Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Yêu cầu về chuồng nuôi của gà:
Nền chuồng: xây cao hơn mặt đất xung quanh (khoảng 50 cm) để dễ thoát nước. Nền làm băng bê tông, láng xi măng trơn nhẵn để dễ vệ sinh, khử khuẩn. Chia chuồng thành từng ô để nuôi các nhóm gà khác nhau. Mặt nền trải lớp lót dày khoảng 20 - 30 cm để nuôi mỗi lứa gà.
Tường chuồng: xhỉ xây cao khoảng 50 cm. Phía trên có lưới B40 hoặc có song bằng tre, gỗ đảm bảo thông thoáng và an toàn vật nuôi. Phía ngoài có bạt để che gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.
Mái chuồng: làm chuồng kiểu 4 mái, đủ độ cao để đảm bảo ánh sáng, thông thoáng chuồng nuôi.
Yêu cầu về chuồng nuôi của lợn:
Nền chuồng: được xây dựng chắc chắn và cao hơn mặt đất xung quanh (khoảng 50 cm) để dễ thoát nước và chất thải. Nền có độ dốc (3 - 5%) về phía rãnh thoát nước. Mặt nền phẳng nhưng không bị trơn trượt và không bị đọng nước. Tùy thuộc vào quy mô chăn nuôi mà chuồng có thể được chia ra các ô để nuôi các nhóm lợn khác nhau.
Tường chuồng: được xây chắc chắn, trơn nhẵn để tránh lợn cọ vào bị xây xước và dễ vệ sinh, khử trùng. Độ cao tường chỉ khoảng 0,8 m, phía trên có rèm hoặc bạt cơ động, có thể mở ra để tăng độ thông thoáng hoặc che chắn gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.
Mái chuồng: nên làm bằng các vật liệu cách nhiệt tốt, đảm bảo độ cao để tạo sự thông thoáng, lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên. Nên làm chuồng mái hở (kiểu 4 mái).
Yêu cầu về chuồng nuôi của bò:
Nền chuồng: cao hơn mặt đất (khoảng 50 cm) và làm bằng bê tông dày, chắc chắn. Mặt nền phẳng không đọng nước, không trơn trượt và dốc về phía hố phân. Nên chia chuồng ra các ô để nuôi các nhóm bò khác nhau.
Tường chuồng: được xây chắc chắn, trơn nhẵn để tránh gây xây xước cho vật nuôi. Tường cao khoảng 80 cm, phía trên có bạt cơ động để chắn gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.
Mái chuồng: đảm bảo độ cao để tạo sự thoáng khí và lấy ánh sáng tự nhiên. Nên làm chuồng mái hở (kiểu 4 mái).
Để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi cần:
Vệ sinh chuồng nuôi: Hằng ngày quét dọn sạch sẽ nền chuồng, lối đi, khơi thông rãnh thoát phân và nước thải. Khi kết thúc mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh khử trùng trước khi nuôi đợt mới.
Tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi: Định kì phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi bằng các loại thuốc khử trùng, nước xà phòng, nước vôi,... Hằng năm định kì quét vôi, vệ sinh và tẩy uế chuồng trại.
Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi: Thường xuyên thu gom chất thải kịp thời để đưa đi xử lí.
Tham khảo:
Tác hại khi vứt xác vật nuôi xuống ao/hồ như hình:
- Ô nhiễm nguồn nước: Xác vật nuôi chứa nhiều chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng như nitơ và photpho, khi bị vứt vào sông hồ, chúng sẽ phân hủy sinh ra các chất độc hại như khí độc và chất độc hại khác. Các chất độc hại này sẽ làm cho chất lượng nước giảm đi và ảnh hưởng đến sức khỏe của các sinh vật sống trong nước, cũng như người sử dụng nước.
- Bốc mùi hôi thối: Xác vật nuôi bị vứt vào sông hồ sẽ phân hủy sinh ra các khí độc hại như hidro sulfua, amoniac, metan, gây mùi hôi khó chịu và làm ô nhiễm không khí.
tham khảo
Tác hại khi vứt xác vật nuôi xuống ao/hồ như hình:
Ô nhiễm nguồn nước: Xác vật nuôi chứa nhiều chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng như nitơ và photpho, khi bị vứt vào sông hồ, chúng sẽ phân hủy sinh ra các chất độc hại như khí độc và chất độc hại khác. Các chất độc hại này sẽ làm cho chất lượng nước giảm đi và ảnh hưởng đến sức khỏe của các sinh vật sống trong nước, cũng như người sử dụng nước.Bốc mùi hôi thối: Xác vật nuôi bị vứt vào sông hồ sẽ phân hủy sinh ra các khí độc hại như hidro sulfua, amoniac, metan, gây mùi hôi khó chịu và làm ô nhiễm không khí.- Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi do những nguyên nhân sau:
+ Chất thải chăn nuôi
+ Xác vật nuôi
- Ảnh hưởng đến vật nuôi và con người:
+ Chất thải chăn nuôi: gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước và môi trường không khí.
+ Xác vật nuôi: gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, đồng thời là nguồn lây lan, phát tán dịch bệnh.
- Để hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, cần:
+ Quy hoạch khu chăn nuôi và xây dựng hệ thống chuồng trại tốt.
+ Mật độ và diện tích chuồng nuôi phù hợp
+ Áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi
+ Công tác vệ sinh, khử trùng chuồng trại.
+ Chuyển đổi phương thức chăn nuôi.
Một chuồng nuôi tốt phải đảm bảo những điều kiện sau: khô thoáng, sạch sẽ, vệ sinh định kì, cách xa nhà dân, khi dân cư,...
Những nguyên nhân làm cho chuồng nuôi bị ô nhiễm:
- Không vệ sinh định kì.
- Không thoát nước.
- Không thu gom, xử lí chất thải.
Để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi cần phải:
- Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh chuồng ở.
- Áp dụng công nghệ vào xây dựng chuồng trại.
Tham khảo:
A. Gà ri là giống gà nội địa đã có từ rất lâu đời, kiêm dụng, được nuôi phổ biến ở nhiều vùng của Việt Nam, tập trung nhiều ở miền Bắc và Trung.
B. Giống gà Ri được sử dụng để lấy trứng và sản xuất thịt.
C. Đặc điểm ngoại hình của gà Ri phù hợp với hướng sản xuất là có thân hình to và thịt đậm đặc, cổ dài và mảnh, mỏ và chân màu vàng nâu, đuôi lông dài và cánh lớn, màu lông chủ yếu là màu đỏ.
D. Hoạt động chọn lọc và nhân giống vật nuôi gà Ri diễn ra thông qua việc chọn lựa những con gà có các đặc tính tốt nhất để lai tạo, như độ năng suất cao, tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng chịu đựng bệnh tốt và khả năng thích nghi với môi trường chăn nuôi. Những con gà được chọn làm cha mẹ lai được ghép lại để tạo ra những giống gà Ri lai mới với đặc tính tốt hơn.
E. Gà Ri là một giống gà có tiềm năng lớn cho hoạt động chăn nuôi, vì nó có tốc độ tăng trưởng nhanh và khả năng chịu đựng bệnh tốt. Tuy nhiên, việc chọn lọc và nhân giống vật nuôi cần được thực hiện đúng cách để đảm bảo sức khỏe và chất lượng của giống gà Ri, đồng thời cần có quy trình chăn nuôi và quản lý chặt chẽ để đạt được hiệu quả kinh tế tốt nhất.
* Ý nghĩa của việc đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi: tạo môi trường sạch sẽ, an toàn cho cả con người và vật nuôi, là giải pháp quan trọng để phòng bệnh cho vật nuôi, phòng bệnh lây truyền giữa động vật và con người, làm giảm các tác động xấu của chăn nuôi đến môi trường, là chìa khóa cho sự phát triển chăn nuôi bền vững.
* Đề xuất một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi:
- Những việc nên làm:
+ Quét dọn sạch sẽ nền chuồng, lối đi, khơi thông rãnh thoát phân, nước thải.
+ Vệ sinh khử trùng sau khi kết thúc đợt nuôi và trước khi bắt đầu đợt nuôi mới.
+ Hàng năm định kì quét vôi, vệ sinh và tẩy uế chuồng trại.
- Những việc không nên làm:
+ Không xử lí chất thải thường xuyên
+ Không quan tâm đến việc quy hoạch chăn nuôi.
Tham khảo:
Chuồng nuôi lợn thịt công nghiệp:Chăn nuôi lợn thịt công nghiệp quy mô lớn thường sử dụng kiểu chuồng kín chia ô. Chuồng nuôi khép kín hoàn toàn, có hệ thống các cửa sổ kính để lấy ánh sáng. Cửa ra vào và các cửa sổ đều được thiết kế dạng khép kín phủ hợp với hệ thống điều hoà không khí trong chuồng. Một đầu chuống được lắp đặt hệ thống tấm làm mát, đầu kia là hệ thống quạt thông gió công nghiệp...
Chuồng nuôi lợn nái đẻ và nuôi con: Khu vực nuôi nái đẻ và lợn con theo mẹ thường chia thành ô cho lợn mẹ và ô cho lợn con để tránh lợn mẹ đè con khi nằm. Vì vậy, chuồng nuôi lợn nái đẻ thường được chia ô hoặc sử dụng cũi nái đẻ. Chuồng nái sử dụng cũi để có kích thước trung bình dải 2 m x rộng 0,6 - 0,7 m x cao 1 – 1,2 m. Chuồng chia ô gồm 1 ô cho nái đẻ và 1 ô cho lợn con, giữa hai ô có vách ngăn di động để thuận tiện cho lợn con bú mẹ. Diện tích ô cho lợn mẹ rộng 1,6–2 m, dài 2,2 – 24m, có máng ăn, mảng uống riêng. Ô cho lợn con năm có diện tích tối thiểu 1 mẻ, cũng có máng ăn uống riêng và có đèn sưởi...
Chuồng gà nuôi nền: Gà được nuôi tập trung trên nền. Nền chuồng có thể là bê tông, xi măng, nền gạch hoặc nền đất nện. Chuồng nuôi nền thường sử dụng đệm lót với trấu dày 5 – 10 cm hoặc sử dụng tấm nhựa có rãnh giúp thoát phân để giữ chuồng nuôi sạch sẽ. Mật độ nuôi trung bình 5 – 7 con/m2. Đối với hệ thống chuồng kín có hệ thống chiếu sáng, thông khí và làm mát tự động. Đối với chuồng hở thông thoáng khí tự nhiên, có rèm, hoặc bạt che linh hoạt.
Chuồng gà đẻ nuôi lồng: Chuồng gà đẻ nuôi lồng được thiết kế giống như chuồng gà nuôi nền chỉ khác hệ thống lồng nuôi. Lồng nuôi được thiết kế bằng thép không gỉ. Mỗi lồng đơn có chiều dài 40 cm, rộng 40 cm, cao phía sau 40 cm và phía trước 45 – 47 cm để tạo đáy nghiêng 10° để trứng lăn ra máng trứng. Máng trứng rộng 10 - 15 cm đặt phía trước lồng. Lồng kép thường có chiều dài 120 cm, mỗi lồng gồm 3 ngăn, mỗi ngăn nuôi 4 con gà. Máng ăn, máng uống là loại máng dài bằng tôn hoặc nhựa đặt phía trước lồng.
Chuồng nuôi bò: Chuồng nuôi bò được thiết kế theo kiểu chuồng kín hai dãy hoặc chuồng hở có một hoặc hai dãy. Chuồng nuôi bò cần được bố trí phù hợp để tránh mưa tạt, gió lùa, đảm bảo thoáng mát và thoát nước tốt. Nền chuồng phải cao hơn mặt đất 40 - 50 cm. Trong chuồng nên chia ô cá thể để tránh bỏ tranh giành thức ăn hay húc nhau. Rãnh thoát nước tiểu, phân được bố trí chạy dọc phía sau chuồng. Nền chuồng có thể lát gạch hoặc bê tông, tránh láng xi măng trơn trượt. Trên nền chuồng rãi cát hoặc rơm, rạ băm nhỏ cho bỏ nghỉ ngơi thoải mái.
Theo em, kiểu chuồng hở trong chăn nuôi lợn phù hợp với quy mô chăn nuôi hộ gia đình vì khó kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi, vật nuôi chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết tự nhiên, khó đảm bảo an toàn sinh học.
Tham khảo:
1. Nếu chuồng nuôi (nuôi gà, vịt, lợn, trâu, bò, …) đặt cạnh nhà ở thì có thể gây ra những tác hại đối với vật nuôi, con người và môi trường như:
- Với vật nuôi: khó khăn cho việc vận chuyển, tiếng ồn nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi.
- Với con người: ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tiếng ồn gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.
- Môi trường: ô nhiễm môi trường xung quanh, làm giảm chất lượng cuộc sống.
2. Nên xây chuồng theo hướng nam hoặc hướng đông – nam để đón gió mát và ánh sáng mặt trời buổi sáng chiếu vào chuồng.