Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Yêu cầu về chuồng nuôi của gà:
Nền chuồng: xây cao hơn mặt đất xung quanh (khoảng 50 cm) để dễ thoát nước. Nền làm băng bê tông, láng xi măng trơn nhẵn để dễ vệ sinh, khử khuẩn. Chia chuồng thành từng ô để nuôi các nhóm gà khác nhau. Mặt nền trải lớp lót dày khoảng 20 - 30 cm để nuôi mỗi lứa gà.
Tường chuồng: xhỉ xây cao khoảng 50 cm. Phía trên có lưới B40 hoặc có song bằng tre, gỗ đảm bảo thông thoáng và an toàn vật nuôi. Phía ngoài có bạt để che gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.
Mái chuồng: làm chuồng kiểu 4 mái, đủ độ cao để đảm bảo ánh sáng, thông thoáng chuồng nuôi.
Yêu cầu về chuồng nuôi của lợn:
Nền chuồng: được xây dựng chắc chắn và cao hơn mặt đất xung quanh (khoảng 50 cm) để dễ thoát nước và chất thải. Nền có độ dốc (3 - 5%) về phía rãnh thoát nước. Mặt nền phẳng nhưng không bị trơn trượt và không bị đọng nước. Tùy thuộc vào quy mô chăn nuôi mà chuồng có thể được chia ra các ô để nuôi các nhóm lợn khác nhau.
Tường chuồng: được xây chắc chắn, trơn nhẵn để tránh lợn cọ vào bị xây xước và dễ vệ sinh, khử trùng. Độ cao tường chỉ khoảng 0,8 m, phía trên có rèm hoặc bạt cơ động, có thể mở ra để tăng độ thông thoáng hoặc che chắn gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.
Mái chuồng: nên làm bằng các vật liệu cách nhiệt tốt, đảm bảo độ cao để tạo sự thông thoáng, lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên. Nên làm chuồng mái hở (kiểu 4 mái).
Yêu cầu về chuồng nuôi của bò:
Nền chuồng: cao hơn mặt đất (khoảng 50 cm) và làm bằng bê tông dày, chắc chắn. Mặt nền phẳng không đọng nước, không trơn trượt và dốc về phía hố phân. Nên chia chuồng ra các ô để nuôi các nhóm bò khác nhau.
Tường chuồng: được xây chắc chắn, trơn nhẵn để tránh gây xây xước cho vật nuôi. Tường cao khoảng 80 cm, phía trên có bạt cơ động để chắn gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.
Mái chuồng: đảm bảo độ cao để tạo sự thoáng khí và lấy ánh sáng tự nhiên. Nên làm chuồng mái hở (kiểu 4 mái).
Để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi cần:
Vệ sinh chuồng nuôi: Hằng ngày quét dọn sạch sẽ nền chuồng, lối đi, khơi thông rãnh thoát phân và nước thải. Khi kết thúc mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh khử trùng trước khi nuôi đợt mới.
Tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi: Định kì phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi bằng các loại thuốc khử trùng, nước xà phòng, nước vôi,... Hằng năm định kì quét vôi, vệ sinh và tẩy uế chuồng trại.
Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi: Thường xuyên thu gom chất thải kịp thời để đưa đi xử lí.
Tham khảo:
Chuồng được chia ô cá thể, bò được nuôi ở hai phía, ở giữa có lối cấp thức ăn
Tham khảo:
1. Nếu chuồng nuôi (nuôi gà, vịt, lợn, trâu, bò, …) đặt cạnh nhà ở thì có thể gây ra những tác hại đối với vật nuôi, con người và môi trường như:
- Với vật nuôi: khó khăn cho việc vận chuyển, tiếng ồn nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi.
- Với con người: ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tiếng ồn gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.
- Môi trường: ô nhiễm môi trường xung quanh, làm giảm chất lượng cuộc sống.
2. Nên xây chuồng theo hướng nam hoặc hướng đông – nam để đón gió mát và ánh sáng mặt trời buổi sáng chiếu vào chuồng.
Tham khảo:
Giai đoạn sau cai sữa (7 - 20kg):
- Nhu cầu năng lượng (ME) và protein cao. protein thô 20%, ME 3 300 Kcal/kg.
- Khẩu phần phải được chế biến tốt, cho ăn nhiều bữa/ngày.
Giai đoạn lợn choai (20 - 60kg):
- Khẩu phần ăn có hàm lượng protein thô 16-18%, ME 3 200 Kcal/kg
- Nước uống sạch và đầy đủ theo nhu cầu
Giai đoạn vỗ béo (60 - 100kg):
- Khẩu phần ăn giảm protein thô 19%, ME 3200 Kcal/kg
- Nước uống sạch và đầy đủ theo nhu cầu
Tham khảo:
- Giai đoạn mang thai từ 1 đến 90 ngày: khẩu phần ăn 1,8 – 2,2 kg/con/ngày.
- Giai đoạn từ 91 đến 107 ngày tăng lượng thức ăn lên 2,5 – 3 kg/con/ngày.
- Giai đoạn chưa kì cuối từ 108 ngày đến lúc dẻ cần giảm dần lượng thức ăn từ 3 kg/con/ngày xuống 0,5 kg/con/ngày vào ngày đẻ để tránh chèn ép bào thai và giúp lợn núi dễ đẻ.
- Trong thời gian chửa nên cho nái ăn thêm cỏ, rau xanh để chống táo bón.
- Khi lợn nái đẻ có thể không cho ăn để tránh sốt sữa.
- Nái đẻ xong nên tăng dần lượng thức ăn đến ngày thứ 7. Từ ngày thứ 8 trở đi cho ăn theo nhu cầu. Thời kì lợn nái nuôi con, thức ăn phải có chất lượng tốt, không mốc hỏng. Mảng ăn, mảng uống phải được vệ sinh sạch sẽ và cung cấp nhiều nước.
Tham khảo:
- Chuồng cần được thiết kế với hệ thống thông gió hiệu quả để đảm bảo không khí trong chuồng luôn thoáng mát
- Cần có hệ thống điều hòa không khí
Tham khảo:
Có hệ thống kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi tự động
Chuồng nuôi được lợp mái tôn kẽm hoặc tôn lạnh cách nhiệt. Một đầu dãy chuồng có hệ thống giàn lạnh gồm các tấm làm mát, nước chảy trong hệ thống này giúp không khí được làm mát trước khi đi vào chuồng. Đầu kia của dãy chuồng được bố trí hệ thống quạt hút công nghiệp dễ hút khí nóng, CO, trong chuồng ra ngoài. Hệ thống điều khiển nhiệt độ tự động giúp duy trì nhiệt độ chuồng nuôi luôn ổn định ở mức 20 - 27°C.
Tham khảo!
Có hệ thống kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi tự động
Chuồng nuôi được lợp mái tôn kẽm hoặc tôn lạnh cách nhiệt. Một đầu dãy chuồng có hệ thống giàn lạnh gồm các tấm làm mát, nước chảy trong hệ thống này giúp không khí được làm mát trước khi đi vào chuồng. Đầu kia của dãy chuồng được bố trí hệ thống quạt hút công nghiệp dễ hút khí nóng, CO, trong chuồng ra ngoài. Hệ thống điều khiển nhiệt độ tự động giúp duy trì nhiệt độ chuồng nuôi luôn ổn định ở mức 20 - 27°C.
Tham khảo:
Hệ thống cung cấp thức ăn tự động
Hệ thống vắt sữa tự động
Hệ thống thu trứng tự động
Các hệ thống có thể kể đến là:
-Hệ thống cung cấp thức ăn tự động
-Hệ thống vắt sữa tự động
-Hệ thống thu trứng tự động
Tham khảo:
Chuồng nuôi lợn thịt công nghiệp:Chăn nuôi lợn thịt công nghiệp quy mô lớn thường sử dụng kiểu chuồng kín chia ô. Chuồng nuôi khép kín hoàn toàn, có hệ thống các cửa sổ kính để lấy ánh sáng. Cửa ra vào và các cửa sổ đều được thiết kế dạng khép kín phủ hợp với hệ thống điều hoà không khí trong chuồng. Một đầu chuống được lắp đặt hệ thống tấm làm mát, đầu kia là hệ thống quạt thông gió công nghiệp...
Chuồng nuôi lợn nái đẻ và nuôi con: Khu vực nuôi nái đẻ và lợn con theo mẹ thường chia thành ô cho lợn mẹ và ô cho lợn con để tránh lợn mẹ đè con khi nằm. Vì vậy, chuồng nuôi lợn nái đẻ thường được chia ô hoặc sử dụng cũi nái đẻ. Chuồng nái sử dụng cũi để có kích thước trung bình dải 2 m x rộng 0,6 - 0,7 m x cao 1 – 1,2 m. Chuồng chia ô gồm 1 ô cho nái đẻ và 1 ô cho lợn con, giữa hai ô có vách ngăn di động để thuận tiện cho lợn con bú mẹ. Diện tích ô cho lợn mẹ rộng 1,6–2 m, dài 2,2 – 24m, có máng ăn, mảng uống riêng. Ô cho lợn con năm có diện tích tối thiểu 1 mẻ, cũng có máng ăn uống riêng và có đèn sưởi...
Chuồng gà nuôi nền: Gà được nuôi tập trung trên nền. Nền chuồng có thể là bê tông, xi măng, nền gạch hoặc nền đất nện. Chuồng nuôi nền thường sử dụng đệm lót với trấu dày 5 – 10 cm hoặc sử dụng tấm nhựa có rãnh giúp thoát phân để giữ chuồng nuôi sạch sẽ. Mật độ nuôi trung bình 5 – 7 con/m2. Đối với hệ thống chuồng kín có hệ thống chiếu sáng, thông khí và làm mát tự động. Đối với chuồng hở thông thoáng khí tự nhiên, có rèm, hoặc bạt che linh hoạt.
Chuồng gà đẻ nuôi lồng: Chuồng gà đẻ nuôi lồng được thiết kế giống như chuồng gà nuôi nền chỉ khác hệ thống lồng nuôi. Lồng nuôi được thiết kế bằng thép không gỉ. Mỗi lồng đơn có chiều dài 40 cm, rộng 40 cm, cao phía sau 40 cm và phía trước 45 – 47 cm để tạo đáy nghiêng 10° để trứng lăn ra máng trứng. Máng trứng rộng 10 - 15 cm đặt phía trước lồng. Lồng kép thường có chiều dài 120 cm, mỗi lồng gồm 3 ngăn, mỗi ngăn nuôi 4 con gà. Máng ăn, máng uống là loại máng dài bằng tôn hoặc nhựa đặt phía trước lồng.
Chuồng nuôi bò: Chuồng nuôi bò được thiết kế theo kiểu chuồng kín hai dãy hoặc chuồng hở có một hoặc hai dãy. Chuồng nuôi bò cần được bố trí phù hợp để tránh mưa tạt, gió lùa, đảm bảo thoáng mát và thoát nước tốt. Nền chuồng phải cao hơn mặt đất 40 - 50 cm. Trong chuồng nên chia ô cá thể để tránh bỏ tranh giành thức ăn hay húc nhau. Rãnh thoát nước tiểu, phân được bố trí chạy dọc phía sau chuồng. Nền chuồng có thể lát gạch hoặc bê tông, tránh láng xi măng trơn trượt. Trên nền chuồng rãi cát hoặc rơm, rạ băm nhỏ cho bỏ nghỉ ngơi thoải mái.