Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thứ nhất, quá trình hội nhập giúp mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại và các quan hệ kinh tế quốc tế khác, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội.
Thứ hai, hội nhập cũng tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp; đồng thời, làm tăng khả năng thu hút đầu tư vào nền kinh tế.
Thứ ba, hội nhập giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và nền khoa học công nghệ quốc gia, nhờ hợp tác giáo dục-đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến.
Thứ tư, hội nhập làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế.
Thứ năm, hội nhập tạo cơ hội để các cá nhân được thụ hưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh; được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ hội phát triển và tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước.
Thứ sáu, hội nhập tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó có thể đề ra chính sách phát triển phù hợp cho đất nước và không bị lề hóa.
Thứ bảy, hội nhập giúp bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Thứ tám, hội nhập tạo động lực và điều kiện để cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một xã hội mở, dân chủ hơn, và một nhà nước pháp quyền.
Thứ chín, hội nhập tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự quốc tế, giúp tăng cường uy tín và vị thế quốc tế, cũng như khả năng duy trì an ninh, hòa bình và ổn định để phát triển.
Thứ mười, hội nhập giúp duy trì hòa bình và ổn định khu vực và quốc tế để các nước tập trung cho phát triển; đồng thời mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của các nước để giải quyết những vấn đề quan tâm chung của khu vực và thế giới .
- Xu hướng hợp tác cùng phát triển là tất yếu vì:
1. Thách thức toàn cầu.
2. Kinh tế toàn cầu hóa.
3. An ninh toàn cầu.
tham khảo:
Bất cứ quốc gia dân tộc nào cũng phải tham gia hợp tác quốc tế nếu không sẽ tụt hậu.
- Lợi ích:
+ Cộng đồng thế giới: Giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu, làm phong phú thêm nền văn hoá nhân loại
+ Việt Nam: Học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu thành tựu khoa học- kĩ thuật
+Thu hút vốn đầu tư, giải quyết việc làm
+Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
-Thực tế chứng minh ở Việt Nam:
+ Đảng, nhà nước ta đã coi trọng vấn đề này thể hiện bằng các chủ trương, chính sách
*Thành tựu:
Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế như: ASEAN Hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục
Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc mag tính chất toàn cầu như bảo vệ môi trường, bùng nổ dan số, phòng ngừa và đẩy lùi bệnh hiểm nghèo, khắc phục tình trạng đói nghèo... đặc biệt hiện nay là cuộc chạy đua về vũ khí hạt nhân mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể giải quyết được. Hợp tác quốc tế là vấn đề tất yếu hiện nay mà quốc gia nào cũng tham gia.
VD: + Bảo vệ môi trường: 22/4 ngày Trái Đất.
+ Chống đói nghèo: chương trình lương thực thế giới WFP.
+ Ngày 21/9 ngày quốc tế hòa bình.
+ 1/12 ngày phòng chống HIV/ AIDS.
Nói hợp tác là xu hướng của thế giới ngày nay vì hiện nay, có rất nhiều các tổ chức, tập thể,..... do nhiều thành viên hợp tác như: các liên đoàn của thế giới, hay chỉ đơn giản là một nhóm kết hợp vs nhau để làm việc, học tập,....