Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Béo phì được định nghĩa đơn giản như là tình trạng dư thừa mỡ phân bố bất thường trên cơ thể.
Nguyên nhân của béo phì
3.1. Béo phì đơn thuần: do thay đổi cân bằng năng lượng, tăng lượng thu vào và giảm lượng tiêu hao làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể đặc biệt là ở bụng, mông, đùi và vai.
Dạng béo phì đơn thuần thường gặp ở những trẻ béo phì háu ăn, ít hoạt động và giảm chuyển hoá thân nhiệt. Trẻ béo phì thường cao hơn ở lứa tuổi trước dậy thì, nhưng lâu dài trẻ ngưng tăng trưởng sớm và có chiều cao trung bình thấp ở tuổi trưởng thành.
Dạng béo phì này thường mang tính gia đình. Những trẻ có bố mẹ, ông bà béo phì thường có nguy cơ dễ béo phì,; có thể tìm thấy gen gây béo (Leptin)
3.2. Béo phì do nội tiết
a. Béo phì do suy giáp trạng: béo toàn thân, lùn , da khô và thiểu năng trí tuệ.
b. Béo do cường năng tuyến thượng thận (U nam hoá vỏ tượng thận): béo bụng, da đỏ có vết rạn , nhiều trứng cá, huyết áp cao.
c. Béo phì do thiểu năng sinh dục: Thường gặp trong 1 số hội chứng: Prader-Willi béo bụng, lùn, thiểu năng trí tuệ và hay gặp tinh hoàn ẩn. Lorence Moon Biel béo đều toàn thân, đái nhạt, thừa ngón và có tật về mắt
d. Béo phì do các bệnh về não: Thường gặp do các tổn thương vùng dưới đồi, sau di chứng viêm não. Béo thường có kèm theo thiểu năng trí tuệ hoặc có triệu chứng thần kinh khu trú.
e. Béo phì do dùng thuốc: Uống Corticoid kéo dài trong điều trị bệnh hen, bệnh khớp, hội chứng thận hư hoặc vô tình uống thuốc đông y có trộn lẫn corticoid để điều trị chàm, dị ứng và hen. Đặc điểm béo của hội chứng Cushing, béo bụng là chủ yếu và không tìm thấy nguyên nhân trừ khai thác bệnh sử có sử dụng thuốc corticoid.
Điều trị
a. Chế độ ăn: Là nguyên tắc cơ bản để hạn chế nguồn cung cấp năng lượng dư thừa của trẻ. Tuy nhiên, trẻ em là cơ thể đang lớn do đó chỉ hạn chế thực phẩm giầu năng lượng như dầu mỡ, đường, bánh kẹo ngọt và cho trẻ ăn hạn chế tinh bột. Mục tiêu sao cho trong những tháng đầu kiểm soát chế độ ăn trẻ không tăng cân hoặc tăng <0,5kg/ tháng .
b. Thể dục trị liệu: Là biện pháp đơn giản làm giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể . Nên hướng cho trẻ tìm môn thể thao phù hợp mà trẻ thích mới áp dụng được. Các môn thể thao thường là nhảy dây, bơi lội, chạy hoặc đi bộ nhanh khoảng 60 phút/ ngày.
c. Tâm lý liệu pháp: Phải cho trẻ biết những hậu quả của béo phì cũng như khó hoà nhập với các bạn ở trường hoặc bị bạn trêu đùa. Trong 1 số trường hợp béo phì mức độ nặng cần chuyển trẻ đến các nhà tâm lý liệu pháp.Ngoài ra còn pahir sử dụng thuốc , chẩn đoán và trị liệu .
2.
Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể.
Nguyên nhân
Suy dinh dưỡng có thể xảy ra do giảm cung cấp chất dinh dưỡng, tăng tiêu thụ dưỡng chất hoặc cả hai.
Giảm cung cấp:
Không cung cấp đủ lương thực thực phẩm
Trẻ biếng ăn, ăn không đủ nhu cầu.
Thức ăn chế biến không phù hợp, năng lượng thấp.
Tăng tiêu thụ:
Trẻ bệnh, nhất là bệnh kéo dài.
Nhiễm Ký sinh trùng đường ruột.
Thất thoát chất dinh dưỡng do bệnh lý.
Trong đa số trường hợp, suy dinh dưỡng xảy ra do sự kết hợp của cả 2 cơ chế, vừa giảm năng lượng ăn vào vừa tăng năng lượng tiêu hao (Ví dụ trẻ bệnh nhưng mẹ lại cho ăn kiêng).
3 .
Nguyên nhân chủ yếu gây còi xương ở trẻ là tình trạng thiếu ánh sáng mặt trời. Nhà ở chật chội, thiếu ánh sáng, trẻ được mặc quá nhiều quần áo, không được đưa ra ngoài trời tắm nắng, trẻ sinh vào mùa đông hoặc ở vùng cao có nhiều mây mù… là những nguyên nhân khiến tiến trình tự tổng hợp vitamin D bị ảnh hưởng. Nguyên nhân thứ hai là chế độ ăn uống không hợp lý: không được bú sữa mẹ thường xuyên, hay bị tiêu chảy làm giảm hấp thu vitamin D.
có nhiều cách điều trị bệnh này lắm , bn tự search google rồi rút gọn nhé .
Đáp án D
Dự đoán sai là D
Các cốc đối chứng vẫn có màu nhưng nhạt hơn màu ở các cốc thí nghiệm
- Phân urea là phân bón chứa hàm lượng N cao, mục đích bổ sung nitrogen cho cây trồng
- Nếu bón nhiều phân urea thì lượng nitrogen dư thừa khiến cây ra lá non mạnh, hạn chế sự ra hoa => Giảm năng suất cây lúa (vì cây ko kết đc bông lúa) -> Giảm hàm lượng tinh bột
a) Cách nhận biết các chỉ số xét nghiệm bình thường và không bình thường: Chỉ số xét nghiệm bình thường là nằm trong khoảng bình thường (chỉ số không in đậm), còn chỉ số xét nghiệm không bình thường nằm ngoài khoảng bình thường (chỉ số in đậm).
b) Dự đoán người A và B đang gặp phải vấn đề về sức khỏe:
- Kết quả xét nghiệm của người A cho thấy, chỉ số triglyceride là 3,43 mmol/L, chỉ số cholesterone toàn phần là 6,7 mmol/L, chỉ số glucose trong máu là 8,2 mmol/L cao hơn nhiều so với mức bình thường → Người A có nguy cơ cao mắc các bệnh về huyết áp cao, tim mạch và tiểu đường.
- Kết quả xét nghiệm của người B cho thấy, chỉ số urea trong máu là 8,0 mmol/L. cao hơn mức bình thường → Người B có nguy cơ cao mắc bệnh Gout. Ngoài ra, người B còn có khả năng mắc các bệnh lí về thận (suy thận) do chỉ số creatinine là 120 mmol/L nằm ở mức cao so với nam và cao hơn nhiều so với chỉ số bình thường ở nữ.
c) Một số biện pháp giúp họ khắc phục hoặc phòng tránh vấn đề đó:
- Đối với người A: Cần kiểm soát cân nặng; tăng cường vận động thể lực; có chế độ dinh dưỡng hợp lí, ăn chất béo lành mạnh, tăng cường rau củ quả, hạn chế lượng tinh bột; hạn chế sử dụng chất kích thích;…
- Đối với người B: Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, uống nhiều nước, hạn chế chất béo, protein; duy trì cân nặng phù hợp; tránh sử dụng rượu, bia và các chất kích thích; rèn luyện thể dục thể thao đều đặn, vừa sức;…
Tham khảo:
Nếu trẻ em thường xuyên ăn quá nhiều thức ăn giàu chất dinh dưỡng trong khi hệ tiêu hóa còn chưa phát triển toàn diện, khi phải tiêu thụ một lượng lớn thức ăn dễ dẫn đến tình trạng không thể tiêu hóa, từ đó tạo cảm giác no, đầy bụng và biếng ăn.
Nếu trẻ không được ăn đủ chất dinh dưỡng thì cơ thể của trẻ không đủ dưỡng chất để hấp thụ và phát triển bình thường, dẫn đến trẻ còi cọc và thiếu dinh dưỡng.
Tiêu chí
Bệnh béo phì
Bệnh suy dinh dưỡng
Nguyên nhân
- Do ăn nhiều loại thực phẩm nhiều năng lượng, thực phẩm nhiều mỡ, nhiều đường hoặc muối, các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh hoặc những loại đồ uống có gas,…
- Do lười vận động.
- Do căng thẳng thường xuyên.
- Do mắc bệnh rối loạn chuyển hóa.
- Do gene di truyền.
- Do bữa ăn nghèo nàn về số lượng và chất lượng.
- Khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng kém do các bệnh lí đường tiêu hóa hoặc sau một đợt bệnh nặng, người bệnh cảm thấy không ngon miệng,…
- Do rối loạn tâm thần kinh ảnh hưởng đến thói quen ăn uống như trầm cảm, chứng chán ăn tâm thần,…
- Do trẻ sơ sinh không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên.
Hậu quả
- Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường, tiêu hóa, rối loạn nội tiết, tăng nguy cơ ung thư,…
- Tự ti, dễ mắc stress.
- Làm sụt giảm sự phát triển tầm vóc, giảm phát triển trí não, làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể đặc biệt là đối với trẻ em.
Biện pháp khắc phục
- Thực hiện chế độ ăn khoa học; hạn chế đồ ngọt, đồ giàu tinh bột, đồ uống có gas,…
- Tăng cường vận động, thể dục thể thao hợp lí.
- Giải tỏa stress.
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và kéo dài ít nhất 2 năm.
- Ăn thức ăn phong phú các loại, thường xuyên thay đổi món ăn, kích thích ngon miệng.
- Tăng cường các hoạt động thể chất.
- Điều trị triệt để các bệnh lí đường tiêu hóa, bệnh lí thần kinh ảnh hưởng đến thói quen ăn uống,…