Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2.
Phan Bội Châu (1867 1 1940) là chiến sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc ta trong ba thập niên đầu thế kỷ XX. Năm 1913, cụ đang hoạt động cách mạng tại Trung Quốc, một ngày cuối năm, tổng đốc Quảng Đông đã bắt giam cụ vào khám từ hình, âm mưu trao trả nhà cách mạng Việt Nam cho thực dân Pháp.Tại nhà ngục, ngay đêm đầu tiên, cụ viết bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật để an ủi, động viên mình. Nhan đề bài thơ là Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác:
Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu!.
Đang bị gông cùm trong nhà ngục tử tù, là nguy hiểm. Nay mai phải bước ra pháp trường, là nguy hiểm… Bao nhiêu nguy hiểm máu chảy đầu rơi, thịt nát xương tan, nhưng đối với Phan Bội Châu thì sợ gì đâu. Trước vòng nguy hiểm vẫn hiên ngang thách thức, vẫn bất khuất, kiên cường: Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu! Phan Bội Châu đã thể hiện một tâm thế uy vũ bất khuất của nhà cách mạng chân chính.
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác đã thể hiện những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ vĩ đại: giàu lòng yêu nước, hiên ngang, bất khuất, lạc quan trong tù đày nguy hiểm. Bài thơ có ngôn từ trang trọng, giọng điệu mạnh mẽ hùng hồn làm hiện lên bức chân dung tinh thần tự họa của bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng như Nguyễn Ái Quốc đã ca ngợi.
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là viên ngọc quý trong thơ văn Phan Bội Châu, một khúc tráng ca anh hùng.
Kể từ khi Phan Bội Châu từ biệt Tổ quốc ra đi tìm dường cứu nước đến nay đã gần 10 năm. 10 năm trôi lưu lạc nơi đất khách quê người, không một mái ấm gia đình, bao nhiêu sự cực khổ về vật chất, cay đắng về tinh thần! Thêm vào đó là sự săn đuổi, truy lùng của kẻ thù. Tình cảnh của nhà cách mạng yêu nước quả thật là một bi kịch lớn, khiến người đọc không khỏi ngậm ngùi. Nhưng đằng sau bi kịch riêng của cá nhân là bi kịch của cả một dân tộc, một đất nước. Nước đã mất thì nhà đâu còn! Lúc bấy giờ không chỉ có Phan Bội Châu, còn bao nhà cách mạng khác như Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc cũng bị lâm vào hoàn cảnh khách không nhà trong bốn biển, bị săn đuổi khắp năm châu. Đọc hai câu thơ, ta bỗng thấy tầm vóc người tù yêu nước vụt trở nên lớn lao phi thường. Nỗi đau của Phan Bội Châu trở thành nỗi đau lớn lao của bậc anh hùng, là nỗi đau thương của cả một đất nước.Đến đây ta mới thấy hết khí phách anh hùng của Phan Bội Châu. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt khách không nhà, người có tội, ông vẫn giữ vững chí khí hào kiệt.Và người anh hùng hào kiệt ấy còn nguyên vẹn khí phách và chí lớn.
Dấu chấm +) kết thúc ý
+) ý nghĩa và nhân phẩm của Phan Bội Châu
có thể sử dụng nhiều phương thức biểu đạt (nghị luận, biểu cảm) miễn thể hiện được những cảm
nhận về những điểm nổi bật về tác giả- nhà vua Lí Công Uẩn:
+ Là một người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công.
+ Lí Công Uẩn đã lập nên một triều đại nhà Lí lẫy lừng và dưới sự trị vì của vua Lí Công Uẩn đã đưa
đất nước ta phát triển lớn mạnh ...khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt.
+ Một vị vua anh minh, sáng suốt, có tầm nhìn xa rộng ...
+ Một người yêu nước thương dân, có tinh thần dân chủ
Gợi ý:
- Lí Công Uẩn đã nhìn thấy những thuận lợi ấy của Đại La. Thể hiện được tầm nhìn chiến lược của Lí Công Uẩn , một cái nhìn toàn diện, sâu sắc, chính xác về các mặt. Vị trí địa lý, địa thế, nhân văn của thành Đại La.
- Ông quan tâm tới nhân dân, tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong dân hạnh phúc, đất nước vững bền...
- Dời đô Thăng Long là một bước ngoặc lớn, đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc Đại Việt.
- Một ngàn năm sau, Thăng Long trở thành Hà Nội, thủ đô hòa bình, trung tâm chính trị, kinh tế , văn hóa của nhân dân ta.
Ngạn ngữ Hy Lạp có câu: “Kiêu căng là đặc quyền của kẻ khờ dại”. Câu nói đó đã dạy cho chúng ta bài học luân lí làm người về lòng khiêm tốn. Đúng vậy, khiêm tốn không đơn thuần là bài học mà nó còn là thái độ sống, một nghệ thuật về cách đối nhân xử thế trên đường đời. Vậy khiêm tốn được hiểu như thế nào?
Khiêm tốn là thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể hiện thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử, và quan trọng hơn, họ luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác. Trong công việc và trong cuộc sống, những người có thái độ khiêm tốn thường không thỏa mãn với những gì mình đạt được mà ngược lại, họ luôn cố gắng phấn đấu vươn lên để có thể đạt được những thành quả cao hơn và những thành công mĩ mãn. Có lòng khiêm tốn, con người ta mới có tinh thần cầu tiến, mới không ngừng học hỏi và tiến bộ.
Khiêm tốn chỉ cho ta thấy những thiếu sót của bản thân mình để sửa đổi, không tỏ thái độ kiêu căng tự mãn, và giúp ta biết bình tĩnh tiếp thu những ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh. Sống khiêm tốn sẽ được mọi người yêu quý và bớt người ganh ghét đi. Đồng thời, khiêm tốn giúp con người ta không kiêu ngạo khi đứng trên đỉnh cao vinh quang, và người khiêm tốn sẽ lấy thành công đó làm động lực thúc đẩy họ tiến lên phía trước. Nếu tự mãn, đắm chìm trong thành công của mình mà quên mất rằng họ cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để tạo lập nên những thành quả mới. Những người đó sẽ dễ gặp thất bại và bị người đời xa lánh. Thực chất thì chúng ta không có đủ tư cách để tỏ ra kiêu ngạo trước những người khác, trí tuệ của chúng ta chỉ là hạt cát nhỏ giữa một sa mạc trí thức rộng lớn. Mỗi chúng ta hãy tự ý thức và nuôi dưỡng cho mình một thái độ khiêm tốn, khiêm tốn trước người, khiêm tốn trước đời, để có thể đạt được những thành công trong cuộc sống.
Qua đây, chúng ta thấy rằng rèn luyện tính khiêm tốn đôi khi bắt nguồn từ những hành động nhỏ nhặt trong đời thường. Tính khiêm tốn chính là bài học đạo đức đầu tiên và cần thiết cho mỗi con người. Nó còn là nhân tố thiết yếu tạo nên sự thành công và góp phần xây dựng những mối quan hệ bền vững trong xã hội.
Bạn tham khảo nhé