Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” đã đem đến cho mỗi người bài học quý giá. Nội dung kể về một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh nó chỉ toàn những con vật nhỏ bé. Ếch cứ tưởng bản thân nó to bằng trời. Một năm nọ, trời làm mưa to đưa ếch ra bên ngoài. Quen thói cũ, nó đi nghênh ngang khắp nơi, rồi đưa cặp mắt lên nhìn bầu trời, không thèm để ý đến xung quanh nên bị một con trâu đi ngang qua giẫm chết. Qua đây, chúng ta rút ra được rằng môi trường sống nhỏ bé sẽ khiến tầm nhìn trở nên hạn hẹp. Truyện phê phán những kẻ hiểu biết nông cạn mà lại huênh hoang như con ếch ngồi đáy giếng. Từ đó, con người rút ra được bài học cần phải biết nhìn xa trông rộng dù hoàn cảnh và môi trường sống có giới hạn, không nên chủ quan, kiêu ngạo và coi thường những người xung quanh.
“Ếch ngồi đáy giếng” là một truyện ngụ ngôn mang lại nhiều bài học giá trị. Chú ếch sống trong cái giếng lâu ngày, nó nhìn mọi thứ bên ngoài chỉ qua miệng cái giếng nhỏ bé. Ếch cứ nghĩ mình là một vị chúa tể còn bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung. Đến khi trời làm mưa to, đưa ếch ra ngoài, nó vẫn quen thói cũ đi lại nghênh ngang. Hậu quả là ếch bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. Truyện đã nêu lên bài học về môi trường sống nhỏ bé khiến tầm nhìn trở nên hạn hẹn, đồng thời phê phán những người kiêu ngạo, coi thường người khác. Như vậy, mỗi người đừng sống như ếch ngồi đáy giếng để rồi phải nhận lấy hậu quả cho bản thân.
tham khảo:
“Ếch ngồi đáy giếng” là một truyện ngụ ngôn mang lại nhiều bài học giá trị. Chú ếch sống trong cái giếng lâu ngày, nó nhìn mọi thứ bên ngoài chỉ qua miệng cái giếng nhỏ bé. Ếch cứ nghĩ mình là một vị chúa tể còn bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung. Đến khi trời làm mưa to, đưa ếch ra ngoài, nó vẫn quen thói cũ đi lại nghênh ngang. Hậu quả là ếch bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. Truyện đã nêu lên bài học về môi trường sống nhỏ bé khiến tầm nhìn trở nên hạn hẹn, đồng thời phê phán những người kiêu ngạo, coi thường người khác. Như vậy, mỗi người đừng sống như ếch ngồi đáy giếng để rồi phải nhận lấy hậu quả cho bản thân.
Người ta thường nói: chúng ta cần phải khiêm tốn.
Thực vật, bởi những kẻ chỉ biết khoe khoang mà không xem lại bản thân mình thì chỉ là "ếch ngồi đáy giếng". Mãi chẳng hiểu được rốt cuộc bầu trời rộng lớn, bao la như thế nào; sự vật và thiên nhiên ngoài kia ra sao. Cả những ngày thành đạt nhất, họ vẫn luôn có sự kém cỏi của mình thế nên theo em, ai ai cũng cần rèn luyện hoặc có cho mình sự khiêm tốn nhất định. Trên đời này chẳng ai hoàn hảo cả, ai cũng có sai sót nhưng thói hư tật xấu ví như hay khoe khoang thì nên bỏ ngay.
Khép lại, chúng ta cần hiểu được giá trị của chính mình, rèn luyện nhân cách của bản thân sao cho mình ngày càng hoàn thiện tốt đẹp hơn.
Câu nào là luận điểm của truyện Ếch Ngồi Đáy Giếng?
A. Cái giá phải trả cho những kẻ dốt nát, kiêu ngạo
B. Ếch sống lâu trong giếng bên cạnh những con vật nhỏ bé
C. Các loài vật này rất sợ tiếng kêu của ếch
D. Éch bị trâu giẫm bẹp
- Bối cảnh câu chuyện trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng đã giúp nhân vật bộc lộ tính cách và làm nổi bật ý nghĩa của truyện: bối cảnh truyện càng khắc họa rõ rét tính cách hiểu biết nông cạn, môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh, từ đó trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá rất đắt. Đồng thời giúp người đọc dễ dàng nhận ra được bài học từ câu chuyện.
Tối thứ bảy hàng tuần, tôi đều được bà kể cho nghe truyện ngày xưa. Trong đó có những câu chuyện ngụ ngôn tuy ngắn nhưng thật hay và bổ ích, giúp con người thấy được nhiều bài học trong cuộc sống. Hôm nay, bà đã kể cho tôi chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”.
Bà nội tôi thuộc rất nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ... Vì thế khi nói chuyện bà hay chêm vào đó những câu tục ngữ lạ mà tôi không hiểu. Những lúc như thế bà lại cặn kẽ giảng giải. Hôm nay, bà nói về câu tục ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” chỉ những kẻ dù hiểu biết rất hạn hẹp nhưng lúc nào cũng huênh hoang, tự đắc. Rồi để giải thích cho tôi hiểu hơn, bà kể lại cho tôi nguồn gốc câu thành ngữ ấy.
Ngày xưa, có một chú ếch sống trong một cái giếng nhỏ. Vì sống ở đó lâu ngày nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh nó chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên nó tưởng rằng mình là to là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi nó kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật nhỏ khác rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, nó thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng nó cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, nó cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Nó đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng nó thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của nó. Nó đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đã bị dẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.
Nghe câu chuyện bà kể, tôi thấy chú ếch con thật đáng chê trách. Có nhiều người trẻ, ít kinh nghiệm, ít hiểu biết nhưng lại là những người có tính cách hung hăng, huênh hoang, ngông nghênh nhiều nhất. Có lẽ vì còn chưa hiểu biết nhiều nên họ mới làm những việc kém hiểu biết. Do đó, những người trẻ tuổi phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa.
Bao giờ kể chuyện xong bà cũng giúp tôi rút ra những bài học quý báu, không cao sang, xa vời mà rất thực tế, gần gũi. Tôi luôn lắng nghe những điều bà dặn để áp dụng vào cuộc sống. Bản thân tôi cũng như tất cả mọi người, không ai là hoàn hảo nên luôn phải học hỏi lẫn nhau, những khiếm khuyết của mình sẽ được tri thức của người khác bổ sung và ngược lại. Do đó, không được giấu điểm yếu kém. Bà còn bảo tôi phải học thật chăm để không bị kém hiểu biết, có như thế mới không suy nghĩ hay hành động thiếu hiểu biết. Quả thực những điều bà dặn dò tôi đòi hỏi một sự cố gắng nỗ lực và tự giác rất lớn nhưng dù có thế nào thì tôi cũng không thể để mình như chú ếch ngồi đáy giếng được.
Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng của ông cha ta thật sâu sắc: Nói chuyện của loài vật nhưng mục đích là nói chuyện loài người. Bất kì ai khi đọc truyện cũng sẽ tự rút ra được cho mình bài học cần thiết và bổ ích.
a/ Sự sắp xếp nội dung trong các phần trong văn bản cần sắp xếp hợp lý theo một bố cục, và chúng ta cần quan tâm tới bố cục bởi vì tạo nên sự thống nhất dễ hiểu, logic, và sự sắp xếp các đoạn các phần trong câu sẽ tạo nên một trật tự đúng và dễ hiểu.
b/
- Hai câu chuyện trên chưa có bố cục. Trong truyện Ếch ngồi đáy giếng và Lợn cưới áo mới chúng chưa được sắp xếp một cách hợp lý theo trật tự logic làm cho, những giá trị trong một tác phẩm cũng bị giảm đi bởi sự sắp xếp đó khiến người đọc khó quan sát và quan sát nhưng không hiểu được nội dung hiện thực phê phán trong tác phẩm.
- Các câu trên không hợp lý ở chỗ: nên đảo lộn lại trật tự các câu trong đoạn văn trên, nên trình bay ếch sống ở đâu trước hoàn cảnh sống của anh như thế nào, thứ 2 nên nói là vì hoàn cảnh sống như thế mà ếch huênh hoang nghênh ngáo, vì một trận bão mà ếch đã ra ngoài được và bị dẫm bẹp.
Ở văn bản 2: Trình bày lý do tại sao anh ta đứng hóng ở ngoài cửa, tiếp đó anh ta lấy cớ hỏi chuyện để khoa chiếc áo.
- Nên sắp xếp lại bố cục theo một trận tự có mở đầu có thân bài và có kết thúc
trong phần mở bài nên giới thiệu về vấn đề, thân bài khai triển vấn đề, 3 là kết luận lại vấn đề.
a/Sự sắp đặt nội dung các phần trong văn bản theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí được gọi là bố cục. Theo em, vì sao khi xây dựng văn bản, cần phải quan tâm tới bố cục?
b/Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
Có một con ếch quen thói coi trời bằng vung, nên cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhình trời và kêu ồm ộp. Trước kia, ếch soongd ở trong giếng. Tại vì năm ấy trời mưa, nước trong giếng dềnh lên tràn bờ, đưa ếch ra ngoài.
Khi ở đáy giếng, ếch nhìn lên và nó thấy trời bé tí ti, chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó thì oai ghê lắm, vì nó đã cất tiếng kêu thì tất thảy bọn cua, ốc, nhái ở giếng đều phải hoảng sợ. Cuối cùng, nó bị một con trâu giẫm bẹp.
-Câu chuyện trên đã có bố cục hay chưa?
-Cách kể chuyện như trên có chỗ nào bất hợp lí?
-Theo em, nên sắp xếp bố cục câu chuyện trên như thế nào?
bạn tham khảo nha
Dàn ý khái quát cho bạn nhé.
Mở đoạn:
- Giới thiệu câu truyện trên.
Thân đoạn:
- Bài học từ câu truyện:
+ nên đi nhiều thì mới có hiểu biết nhiều, cứ chỉ thu mình ở một nơi sẽ để bản thân ngu đần dẫn đến hậu quả nặng nề.
+ không nên tự cao, tự đại, nên biết năng lực thực sự của bản thân.
+ giữ cho mình sự khiêm tốn.
- Dẫn chứng thực tế:
+ Những đứa trẻ đi nhiều nơi có sự hiểu biết về cuộc sống nhiều hơn những đứa trẻ chỉ ở nhà.
+ HCM đi suốt 5 châu tìm được đường cứu nước.
+ .....
- Liên hệ bản thân em:
+ em sẽ làm gì khi đọc xong câu truyện?
Kết đoạn:
- Tổng kết lại bài học.
Phó từ gợi ý: đã cho em bài học,...
Em khẳng định những câu chuyện trên đều là truyện ngụ ngôn vì chúng đều có đặc điểm tiêu biểu nhất của truyện ngụ ngôn như:
- Nhân vật trong truyện ngụ ngôn thường là loài vật hoặc con người và không được miêu tả chi tiết về ngoại hình.
- Nội dung ngắn gọn, thường được viết bằng thơ hoặc văn xuôi.
- Cấu trúc: Tình hình ban đầu, xung đột, kết quả hoặc giải quyết, đạo đức.
- Thời gian và không gian không cụ thể.
- Mượn các nhân vật trong truyện ngụ ngôn để nêu lên một bài học về cách ứng xử hoặc vấn đề đạo đức của con người.
Bạn Tham Khảo Nha!
Tôi là một chú ếch nhỏ sống ở ven đầm. Bài học đầu tiên của tôi là câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác liên quan đến một kẻ trong họ ếch. Ngày xưa, rất xưa rồi, có lẽ từ hồi cụ, kị của tôi còn sống, loài ếch thường sống trong những cái giếng khơi cùng các loài động vật bé nhỏ khác chứ chưa ở ao hồ như ngày nay. Có một lão ếch vì sống ở đó lâu ngày trong giếng nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh lão chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên lão tưởng rằng mình là to, là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình, mỗi khi lão kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ngẩng mặt lên nhìn trời, lão thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể, chẳng có ai bằng lão cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Theo thói quen, lão cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Lão đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng ếch thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa, một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của lão. Ếch đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đà bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.
Lạc đề rồi, bài này văn 6, văn 7 là Ếch ngồi đáy giếng của Trang Tử