K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 10 2016

Trong các văn bản trung đại đã học , em thích nhất văn bản''Bánh trôi nước''.Trong xã hội với ý thức hệ nho giáo hà khắc như vậy, quan niệm tam tòng tứ đức, nam tôn nữ ti đã ăn sâu vào ý thức con người. Nói được như Hồ Xuân Hương thật đáng khâm phục, trân trọng.Bài thơ chỉ có bốn câu, đề tài bình dị nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo cho viên bánh trôi nước mang vẻ đẹp sáng ngời của viên ngọc lấp lánh nhiều màu. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng, ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và giá trị nhân phẩm của mình.Quả thật bài thơ của Hồ Xuân Hương có giá trị hiện thực và xã hội sâu sắc. Đây là tiếng nói chung của người phụ nữ đối với sự bất công của xă hội xưa và khẳng định phẩm giá của bản thân. Nhà thơ đã đại diện cho những số phận bất hạnh cất lên tiếng nói của chính họ và của thời đại. Bài thơ thể hiện khẩu khí của bà chúa thơ nôm.

24 tháng 10 2016

Em thích nhất là bài Nam quốc Sơn Hà vì đó là lời tuyên bố thật đanh thép: kẻ thù chớ có xâm phạm. Nếu chúng bay dám coi thường cả đấng tối cao là “Trời”, phạm vào “sách trời”; coi thường cả một dân tộc, phạm vào lòng tự tôn dân tộc, xâm phạm đến sông núi nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại, nhơ nhuốc đến ngàn đời.Có thể nói, Sông núi nước Nam là lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn nhất từ trước đến nay về chủ quyền đất nước.Với ý nghĩa ấy, Sông núi nước Nam xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.Bản tuyên ngôn ấy kết tinh tất cả tư tưởng và tình cảm, khát vọng và ý chí của cả dân tộc Đại Việt suốt mấy ngàn năm dựng nước giữ nước và toả sáng đến muôn đời.

Chúc bạn hx tốt!


 

13 tháng 12 2016

Đặc điểm của các thể thơ trung đại :
1.Thể thơ :
- Thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc :
+ Thơ cổ phong
+ Thơ đường luật : . Thất ngôn tứ tuyệt
. Ngũ ngôn tứ tuyệt
. Thất ngôn bát cú
Thơ dân tộc : . Song thất lục bát
. Lục bát
2.Đặc điểm riêng của từng thể loại :
a ) Thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc :
* Thơ cổ phong : ( Ví dụ : Bài ca Côn Sơn – nguyên tác )
(Cổ thể ) – Thể thơ xuất hiện từ đời Đường, về sau không theo luật định, có số câu, số chữ, không hạn định.
* Thơ đường luật : Được đặt ra ở đời Đường, Trung Quốc.
- Dạng cơ bản :
+ Tuyệt cú ( Thơ 4 câu ) :
. Thất ngôn tứ tuyệt
. Ngũ ngôn tứ tuyệt
+ Bát cú ( Thơ 8 câu ) :
. Thất ngôn bát cú
+ Bài luật : Kéo dài số câu của thơ Đường luật
Thể thơ có niêm luật chặt chẽ, gò bó nhất trong lịch sử thơ ca.
Thể thơ : “Thất ngôn bát cú” được xem là thể thơ tiêu biểu.
* Đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú :
- Số câu chữ : 7 chữ, 8 câu
( Thơ tuyệt cú : 7 chữ, 4 câu )
- Gieo vần :Một vần : Cuối câu 1,2,4,6,8.
( Thơ tứ tuyệt : Vần thường gieo cuối câu 1,2,4
hoặc 1,4
Niêm luật : + Nhất tam ngũ bất luận
1 3 5
Nhị tứ lục phân minh
2 4 6
T B T
B T B
- Ví dụ : Bước tới đèo ngang bóng xế tà
T B T
- Luật : Nếu chữ thứ 2 của câu 1 là thanh trắc (T)
=> Luật trắc
Nếu chữ thứ 2 của câu 1 là thanh bằng (B)
Luật bằng
Đối : Các cặp câu : 3 – 4
5 – 6 Đối ý, đối thanh
- Bố cục : Đề, thực, luận, kết.
( Thơ tứ tuyệt : Khai, thừa, chuyển, hợp )
***Lưu ý : Có những bài thơ thường không theo bố cục trên -> Sáng tạo .
b ) Các thể thơ có nguồn gốc dân tộc :
* Song thất lục bát : 2 câu, 7 chữ
-> Câu 6 chữ, câu 8 chữ.
Lưu ý : Có những trường hợp vị trí thay đổi.
( Câu 6,8 -> Câu 7,7 )
Kết hợp vần : Vần lưng + Vần chân
Cách ngắt nhịp : 3/4 hoặc 3/2/2 ( Câu 7 chữ )
3/3

13 tháng 12 2016

Văn học viết Việt Nam được chia thành hai giai đoạn tùy thuộc vào thời gian ra đời và đặc điểm sáng tác đó là: văn học trung đại và văn học hiện đại.
Văn học trung đại hình thành từ thế kỉ X hết thế kỉ XIX và phát triển trong bối cảnh văn hoá, văn học vùng Đông Nam Á, Đông Á; có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn hóa khu vực, đặc biệt là văn học Trung Quốc.
Bạn muốn biết những tác phẩm bạn đang tìm có phải là văn học trung đại hay không thì phải dựa vào các đặc điểm sau:
Thời gian sáng tác: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Về thể loại: Trong văn học chữ Hán, có ba thể loại chủ yếu: văn xuôi(truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi,...); thơ(thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc,...); văn biền ngẫu(hình thức trung gian giữa thơ và văn xuôi, được dùng nhiều trong phú, cáo, văn tế,...). Ở văn học chữ Nôm, phần lớn các thể loại là thơ(thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói) và văn biền ngẫu.
Về chữ viết: Phần lớn là chữ Hán và chữ Nôm

27 tháng 11 2016

MB: - Giới thiệu về mẹ.
Đối với tất cả mọi người, người mẹ thật thiêng liêng và cao cả. Dù có thế nào mẹ vẫn luôn rộng lòng tha thứ, bao dung cho chúng ta. Mẹ là người mà ta mãi không quên trong đời.
TB: - Mỗi con người đều có một trái tim cũng như chỉ có một mẹ.
- Tình yêu của mẹ dành cho con ( Mẹ yêu con bằng chính trái tim, cho con những gì mẹ có,...).
- Từ khi mới lọt lòng, chúng ta đã cần những gì ở mẹ ( dòng sữa mẹ, ôm ấp trong vòng tay mẹ, những lời ru của mẹ,...).
- Mẹ luôn vững bước theo sát ta, luôin ủng hộ ta.
- Tình cảm của mẹ dành cho con như thế nào ( thật tha thiết, bao la và ấm áp,...).
- Không chỉ có con người cần mẹ mà muông thú cũng cần mẹ (từ những con hổ dũng mãnh đến những con thỏ yếu ớt đều cần mẹ).
- Mẹ thật quan trọng đối với ta (luôn quan tâm chăm sóc ta và dù có thế nào mẹ vẫn luôn ở bên ta).
KB: Nêu cảm xúc, tình cảm về mẹ.
Cảm ơn mẹ vì những gì mẹ đã làm cho con. Cảm ơn mẹ đã yêu thương, luôn ở bên con.

27 tháng 11 2016

a: Mở bài

Giới thiệu đối tượng biểu cảm (ai) và tình cảm chung với đối tượng ( yêu quý, tự hào, biết ơn..)

b: Thân bài

Biểu cảm cụ thể về người đó

  • Biểu cảm về vẻ đẹp ngoại hình, tính tình, tài năng ( nét tiêu biểu) —> yêu, quý, khâm phục…
  • Biểu cảm về đối tượng ở những kỉ niệm sâu sắc (hai, ba kỉ niệm) —> hiểu rõ hơn, yêu quý hơn, khâm phục…
  • Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình ( quan trọng thế nào, nếu có, nếu không…)

c: Kết bài.

Khẳng định lại tình cảm yêu quý của mình với đối tượng.

Liên hệ mình cần làm gi để thự hiện tình cảm trên.

22 tháng 12 2016

Đêm nay, tôi không ngủ được. Nhìn ánh trăng lung linh, huyền ảo, tôi nhớ lại bài thơ Cảnh khuya của Bác Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Bởi lẽ mỗi khi tôi ngâm bài thơ, một cảnh khuya tuyệt đẹp lại hiện lên trong tâm trí, nhưng đẹp nhất vẫn là hình ảnh của một vị Cha già kính yêu, luôn lo cho "con", luôn lo cho vận mệnh của đất nước.
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đã cho ta thấy được một cảnh trăng khuya thơ mộng và cũng giúp ta hiểu rõ hơn về con người của Bác.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Mở đầu bài thơ là một tiếng hát làm say mê lòng người và ngân vang khắp núi rừng. Tôi nhớ đến tiếng hát ru dịu dàng, ngọt ngào của mẹ. Hình ảnh của một người phụ nữ thân quen hát dân ca bên dòng suối quê hương.... Ta có thể thấy được tâm hồn của đại thi hào Nguyễn Trãi trong người Bác (Tiếng suối trong như tiếng đàn cầm). Nhưng ta cảm nhận được phong thái của Bác trẻ trung, ung dung và lạc quan hơn.

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Tiếp đến là một ánh trăng sáng tỏ vùng trời lung linh, huyền ảo. Ánh trăng khuất sau cây cổ thụ, rọi sắc sáng xuống hoa lá. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất. Bóng của hoa lá, cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Màu đen của bóng vật đan xen vào sắc trắng của ánh trăng tạo nên một bức tranh lấp lóa, lúc ẩn lúc hiện. Tiếng suối chảy nghe nhẹ nhàng, trong trẻo hơn dưới cảnh răng khuya. Một phong cảnh hữu tình, thơ mộng.
Ta có thể thấy được Bác Hồ và Lí Bạch đều rung động trước ánh trăng. Nhưng tình yêu thiên nhiên của Bác lại có vẻ đằm thắm và tha thiết hơn Lí Bạch. Bác đã xem ánh trăng như người bạn tri kỉ, như làn suối mát làm tan đi nỗi ưu phiền....Thiên nhiên cũng như hiểu được tâm sự của Bác, giúp tâm hồn Bác thanh thản, quên đi những khó khăn, vất vả của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Hai câu thơ cuối đã cho ta thấy được nỗi lòng khiến Bác Hồ không ngủ được. "Có phải Bác chưa ngủ vì cảnh trăng khuya quá đẹp? Hay thực sự Bác chỉ thao thức vì lo nỗi nước nhà?"- Theo tôi là vì cả hai. Bác rung cảm trước thiên nhiên nhưng lại không thể hưởng thụ trọn vẹn một cảnh khuya lung linh, tuyệt đẹp mà phải lo cho vận mệnh của dân tộc. CHính vì Bác quá yêu thiên nhiên nên phải đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước; để ngày ngày mọi người được sống tự do, hạnh phúc, thỏa sức ngám trăng; để những cảnh đẹp luôn tồn tại mãi mãi.... Ta có thể thấy được sự hài hòa giữa người thi sĩ và người chiến sĩ vĩ đại. QUa đó cảm nhận được tình yêu thiên nhiên tha thiết hòa vào trong lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Một vị lãnh tụ cao cả và vĩ đại.
Sự hi sinh của Bác đã được đền đáp. Đất nước của chúng ta đã dược hòa bình và tự do. Chúng ta có thể thỏa sức ngắm trăng. Dòng chảy thời gian sẽ không bao giờ ngừng lại, nhưng ánh trăng ánh trăng và bài thơ Cảnh khuya sẽ luôn mang theo hình ảnh đẹp nhất của Bác đang thanh thản, mỉm cười dưới ánh trăng. "Người sẽ mãi là vị Cha già kính yêu của dân tộc."

21 tháng 12 2016

Tôi thích nhất câu: Đẹp quá đi, mùa xuân ơi, mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến

Giải thích: - Câu văn thể hiện rõ tình cảm của tác giả đối với mùa xuân quê hương mình

-Có thể cảm nhận được cái vẻ đẹp tuyệt vời của mùa xuân Bắc Việt

21 tháng 12 2016

Mùa xuân về đem đến bao sự đổi thay kì diệu, làm bừng lên bao sắc xuân, và nhất là trỗi dậy bao sức sống trong lòng người. Nó làm cho người ta muốn phát điên lên, muốn mở cửa đi ra ngoài, muốn có cái thú giang hồ đó đây mà thưởng ngoạn mùaxuân, cảm thấy không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa. Mùa xuân làm cho nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải chồi ra thành những cái lá nhỏ li ti. Đặc biệt, mùa xuân về làm cho người ta “sống” lại và “thèm khát yêu thương.Mùa xuân về khiến cho không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, lòng người ấm lạ, ấm lùng, và trong lòng thì cảm thấy như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.Đó là cảm xúc say mê, rạo rực đến ngất ngây của một con người luôn khát khao mong chờ mùa xuân, đón nhận mùa xuân với tất cả tình yêu nồng nhiệt của mình. Giọng văn sôi nổi, tha thiết của Vũ Bằng đã truyền sang người đọc khiến ta hình như cũng thấy rạo rực và ngất ngây.Một mùa xuân thật đẹp (mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến) được cảm nhận bằng một tâm hồn rất tinh tế và nhạy cảm của Vũ Bằng. Dường như tác giả đã hoà nhập lòng mình vào cảnh, để thấy được cái mưa riêu riêu, gió lành lạnh, cả tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa và cả âm điệu trữ tình sâu lắng, ngọt ngào của câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.


 

10 tháng 1 2017

Hai câu trên có sự khác nhau về cấu tạo:

- Câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở” không có chủ ngữ

- Câu “Chúng ta phải biết học ăn học nói, học gói, học mở” có thành phần chủ ngữ là chúng ta.

Những từ có thể làm chủ ngữ trong câu (a) : Chúng tôi, chúng ta, nhân dân ta ...

Chủ ngữ trong câu (a) được lược bỏ vì:

- Câu a là câu tục ngữ, bản thân tục ngữ thường ngắn gọn bởi nó là lời khuyên, là kinh nghiệm nên cần dễ đọc, dễ nói, dễ thuộc. Do đó, dù lược bỏ chủ ngữ nhưng người nghe vẫn hiểu đúng.

10 tháng 1 2017

Hai câu trên có sự khác nhau về cấu tạo:

- Câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở” không có chủ ngữ

- Câu “Chúng ta phải biết học ăn học nói, học gói, học mở” có thành phần chủ ngữ là chúng ta.

Những từ có thể làm chủ ngữ trong câu (a) : Chúng tôi, chúng ta, nhân dân ta ...

Chủ ngữ trong câu (a) được lược bỏ vì:

- Câu a là câu tục ngữ, bản thân tục ngữ thường ngắn gọn bởi nó là lời khuyên, là kinh nghiệm nên cần dễ đọc, dễ nói, dễ thuộc. Do đó, dù lược bỏ chủ ngữ nhưng người nghe vẫn hiểu đúng.

18 tháng 1 2018

so sánh cấu tạo của 2 câu:

(1)thiếu chủ ngữ

(2)có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ.

13 tháng 11 2017

mk cũng vậyhehe

Văn mẫu lớp 7

19 tháng 11 2016

hay quá ha

 

25 tháng 11 2016

(3): - Nhận xét: Nếu tiếng thứ 6 l;à thanh huyền thì tiếng thứ 8 là thanh ngang và ngược lại.

(4): - Vần:

+ Tiếng thứ 6 câu lục vần với tiếng thứ 6 câu bát.

+ Tiếng thứ 8 câu bát mở ra một vần mới, vần này vần với tiếng thứ 6 của câu lục và tiếng thứ 6 câu bát tiếp theo. Các vần này thường là thanh bằng.

(5)

Em ơi đi học trường xa

Cố học cho giỏi như là mẹ mong.

chúc bạn học tốt

 

30 tháng 11 2016

mk dã trả lờÔn tập ngữ văn lớp 7i câu 5

31 tháng 8 2016

Câu hỏi của Nguyễn Thị Hiền Lương - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến

31 tháng 8 2016

   Mẹ là người hi sinh cho con tất cả. Tấm lòng của mẹ những người làm con không bao giờ quên được, tấm lòng ấy đất trời biển cả không thể so sánh được. Con ốm mẹ chăm sóc, mẹ bên cạnh con không rời nửa bước. Mẹ dạy bảo con, quát mắng con là mong muốn con trưởng thành hơn chứ không có ý gì khác. Mong những người làm con hiểu rõ tấm lòng tình yêu của mẹ dành cho các con không bao giờ thay đổi.