K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Lúc còn nhỏ, khi tôi khoảng 4 tuổi, tôi có 1 món quà do mẹ để tiền mua cho tôi. Đó chính là 1 con lật đật , tuy nó không đắt tiền nhưng tôi rất yêu quý. Tôi xem con lật đật ấy như 1 báu vật thời tuổi thơ của tôi.

 

Đây là món quà ý nghĩa nhất với tôi từ trước đến giờ và đó cũng là món quà đầu tiên mà mẹ tặng cho. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn giữ món quà này. Lật đật làm bằng nhựa, với nhiều màu sắc sặc sở. Hình thù con lật đật thật ngộ nghĩnh, béo tròn báo trục, nhìn giống như 1 khối cầu tròn xoe. Nó có cái bụng phệ như bụng ông địa trong đoàn múa lân. Cái đầu nhỏ tròn, gắn liền với cái thân hình chẳng cố định và nó cũng chẳng có tay chân gì cả.

Tôi yêu quý nó không chỉ vì nó đẹp mà nó còn chứa đựng đầy tình cảm của mẹ dành cho tôi. Nó thật rất dể thương, lúc nào nó cũng đứng yên trên đầu giường của tôi. Mỗi khi tôi sờ vào nó, nó lại lắc lư và nở nụ cười thật tươi. Đã có lúc tôi ngắm nghía món quà này mà lòng tự hào vì có món quà là sự chắt chịu, dành dụm của mẹ. Nhìn nó tôi lại nghĩ đó là tình cảm và cũng là sự quan tâm mẹ đã dành cho mình. Quả thật tôi tự hào về mẹ. Mẹ đã cho tôi vóc hình, mẹ cho tôi cái ăn, cái mặt. Mẹ còn cho tôi cả 1 thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng.

Tôi thật sự cảm ơn mẹ vì món quà quí giá này. Không chỉ nó là một món đồ chơi mà còn là 1 món quà có ý nghĩa rất lớn. Vì con lật đật chẳng bao giờ bị ngã, dù đặt nó nằm xuống ở tư thế nào thì nó vẫn đứng lên nhanh chóng vì thế nó có tên là "con lật đật". Những lúc ngã và khóc mẹ đã đưa con lật đật ra cho tôi và nói rằng:" con nhìn xem! Lật đật ngã mà đã khóc đâu. Nó lại đứng chựng lên rồi này". Thế là tôi nính khóc. Trong suốt năm tháng tôi cắo sách tới trường , món quà này đã trở thành người bạn thân thích của tôi. Mỗi khi buồn hay vui tôi đều chia sẽ cùng nó.

Nhìn thấy nó tôi tháy như được mẹ ở bên, dang nhắc nhở , động viên tôi : " hãy cố gắng lên con, đừng nãn lòng , nếu vấp ngã thì hãy đứng lên. Hãy nôi gương theo con lật đật, nó chẳng bao giờ khóc khi ngã cả. Mẹ và lật đật sẽ mãi ở bên con".

Bây giờ tôi mới hiểu hết ý nghĩa của món quà mẹ tặng. Thế nên tôi rất quyết tâm, vượt qua những khó khăn để biến mong ước của mẹ thành hiện thực.

1 tháng 12 2016

Tuổi thơ của đứa trẻ nào có lẽ cũng có một món đồ chơi yêu thích. Có đứa thích bộ đồ chơi cá ngựa; có đứa thích con búp bê. Nhưng đối với tôi, món quà của bố tôi tặng trước khi đi nước ngoài – con gấu bông – là tôi thích nhất.

Cũng như trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê, hai em bé trong đó cũng có món đồ chơi yêu thích là hai con búp bê được đặt tên là vệ sĩ và em nhỏ. Cuối cùng, hai anh em tuy đã xa nhau nhưng vẫn yêu quí hai con búp bê này.

Còn tôi, con gấu bông của tôi như một người bạn theo tôi suốt bao năm học. Những món đồ chơi mà người lớn vẫn nghĩ chỉ là thứ vô tri vô giác nhưng đối với trẻ con chúng tôi thì không gì quý bằng. Nếu ai đó có tâm sự buồn, không thể nói ra cho người khác biết thì có thể tâm sự với những món đồ chơi. Chúng sẽ không trách mắng ta mà nó sẽ giúp ta giãi bày tâm trạng cho nhẹ bớt nỗi buồn.

Khi nhận được con gấu bông, lòng tôi bỗng xao xuyến lạ thường. Chỉ là một con gấu bông, một con gấu bông thôi mà sau tôi lại vui sướng đến vậy? Bây giờ tôi mới hiểu là vì nó còn chứa đựng tình cảm bố tôi dành cho tôi và tôi dành cho bố. Món quà của người thân trao tặng, ai mà chẳng yêu chẳng quý. Món quà đó được tôi giữ gìn có lệ là cẩn thận nhất.

Nhưng dù có giữ gìn đến mức nào thì rồi nó cũng hỏng. Không thứ đồ chơi nào trong tay đứa trẻ mà cuối cùng không hỏng. Mọi thứ theo thời gian rồi cũng sẽ hỏng. Hãy tưởng tượng mà xem, nếu một quả bóng bay không bao giờ vỡ, nó như một vật lì lợm chống chọi với thời gian, Ôi ! thế thì đâu còn là đồ chơi của trẻ em nữa.

Nhưng điều quan trọng là mặc dù con gấu bông đã hỏng nhưng tôi vẫn nhớ mãi kỷ niệm về nó – một kỷ niệm đẹp thời thơ ấu.

6 tháng 3 2018

Hình ảnh của Lượm để lại trong em thật nhiều cảm xúc khâm phục, đau xót, thương tiếc và qua bài thơ đã cho em một cảm nghĩ về nghĩa vụ đối với đất nước trong thời kì hòa bình, để xứng đáng với những gì mà các anh hung đi trước phải hi sinh, để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ

22 tháng 3 2022

Tham khảo :

Những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ về người mẹ trong mỗi một chúng ta là nguồn sống, là nghị lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách và là những giá trị nhân văn giúp cho cái chân, thiện, mỹ trong mỗi con người phát triển. Đó cũng là nguồn cội khơi dậy những tình cảm sâu lắng đối với con người, gia đình và quê hương. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy là một bài thơ như vậy và là bài thơ dành được rất nhiều tình cảm của người đọc.Nguyễn Duy được đánh giá cao trong thể thơ lục bát – một thể thơ có cảm giác dễ viết nhưng viết được hay thì lại rất khó. Nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu thích: Tre Việt nam, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,… Bài thơ Tre Việt Nam của ông đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông còn bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa ai đọc lên cũng có cảm giác như Nguyễn Duy đang viết về mẹ của mình và những tình cảm của mình đối với mẹ.Bài thơ bắt đầu bằng không gian bảng lảng khói trầm, phảng phất mùi hương huệ trong đêm khuya thanh vắng – “Bần thần hương huệ thơm đêm/ khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn”. Hương huệ, khói nhang trong không gian yên tĩnh, trầm mặc ấy đã cho Nguyễn Duy cảm giác “bần thần” nửa thực nửa mơ. Và, trạng thái nửa thực, nửa mơ ấy đã khơi nguồn cảm xúc về hình bóng người mẹ “trần gian thuở nào” rất đỗi yêu thương – “Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào” với biết bao kỷ niệm buồn vui như chỉ mới diễn ra ngày hôm qua, hôm kia thôi – trong leo lẻo những vui buồn xa xôi. Trong mạch nguồn cảm xúc ấy, hình ảnh người mẹ nghèo khó, lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, suốt ngày luôn tay luôn chân với công việc cứ hiện về rõ mồn một – Nón mê thay nón quai thao đội đầu/Rối ren tay bí tay bầu/Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa.Cũng như bất kỳ ai của thời lam lũ, Nguyễn Duy lớn lên từ lời ru mượt mà, yêu thương của mẹ; chứa đựng, gửi gắm nhiều nỗi niềm tâm sự sâu lắng của mẹ – “Bầu ơi thương lấy bí cùng”… hoặc là “Cái cò lặn lội bờ sông / Gánh gạo nuôi chồng, tiếng khóc nỉ non”… – và những kỷ niệm đẹp về mẹ qua những đêm hè trăng sáng, mẹ trải chiếu cùng các con ngắm trăng, đếm sao; vừa chơi các trò chơi dân gian vừa hát các bài đồng dao; tìm các chòm sao hay nghe mẹ kể chuyện về chú Cuội, chị Hằng nơi “Bờ ao đom đóm chập chờn”. Nghèo đến thế, lam lũ đến thế nhưng mẹ vẫn là hiện hữu của bà mẹ Việt Nam có một nhân cách đẹp tuyệt trần; là kho ca dao tục ngữ, là cuốn sách dày về đạo lý để làm hành trang cho Nguyễn Duy bước vào đời. Và, một thời thơ ấu bên mẹ tuy còn nhiều khó khăn vất vả nhưng rất đỗi vô tư, trong sáng cùng với “cái lẽ ở đời” được mẹ bày dạy đã đi cùng Nguyễn Duy theo năm tháng cuộc đời.Mà có lẽ không chỉ để vui chơi! Đúng hơn, có lẽ mẹ đang truyền dạy cho các con kinh nghiệm qua hàng ngàn đời của ông cha về dự báo thời tiết để làm mùa qua việc xem hình dạng, ánh sáng tỏ hay mờ của các chòm sao như Sao Thần nông, Chòm Đại hùng tinh, Tiểu hùng tinh, của Mặt trăng… Nguyễn Duy không nói về điều này nhưng ngày xưa – khi mà khoa học kỹ thuật chưa phát triển, điều kiện chưa cho phép – người nông dân vẫn thường dựa vào những kinh nghiệm dân gian như nhìn trăng, sao, ráng mây để dự đoán thời tiết mà cày cấy, gieo trồng – ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa. Truyền dạy kinh nghiệm dân gian về làm ăn hay giảng giải về lẽ sống, nếp nhà cho con qua những lời ru, câu hát ví, hát dặm thương, những bài đồng dao… cũng là một thiên chức của người mẹ; bởi qua những câu hát ru, hát ví chắt lọc từ trái tim tràn đầy yêu thương ấy mà người mẹ truyền lại cho con những tình cảm, đạo lý biết yêu thương con người, gia đình, làng xóm và quê hương với mong muốn con sống đẹp hơn, người hơn; con lớn lên, phát triển toàn diện hơn bởi những lời ru chất chứa yêu thương cùng với những tình cảm và đạo lý ở đời – mẹ ru cái lẽ ở đời/sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn.Nhớ mẹ, hồi tưởng về những vui buồn tuổi thơ khi còn mẹ mà Nguyễn Duy cảm thấy ngậm ngùi, với nỗi lòng tê tái, buốt giá: “lòng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa”. Nhớ thương mẹ đến tột cùng; không khỏi rưng rưng, ứa lệ khi nhớ về những đêm đông mưa rét, con lỡ đái dầm, thương con mẹ dành nằm phần ướt, nhường chỗ khô cho con.Với cảm xúc trào dâng, Nguyễn Duy đã để cho giọng thơ cứ ngậm ngùi, gieo vào lòng người những nỗi niềm bâng khuâng đến da diết; ý thơ toát lên nỗi niềm suy tư, chiêm nghiệm, trở trăn, lo toanTa đi trọn kiếp con ngườiCũng không đi hết mấy lời mẹ ruhay làMẹ ru cái lẽ ở đờiSữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồnBà ru mẹ… mẹ ru conLiệu mai sau các con còn nhớ chăng.Dường như có tiếng thở dài đang bị nén lại, dường như có chút gì đó ân hận, có chút gì áy náy còn day dứt trong lòng con – những lời mẹ dặn dò, chỉ bảo thì đến nay, mặc dù con đã “đi trọn kiếp người” nhưng “vẫn không đi hết mấy lời mẹ ru” bởi cái lẽ ở đời mà mẹ từng ru dài rộng lắm, sâu sắc lắm; bởi bao nhiêu “lẽ đời” là bấy nhiêu tâm sự mà thế hệ những người bà, người mẹ gửi gắm trong lời ru. Có thể, đó cũng là niềm tâm sự, những lo toan mà Nguyễn Duy nói hộ tất cả những người đang làm con như chúng ta?! Và, sự băn khoăn, lo lắng ấy hẳn là không phải không có lý do!Bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy với âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, thiết tha là những cảm xúc yêu thương nồng hậu mà cháy bỏng và cụ thể của người con đối với mẹ. Bài thơ đã đi vào lòng biết bao người yêu thơ và chắc hẳn sẽ có không ít người cảm thấy rưng rưng, bởi những kỷ niệm ấy không chỉ riêng của nhà thơ Nguyễn Duy mà còn là kỷ niệm của bao nhiêu người khác nữa.

22 tháng 3 2022

thui sr mà !!!

25 tháng 1 2018

  Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý :hồn nhiên,hiếu động,ham mê hội họa,có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè.Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt.Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ.Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp,thể hiện ở bức tranh.Khi dự thi trở về,trước thái độ lạnh nhạt của anh trai,Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.

26 tháng 1 2018

trong chương trình ngữ văn lớp 6 - tập II, em đã được học truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi và nhân vật Kiều Phương cô em gái - với lòng nhân hậu đã toả sáng trong tâm trí em.

Học xong truyện, em vẫn biết rõ ràng truỵện không đơn giản khẳng định, ca ngợi những nét phẩm chất tốt đẹp của nhân vật cô em gái mà chủ yếu muốn hướng người đọc tới sự tự thức tỉnh ở nhân vật người anh qua việc trình bày những diễn biến tâm trạng của nhân vật này trong suốt truyện. Đây mới chính là chủ đề của tác phẩm. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của văn bản (Ngữ văn 6-  Tập I, tr 3).Vì thế, người anh phải là nhân vật trung tâm” trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Thế nhưng nhân vật Kiều Phương vẫn làm cho em vô cùng cảm phục và trân trọng biết bao!

Vẻ đẹp của Kiều Phương không phải do lời kể của tác giả, cũng không phải do nhân vật tự bộc bạch mà vẻ đẹp đó được hiện ra dần dần qua con mắt nhìn và lời kể truyện của chính người anh.

Một người anh luôn “coi thường” những việc làm của cô em gái, đố kị trước tài năng của em gái mình, vẻ đẹp đó càng ngày càng đẹp, cho đến cuối truyện thì vẻ đẹp ấy đọng lại một cách sâu sắc trong lòng người anh và gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc.

Vẻ đẹp đó là gì? Phải chăng là sự hồn nhiên, hiếu động, tài năng hội hoạ, tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu?

Không hồn nhiên thì sao khi có biệt hiệu là “Mèo”, “nó vui vẻ chấp nhận” và còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè. Sự hồn nhiên đó còn được thể hiện lúc ở nhà mèo hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú. Hồn nhiên hơn là “nó vênh mặt”- “Mèo mà lại! Em không phá là được...”. Khi người anh tỏ vẻ khó chịu Này, em không để chúng nó yến được à?. Khi chế xong bột vẽ, nó vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm. Đúng là một cô bé hồn nhiên quá! Hồn nhiên đến đáng yêu!

Điều đáng yêu hơn là cô còn có một tài năng hội hoạ, theo lời chú Tiến Lê, đấy còn là một thiên tài hội hoạ. Tài năng đó chính là sáu bức tranh do “Mèo” vẽ dấu người anh, không ngờ là những bứt tranh độc đáo “có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào”. Bố của “Mèo” đã phải thốt lên sung sướng: Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ em cũng không kìm được xúc động.

Tài năng của Kiều Phương được khẳng định bằng bức tranh được trao giải nhất, qua một tuần tham gia trại thi vẽ quốc tế,khiến cho cả nhà “vui như tết”. Duy chỉ có người anh của Mèo thì lại rất buồn. Hiểu được điều này, Kiều Phương đã dành cho anh trai những tình cảm rất trong sáng. Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: Em muốn cả anh cùng đi nhận giải. Một hành động, một lời nói thôi đã toát lên một tâm hồn ngây thơ trong sáng của một cô bé đáng yêu!

Con có nhận ra con không?...

Con đã nhận ra con chưa? Làm sao con trả lời được mẹ. Bởi đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy. Phải chăng soi vào bức tranh ấy, cũng chính là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, nhân vật người anh đã tự nhìn rõ hơn về mình để vượt lên được những hạn chế của lòng tự ái và tự ti: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến mức kia ư?. Đây chính là lúc nhân vật tự “thức tỉnh” để hoàn thiện nhân cách của mình.

Bức tranh của em gái tôi không được vẽ bằng chất liệu hội hoạ. Nó được vẽ bằng quá trình diễn biến tâm trạng của người anh, thông qua lời kể vô cùng xúc động của nhân vật. Đó là “Mèo con” có tấm lòng nhân hậu. Đấy cũng là vẻ đẹp của một em bé gái trong cuộc sống đời thường mà ta có thể gặp bất cứ ở đâu trên đất nước mình.

HAY THÌ K NHA,KO THÌ ĐỂ LẦN SAU MK RÚT KINH NHIỆM


 

Tuổi thơ là những ngày tháng rong chơi không lo nghĩ, là những nụ cười trong trẻo ngày nắng, những âm thanh vui vẻ lắng đọng ngày mưa. Tuổi thơ của tôi gói gọn trong một kỉ vật đến giờ vẫn được cất giữ trên vị trí đẹp nhất của tủ kính nơi phòng khách: con gấu bông.

Con gấu bông này tôi được mẹ tặng vào dịp sinh nhật 6 tuổi, khi mà ngày khai trường vào lớp 1 đã cận kề. Tôi vẫn còn nhớ cảm giác hạnh phúc đến vỡ òa khi bóc từng lớp giấy bọc quà, nhìn thấy chiếc tai gấu lấp ló phía trong bộp bìa carton. Cảm giác nghẹn ngào, xúc động đến mức tôi nhảy cẫng lên hò reo khiến cả nhà nhìn tôi thích thú trêu chọc. Tôi đã thích gấu bông từ rất lâu rồi, khi sang nhà chị họ chơi và thấy chị có một chú gấu Teddy để trên bàn học, tuy nhiên tôi biết gia đình mình không quá khá giả, mẹ và bố phải làm việc vất vả để kiếm tiền trang trải học phí và những lần ốm đau của tôi. Do đó, tôi không hề năn nỉ hay xin bố mẹ mua bất cứ món quà nào cả. Tuy nhiên, có lẽ vì nhìn thấy sự thích thú của tôi với chú gấu bông kia và muốn động viên tôi học tốt nên mẹ đã mua tặng tôi vào ngày sinh nhật món quà tuyệt vời đến vậy.

Tôi rất thích chú gấu mẹ tặng và đặt tên nó là Nhỏ, vì em cũng nhỏ xinh thôi, không quá to, vừa đủ để tôi ôm đi ngủ. Từ khi có chú gấu Nhỏ, tôi luôn mang theo em khi sang nhà hàng xóm chơi trò gia đình, em sẽ là em bé, tôi chăm em, cho em ăn, dỗ dành em khi ngủ... Tôi may áo cho em mặc, làm mọi thứ từ những tờ giấy lịch hay bất kể thứ gì tôi nghĩ ra để em có "một cuộc sống sung túc nhất".

Nhỏ toàn thân có màu nâu xám, đôi mắt đen láy như hai hạt nhãn và chiếc mũi xinh xinh hình tam giác. Tôi luôn cố gắng giữ gìn em, tuy nhiên có một ngày tôi ôm em sang nhà hàng xóm chơi như thường lệ, thì tôi làm em rách bục chỉ ở tay vì bị mắc vào đinh ở trên tường. Tôi lúc đó rất sợ, sợ vì mẹ sẽ trách mắng, lại buồn, buồn vì đây là món quà mẹ tặng, tôi không muốn em bị hỏng chút nào.

Tôi và một chị hàng xóm đã lấy kim chỉ và khâu lại nhưng vẫn bị lòi bông ra ngoài. Tôi càng trở nên lo lắng. Khi mẹ biết chuyện, mẹ đã khâu lại giúp tôi, cười và nói: mẹ rất tự hào khi tôi biết tự khâu lại vì lúc đó tôi còn nhỏ, nhưng cũng lưu ý tôi không nên quá lo lắng về những chuyện vô tình xảy ra, cứ thoải mái đón nhận và chuyện gì cũng có cách giải quyết. Khi ấy, tôi vẫn chưa hiểu rõ lời mẹ nói, nhưng giờ đây nhớ lại, tôi đã có thể hiểu phần nào. Tôi đã không còn luống cuống khi gặp phải tình huống bất ngờ nữa. Thay vào đó, tôi bình tĩnh hơn và suy nghĩ tìm cách giải quyết, nếu việc nào khó quá, tôi sẽ đi tìm người nào đó có thể giúp mình.

Đó là bài học đầu tiên mẹ dạy tôi - một đứa trẻ nhỏ luôn lo lắng, luôn sợ hãi. Giờ đây, khi tôi đã lớn hơn, em gấu Nhỏ được mẹ cất trên ngăn tủ ở phòng khách, thỉnh thoảng được mẹ mang đi giặt cho đỡ bụi bặm. Mỗi khi nhìn thấy em gấu, tôi luôn tự nhủ với bản thân phải cố gắng, không được làm mẹ phiền lòng, phải mạnh mẽ và luôn bình tĩnh, lạc quan.

Hôm ấy, tôi với tay lấy quyển sách nằm trên cao, không cẩn thận làm rớt một chiếc hộp được đặt phía sau quyển sách ấy. Tôi nhấc chiếc hộp lên. Đó chỉ là một chiếc hộp giấy bình thường nhưng không hiểu sao khi nhìn thấy nó, trong long tôi lại dâng lên một cảm giác vừa thân quen mà cũng vừa xa lạ. Tôi nhẹ nhàng mở chiếc hộp ấy ra. Trước mắt tôi là một chiếc vòng tay nhỏ, nhưng rất dễ thương và hình như là được tự làm ra. Tôi run run đeo chiếc vòng ấy vào tay mình, vừa khít. Bỗng một dòng nước nóng hổi lăn dài xuống gò má tôi. Chiếc vòng làm tôi nhớ đến Phương Linh, cô bạn thân nhất mà tôi có được trong cả cuộc đời. Chiếc vòng là vật gắn kết tình bạn giữa chúng tôi và cũng đã cùng tôi đi qua biết bao nhiêu kỉ niệm thời thơ ấu.

Chiếc vòng được làm rất đơn giản. Nó được tết từ mấy sợi chỉ lại, thoạt nhìn như một bím tóc nhỏ vậy. Những chiếc ngôi sao giấy nhỏ mang đủ màu sắc được gắn xung quanh vòng. Những ngôi sao ấy đã được người làm gấp từ những tờ giấy tô màu chứ không phải những tờ giấy đã được in sắn khác. Vì thế không chỉ có màu sắc mà tên đó còn có những hoa văn rất đáng yêu. Không chỉ có ngôi sao mà chiếc vòng còn được gắn thêm những bông hoa, chiếc lá, trái tim,…đều được cắt ra từ giấy. Ở nút thắt được buộc thành hình một chiếc nơ bướm. Có lẽ có một số người nhìn vào sẽ nghĩ đấy chỉ là một đồ vật bình thường nhưng đối với tôi, nó chứa đựng tình cảm của Phương Linh dành với tôi.

Lần đầu tiên gặp bạn, tôi cảm thấy bạn rất dễ nhìn. Mái tóc tết thành hai cái bím, khi lắc cứ đưa qua đưa lại, rất đáng yêu. Còn đôi mắt thì lúc nào cũng sáng lên cả. Tôi đã bị ấn tượng bởi 2 điểm đó ở bạn. Còn nhớ, câu đầu tiên tôi nói với bạn rằng: “ Chiếc vòng của bạn đẹp quá!”. Thế là chúng tôi quen nhau, tất cả cũng chỉ đơn giản thế thôi. Lúc nhỏ, tôi rất trầm mặc, ít nói. Tôi cũng chẳng biết vì sao, chỉ nhớ khi đó, được ba mẹ cho đi học thêm các nơi, nên tôi luôn nghĩ rằng mình giỏi hơn người khác, sinh ra tâm ý ngạo mạn, đối với ai cũng nghĩ mình là nhất cả. Lâu dần, cũng chẳng có ai muốn nói chuyện với tôi cả. Duy chỉ có Linh. Ở cạnh bạn, tôi luôn cảm thấy ấm áp một cách kì lạ. Bạn đã thay đổi tôi từ lúc ấy.

Chúng tôi cùng nhau vui chơi, học tập, lúc nào cũng dính lấy nhau, tựa như chỉ cần nhìn thấy tôi thì có thể chắc rằng Linh đang nằm trong bán kính 1m quanh đây và ngược lại vậy. Linh rất hoạt bát và năng động. Nhưng thực ra tôi biết, hoàn cảnh gia đình bạn rất khó khăn. Ba mất sớm, mẹ phải làm việc để có tiền nuôi bạn và đứa em chỉ mới 2 tuổi ăn, học. Có khi một ngày còn không đủ 3 bữa cơm. Tiền học của bạn còn phụ thuộc vào một phần từ học bổng dành cho học sinh nghèo hiếu học. Bạn học rất giỏi và lúc nào cũng hòa đồng với người khác. Thấy tôi có vẻ rất thích chiếc vòng, bạn liền đem một hộp nhỏ toàn kim chỉ, giấy, màu vẽ vào để cùng tôi làm. Nói là cả 2 đứa cũng làm chứ cũng chỉ có một mình Linh làm. Từ nhỏ, tôi được ăn sung mặc sướng, có khi nào đụng vào mấy thứ này đâu, còn chưa kể tới tôi vốn đã chẳng có chút hoa tay nào cả. Ngày ngày, chúng tôi cùng ngồi dưới sân trường, hưởng thụ ánh năng ấm áp, cùng làm chiếc vòng tay kia. Khi Linh cần gì, tôi liền đưa cho bạn thứ ấy. Bạn rất khéo léo. Đôi khi, tôi dựa theo nét của bạn mà vẽ lại thành mấy cái hình khác rồi nhìn nó vui sướng như thành tựu của chính mình vậy. Rất nhanh, chúng tôi đã làm xong “công trình” của mình. Chiếc vòng gần giống như cái mà bạn đang đeo, đều đúc từ 1 khuôn mà ra. Hôm bạn đeo chiếc vòng vào tay tôi, bạn bảo: “ Từ nay, đôi vòng này sẽ trở thành tín vật của chúng ta nhé. Bạn phải hứa giữ gìn cẩn thận nó đấy!”. Khi ấy, tôi đã trịnh trọng gật đầu, giơ cả tay lên thề rằng: “ Mình hứa chứ!”. Rồi cả hai chúng tôi nở nụ cười vô tư, hồn nhiên nhất. Trong long tôi dâng lên một cảm xúc hạnh phúc khó tả. Chắc là cả đời này tôi cũng không thể quên cái ngày hôm đó.

Ngày nọ, Linh nói với tôi: “ Hay chúng ta cùng đặc 1 cái tên cho đôi vòng này đi!”. Tôi gật đầu đồng ý. Nhưng chúng tôi cả ngày nghĩ nát óc cũng chẳng ra một cái tên nào thật hay, thật đẹp để đặt ra. Hồi ấy, tôi rất yêu thích câu chuyện cổ tích Aladin mà Linh từng kể cho tôi nghe bởi tôi luôn mong muốn sẽ có người cho mình 3 điều ước. Thế là, bí quá, tôi bèn bảo bạn rằng hay là đặt tên “Thần Vòng” đi. Cái tên nói ra nghe kì kì thế nào, ấy vậy mà Linh lại đồng ý lập tức. Vậy là cái tên chính thức được đặt ra cho đôi vòng. Linh nói với tôi: “Thần Đèn chỉ cho 3 điều ước nhưng chắc chắn Thần Vòng sẽ cho bạn vô số điều ước luôn.”. Tôi mãi mãi vẫn ghi rõ điều đó trong long. Vậy là cứ đến những ngày thi, tôi lại cầm chiếc vòng trong tay, âm thầm cầu khấn xin điều ước thi được điểm tốt. Với niềm tin đấy, lần nào tôi cũng làm được điểm tốt cả.

Năm lớp 3, Linh không còn học cùng lớp với tôi nữa. Thế nhưng, chúng tôi vẫn chơi than với nhau như xưa. Ngày nào tôi cũng đeo chiếc vòng bạn tặng, luôn giữ gìn, nâng niu nó còn hơn cả châu báu. Một lần, một bạn nam trong lớp thấy chiếc vòng của tôi, khinh thường bảo: “ Đấy chẳng đáng giá đồng nào cả, còn đeo làm gì nữa. Toàn giấy thôi.” . Tôi bỗng chốc nổi cơn thịnh nộ, không thể kiềm chế được bản thân, tôi lao tới đẩy ngã cậu bạn ấy. Cuối cùng, tôi bị cô la, mời phụ huynh lên mắng vốn, thậm chí về nhà còn bị ăn đòn từ ba nữa. Nhưng tôi lúc đó một tiếng cũng không khóc, vì tôi hiểu rằng chiếc vòng xứng đáng được nhận sự tôn trọng như thế. Hôm sau, lên lớp, được Linh an ủi, tôi bỗng khóc thật lớn, như để trút hết cả nỗi niềm của mình vậy. Từ đó, tôi lại càng quý trọng chiếc vòng hơn nữa.

Lần khác, lớp tôi phải trực vê sinh sân trường. Tôi không cẩn thận thế nào mà lại làm mất chiếc vòng quý báu ấy. Tối hôm đó, về nhà, tôi chẳng buồn ăn cơm, mặc kệ mẹ đang quan tâm hỏi han, lo lắng, tôi trốn vào trong phòng, ngồi khóc bù lu bù loa đến mức thiếp đi. Đến lớp, tôi trốn tránh Linh, sợ bạn phát hiện ra cái bí mất ấy, sẽ giận tôi và không chịu chơi với tôi nữa. Tôi đâu ngờ rằng giờ ra chơi, Linh lại lôi chiếc vòng ra, một lần nữa đeo vào tay tôi. Tôi đứng ngây ngốc nhìn Linh cả buổi. Cuộc sống có những chuyện thật trùng hợp làm sao! Hóa ra, sang đó, đến lượt lớp Linh trực vệ sinh. Bạn bỗng phát hiện ra chiếc vòng bị mắc vào trong thân cây, bèn nhẹ nhàng gỡ nó ra rồi đưa lại cho tôi. Tôi nhìn kĩ thì thấy có một ngôi sao nào đó đã bị rách mất một góc, bỗng tôi thấy trong long dâng lên một cảm xúc đau xót kì lạ. Nghe bạn giải thích, tôi cúi gằm mặt xuống, chắc có lẽ lúc đang tỉa cành không cẩn thận đã bị mắc vào đấy rồi. “ Thế mà còn hứa giữ gìn gì chứ!”- tôi thầm nghĩ. Nhưng sự thật không phải vậy. Bạn chỉ mỉm cười, nói chỉ lần này thôi đấy. Tôi gật đầu lia lịa. Nhìn bộ dạng của tôi trông thật tội nghiệp, chẳng khác nào đứa học trò nhỏ bị bắt quả tang không làm bài về nhà vậy, thế là bạn cười ngất. Phát hiện ra “tình trạng” của mình lúc này, tôi cũng bật cười ha hả. Chúng tôi đã làm hòa với nhau thế đấy. Chiếc vòng của tôi chắc rất yêu thương chủ nhân mình, nên không muốn rời xa tôi bèn kiếm Linh để được trở về bên tôi rồi! Bây giờ nhớ lại, tôi tự cảm thấy thật xấu hổ vì đã lấy “lòng dạ tiểu nhân đo lòng quân tử”, Linh vốn dĩ khoan dung đến thế mà.

Đến cuối năm lớp 3, mẹ Linh bị ốm do kiệt sức vì làm quá nhiều công việc. Thế nên gia đình bạn phải chuyển về quê để được bà ngoại chăm sóc. Chúng tôi phải chia tay nhau. Hôm biết tin đó thì hôm sau bạn đã phải đi rồi. Dường như bạn làm vậy có lẽ bởi vì không muốn tôi phải buồn . Nhưng bạn không biết rằng, bạn làm vậy còn khiến tôi buồn hơn nữa vì trong đầu tôi toàn luẩn quẩn suy nghĩ rằng, tôi đã hoang phí thời gian để được ở cạnh bạn nhiều hơn, học hỏi từ bạn nhiều hơn. Đêm đó, tôi khóc suốt, đến mức mắt đỏ hoe cả. Hôm sau, tôi ra bến xe tiễn bạn, đôi mắt đã khô. Tôi gượng cười thật tươi, tôi chỉ muốn bạn nhớ kĩ hình ảnh tươi cười của tôi mà thôi. Chắc là Linh cũng thế. Hai đứa chúng tôi chia tay nhau mà không tốn cả một giọt nước mắt. Thần Vòng hình như cũng buồn theo chúng tôi. Khi vẫy tay bạn lần cuối, những ngôi sao, bông hoa,… vốn dĩ khi được lắc sẽ xoay tròn nhưng không, nó cũng nằm im như thế. Cứ thế, chúng tôi mất liên lạc với nhau từ đấy.

Sau này, tôi xem chiếc vòng như Linh, ngày ngày tâm sự cùng nó. Nhưng cứ mỗi lần nhìn thấy nó, tôi lại khóc, như lúc này chẳng hạn.Tôi đành phải cất nó vào trong chiếc hộp cùng với cả những kỉ niệm của tôi. Tôi nắm chặt chiếc vòng trong tay, thầm ước nguyện như ngày còn thơ bé rằng sẽ được gặp lại bạn vào một ngày không xa. Có lẽ chúng tôi đã khác xưa nhiều rồi nhưng tôi tin chắc, với chiếc vòng, tôi sẽ tìm ra bạn. Dù thế nào, tôi cũng sẽ luôn dành một phần của trái tim mình cho bạn- người bạn than và tốt nhất mà tôi từng có.

10 tháng 5 2024

lời ru con của tác giả nguyễn lam thắng

 

18 tháng 12 2023

Đọc bài thơ "À ơi tay mẹ" của tác giả Bình Nguyên, em lại thấy ấn tượng sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp. Người mẹ hiện lên qua hình ảnh "bàn tay mẹ" đã khắc họa tình yêu thương bao la vô bờ dành cho con. Đôi bàn tay ấy đã che chở để con vượt qua những giông tố cuộc đời "Bàn tay mẹ chắn mưa sa/ Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng". Khi còn thơ bé, mẹ vẫn bồng bế con trên đôi tay quen thuộc ấy. Từng lời ru ngọt ngào, trong trẻo của mẹ đã đưa con vào giấc ngủ say nồng. Mẹ còn gọi con bằng những cái tên âu yếm, thân thương "cái trăng vàng", "cái trăng tròn", "cái Bài tham khảo:

Mặt trời bé con". Có thể nói, con là động lực, sức mạnh cổ vũ cho mẹ. Mẹ sẵn sàng hi sinh mọi thứ để con có thể lớn khôn, trưởng thành bước vào đời "Bàn tay mang phép nhiệm mầu/ Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi". Với thể thơ lục bát truyền thống, hình ảnh thơ gần gũi kết hợp với biện pháp điệp "À ơi cái này", nhân hóa "cái trăng vàng ngủ ngon" đã giúp các câu thơ có nhịp điệu, sâu lắng như lời hát ru thân thương. Từ đây, nhà thơ gợi nhắc tới chúng ta tình yêu thương rộng lớn không gì sánh bằng của mẹ dành cho con cái.

18 tháng 12 2023

Đoạn văn mà bạn

4 tháng 2 2022

Tham khảo :

 

Những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ về người mẹ trong mỗi một chúng ta là nguồn sống, là nghị lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách và là những giá trị nhân văn giúp cho cái chân, thiện, mỹ trong mỗi con người phát triển. Đó cũng là nguồn cội khơi dậy những tình cảm sâu lắng đối với con người, gia đình và quê hương. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy là một bài thơ như vậy và là bài thơ dành được rất nhiều tình cảm của người đọc.

Nguyễn Duy được đánh giá cao trong thể thơ lục bát – một thể thơ có cảm giác dễ viết nhưng viết được hay thì lại rất khó. Nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu thích: Tre Việt nam, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,… Bài thơ Tre Việt Nam của ông đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông còn bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa ai đọc lên cũng có cảm giác như Nguyễn Duy đang viết về mẹ của mình và những tình cảm của mình đối với mẹ.

Bài thơ bắt đầu bằng không gian bảng lảng khói trầm, phảng phất mùi hương huệ trong đêm khuya thanh vắng – “Bần thần hương huệ thơm đêm/ khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn”. Hương huệ, khói nhang trong không gian yên tĩnh, trầm mặc ấy đã cho Nguyễn Duy cảm giác “bần thần” nửa thực nửa mơ. Và, trạng thái nửa thực, nửa mơ ấy đã khơi nguồn cảm xúc về hình bóng người mẹ “trần gian thuở nào” rất đỗi yêu thương – “Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào” với biết bao kỷ niệm buồn vui như chỉ mới diễn ra ngày hôm qua, hôm kia thôi – trong leo lẻo những vui buồn xa xôi. Trong mạch nguồn cảm xúc ấy, hình ảnh người mẹ nghèo khó, lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, suốt ngày luôn tay luôn chân với công việc cứ hiện về rõ mồn một – Nón mê thay nón quai thao đội đầu/Rối ren tay bí tay bầu/Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa.

Cũng như bất kỳ ai của thời lam lũ, Nguyễn Duy lớn lên từ lời ru mượt mà, yêu thương của mẹ; chứa đựng, gửi gắm nhiều nỗi niềm tâm sự sâu lắng của mẹ – “Bầu ơi thương lấy bí cùng”… hoặc là “Cái cò lặn lội bờ sông / Gánh gạo nuôi chồng, tiếng khóc nỉ non”… – và những kỷ niệm đẹp về mẹ qua những đêm hè trăng sáng, mẹ trải chiếu cùng các con ngắm trăng, đếm sao; vừa chơi các trò chơi dân gian vừa hát các bài đồng dao; tìm các chòm sao hay nghe mẹ kể chuyện về chú Cuội, chị Hằng nơi “Bờ ao đom đóm chập chờn”. Nghèo đến thế, lam lũ đến thế nhưng mẹ vẫn là hiện hữu của bà mẹ Việt Nam có một nhân cách đẹp tuyệt trần; là kho ca dao tục ngữ, là cuốn sách dày về đạo lý để làm hành trang cho Nguyễn Duy bước vào đời. Và, một thời thơ ấu bên mẹ tuy còn nhiều khó khăn vất vả nhưng rất đỗi vô tư, trong sáng cùng với “cái lẽ ở đời” được mẹ bày dạy đã đi cùng Nguyễn Duy theo năm tháng cuộc đời.

 

Mà có lẽ không chỉ để vui chơi! Đúng hơn, có lẽ mẹ đang truyền dạy cho các con kinh nghiệm qua hàng ngàn đời của ông cha về dự báo thời tiết để làm mùa qua việc xem hình dạng, ánh sáng tỏ hay mờ của các chòm sao như Sao Thần nông, Chòm Đại hùng tinh, Tiểu hùng tinh, của Mặt trăng… Nguyễn Duy không nói về điều này nhưng ngày xưa – khi mà khoa học kỹ thuật chưa phát triển, điều kiện chưa cho phép – người nông dân vẫn thường dựa vào những kinh nghiệm dân gian như nhìn trăng, sao, ráng mây để dự đoán thời tiết mà cày cấy, gieo trồng – ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa. Truyền dạy kinh nghiệm dân gian về làm ăn hay giảng giải về lẽ sống, nếp nhà cho con qua những lời ru, câu hát ví, hát dặm thương, những bài đồng dao… cũng là một thiên chức của người mẹ; bởi qua những câu hát ru, hát ví chắt lọc từ trái tim tràn đầy yêu thương ấy mà người mẹ truyền lại cho con những tình cảm, đạo lý biết yêu thương con người, gia đình, làng xóm và quê hương với mong muốn con sống đẹp hơn, người hơn; con lớn lên, phát triển toàn diện hơn bởi những lời ru chất chứa yêu thương cùng với những tình cảm và đạo lý ở đời – mẹ ru cái lẽ ở đời/sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn.

Nhớ mẹ, hồi tưởng về những vui buồn tuổi thơ khi còn mẹ mà Nguyễn Duy cảm thấy ngậm ngùi, với nỗi lòng tê tái, buốt giá: “lòng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa”. Nhớ thương mẹ đến tột cùng; không khỏi rưng rưng, ứa lệ khi nhớ về những đêm đông mưa rét, con lỡ đái dầm, thương con mẹ dành nằm phần ướt, nhường chỗ khô cho con.

Với cảm xúc trào dâng, Nguyễn Duy đã để cho giọng thơ cứ ngậm ngùi, gieo vào lòng người những nỗi niềm bâng khuâng đến da diết; ý thơ toát lên nỗi niềm suy tư, chiêm nghiệm, trở trăn, lo toan

Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

hay là

Mẹ ru cái lẽ ở đời

Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn

Bà ru mẹ… mẹ ru con

Liệu mai sau các con còn nhớ chăng.

Dường như có tiếng thở dài đang bị nén lại, dường như có chút gì đó ân hận, có chút gì áy náy còn day dứt trong lòng con – những lời mẹ dặn dò, chỉ bảo thì đến nay, mặc dù con đã “đi trọn kiếp người” nhưng “vẫn không đi hết mấy lời mẹ ru” bởi cái lẽ ở đời mà mẹ từng ru dài rộng lắm, sâu sắc lắm; bởi bao nhiêu “lẽ đời” là bấy nhiêu tâm sự mà thế hệ những người bà, người mẹ gửi gắm trong lời ru. Có thể, đó cũng là niềm tâm sự, những lo toan mà Nguyễn Duy nói hộ tất cả những người đang làm con như chúng ta?! Và, sự băn khoăn, lo lắng ấy hẳn là không phải không có lý do!

Bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy với âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, thiết tha là những cảm xúc yêu thương nồng hậu mà cháy bỏng và cụ thể của người con đối với mẹ. Bài thơ đã đi vào lòng biết bao người yêu thơ và chắc hẳn sẽ có không ít người cảm thấy rưng rưng, bởi những kỷ niệm ấy không chỉ riêng của nhà thơ Nguyễn Duy mà còn là kỷ niệm của bao nhiêu người khác nữa.