K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 8 2019

a, Đối xử

- Đối đãi

b, Trọng đại

- To lớn

25 tháng 10 2016

b) Trong các cặp câu sau, câu nào có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế nhau, câu nào chỉ sử dụng một trong hai từ đồng ngĩa đó?

(a) nuôi dưỡng / phụng dưỡng

- Con cái có trách nhiệm nuôi dưỡng / phụng dưỡng bố mẹ già

- Bố mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái cho đến lúc con cái trưởng thành.

(b) đối xử / đối đãi

- Nó đối xử / đối đãi tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó

- Mọi người đều bất bình trước thái độ đối xử của nó đối với trẻ em.

25 tháng 10 2016

a) -phụng dưỡng (câu đầu tiên)

- nuôi dưỡng (câu thứ hai)

b) có thể dùng hai từ này vì nó phù hợp với từng ngữ cảnh

Chúc bạn học tốt !! eoeo

 

C.Hoạt Động Luyện Tập2. Em hãy trao đổi với bạn bè để thực hiện các yêu cầu sau:a) Thử thay các từ đồng nghĩa quả và trái, hi sinh và bỏ mạng trong các ví dụ ở phần B.3 ở trên và rút ra nhận xét.b) Trong các cặp câu sau, câu nào có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế nhau, câu nào chỉ sử dụng một trong hai từ đồng nghĩa đó?(a) nuôi dưỡng / phụng dưỡng- Con cái có trách nhiệm...
Đọc tiếp

C.Hoạt Động Luyện Tập

2. Em hãy trao đổi với bạn bè để thực hiện các yêu cầu sau:

a) Thử thay các từ đồng nghĩa quả trái, hi sinh bỏ mạng trong các ví dụ ở phần B.3 ở trên và rút ra nhận xét.

b) Trong các cặp câu sau, câu nào có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế nhau, câu nào chỉ sử dụng một trong hai từ đồng nghĩa đó?

(a) nuôi dưỡng / phụng dưỡng

- Con cái có trách nhiệm ........... bố mẹ già.

- Bố mẹ có trách nhiệm ........... con cái cho đến lúc con cái trưởng thành.

(b) đối xử / đối đãi

- Nó ........... tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó.

- Mọi người đều bất bình trước thái độ ........... của nó đối với trẻ em.

(c) trọng đại, to lớn

- Cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa ......... đối với toàn dân tộc.

- Ông ta thân hình ........... như hộ pháp.

 

3. Em hãy chọn một đề bài sau để tập lập dàn ý cho bài văn biểu cảm :

a) Cảm xúc về vườn nhà.

b) Cảm xúc về con vật nuôi.

c) Cản xúc về người thân.

d) Cảm nghĩ về mái trường thân yêu.

 

 

 

2
28 tháng 10 2016
1. - Giống nhau: đều dùng để chỉ cái chết.
- Khác nhau: Về sắc thái biểu cảm (từ hi sinh chỉ cái chết đáng tôn trọng, ngược lại từbỏ mạng thường dùng để chỉ cái chết của những kẻ xấu xa)
Hai từ này tuy cũng có những nét nghĩa tương đồng nhưng có những trường hợp không thể thay thế được cho nhau.
2.

(a) nuôi dưỡng / phụng dưỡng

- Con cái có trách nhiệm ........... bố mẹ già.

- Bố mẹ có trách nhiệm ........... con cái cho đến lúc con cái trưởng thành.

(b) đối xử / đối đãi

- Nó đối xử / đối đãi tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó.

- Mọi người đều bất bình trước thái độ đối xử của nó đối với trẻ em.

(c) trọng đại, to lớn

- Cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa trọng đại / to lớn đối với toàn dân tộc.

- Ông ta thân hình to lớn như hộ pháp.

3.

I/ Mở bài: Giới thiệu con vật nuôi mà em thân thiết.
II/ Thân bài: Kể lại những kỉ niệm chung quanh con vật nuôi đó.
1/ Vài nét về con vật nuôi của em: Ví dụ nó bao nhiêu tuổi? lông màu gì? To hay nhỏ?...
2/ Lai lịch nguồn gốc của nó: Em có nó trong trường hợp nào? Mua hay được ai cho? Những kỉ niệm chung quanh việc nó về với gia đình em?
3/ Chung quanh việc đặt tên cho nó? Em có kỉ niệm gì không?
4/ Buổi ban đầu em đã có tình cảm với nó chưa? Vì sao?( Vd nó cắn giày dép của em, nó kêu làm em không ngủ được, nó đi vệ sinh hôi hám..v...v....
5/ Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Chuyện gì khiến em không còn ghét nó? ( Vd : Nó mừng rỡ khi em đi học về. Nó cọ đầu vào em an ủi. Nó là cảm hứng để em làm dược một bài làm văn tốt, hoặc nó lập công bắt chuột, ...)
6/Bây giờ thì em và nó gắn bó với nhau như thế nào?( Nó là vệ sĩ của em? là bạn cùng chia sẻ vui buồn? Em chăm sóc nó như là em em vậy....)
III/ KẾT BÀI: Suy nghĩ của em về nó.
- Không thể tưởng tượng một ngày nào đó nó bị bắt cóc.
-Sẽ cố giữ gìn và chăm sóc nó như thể đó là một thành viên của gia đình
.
30 tháng 10 2016

a)cảm xúc về vườn nhà

MB: - Giới thiệu khái quát về mảnh vườn.
- Tình cảm chung.
TB: - Hình khối, quang cảnh xung quanh và trong khu vườn.
- Các loài cây được trồng.
- Người chăm sóc, thời gian dành cho chăm sóc khu vườn.
- Màu sắc, âm thanh quanh và trong khu vườn.
- Nguồn lợi kinh tế, tinh thần.
KB: - Ấn tượng và tình cảm đối với khu vườn

b) cảm xúc về con vật nuôi

I/ Mở bài: Giới thiệu con vật nuôi mà em thân thiết.
II/ Thân bài: Kể lại những kỉ niệm chung quanh con vật nuôi đó.
1/ Vài nét về con vật nuôi của em: Ví dụ nó bao nhiêu tuổi? lông màu gì? To hay nhỏ?...
2/ Lai lịch nguồn gốc của nó: Em có nó trong trường hợp nào? Mua hay được ai cho? Những kỉ niệm chung quanh việc nó về với gia đình em?
3/ Chung quanh việc đặt tên cho nó? Em có kỉ niệm gì không?
4/ Buổi ban đầu em đã có tình cảm với nó chưa? Vì sao?( Vd nó cắn giày dép của em, nó kêu làm em không ngủ được, nó đi vệ sinh hôi hám..v...v....
5/ Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Chuyện gì khiến em không còn ghét nó? ( Vd : Nó mừng rỡ khi em đi học về. Nó cọ đầu vào em an ủi. Nó là cảm hứng để em làm dược một bài làm văn tốt, hoặc nó lập công bắt chuột, ...)
6/Bây giờ thì em và nó gắn bó với nhau như thế nào?( Nó là vệ sĩ của em? là bạn cùng chia sẻ vui buồn? Em chăm sóc nó như là em em vậy....)
III/ KẾT BÀI: Suy nghĩ của em về nó.
- Không thể tưởng tượng một ngày nào đó nó bị bắt cóc.
-Sẽ cố giữ gìn và chăm sóc nó như thể đó là một thành viên của gia đình

c) cảm xúc về người thân

a: Mở bài

Giới thiệu đối tượng biểu cảm (ai) và tình cảm chung với đối tượng ( yêu quý, tự hào, biết ơn..)

b: Thân bài

Biểu cảm cụ thể về người đó.

 
  • Biểu cảm về vẻ đẹp ngoại hình, tính tình, tài năng ( nét tiêu biểu) —> yêu, quý, khâm phục…
  • Biểu cảm về đối tượng ở những kỉ niệm sâu sắc (hai, ba kỉ niệm) —> hiểu rõ hơn, yêu quý hơn, khâm phục…
  • Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình ( quan trọng thế nào, nếu có, nếu không…)

c: Kết bài.

Khẳng định lại tình cảm yêu quý của mình với đối tượng.

Liên hệ mình cần làm gi để thự hiện tình cảm trên.

d) cảm xúc về mái trường thân yêu

MB: giới thiệu trường đag học và tình cảm chug vs ngôi trươg đó
TB: -cảm nghĩ về trường
- kỉ niệm, thày cô
-cảm nghĩ về những điều tốt đẹp mà ngôi trg mag cho mỗi hs
+ tình bạn, tình thầy trò, tình yêu thương
+ kiến thức mới lạ
+ nhữg bài học làm người
+ những ước mơ, hi vọng đẹp trong tương lai
kb: khẳng định lại tình cảm

26 tháng 10 2017

a, Hai từ quả, trái đồng nghĩa với nhau, có thể thay thế cho nhau trong văn cảnh

Hai từ hi sinh và bỏ mạng tuy đều chỉ cái chết nhưng lại mang sắc thái khác nhau, không thể thay thế cho nhau trong văn cảnh

b, - Con cái có trách nhiệm phụng dưỡng bố mẹ già

- Bố mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái cho đến lúc con cái trưởng thành

- Nó đối đãi tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó

- Mọi người đều bất bình trước thái độ đối xử của nó đối với trẻ em

- Cuộc cách mạng tháng tám có ý nghĩa trọng đại đối với toàn dân tộc

- Ông ta thân hình to lớn như hộ pháp

28 tháng 10 2017

b) Trong các cặp câu sau, câu nào có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế nhau, câu nào chỉ sử dụng một trong hai từ đồng nghĩa đó?

(a) nuôi dưỡng(2) / phụng dưỡn(1)g

- Con cái có trách nhiệm ........... bố mẹ già.

- Bố mẹ có trách nhiệm ........... con cái cho đến lúc con cái trưởng thành.

(b) đối xử (1)/ đối đãi(2)

- Nó ........... tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó.

- Mọi người đều bất bình trước thái độ ........... của nó đối với trẻ em.

(c) trọng đại(1), to lớn(2)

- Cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa ......... đối với toàn dân tộc.

- Ông ta thân hình ........... như hộ pháp.

tóm tắt thân bài lại thân bài sau thành 1 đoạn văn:Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã...
Đọc tiếp

tóm tắt thân bài lại thân bài sau thành 1 đoạn văn:

Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. 
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. 
Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc.

GIÚP MIK ĐI NHA!!! NHANH MIK TICK

1

ĐỀ BÀI: CHỨNG MINH RẰNG NHÂN DÂN vn TỪ XƯA ĐẾN NAY LUÔN LUÔN SỐNG THEO ĐẠO LÝ: ăn quả nhớ kẻ trông cây và uống nước nhớ nguồ

CÁC BẠN CŨNG CÓ THỂ CHỌN THÂN BÀI KHÁC CŨNG ĐC NHƯNG CHỈ 10-12 CÂU THÔI NHÉ

“Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa, En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy! Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển[3] của con, quằn quại[4] vì nỗi lo sợ khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!.. Nhớ lại...
Đọc tiếp

“Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa, En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy! Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển[3] của con, quằn quại[4] vì nỗi lo sợ khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!.. Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!” 

Câu 1: PTBĐ của đoạn văn trên là gì?

Câu 2: Tìm các biện pháp tu từ trong đoạn văn trên.

Câu 3: Nêu ý nghĩa và nội dung của đoạn văn trên.

Câu 4: Qua đoạn văn trên, em hiểu mẹ En-ri-cô là người như thế nào?

1
27 tháng 12 2019

Câu 5: Tìm các từ láy, từ đồng âm, từ trái nghĩa của đoạn văn trên

Bài 1: Điền các đại từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau. Thử diễn đạt lại ý nghĩa của các câu đó, không dùng đại từ. So sánh hai cách diễn đạt và cho biết đại từ ngoài tác dụng thay thế còn có tác dụng gì?a) Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, /…./ muốn cam...
Đọc tiếp

Bài 1: Điền các đại từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau. Thử diễn đạt lại ý nghĩa của các câu đó, không dùng đại từ. So sánh hai cách diễn đạt và cho biết đại từ ngoài tác dụng thay thế còn có tác dụng gì?

a) Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, /…./ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.

b) Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và /…/ thấy trời bé tí, chỉ bằng cái vung thôi. Còn /…./ thì oai ghê lắm, vì /…/ mà đã cất tiếng kêu thì tất thảy bọn cua, ốc, nhái ở dưới giếng đều phải hoảng sợ.

Bài 2: Đọc đoạn hội thoại sau:

A – Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi.

B – Anh xin hứa. (Theo Khánh Hoài)

- Tìm các đại từ chân thực trỏ ngôi thứ nhất (tao, tôi…), ngôi thứ hai (mày, mi…). Thử thay thế chúng vào chỗ các từ em, anh và rút ra nhận xét về khả năng biểu thị tình cảm kèm theo của từng cách diễn đạt.

Bài 3: Đọc câu sau:

Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe.

a) Hãy cho biết em tôi chỉ ngôi thứ mấy?

b) Đại từ nào có thể thay thế cho em tôi? Em nhận xét gì nếu thay em tôi bằng đại từ đó?

Bài 4: Tìm đại từ trong các ví dụ sau và cho biết chúng thuộc loại đại từ nào

a.                                              Mình về ta chẳng cho về.

                                           Ta nắm vạt áo ,ta đề câu thơ.

b.             Hỡi cô tát nước bên đàng

              Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?

c.                                                      Cháu đi liên lạc

Vui lắm Chú à?

Ở đồn Mang Cá ,

Thích hơn ở nhà.

 

d.                                       Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người yêu người ,sống để yêu nhau?

 

e.                                 Vẫy vùng trong bấy nhiêu niên

                               Làm cho động địa kinh thiên đùng đùng.

 

g.                                  Vân Tiên anh hỡi có hay

                               Thiếp nguyền một tấm lòng ngay với chàng.

 

h.                                 Em nghe họ nói phong thanh

                                Hình như họ biết chúng mình ...với nhau.

 

Bài 5:Tìm và phân tích đại từ trong những câu sau

a) Ai ơi có nhớ ai không

Trời mưa một mảnh áo bông che đầu

Nào ai có tiếc ai đâu

Áo bông ai ướt khăn đầu ai khô

                                ( Trần Tế Xương)

     b) Chê đây lấy đấy sao đành

Chê quả cam sành lấy quả quýt khô

                                    ( ca dao)

c)        Đấy vàng, đây cũng đồng đen

Đấy hoa thiên lý,  đây sen Tây Hồ

                                     ( Ca dao)

Cho ao kia cạn , cho gầy cò con ”

Cứu với!!!

0
Bố muôn vàn kính yêu của con!Trước hết, con mong bố hiểu rằng con đã ân hận biết bao sau khi mắc lỗi với mẹ. Và sau khi đọc những lời bố viết trong thư, con đã cảm nhận được sâu sắc hơn những tình cảm mà bố mẹ dành cho con. Đặc biệt, là sau những hình ảnh mà bố đã gợi lại về tình cảm mẹ dành cho con thì con rất hối hận khi nghĩ lại hành vi thiếu lễ độ của mình đối với...
Đọc tiếp

Bố muôn vàn kính yêu của con!

Trước hết, con mong bố hiểu rằng con đã ân hận biết bao sau khi mắc lỗi với mẹ. Và sau khi đọc những lời bố viết trong thư, con đã cảm nhận được sâu sắc hơn những tình cảm mà bố mẹ dành cho con. Đặc biệt, là sau những hình ảnh mà bố đã gợi lại về tình cảm mẹ dành cho con thì con rất hối hận khi nghĩ lại hành vi thiếu lễ độ của mình đối với mẹ.

Bố kính yêu, trong lòng con luôn kính trọng và yêu quý bố mẹ. Con hiểu bố mẹ sinh ra con, nuôi con lớn lên thành người là cả chuỗi ngày vất vả. Đó là những ngày mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc con khi con bị ốm. Mẹ đã vô cùng lo lắng sợ hãi khi nghĩ rằng sẽ mất con, rồi còn biết bao nỗi vất vả mà con cũng như bố không thể kể hết ra ở đây. Và như bố đã viết: Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn; người mẹ có thể đi ăn xin đẻ nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con. Con hiểu sâu sắc lời bố nói trong thư. Mẹ là người duy nhất trên đời này tạo cho con một cuộc sống bình yên và con hiểu mẹ bao giờ cũng yêu thương con hết lòng. Chính bởi vậy, con vô cùng hối lỗi khi trong một phút dại khờ con đã thiếu lễ độ với mẹ.

Con càng ân hận hơn khi hiểu rằng người buồn nhất sẽ là mẹ vì mẹ đã dành tất cả tình yêu thương cho con. Bởi chắc chắn mẹ sẽ đặt nhiều niềm hi vọng về con: một đứa con ngoan, hiếu thảo với cha mẹ, học hành giỏi giang. Thế mà con đã khiến mẹ buồn vì không thực hiện được điều mẹ hi vọng. Con rất biết lỗi của mình, con tin rằng từ nay trở đi điều đó sẽ không thể xảy ra nữa.

Bố kính yêu! Cũng như bố nói, con rất sợ một ngày nào đó mẹ thân yêu của con không còn ở bên con, chăm sóc con những lúc con ốm đau hay buồn tủi, con sẽ không còn ai để được nũng nịu, vuốt ve. Con biết rằng trong đời con có thể trải qua những ngày buồn thảm nhưng ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày con mất mẹ. Và dù sau này có khôn lớn trưởng thành thì đối với mẹ con vẫn chỉ là đứa con bé bỏng. Chính vì lẽ đó, tình mẹ còn là tình cảm thiêng liêng cao đẹp nhất. Khi con làm bất cứ điều gì sai trái với mẹ cũng là một sai lầm không bao giờ sửa chữa được và khi đó mọi sự hối hận sẽ là vô nghĩa. Nghĩ được những điều này lòng con càng hối hận hơn khi nghĩ về hành động đã qua của mình. Con cảm thấy hổ thẹn với bố mẹ, với chính bản thân mình.

Bố kính yêu! Con xin hứa từ nay sẽ không nặng lời với mẹ và con sẽ đến trước mặt mẹ để xin mẹ tha thứ cho hành vi thiếu suy nghĩ đó của con. Và để phần nào đền đáp công lao sinh thành và dưỡng dục của bố mẹ, con xin hứa sẽ luôn ngoan ngoãn, lễ phép với bố mẹ, đặc biệt là sẽ cố gắng học tập thật tốt để trờ thành người con  có ích đối với xã hội, với bố mẹ.

các bạn thấy bài viết này như thế nào

 

3
17 tháng 9 2016

được lắm bạn ạ

nhưng mà đoạn cuối bạn thiếu

Con gái bất hiếu của bố,

En-ri-cô

17 tháng 9 2016

Bức thư này khá là ổn nhưng mình nghĩ đoạn cuối lúc chốt bài thì nên có câu " đó là sự chừng trị cho những người đã chà đạp lên tình yêu thương của cha mẹ" và thêm lời chúc với cha nữa như vậy bài của bạn sẽ gây cảm xúc ấn tượng với người đọc, người nghe

Chúc bạn học ốt!

Từ xưa đến nay, đạo đức luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi chúng ta, nó thể hiện phần nào nhân cách và phẩm giá của mỗi con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều khía cạnh để ta có thể đánh giá đạo đức một con người. Trong đó có lòng biết ơn. Từ xa xưa, lòng biết ơn chính là một đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy, ông cha ta có câu:“Ăn quả nhớ...
Đọc tiếp

Từ xưa đến nay, đạo đức luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi chúng ta, nó thể hiện phần nào nhân cách và phẩm giá của mỗi con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều khía cạnh để ta có thể đánh giá đạo đức một con người. Trong đó có lòng biết ơn. Từ xa xưa, lòng biết ơn chính là một đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy, ông cha ta có câu:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước. Trước hết, ta phải hiểu về câu tục ngữ. Ở đây, “quả” chính là trái ngọt chỉ thành quả tốt đẹp mà ta được hưởng. Vậy còn kẻ trồng cây là người đã có công tạo ra quả ngọt ấy hàm ý chỉ những người làm nên thành quả tốt đẹp. Vậy, qua câu tục ngữ ta có thể hiểu rằng khi ăn một trái chín ngon ngọt thì ta phải nhớ tới những người đã đổ mồ hôi chăm sóc cho cây tới khi cây ra hoa kết trái. Qua đó, ta cũng như thấm thía hơn về một bài học làm người: khi ta được hưởng một thành quả tốt đẹp, ta phải biết ơn những người đã tạo ra nó. Từ đó ông cha ta muốn khuyên chúng ta phải biết ơn những người đã mang lại hạnh phúc cho ta như ngày hôm nay. Chúng ta được sống trong cuộc sống ấm no, hòa bình thì chúng ta phải biết rằng ai đã làm nên điều ấy.

Đúng thật vậy, tuy rằng, câu tục ngữ đã trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn rất đúng với chúng ta ngày nay. Tại sao lại như vậy? Đã bao giờ bạn tự hỏi: Nhờ đâu mà ta được sinh ra? Đó là nhờ cha mẹ những đấng sinh thành ra chúng ta. Ca dao có câu:

“Công cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.”

Quả thật, ta không thể quên ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Từ khi ta sinh ra, mẹ chính là người đồng hành cùng ta, cho ta những lời khuyên quý giá, chăm sóc ta từng ngày. Còn cha là người dìu dắt, nâng bước ta đến khi ta lớn lên trưởng thành. Trong trường, thầy cô cũng chính là người mà ta mang ơn rất nặng. Thầy cô chính là người lái đò đưa ta đến bến bờ kiến thức. Ta biết rằng, những thành quả ta được hưởng ngày hôm nay không phải tự nhiên mà có được mà đó là mồ hôi,  công sức của biết bao người đã làm ra để chúng ta hưởng. Người xưa,  đã có câu:

“Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần .”

Thì ra, bát gạo ta bưng mỗi ngày cũng thấm đậm vị đắng cay của những giọt mồ hôi người nông dân “hai sương một nắng, bán lưng cho đất, bán mặt cho trời” để làm nên bông lúa chín vàng, trĩu nặng. Trong cuộc sống, chiếc áo ta mặc hay chiếc dép ta mang cũng là công sức của những người nghệ nhân khéo léo. Hay ngay cả vật nhỏ bé như chiếc tăm tre, to lớn như những công trình vĩ đại cũng từ hai bàn tay con người mà nên.

Hay mở rộng ra hơn nữa, đất nước Việt Nam ta được hòa bình như ngày hôm nay là công sức của biết bao vị anh hùng dân tộc. Chúng ta lớn lên nhờ công dựng nươc và giữ nước của tổ tiên,cha anh đi trước. Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy cô đều ẩn chứa một sự kết tinh công sức, xương máu của bao người.

Ta biết rằng, một người có lòng biết ơn sẽ trở thành mọt con người hoàn thiện về nhân cách, được mội người tôn trọng và trở  thành người có ích trong xã hội. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn:

“Uống nước nhớ nguồn”

Hay

“Ơn ai một chút chẳng quên”

Tuy nhiên, lòng biết ơn không chỉ được thể hiện ở lời nói mà còn ở hành động. Là người con dân Việt Nam ai mà không biết câu ca:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

Đối với nhân dân ta, ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm chính là dịp để ta nhớ về cội nguồn. Hay có thể kể đến ngày mùng 5 tháng 1 âm lịch là ngày chúng  nhớ đến chiến công oanh liệt của vị anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ .... Để bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy hòa bình dân tộc, chúng ta đã có những việc làm rất thiết thực. Những ngôi nhà tình nghĩa được xây lên khắp nơi. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn được các cơ quan, trường học nhận chăm sóc. Trên đất nước, đâu đâu cũng có miếu, đài tưởng niệm để ghi nhớ công lao của các vị anh hùng ấy. Những ngôi nhà tình nghĩa được xây lên khắp nơi. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn được các cơ quan, trường học nhận chăm sóc.

Tóm lại, chúng ta phải có nhiệm vụ phát huy và giữ gìn đạo lí tốt đẹp này. Đó là đạo lí muôn đời mà mỗi người chũng ta phải ghi nhớ trong lòng. Đối với em, em sẽ cố gắng là con ngoan, trò giỏi để góp phần gìn giữ truyền thống tốt đẹp này.

 

8
6 tháng 5 2018

Văn bạn hay đó! Mk rất khâm phục bạn!

6 tháng 5 2018

mk cảm ơn Bùi Đặng Thu Trang

6 tháng 11 2016

Nhân dịp lần sinh nhật thử 7 của em, bố đã tặng cho em 1 con búp bê rất đẹp. Con búp bê của em được làm bằng nhựa tốt, khi mua về vẫn còn thơm mùi nhựa mới. Nó được mặc 1 bộ váy rất đẹp, đầu có mái tóc vàng óng, dưới chân đi đôi giày màu hồng nhạt. Nó như là một nàng công chúa kiều diễm. Hễ em đi đâu thì em đều mang búp bê đi theo. Búp bê em cứ như đôi bạn thân. Em rất yêu quý con búp bê này và em luôn coi nó như một người thân không thể thiếu trong cuộc sống của em.

Quan hệ từ : của,cho, và biểu thị ý nghĩa quan hệ sở hữu

Quan hệ từ : như là, như biểu thị ý nghĩa quan hệ so sánh

Quan hệ từ : Hễ - thì biểu thị ý nghĩa quan hệ nhân quả