một
thêm đáng buồn....”
A. Sự trách cứ lão Hạc của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
B. Sự mâu thuẫn trong việc làm và lời nói của lão Hạc.
C. Sự tha hóa trong nhân cách của lão Hạc.
D. Sự ngỡ ngàng và chua chát của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
Câu 5. Dấu chấm lửng được sử dụng nhiều lần trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng, đau đớn trong lòng ông giáo.
B. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 6. Nhận định nào sau đây nói đầy đủ nhất dụng ý của tác giả khi viết về cái đói và
miếng ăn trong truyện “Lão Hạc”.
A. Cái đói và miếng ăn là một sự thật bi thảm, ám ảnh nhân dân ta suốt một thời gian
dài.
B. Cái đói và miếng ăn là một thử thách để phân hóa tính cách và phẩm giá của con
người.
C. Cái đói và miếng ăn có nguy cơ làm cho nhân tính của con người bị tha hóa và
biến chất.
D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
Câu 7. Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
A. Để cầu khiến
B. Để khẳng định hoặc phủ định
C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 8. Câu nghi vấn nào dưới đây không được dùng để hỏi?
A. Thế bây giờ làm thế nào? Mợ tôi biết thì chết.
B. Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình?
C.Tại sao anh ta lại không tiễn mình ra tận xe nhỉ?
D. Cậu muốn tụi mình chơi lại trò chơi ngày hôm qua hả?
Câu 9. Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
“Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một
cái gì khác đâu?”
A. Khẳng định
B. Đe dọa
C. Hỏi
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 10. Câu văn “Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ
che lấp mất” thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo
A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu mở rộng thành phần D. Câu rút gọn.

0
Bài 1. Trong văn bản Tôi đi học, Thanh Tịnh viết:Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đitrên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần nhưng lần này tựnhiên thấy lạ.a. Truyện được kể từ ngôi kể nào? Ngôi kể ấy tạo nên hiệu quả gì trong việc thể hiện dòng cảmnghĩ của nhân vật?b. Theo em, tình huống...
Đọc tiếp

Bài 1. Trong văn bản Tôi đi học, Thanh Tịnh viết:
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi
trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần nhưng lần này tự
nhiên thấy lạ.
a. Truyện được kể từ ngôi kể nào? Ngôi kể ấy tạo nên hiệu quả gì trong việc thể hiện dòng cảm
nghĩ của nhân vật?
b. Theo em, tình huống truyện có gì đặc biệt?
c. Viết đoạn văn 12 câu với câu chủ đề sau: “Dòng cảm nghĩ của nhân vật tôi về buổi tựu
trường đầu tiên đã được tác giả diễn tả rất tinh tế trong truyện ngắn Tôi đi học”.
Bài 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt vợ mày may vá sắm sửa cho và
thăm em bé chứ.
Nước mắt tôi ròng rỏng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng
“em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý
cô tôi muốn…
...Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ,
tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mà thôi.
a. Vì sao câu nói của bà cô khiến bé Hồng nước mắt chan hòa, đầm đia?
b. Đến cuối đoạn trích, vì sao câu nói đã từng xoắn chặt tâm can bé Hồng ấy lại trở vềnhưng
chìm ngay đi, chú bé không mảy may nghĩ ngợi gì nữa?
c. Kể tên một câu chuyện khác đã được học viết về tâm trạng đau khổ của đứa trẻ phải xa gia
đình.
d. Trong truyện, chú bé Hồng nhiều lần phải khóc:
- Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ.
- Tôi cười dài trong tiếng khóc
- Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.
Cảm xúc trong những lần khóc của nhân vật khác nhau như thế nào?
e. Từ văn bản, trình bày suy nghĩ của em về vai trò của gia đình đối với trẻ em bằng một đoạn
văn.

0