K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 8 2016

Câu hỏi của Nguyễn Thị Hiền Lương - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến

31 tháng 8 2016

   Mẹ là người hi sinh cho con tất cả. Tấm lòng của mẹ những người làm con không bao giờ quên được, tấm lòng ấy đất trời biển cả không thể so sánh được. Con ốm mẹ chăm sóc, mẹ bên cạnh con không rời nửa bước. Mẹ dạy bảo con, quát mắng con là mong muốn con trưởng thành hơn chứ không có ý gì khác. Mong những người làm con hiểu rõ tấm lòng tình yêu của mẹ dành cho các con không bao giờ thay đổi.

19 tháng 4 2016

sống chết mặc bayhiuhiu

19 tháng 4 2016

Sống chết mặc bay

20 tháng 8 2016

Sinh ra ở miền quê thanh bình yên ả em luôn gắn bó với mái ấmgia đình. Chiều nào cũng vậy sau khi đi học về em thường giúp đỡ bốmẹ một số việc nhỏ rồi cả nhà cùng nhau quây quần bên mâm cơm đạmbạc nhưng ấm áp. Vậy mà trong bữa cơm thứ bảy tuần qua em đã gây ramột hành động sai trái khiến cho bố mẹ em phải buồn lòng.Hôm ấy là ngày anh trai em nghỉ lễ từ trường đại học về thăm nhànên bữa cơm có nhiều món hơn ngày thường nào là canh cá, thịt luộc vàcả món dưa góp mà em rất thích chỉ nhìn thôi cũng đủ thấy thèm rồi.Mọi người vui vẻ, bận rộn mỗi người một việc. Mẹ em nhắc nhởem mau hoàn thành công việc, tắm rửa rồi cùng ra ăn cơm. Em lí nhí đáprồi cứ ngồi thừ ra trong bàn học, bởi vì chiều nay kiểm tra toán em đượccó 4 điểm. Tại em mải chơi, hấp tấp và chủ quan nên mới ra nông nỗinhư vậy. Thấy em khác lạ anh trai động viên, thôi có gì nói với anh nào!Lúc ấy em lại gắt lên: Anh thì biết gì nào! Thế là cả nhà không ai nói gì. Bố em rất buồn nhưng vì hôm nayanh trai từ xa về thăm nhà bố không muốn nói nhiều. Ánh mắt bốnghiêm lại, bố chỉ ăn uống sơ qua rồi lên bàn uống nước ngồi vẻ buồnbã. Còn mẹ em mới thất vọng làm sao. Ánh mắt mẹ thoáng chút bực bội,mẹ lặng lẽ chẳng nói gì khác hẳn với ngày thường . Hôm nay mẹ lặng lẽnhìn em, rồi lại nhìn anh trai, đôi tay gầy gầy xương xương gắp thức ăn

Xem nội dung đầy đủ tại:http://123doc.org/document/3501103-em-da-lam-me-buon-trong-bua-com-chieu.htm

20 tháng 8 2016

lên mạng mà tra ko có rảnh

4 tháng 12 2016

1. a) A

b) (1) hình ảnh, liên tưởng

(2) tình yêu
(3) lòng mong muốn đất nước được hòa bình và thống nhất
c) Đoạn: Nhang trầm, đèn nến... mở hội liên hoan.
Em thích đoạn văn đó là vì nó gợi lên nỗi nhớ quê của người xa xứ. Lại có sự ấm áp của bầu không khí gia đình, tràn ngập của khí xuân, hơi xuân.
2. a) 1-d
2- c
3- a
4- e
5- b
b) (1) thầm thì
(2) Vàng
(3) chân trời
c) Tự làm nha, vì đó là sửa lỗi các bài văn của bạn.
18 tháng 12 2016

(1)Cảnh sắc không khí mùa xuân Nội-đất Bắc,hiện lên trong nỗi nhớ củangười con xa sứ những nét rất riêng , đó ?

Trả lời :Cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả qua nhiều chi tiết. Trước hết, tác giả đã gợi tả được cái đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”, như từ mùa đông còn vương lại, nhưng lại có cái ấm áp, tràn ngập của khí xuân, hơi xuân. Những âm thanh như tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, những câu hát huê tình,…hoà quyện trong làn hương ấm áp của nhang trầm, đèn nến, nhất là cái ấm áp toả ra từ không khí gia đình đoàn tụ…Tất cả gợi lên một nét hương sắc không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ.

(2) Tìm những câu văn diễn tả sức sống diệu kì của mùa xuân trong thiên nhiên và lòng người. Em có đồng cảm cùng tác giả khi cảm nhận về mùa xuân không? Vì sao ?

Trả lời :n Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và với những hình ảnh so sánh rất cụ thể: “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu,…những cặp uyên ương đứng cạnh” và “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”. Đến như cảm nhận về cái rét thì cũng là: “…cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa”.

(3) Nhớ về mùa xuân ,Vũ Bằng không chỉ dừng lại ở cảnh vật mà còn hướng ngòi bút của mình đến không khí gia đình đón tết :"nhang trầm ,đèn nến ...không khí gia đình đoàn tụ êm đm... làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng .Theo em,những câu văn ấy chứa đựng tâm sự gì của tác giả ?

Trả lời:Trong nỗi nhớ da diết của một người con xứ Bắc xa quê, tác giả đã tái hiện lại cảnh mùa xuân Bắc Việt với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, những cảm nhận tinh tế mà chỉ có những người yêu tha thiết quê hương mới có được. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là cả một cuộc giao hoà của trời đất, của lòng người, của sức sống và tình yêu.

Chúc bạn học tốt !!!haha

 

11 tháng 9 2016

Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.


Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã. 

Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”. 

Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” 


Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu. 

15 tháng 9 2016

bài này sáng nay đi thi mình có

29 tháng 8 2016

thực ra , ko hẳn là 2 câu trên ko có mối liên hệ nào với nhau dù 1 câu nói về mẹ, 1 câu nói về con. Đứng cạnh nhau, chúng đã có thể gợi ra: câu sau là nguyên nhân câu trước. Nhưng để có thể hiểu về mối quan hệ giữa 2 câu 1 cách rõ ràng, chúng phải đặt trong sự liên kết với câu tiếp theo.

26 tháng 8 2017

Gợi ý: Quan sát hai câu văn ta sẽ thây: câu một nói về người mẹ, câu hai nói về đứa con. Xét về nội dung hai câu văn có vẻ như chẳng liên quan gì với nhau. Nhưng câu vãn thứ ba: “Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng...” đã liên kết câu một và câu hai thành một khôi thông nhất, làm cho nội dung của cả đoạn gắn bó chặt chẽ với nhau.

6 tháng 11 2016
 
Bạn đã bao giờ ăn kẹo mầm chưa? Loại kẹo mà ở những làng quê xưa, bọn trẻ chúng tôi thích nhất. Điều thú vị hơn là nó được đổi từ tóc rối. Bà tôi, mẹ tôi và các cô tôi, mỗi lần chải đầu, gội đầu lại chải ra được một tí tóc rối. Đó là những búp tóc chỉ bé bằng đầu ngón tay thôi, ai chải đầu được tý nào cũng cuộn lại, gài lên mái gianh trước cửa nhà. Có lẽ đó là một quy định chung cho mọi người phụ nữ trong nhà, do bà tôi, hoặc ông tôi ra lệnh từ bao giờ chúng tôi cũng không biết.

Thường thì những ngày hai chín, ba mươi Tết, dù bận đến thế nào, những người phụ nữ cũng phải gội đầu để đón năm mới. Đó là những ngày có nhiều tóc rối cài lên mái nhà. Cả trước ngày rằm tháng giêng, mọi người chuẩn bị tắm gội sạch sẽ để lên chùa lễ Phật, ai chả phải gội đầu.

Và chỉ sau đó vài hôm, thế nào cũng có những bà hàng kẹo mầm đi thu nhặt những búi tóc rối ấy bằng cái nồi kẹo mầm, đổi kẹo cho trẻ con để lấy tóc rối.

Đó là những ngày hết Tết rồi. Trong mọi nhà chả còn một thứ bánh mứt, kẹo gì, bọn trẻ con chúng tôi mới mong những bà hàng kẹo mầm xuất hiện trên đường làng. Với tiếng rao: "Ai tóc rối đổi kẹo không nàỏ". Tiếng rao như một câu hỏi vu vơ cứ ngân dài trong những ngõ quê. Chắc người lớn chẳng ai để ý đến tiếng rao ấy. Nhưng bọn trẻ con chúng tôi thì cứ dỏng tai lên nghe, xem cái tiếng rao của bà hàng kẹo mầm đã gần đến ngõ nhà mình chưa. Và khi đã chắc chắn là bà hàng kẹo mầm đang đi về phía nhà mình rồi, anh em tôi bắc cái ghế đẩu trèo lên, đưa tay vào những khe tầu lá cọ moi ra những búi tóc rối. Chúng tôi gỡ gỡ búi tóc ra, vo lẫn vào nhau thành một nắm tưởng như to tướng trong lòng bàn tay, với hy vọng sẽ đổi được cái kẹo to.

Bọn trẻ ngồi vây quanh bà hàng kẹo mầm, vừa xem, vừa chờ đến lượt mình, mỗi thằng cầm một nắm tóc rối bù xù. Bà hàng kẹo đỗ quang gánh, mở cái mẹt đậy thúng ra, lấy nồi kẹo mầm và một nắm que tăm để lên mẹt. Tay phải bà ta thoăn thoắt véo kẹo, kéo dài sợi kẹo từ trong nồi ra như làm phép. Tay trái bà ta cầm cái que tăm, mỗi lần hai tay bà chập vào nhau là một đoạn của sợi kẹo lại dính vào đầu que tăm que bên trái. Những sợi kẹo nhỏ như tơ tằm, cứ chập vào lại kéo ra như người biểu diễn một điệu múa. Người xem đến hoa mắt không nhận ra hai tay bà hàng kẹo vừa xoay que tăm vừa dính sợi kẹo vào đầu que nữa. Bọn trẻ chúng tôi đứa nào cũng kêu rằng túm tóc của mình to, bà phải thêm kẹo. Bà hàng kẹo không bao giờ cãi lại bọn trẻ con, bà nhanh miệng làm vừa lòng bọn trẻ bằng cách càng kéo mỏng sợi kẹo ra và chập thêm vào đầu que tăm. Mỗi lần thêm như vậy, bà ta lại kèm thêm một câu nói: "Này to, này!... Này, nhiều này!...". Tay bà ta làm, miệng nói, cứ như người phù thủy bắt quyết và đọc thần chú. Bà hàng kẹo làm xong một que, đưa cho đứa nào bà cũng nói thêm một câu: "To nhớ!... Thích nhớ!" cùng với miệng cười tươi hơn cả cô đào đóng vai Thị Mầu.

Bà hàng kẹo làm rất nhanh, chỉ một lúc sau, hơn một chục đứa chúng tôi đứa nào cũng có trên tay một que kẹo. Những sợi kẹo xù trên đầu que tăm như một bối bòng bong. Trông thì to xù như một bông hoa mẫu đơn, tưởng có thể ăn suốt ngày cũng không hết được. Nhưng chỉ cần cho vào mồm ngậm lại, xoay một cái là những sợi kẹo tóp lại dính vào nhau, chỉ to bằng cái quả xoan hay cái hạt táo.

Và đúng như lời bà hàng kẹo nói câu: "Thích nhớ", đứa nào cũng thích thật. Kẹo ngọt mát, tưởng như chẳng có thứ mứt tết nào bằng. Và chúng tôi coi đây là ngày "Tết" của trẻ con xóm quê vậy. Bởi đứa nào cũng vui tíu tít. Chúng tôi đứng nhìn theo bà hàng kẹo gánh hàng đi ngõ khác. Tiếng bà ta lại ngân dài trên đường làng: "Ai tóc rối... đổi kẹo kh..ộ.ông? Nà..àọ.?". Câu hỏi vu vơ bay vào trong các ngõ. Và lại có những đứa trẻ chạy ra, tay mỗi đứa cầm một nắm tóc rối.

Đó là những kỷ niệm của một thời thơ ấu, của lớp người bây giờ đã bạc đầu cả rồi. Ai còn sống trong những làng quê, ai đã đi ra thành phố? Ai đã đi nước lạ, quê người? Cuộc sống náo nhiệt, sung túc, tràn trề bánh kẹo ngoại hôm nay, có ai nhớ về quê làng cái thuở lắng tai nghe tiếng rao ngọt ngào, câu hỏi vu vơ bay trong lối ngõ quê hương?
 
 
17 tháng 12 2016

thank youhihi

2 tháng 5 2016

DÀN Ý

I- MỞ BÀI:

- Học tập là nhiệm vụ của mỗi người. Không những học trong sách vở nhà trường… mà còn phải học thêm bên ngoài xã hội nữa.

- Dẫn câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

- Đây là một bài học về cách sống ở đời.

II- THÂN BÀI:

l) Giải thích:

Nghĩa đen: “Đi” là đi đây, đi đó, có nghĩa rộng là tham gia nhiều hoạt động khác trong xã hội. “Sàng khôn"', nhiều tri thức, mở rộng tầm hiểu biết, tầm nhìn… Nếu ta rời khỏi nhà thì ta sẽ hiểu biết thêm nhiều cái hay, cái lạ mà từ lâu ta chưa biết đến.

- Nghĩa bóng: Chỉ có bên ngoài xã hội đa dạng, phong phú mới giúp ta học hỏi nhiều điều, giúp ta trở thành con người biết cách sống đúng đắn. Câu tục ngữ khuyên ta nên học hỏi thêm ở ngoài đời.

2) Tại sao ta phải học hỏi thêm ở ngoài xã hội?

- Con người dù có thông minh đến đâu thì sự hiểu biết cũng có giới hạn.Muốn phát huy trí thông minh đó thì con người phải học hỏi, phải tìm tòi tri thức.

- Học hỏi tìm tòi tri thức ở đâu? Gia đình, nhà trường, sách vở… đã dạy rất nhiều, thế nhưng những điều dạy bảo đó chưa đủ. Đọc sách báo, nghe những lời giảng dạy, giáo huấn là cách bổ sung tri thức cho thêm phong phú, đó là chỉ nghe mà chưa thấy. Nếu đã “nghe” và được “thấy” thì những điều học hỏi ấy sẽ khắc sâu hơn. Chỉ có xã hội là nơi để ta thử nghiệm lại những hiểu biết mà ta đã học. Bởi xã hội là một môi trường lớn đầy đủ mọi thành phần, mọi cách sống, mọi số phận, cái xấu cái tốt lẫn lộn. Khi ta đã “đi” vào môi trường xã hội tất nhiên ta có dịp tìm hiểu, thu thập và sẽ mở rộng tầm hiểu biết, tầm nhìn của ta hơn. Tiếp xúc thực tế xã hội giúp ta phân biệt cái đúng sai, tốt xấu. Qua nhiều thất bại, thử thách làm ta trở nên chín chắn, “khôn” hơn, ta sẽ không còn bỡ ngỡ, lạc lõng khi vào đời.

- Học “khôn” tức là ta phải biết chọn lọc, tiếp nhận cái tốt và gạt bỏ cái xấu trong xã hội. Như vậy tức là ta đã biết sống. Và xã hội là nhà trường lớn cung cấp cho ta vốn sống ấy, là nơi để ta thực nghiệm, là nơi để ta học “khôn”.  

III- KẾT BÀI:  

- Câu tục ngữ là một lời khuyên dạy giúp ta rèn luyện nhân cách, biết mở mang tầm hiểu biết để vừa có tri thức vừa sống cao đẹp.

2 tháng 5 2016

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn Ông cha ta thường khuyên con cháu phải biết giao thiệp rộng, tiếp xúc với nhiều người để học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đặc biệt cần phải tránh, không nên thu mình một chỗ, một xó kẻo rồi khi ra cáng đáng việc đời lại bỡ ngỡ, choáng ngợp trước một cuộc sống đa dạng, muôn màu muôn sắc mà hoàn cảnh hạn hẹp theo lối ếch ngồi đáy giếng chưa cho phép một lần được trông thấy, nghĩ tới. Câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một trong những lời khuyên sâu sắc và quý giá đó.

Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn.

Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống