Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Em tự đo xem mấy gang tay của em thì được khoảng 1 m.
Ví dụ mẫu: 6 gang tay của em thì được khoảng 1 m.
b) Em cùng các bạn dùng thước dây tự đo chiều cao của em rồi so sánh với 1 m.
Ví dụ mẫu: Dùng thước dây để đo được kết quả em cao 120 cm.
Mà 120 cm > 100 cm, hay 120 cm > 1m.
Vậy em cao hơn 1 m.
c) Em cùng các bạn dùng thước dây đo chiều dài bàn học sinh và bàn giáo viên của lớp em, sau đó so sánh kết quả với 1 m .
Ví dụ mẫu: Dùng thước dây để đo được kết quả bàn học sinh dài 90 cm, bàn giáo viên dài 120 cm.
Mà 90 cm < 100 cm, hay 90 cm < 1 m ;
120 cm > 100 cm, hay 120 cm > 1m.
Vậy: Bàn học sinh ngắn hơn 1 m ; bàn giáo viên dài hơn 1 m.
Ví dụ mẫu:
Em ước lượng rồi đo chiều rộng bàn học ở lớp em.
Ước lượng: 7 dm.
Đo: 8 dm.
17 cm đọc là: Mười bảy xăng-ti-mét
8 dm đọc là: Tám đề-xi-mét
5 m đọc là: Năm mét
92 km đọc là: Chín mươi hai ki-lô-mét
Ta có: 721 = 700 + 20 + 1
712 = 700 + 10 + 2
217 = 200 + 10 + 7
127 = 100 + 20 + 7
271 = 200 + 70 + 1
172 = 100 + 70 + 2.
Đối với từng bạn, chiều dài bàn tay và sải tay có thể khác nhau.
Em có thể tham khảo số đo dưới đây:
a) Ngón trỏ của em dài 5 cm.
Bàn tay em dài 10 cm.
b) Sải tay em dài 1 m.
Ví dụ mẫu:
a) Chiều dài bảng lớp.
Ước lượng: khoảng 2 m.
Đo: 2 m.
b) Chiều dài và chiều rộng phòng học.
Chiều dài:
Ước lượng: khoảng 10 m.
Đo: 8 m.
Chiều rộng:
Ước lượng: khoảng 5 m.
Đo: 4 m.
c) Chiều cao cửa ra vào lớp học.
Ước lượng: khoảng 3 m.
Đo: 3 m.