K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 12 2018

viết thêm câu vào chỗ trống để chỉ rõ sự khác nhau về ý nghĩa giữa 2 câu sau:

a,cái xe này tốt nhưng đắt...........vậy nên ít người mua nó.............

b,cái xe này đắt nhưng tốt..........vậy nên nhiều người mua nó.............

a) Cái xe này tốt nhưng đắt ..lắm.. (hoặc bạn có thể thêm 1 số từ khác để nói quá như : quá,thế,....)

b) Cái xe này đắt nhưng tốt ..lắm.. (hoặc bạn có thể thêm 1 số từ khác để nói quá như : quá,thế,....)

Ý nghĩa : câu a khẳng định nó đắt
câu b khẳng định nó tốt

31 tháng 10 2018

a) Cái xe đạp này tốt nhưng đắt vì nó là hàng xịn

b) Cái xe đạp này đắt nhưng tốt vì nó có độ bền cao

31 tháng 10 2018

nhanh lên nhé ai trả lời đc mk cho 1 tích

29 tháng 10 2017

cái xe đạp tốt nhưng đắt tiền quá

cái xe đạp này đắt nhưng tốt quá

28 tháng 10 2017

a. Cái xe đạp này tốt nhưng đắt GIÁ

b. Cái xe đạp này đắt nhưng tốt CHẤT LƯỢNG

- Mình chỉ nghĩ vậy chữ cũng không nghĩ ra đc nhé !

Chúc bạn học tốt !

18 tháng 2 2020

Các quan hệ từ là:

a. vì

b. cho

c. trong

d. Nếu... thì

e. nhưng

g. nhưng

7 tháng 10 2016

Câu thứ nhất ý là dùng để khen

Câu thứ hai ý là dùng để chê

7 tháng 10 2016

- Nó gầy nhưng khỏe  ==> nói về sức khỏe ==> ý khen

- Nó khỏe nhưng gầy ==> nói về hình dáng gầy ==> ý chê

 Đề : Viết đoạn văn 8-10 câu nêu cảm nghĩ của em về một phong trào nhân đạo (Nụ cười hồng , nuôi heo đất , quyên góp giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt , ....) ở trường hay địa phương tổ chức Bài LàmĐối với em , điều hạnh phúc nhất của con người chính là có thể giúp đỡ , san sẻ cho nhau , nối vòng tay lớn . Trong trường em đã có nhiều phong trào thể hiện đúng tinh thần "lá lành đùm...
Đọc tiếp

 

Đề : Viết đoạn văn 8-10 câu nêu cảm nghĩ của em về một phong trào nhân đạo (Nụ cười hồng , nuôi heo đất , quyên góp giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt , ....) ở trường hay địa phương tổ chức

Bài Làm

Đối với em , điều hạnh phúc nhất của con người chính là có thể giúp đỡ , san sẻ cho nhau , nối vòng tay lớn . Trong trường em đã có nhiều phong trào thể hiện đúng tinh thần "lá lành đùm lá rách" , tiêu biểu trong đó là phong trào đóng góp ủng hộ người dân lũ lụt . Khi phong trào được phát động , bản thân em cảm thấy rất vui khi có thể giúp đỡ cho đồng bào miền Trung . Vì mấy ngày vừa qua , cơn bão lũ ở miền Trung đã đi qua nhưng để lại nhiều thiệt hại nặng nề . Nhưng có một số bạn đã không hiểu rõ ý nghĩa của phong trào dẫn đến việc không muốn đóng góp , than vãn đủ đường . Tuy nhiên , đa số mọi người đều hiểu rõ và có tấm lòng nhân ái ủng hộ tích cực . Phong trào ấy quả thật rất ý nghĩa , nhân đạo vác tốt đẹp . Vì vậy , em mong muốn rằng ơn địa phương sẽ tổ chức thêm nhiêu phong trào tốt đẹp như thế để giúp đỡ người khác . Chúng ta là những học sinh , có điều kiện và được sống sung sướng nên đang rộng vòng tay để giúp đỡ , hỗ trợ cho những người kém may mắn và bất hạnh hơn . Từng cái áo trắng , cái quần dù mới hay cũ , một phần tiền ăn vặt đều là những món quà đẹp đẽ về tinh thần lẫn vật chất .

[Các bạn nhận xét giúp mình đoạn văn này nhé ! Đây là đoạn văn mình làm trong đề thi HKI môn Văn . Nếu được thì giúp mình chấm điểm luôn nha (đoạn văn 3đ) . Cám ơn trước ^^]

5
16 tháng 12 2016

bạn lm cũng tốt

23 tháng 12 2016

 

22 tháng 3 2019

a. Cây cam này// quả/rất ngọt

                              C          V

=> làm vị ngữ  

b. Cây cam này// cho quả/rất ngọt

                                     C       V

=> làm phụ ngữ cho cụm động từ

c. Quyển sách của tôi/mua//bìa/rất đẹp

                               C     V     C      V

=> Cụm C-V 1 làm phụ ngữ cho cụm danh từ

=> Cụm C-V 2 làm vị ngữ

d. Cái áo treo trên mắc// giá/rất đắt.

                                         C      V

=> làm vị ngữ

-học tốt-

Trong các cặp câu sau, câu nào có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế nhau, câu nào chỉ có thể dùng một trong hai từ đồng nghĩa đó?(Gợi ý:– Câu nào có thể dùng hai từ thay thế nhau: điền cả hai từ vào khoảng trống, dùng dấu gạch chéo để phân cách.– Câu chỉ được dùng một trong hai từ: điền từ đó vào khoảng trống.Mẫu nuôi dưỡng, phụng dưỡng– Con cái có trách nhiệm phụng dưỡng...
Đọc tiếp

Trong các cặp câu sau, câu nào có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế nhau, câu nào chỉ có thể dùng một trong hai từ đồng nghĩa đó?

(Gợi ý:

– Câu nào có thể dùng hai từ thay thế nhau: điền cả hai từ vào khoảng trống, dùng dấu gạch chéo để phân cách.

– Câu chỉ được dùng một trong hai từ: điền từ đó vào khoảng trống.

Mẫu nuôi dưỡng, phụng dưỡng

– Con cái có trách nhiệm phụng dưỡng / nuôi dưỡng bố mẹ già

– Bố mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái cho đến lúc con cái trưởng thành).

a) đối xử, đối đãi

– Nó … tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó.

– Mọi người đều bất bình trước thái độ … của nó đối với trẻ em. 

b) trọng đại, to lớn

– Cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa … đối với vận mệnh dân tộc.

– Ông ta thân hình … như hộ pháp

1
10 tháng 8 2019

a, Đối xử

- Đối đãi

b, Trọng đại

- To lớn

14 tháng 1 2018

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. 


Tước tiên, ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Câu tục ngữ đã đưa ra hai hình ảnh cụ thể “gỗ và nước sơn”. Gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật. Gỗ tốt sẽ làm nên những vật dụng tốt. Gỗ xấu sẽ làm nên những vật dụng chóng hư hỏng. Nước sơn là vật liệu để quét lên đồ vật làm cho đò vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” muốm khẳng định: khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn. Từ ý nghĩa rất thực trong cuộc sống, tác giả dân gian đã đề cao phẩm chất đạo đức của con người là quan trọng hơn tất cả vẻ đẹp của hình thức bên ngoài. 

Tại sao ông cha ta lại nói: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn:”? Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã đề cao lối sống đạo đức, nhân cách của con người. Một con người có phẩm chất đạo đức tốt thì trong bất kì hoàn cảnh nào, trong bất kì công việc nào họ cũng hoàn thành một cách tốt đẹp. Trái lại, một con người chỉ chú ý đến hình thức bên ngoài mà quên đi nhân cách, đạo đức và lối sống thì con người đó sẽ bị mọi người xa lánh. Vì vậy, một người có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt bao giờ cũng được mọi người quý trọng tin yêu. Ông cha ta đã từng nói: “Cái nết đánh chết cái đẹp”, quả không sai. Và nếu, một người nào đó vừa có phẩm chất đạo đức tốt lại có hình thức bề ngoài lịch sự, nhã nhặn thì con người đó càng được tôn trọng hơn.. Nội dung quyết định hình thức, và hình thức góp phần nâng cao giá trị của nội dung. 

Hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, học sinh chúng ta phải làm gì để có được phẩm chất đạo đức tốt ? Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức sao cho tốt. Phải “Học ăn, học nói, học gói, học mở” để hoàn thiện nhân cách của người học trò ….Và trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng có thể rèn luyện để làm cho phẩm chất của mình ngày càng tốt hơn góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn. 

Câu tục ngữ thực sự là một bài học quý giá để mỗi học sinh chúng ta nhận rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nếp sống văn minh.

Nhớ k mk nha!