K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2020

Em làm bài này lần đầu thì máy lag mất tab, lần thứ 2 thì bảo trì._. Cứ chuẩn bị ấn gửi là toang, đây là lần 3 đấy ạ)':

Ta có:

Vì E chia (x-1) dư 15 nên E có dạng:

\(E=\left(x-1\right)\cdot P\left(x\right)+15\)

Tại x = 1 ta có: \(2.1^3-3.1^2+a.1+b=\left(1-1\right).P\left(x\right)+15\)

\(\Leftrightarrow a+b=16\)

Vì E chia (x+2) dư -18 nên E có dạng:

\(E=\left(x+2\right).Q\left(x\right)-18\)

Tại x = -2 ta có: \(2.\left(-2\right)^3-3.\left(-2\right)^2+a.\left(-2\right)+b=\left(-2+2\right).Q\left(x\right)-18\)

\(\Leftrightarrow-2a+b=10\)

Trừ vế đầu cho vế sau ta được: \(3a=6\Rightarrow a=2\Rightarrow b=14\)

2 tháng 11 2020

E = 2x3 - 3x2 + ax + b 

+) chia x - 1 dư 15

=> 2x3 - 3x2 + ax + b - 15 chia hết cho x - 1

Theo định lí Bézoute ta có : E chia hết cho x - 1 <=> E(1) = 0

=> 2.13 - 3.12 + a.1 + b - 15 = 0

=> a + b - 16 = 0

=> a + b = 16 (1)

+) chia x + 2 dư -18

=> 2x3 - 3x2 + ax + b + 18 chia hết cho x + 2

Theo định lí Bézoute ta có : E chia hết cho x + 2 <=> E(-2) = 0

=> 2.(-2)3 - 3.(-2)2 + a.(-2) + b + 18 = 0

=> b - 2a - 10 = 0

=> b - 2a = 10 (2)

Từ (1) và (2) => \(\hept{\begin{cases}a+b=16\\b-2a=10\end{cases}}\Rightarrow\hept{\begin{cases}a=2\\b=14\end{cases}}\)

Vậy a = 2 ; b = 14

20 tháng 11 2022

Bài 3:

\(\dfrac{f\left(x\right)}{g\left(x\right)}=\dfrac{x^4+ax^2+b}{x^2-3x+2}\)

\(=\dfrac{x^4-3x^3+2x^2+3x^3-9x^2+6x+\left(a+7\right)x^2-3x\left(a+7\right)+2\left(a+7\right)+x\left(-6+3a+7\right)+b-2a-14}{x^2-3x+2}\)

Để đây là phép chia hết thì 3a+1=0 và b-2a-14=0

=>a=-1/3; b=2a+14=-2/3+14=40/3

AH
Akai Haruma
Giáo viên
20 tháng 9 2017

Lời giải:

Khi \(f(x)=x^4+ax^2+b\) chia hết cho \(g(x)=x^2-3x+2\) thì ta có thể viết $f(x)$ dưới dạng:

\(f(x)=x^4+ax^2+b=(x^2-3x+2)Q(x)\) (trong đó $Q(x)$ là đa thức thương)

\(\Leftrightarrow x^4+ax^2+b=(x-1)(x-2)Q(x)\)

Thay \(x=1\Rightarrow 1+a+b=0(-1).Q(1)=0\Rightarrow a+b=-1\)

Thay \(x=2\Rightarrow 16+4a+b=1.0.Q(2)=0\Rightarrow 4a+b=-16\)

Từ hai điều trên suy ra \(a=-5, b=4\)

AH
Akai Haruma
Giáo viên
20 tháng 9 2017

Bài 2:
Tách \(x^2-1=(x-1)(x+1)\)

Áp dụng định lý Bezout:

Số dư của \(f(x)=x^{10}+ax^3+b\) khi chia cho \(x-1\) là:

\(f(1)=1+a+b=2.1+1=3\)

\(\Rightarrow a+b=2(1)\)

Số dư của \(f(x)=x^{10}+ax^3+b\) khi chia cho \(x+1\) là:

\(f(-1)=1-a+b=2(-1)+1=-1\)

\(\Rightarrow -a+b=-2(2)\)

Từ \((1),(2)\Rightarrow \left\{\begin{matrix} a=2\\ b=0\end{matrix}\right.\)

AH
Akai Haruma
Giáo viên
18 tháng 8 2024

Lời giải:

Theo định lý Bê-du về phép chia đa thức:

Số dư của $A(x)$ khi chia cho $x+1$ là:

$A(-1)=(-1)^3+a(-1)^2+b(-1)+2=-1+a-b+2=5$

$\Rightarrow a-b=4(1)$

Số dư của $A(x)$ khi chia cho $x+2$ là:
$A(-2)=(-2)^3+a(-2)^2+b(-2)+2=-8+4a-2b+2=8$

$\RIghtarrow 4a-2b=14$

$\Rightarrow 2a-b=7(2)$

Từ $(1); (2)\Rightarrow a=3; b=-1$

26 tháng 6 2015

\(P=\left(x^2+mx+1\right)^2\) hoặc \(P=\left(x^2+mx-1\right)\)do hệ số \(x^4\)là 1; hệ số tự do là 1

+Với \(P=\left(x^2+mx+1\right)^2=x^4+2mx^3+\left(m^2+2\right)x^2+2mx+1=x^4+ax^3+bx^2-8x+1\)\(\Rightarrow2m=-8;a=2m;b=m^2+2\)

\(\Rightarrow m=-4;a=-8;b=18\)

+Với 

\(P=\left(x^2+mx-1\right)^2=x^4+2mx^3+\left(m^2-2\right)x^2-2mx+1\)

Làm tương tự được m = 4; a = 8; b = 14

20 tháng 3 2017

a) 2x-3=0 <=> x=\(\dfrac{3}{2}\) để \(\left(2x^2-ax+5\right):\left(2x-3\right)\) thì \(2x^2-ax+5=2\)

Thay x= \(\dfrac{3}{2}\) vào \(2x^2-ax+5\), ta được:

\(\dfrac{9}{2}-\dfrac{3}{2}a+5=2\)

<=> \(-\dfrac{3}{2}a=2-5-\dfrac{9}{2}\) <=>a=5

20 tháng 3 2017

lười quá ~~

bài 1

vì đa thức bị chia bậc 2, đa thức chia bậc nhất

=> đa thức thương sẽ có dạng bx+c

theo đề ta có

\(2x^2-ax+5=\left(bx+c\right)\left(2x-3\right)+2\\ < =>2x^2-ax+5=2bx^2-3bx+2cx-3c+2\\ < =>2x^2-ax+5=2bx^2-x\left(2c-3b\right)-3c+2\\ < =>\left\{{}\begin{matrix}2x^2=2bx^2\\ax=x\left(2c-3b\right)\\5=2-3c\end{matrix}\right.\\ < =>\left\{{}\begin{matrix}b=1\\c=-1\\a=2c-3b\end{matrix}\right.\\ =>a=2\left(-1\right)-3.1\\ =>a=-5\)

vậy a = -5

bài 2 ko hiểu sao mình ko làm được, chắc sai ở đâu đợi mình làm lại nhé