Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý khái quát cho bạn nhé.
Mở đoạn:
- Giới thiệu câu truyện trên.
Thân đoạn:
- Bài học từ câu truyện:
+ nên đi nhiều thì mới có hiểu biết nhiều, cứ chỉ thu mình ở một nơi sẽ để bản thân ngu đần dẫn đến hậu quả nặng nề.
+ không nên tự cao, tự đại, nên biết năng lực thực sự của bản thân.
+ giữ cho mình sự khiêm tốn.
- Dẫn chứng thực tế:
+ Những đứa trẻ đi nhiều nơi có sự hiểu biết về cuộc sống nhiều hơn những đứa trẻ chỉ ở nhà.
+ HCM đi suốt 5 châu tìm được đường cứu nước.
+ .....
- Liên hệ bản thân em:
+ em sẽ làm gì khi đọc xong câu truyện?
Kết đoạn:
- Tổng kết lại bài học.
Phó từ gợi ý: đã cho em bài học,...
tham khảo:
“Ếch ngồi đáy giếng” là một truyện ngụ ngôn mang lại nhiều bài học giá trị. Chú ếch sống trong cái giếng lâu ngày, nó nhìn mọi thứ bên ngoài chỉ qua miệng cái giếng nhỏ bé. Ếch cứ nghĩ mình là một vị chúa tể còn bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung. Đến khi trời làm mưa to, đưa ếch ra ngoài, nó vẫn quen thói cũ đi lại nghênh ngang. Hậu quả là ếch bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. Truyện đã nêu lên bài học về môi trường sống nhỏ bé khiến tầm nhìn trở nên hạn hẹn, đồng thời phê phán những người kiêu ngạo, coi thường người khác. Như vậy, mỗi người đừng sống như ếch ngồi đáy giếng để rồi phải nhận lấy hậu quả cho bản thân.
Người ta thường nói: chúng ta cần phải khiêm tốn.
Thực vật, bởi những kẻ chỉ biết khoe khoang mà không xem lại bản thân mình thì chỉ là "ếch ngồi đáy giếng". Mãi chẳng hiểu được rốt cuộc bầu trời rộng lớn, bao la như thế nào; sự vật và thiên nhiên ngoài kia ra sao. Cả những ngày thành đạt nhất, họ vẫn luôn có sự kém cỏi của mình thế nên theo em, ai ai cũng cần rèn luyện hoặc có cho mình sự khiêm tốn nhất định. Trên đời này chẳng ai hoàn hảo cả, ai cũng có sai sót nhưng thói hư tật xấu ví như hay khoe khoang thì nên bỏ ngay.
Khép lại, chúng ta cần hiểu được giá trị của chính mình, rèn luyện nhân cách của bản thân sao cho mình ngày càng hoàn thiện tốt đẹp hơn.
Bạn Tham Khảo Nha!
Tôi là một chú ếch nhỏ sống ở ven đầm. Bài học đầu tiên của tôi là câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác liên quan đến một kẻ trong họ ếch. Ngày xưa, rất xưa rồi, có lẽ từ hồi cụ, kị của tôi còn sống, loài ếch thường sống trong những cái giếng khơi cùng các loài động vật bé nhỏ khác chứ chưa ở ao hồ như ngày nay. Có một lão ếch vì sống ở đó lâu ngày trong giếng nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh lão chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên lão tưởng rằng mình là to, là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình, mỗi khi lão kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ngẩng mặt lên nhìn trời, lão thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể, chẳng có ai bằng lão cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Theo thói quen, lão cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Lão đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng ếch thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa, một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của lão. Ếch đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đà bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.
Lạc đề rồi, bài này văn 6, văn 7 là Ếch ngồi đáy giếng của Trang Tử
Phải luôn cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, trau dồi thêm kiến thức... Đồng thời không được chủ quan, kiêu ngạo mà nên khiêm tốn, học hỏi và kiêm nhường với mọi người xung quanh.
Phải luôn cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, trau dồi thêm kiến thức... Đồng thời không được chủ quan, kiêu ngạo mà nên khiêm tốn, học hỏi và kiêm nhường với mọi người xung quanh.
Tham khảo:
- BÀI HỌC:
Cha mẹ là những người cho chúng ta cuộc sống này. Trải qua bao tháng năm cuộc đời, mẹ không quản ngại mọi gian khó để nuôi dưỡng chúng ta nên người. Vì vậy, hãy suy ngẫm thật kĩ trước khi nói điều gì, không được nói những lời lẽ vô lễ, thiếu tôn trọng cha mẹ. Những lời nói vô tình của chúng ta sẽ khiến mẹ buồn và tổn thương rất nhiều. Cần hiếu thảo, kính trọng và biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Luôn ngoan ngoãn, nghe lời và yêu thương, quan tâm, chăm sóc cha mẹ. Hãy trân trọng những giây phút cha mẹ còn ở bên cạnh mình bởi cuộc đời này rất ngắn. Đừng để nước mắt mẹ cha phải rơi vì những phút giây vô tâm của mình bạn nhé!
- SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI BỐ:
Từ ghép đẳng lập: tình cảm.
Từ ghép chính phụ: ông bố.
Bố của En-ri-cô là một người cha nghiêm khắc nhưng cũng rất mực yêu thương con. Bố đã giúp En-ri-cô hiểu rằng tình cảm tổ ấm gia đình là thiêng liêng hơn cả,bộ đã khơi gợi cho En-ri-có những tâm tư tình cảm suy nghĩ của En-ri-cô về mẹ rất chân thành, Bố là một ông bố rất kiên quyết nhưng lại rất mực yêu thương con.Từ đó thấy được đó là một ông bố hoàn hảo.
bạn tham khảo nha
Tham khảo nha cậu !
Trong hai văn bản " cổng trường mở ra " và " mẹ tôi " nhà văn đã gợi hình ảnh người mẹ giàu tình cảm, dành những điều tốt đẹp ấy cho con mình . Hình ảnh người mẹ đưa con tới trường , dăn dò con , chăm sóc con trước khi vào lớp trong văn bản " cổng trường mở ra " như người mẹ đang tưởng nhớ lại ngày đầu đi học của chính mình . Nhưng còn hơn sự hồi hộp , lo lắng của ngày khai giảng mà mẹ từng trải qua . Đến lúc con mình phải bước trên con đường của chính mình , những kí ức ấy từ đâu ạt vào bên mẹ.
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta , người mẹ có vai trò lớn lao và tình mẫu tử ( mẹ con )là tình cảm thiêng liêng nhất , nhưng không phải lúc nào ta cũng ý thức được điều đó.Bài " mẹ tôi " của nhà văn Ét - môn - đô đờ A - mi - xi trích trong cuốn sách " Những tấm lòng cao cả " được viết dưới hình thức là một bức thư là một bài học cảm động , sâu sắc về tình nghĩa mẹ con .
Tác giả đã không thuật lại hành vi phạm lỗi của En - ri - cô thiếu lễ độ với mẹ ra sao, nhưng chắc En-ri-cô đã xúc phạm đến mẹ nên người bố mới viết một bức thư để cảnh cáo và dạy bảo con trai mình .
Trước hết , người bố tỏ thái độ buồn bực về sự hỗn láo của con mình như một nhát dao đâm vào tim , còn giận dữ vì người con đã quên công lao sinh thành , dưỡng dục của người mẹ kính yêu .Thật hạnh phúc cho những đứa con được nâng niu , khôn trong vòng tay nâng niu của mẹ .Mẹ là người đáng tin , che chở cho mỗi người con . Nếu có ai cố ý vô tình lên tình mẫu tử ( mẹ con ) thì người đó không đáng làm người và chắc chắn sẽ phải ân hận suốt đời . Tác giả đã gợi lên hình ảnh " người mẹ" với những câu văn đầy cảm súc.
Chúc bạn học tốt !
Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” đã đem đến cho mỗi người bài học quý giá. Nội dung kể về một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh nó chỉ toàn những con vật nhỏ bé. Ếch cứ tưởng bản thân nó to bằng trời. Một năm nọ, trời làm mưa to đưa ếch ra bên ngoài. Quen thói cũ, nó đi nghênh ngang khắp nơi, rồi đưa cặp mắt lên nhìn bầu trời, không thèm để ý đến xung quanh nên bị một con trâu đi ngang qua giẫm chết. Qua đây, chúng ta rút ra được rằng môi trường sống nhỏ bé sẽ khiến tầm nhìn trở nên hạn hẹp. Truyện phê phán những kẻ hiểu biết nông cạn mà lại huênh hoang như con ếch ngồi đáy giếng. Từ đó, con người rút ra được bài học cần phải biết nhìn xa trông rộng dù hoàn cảnh và môi trường sống có giới hạn, không nên chủ quan, kiêu ngạo và coi thường những người xung quanh.
“Ếch ngồi đáy giếng” là một truyện ngụ ngôn mang lại nhiều bài học giá trị. Chú ếch sống trong cái giếng lâu ngày, nó nhìn mọi thứ bên ngoài chỉ qua miệng cái giếng nhỏ bé. Ếch cứ nghĩ mình là một vị chúa tể còn bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung. Đến khi trời làm mưa to, đưa ếch ra ngoài, nó vẫn quen thói cũ đi lại nghênh ngang. Hậu quả là ếch bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. Truyện đã nêu lên bài học về môi trường sống nhỏ bé khiến tầm nhìn trở nên hạn hẹn, đồng thời phê phán những người kiêu ngạo, coi thường người khác. Như vậy, mỗi người đừng sống như ếch ngồi đáy giếng để rồi phải nhận lấy hậu quả cho bản thân.