Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Do hạn chế về tầm nhìn và tư tưởng nên cả hai xu hướng cách mạng này đều bị thất bại.
*Phan Bội Châu:
-Nhiệm vụ :Đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại chế đội phong kiến ( Thành lập Duy Tân Hội, tổ chức phong trào Đông du..
-Chủ trương:vận động quần chúng tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài ( Nhật bản), tổ chức bạo động đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. Xây dựng chế độ chính trị Quân chủ lập hiến.
- Con đường cứu nước của Phan Bội Châu là: "cứu nước để cứu dân"
*Phan Châu Trinh:
-nhiệm vụ: Đánh đổ phong kiến, thực hiện cải cách xã hội “ Khai thông dân trí, mở mang dân quyền”( Lập Hội buôn, mở trường Đông kinh nghĩa thục..)
-chủ trương:gương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trươngư cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền. Vạch trần chế đđộ vua quan phong kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị thuộc địa.
- con đường cứu nước của Phan Châu Trinh là: "cứu dân để cứu nước"
- Nguyên nhân: Các nước TB sản xuất ồ ạt, không tính đến khả năng tiêu thụ của người dân, dẫn đến cung > cầu, gây khủng hoảng thừa.
- Hậu quả: Đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của CNTB, tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước TBCN, gây ra hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội. Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói túng quẫn. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra khắp các nước.
- Con đường các nước đế quốc thoát khỏi khủng hoảng:
- Anh, Pháp, Mĩ tiến hành cải cách KT-XH và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất.
- Đức, Italia, NB thiết lập chế độ độc tài phát xít.
13/7/1885 Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
Trên danh nghĩa, đây là một phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc dựa trên ý thức hệ phong kiến, mang bản chất dân tộc cao. Tức là nó bùng nổ và phát triển nhằm mục đích "phò vua, giúp nước".
Nhưng thực ra đó chỉ là một cái cớ, trên thực tế, nhân dân ta là một dân tộc có lòng nồng nàn yêu nước, trước vận nước đang lâm nguy và trước tình cảnh lầm than của đồng bào ta, các văn thân, sĩ phu yêu nước đã đứng lên lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa chống giặc dưới ngọn cờ Cần Vương.
Sau năm 1888 Vua Hàm Nghi bị bắt đày sang An-giê-ri, Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện, những người khởi xướng phong trào Cần Vương ấy đều không còn tiếp tục lãnh đạo phong trào nữa, nhưng phong trào vẫn phát triển mạnh mẽ là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của những văn thân, sĩ phu yêu nước khác, họ có lòng yêu nước, thương dân, có tư tưởng tiến bộ như Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Nguyễn Thiện Thuật, Tống Duy Tân....Họ đã chiến đầu không vì một cá nhân, một triều đình, một thế lực phong kiến nào, mà xuất phát từ tâm nguyện muốn giành lại tư do dân chủ cho nước nhà. nhờ vậy mà phong trào Cần Vương vẫn được duy trì, mặc dù đã chuyển trọng tâm địa bàn lên vùng trung du, núi cao. Phong trào Cần Vương đã trở thành phong trào yêu nước chống Pháp lớn nhất cuối thế kỷ XIX.
Sĩ phu Việt Nam phải noi gương Nhật Bản, vì:
- Năm 1868, Nhật Bản đã tiến hành cải cách Minh Trị thành công, trở thành cường quốc tư bản.
- Năm 1905, Nhật Bản đánh bại nước Nga Sa hoàng.
- Nhật là nước đồng chủng, đồng văn với Việt Nam.
Sĩ phu Việt Nam cứu nước phải gắn liền với Duy tân, vì:
- Những chuyển biến về kinh tế - xã hội Việt nam:
+ Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp làm nảy sinh những nhân tố mới. Ở Việt nam, đầu thế kỉ XX, xuất hiện nhiều thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, thành thị mọc lên. Nhiều cơ sở công nghiệp ra đời.
+ Cơ cấu xã hội biến động. Một số giai tầng mới xuất hiện: Giai cấp công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản.
+ Các tầng lớp xã hội này, cùng với bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng cách mạng mới, để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu sắc dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX.
- Ảnh hưởng trào lưu tư tưởng tư sản từ bên ngoài vào:
+ Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, những thông tin về tình hình chính trị thế giới, trước hết từ Nhật Bản, Trung Quốc, xâm nhập vào Việt Nam.
+ Phong trào cải cách chính trị - văn hóa ở Trung Quốc của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu; tư tưởng cách mạng Pháp của Ru – xô, Mông-te-xki-ơ, Vôn-te; Cách mạng Tân hợi 1911 ở Trung Quốc… ảnh hưởng đến tư tưởng các sĩ phu Việt Nam.
Nét mới trong con đường cứu nước của các sĩ phu.
- Ý thức về dân chủ, dân quyền, khái niệm dân và nước gắn với nhau.
- Đấu tranh giành độc lập dân tộc phải biết kết hợp nhiều biện pháp: đoàn kết dân tộc, chuẩn bị thực lực, vận động giúp đỡ từ bên ngoài, tiến hành cải cách sâu rộng.