Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
chào bạn, bạn tham khảo nhé ^^
Thuyết minh về di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi
- Mở bài:
Nhắc đến cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc Việt Nam không thể không nhắc đến địa đạo Củ Chi, một trong nhưng kì quan lịch sử vĩ đại, trở thành nỗi khủng khiếp của kẻ thù. Bằng ý chí kiên trì phi thường, lòng căm thù giặc sâu sắc, quân và dân huyện Củ chi đã tạo nên huyền thoại Củ Chi còn vang danh cho đến ngày nay.
- Thân bài:
Nguồn gốc và lịch sử hình thành:
Địa đạo là một hệ thống đường hầm đào sâu trong lòng đất, địa đạo nằm trong bộ phận huyện Củ Chi nên gọi là địa đạo Củ Chi.
Ở Củ Chi, địa đạo có sớm nhất vào năm 1948 thuộc hai xã: Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An. Lúc đầu chỉ có những đoạn ngắn cấu trúc đơn giản dùng để cất giấu tài liệu, vũ khí, trú ém cán bộ hoạt động trong vùng địch hậu. Sau đó các cơ quan, đơn vị phát triển địa đạo nhánh ăn thông với đường “xương sống”, hình thành hệ thống Địa đạo Củ Chi liên hoàn.
Hệ thống địa đạo Củ Chi liên tục được xây dựng củng cố từ lúc hình thành cho đến giai đoạn cuối thời kì kháng chiến chống Mỹ mới ngừng xây dựng đào mới. Khi cuộc kháng chiến chống mỹ thắng lợi năm 1975, Địa đạo Củ Chi mới ngừng xây dựng. Từ đó đến nay, Địa đạo luôn được bảo tồn, gìn giữ, trở thành niềm tự hào của nhân dân.
Đặc điểm, cấu tạo các đường hầm:
Toàn bộ hệ thống địa đạo dài khoảng 250 km và có các hệ thống thông hơi tại vị trí các bụi cây. Đây là địa đạo dài nhất trên thế giới được bảo tồn cho đến ngày nay. Từ những căn hầm trú ẩn nhỏ, đơn lẻ, do nhu cầu liên kết, chuyển thu và hỗ trợ nhau khi chiến đấu, các căn hầm đã được đào thông với nhau tạo thành một chuỗi đường hầm đồ sộ.
Địa đạo đào trên một khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt lở. Hệ thống địa đạo nằm sâu dưới lòng đất, có thể chịu được sức công phá của các loại bom tấn lớn nhất của quân đội Mỹ. Không khí được lấy vào địa đạo thông qua các lỗ thông hơi. Các khu vực khác nhau của địa đạo có thể được cô lập khi cần. Đó là sáng tạo độc đáo của quân dân Củ Chi rút kinh nghiệm từ thực tế chiến đấu. Nhiều lần quân địch phát hiện và phá hủy đường hầm nhưng chỉ làm tổn hại một phần. Các phần khác đã được cô lập nhờ các cồn đất hoặc rãnh nước mà ta đã chuẩn bị sẵn.
Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt cho toàn khu vực địa đạo. Các cửa đường hầm thường xuyên ra bờ sông nhưng được ngụy trang kín đáo nhằm tránh sự phát hiện của quân địch. Chiều cao của hầm khoảng từ 0.8-1 mét, chiều rộng khoảng 0.6 mét, vừa bằng một người đi khom. Nóc hầm hình cong mái vòm. Bốn bên được mài nhẵn để tránh va vấp khi di chuyển trong bóng tối.
Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ đường “xương sống” toả ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn. Nhìn vào kết cấu đường hầm giống như một tổ mối khổng lồ.
Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép và xe cơ giới hạng nặng. Tầng này dùng để di chuyển nhanh, thực hiện ẩn nấp kẻ địch hoặc tổ chức tấn công nhanh trên mặt đất. Đó cũng là tầng hình thành đầu tiên, tạo cơ sở hình thành tầng hai.
Tầng 2 cách mặt đất 5m, nối liền tới tầng 1, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Đây là tầng chuyển tiếp, thường bố trí lối đi và các phòng: nhà bếp, phòng học, phòng nghỉ ngơi, phòng họp… Hầu hết sinh hoạt, hội họp, kho lưu trữ đều bố trí ở tầng này bởi nó an toàn lại có nhiều không khí để thở lại có thể thực hiện tấn công hoặc di chuyển nhanh khi cần.
Tầng 3 là tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m. Tầng 3 có thể chống lại được các loại bom hạng nặng xuyên sâu. Đây là tầng trú ẩn khi kẻ thù càn quét mạnh. Do nằm sâu trong đất, thiếu dưỡng khí và ánh sáng, các lối đi vòng vèo bất lợi cho việc ở lâu và di chuyển nhanh nên tầng này chỉ được sử dụng để trú ẩn.
Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên ngụy trang kín đáo bằng lá khô hoặc búi cỏ tươi, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Do nhu cầu lấy không khí và ánh sáng tự nhiên nên đường hầm bố trí rất nhiều lỗ thông hơi. Để tránh sự tìm kiếm của quân đich, các lỗ thông hơi được đào giống như hang chuột, hang cua trong bụi rậm. Người ta còn đặt trước cửa hang cục xà phòng đánh lừa chó nghiệp vụ lùng xục.
Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu… Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ.
Cuộc sống và chiến đấu của nhân dân dưới Địa đạo Củ Chi:
Vào thời kỳ đánh phá ác liệt, mọi hoạt động của lực lượng chiến đấu và sinh hoạt của nhân dân đều diễn ra dưới lòng Địa đạo Củ Chi. Trong điều kiện nguy khó vẫn cố gắng tạo ra cuộc sống bình thường, mặc cho trên mặt đất không ngớt bom đạn cày xới, lửa khói mịt mù…
Do cần bảo tồn lực lượng để chiến đấu lâu dài nên phải chấp nhận mọi sự khắc nghiệt vượt quá sức chịu đựng của con người. Bởi trong lòng đất đen tối, chật hẹp đi lại rất hạn chế, phần lớn đi khom hoặc bò. Đường hầm có nơi ẩm ướt và ngột ngạt do thiếu dưỡng khí, ánh sáng chỉ le lói đèn cầy hoặc đèn pin…
Vào mùa mưa, dưới lòng Địa đạo Củ Chi phát sinh nhiều côn trùng độc hại, nhiều nơi có cả rắn, rết… Đối với phụ nữ, sinh hoạt càng khó khăn hơn, có chị sinh con và nuôi con trong hầm địa đạo phải chịu biết bao cực khổ. Hay mỗi khi có người ngất xỉu, phải đưa ra cửa hầm để hô hấp nhân tạo mới tỉnh lại được…
Đã thế, hàng trăm người lên xuống hằng ngày qua miệng hầm mà vẫn bảo đảm giữ bí mật Địa đạo Củ Chi là chuyện vô cùng phức tạp, mỗi thành viên ra vào phải kỹ lưỡng xóa mọi dấu vết có thể gây ra nghi ngờ, làm nguy hại đến đại cục.
Thế nhưng, tất cả mọi bí mật của đường hầm này đã được giữ bí mật cho đến sau giải phóng. Đó là kì công thứ hai mà quân và dân Củ Chi đã kiên trì thực hiện trong suốt hai cuộc kháng chiến.
Ý nghĩa lịch sử:
Địa đạo Củ Chi là cơ quan bảo vệ, xây dựng, củng cố và phát triển của lực lượng cách mạng miền Nam Việt Nam. Với vị trí cạnh sát kẻ thù, lợi thế bí mật, các lực lượng cách mạng đa hình thành và phát triển ngay dưới đường hầm này. Các tin tức, hoạt động của kẻ thù được thu thập nhanh chóng và chính xác, cung cấp thông tin chiến lược để xây dựng kế hoạch tác chiến hiệu quả. Địa đạo Củ Chi là hậu phương vững chắc, làm bàn đạp tiện lợi khi có hiệu lệnh tấn công vào Sài Gòn.
Đây cũng là nơi diễn ra các trận chiến đấu quyết liệt chống càn, tiêu diệt địch trong các chiến lược chiến tranh. Củ chi luôn nằm trong tầm ngắm chiến lược của Mỹ ngụy, chúng quyết tiêu diệt bằng được căn cứ ngầm này trong suốt cuộc chiến tranh. Chúng đã thực hiện rất nhiều cuộc càn quét, tìm và tiêu diệt lực lượng cách mạng nhưng đều thất bại, nhận lấy những hậu quả nặng nề. Địa đạo Củ chi trở thành điều khủng khiếp đối quân Mỹ, chúng không thể hiều làm sao quân và dân Củ Chỉ có thể tồn tại và chiến đấu dưới mưa bom bão đạn của chúng.
Không những trực tiếp đối diện với kẻ thù, Địa đạo Củ Chi còn là hậu phương vững chắc làm nên chiến thắng thần thánh của quân và dân ta. Hầu hết khí giới, quân dụng, quân trang chuẩn bị cho cuộc tấn công đều được tập kết và cất giấu ở đây. Quân và dân Củ Chi còn tổ chức sản xuất bí mật, tạo nên nguồn chi viện tại chỗ, kịp thời đáp ứng yêu cầu của cuộc cuộc chiến.
Giá trị văn hóa và tinh thần:
Địa đạo Củ Chi được xem là đường ngầm dài nhất trên thế giới với hơn 250km đường ngầm và thông hào. Là kì quan độc đáo có một không hai, vừa mang chiều sâu thăm thẳm của tinh thần yêu nước, lòng căm thù và ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc ta, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thế kỉ 20.
- Kết bài:
Ngày nay, địa đạo Củ Chi đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia, có giá trị đặc biệt cần được bảo tồn, gìn giữ. Địa đạo Củ Chi đang trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, đem về cho thành phố khoản thu nhập có giá trị kinh tế lớn. Nơi đây cũng trở thành địa điểm tham quan, giáo dục về lịch sử đấu tranh bất khuất của dân tộc, giáo dục tinh thần yêu nước và ý chí bảo vệ đất nước cho nhiều thế hệ trẻ. Hình ảnh địa đạo Củ Chi đã không ngừng được giới thiệu với bạn bè trên thế giới và nhận được rất nhiều tình yêu, sự trân trọng và ngưỡng mộ.
Nón lá là hình ảnh quen thuộc, gần gũi đối với người phụ nữ Việt Nam từ xưa tới nay. Chiếc nón lá gắn với tà áo dài truyền thống, với lời ăn tiếng nói, phong tục tập quán của Việt Nam. Và nón là chính là biểu tượng của Việt Nam đối với bạn bè các nước năm châu, là linh hồn, là tinh hoa của nét đẹp nghìn năm văn hiến.
Thật vậy, đi đâu trên đất nước Việt Nam, chúng ta đều bắt gặp hình ảnh chiếc nón là mộc mạc, chân chất nhưng lại ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa. Nón lá không chỉ là vật dụng của người phụ nữ chân quê, mà nó còn là món quà tinh thần mà Việt Nam dành tặng các nước trên thế giới. Không phải đi đâu, người ta cũng biết đến nón lá Việt Nam có tầng sâu ý nghĩa. Tất cả đều có nguyên do của nó.
Nón lá xuất hiện từ rất lâu, khoảng 2500-3000 TCN và được lưu truyền cho đến ngày nay. Đối với người phụ nữ Việt thì nón là lá biểu tượng quan trọng trong cuộc sống của họ. Từ trong những làn điệu dân ca, đến những lời thơ, câu văn đều thấp thoáng hình ảnh chiếc nón lá Việt Nam đi liền với tà áo dài truyền thống.
Để tạo ra chiếc nón lá như hiện nay, cần sự tỉ mỉ và kì công của người làm nón. Phải có cái tâm, cái tình thì mới tạo nên được những chiếc nón có thiết kế tài tình và họa tiết tỉ mỉ như vậy. Ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu đã thấy được sự kì công của người đan nón. Làm nón cần cả tấm lòng chứ không phải chỉ cần có đôi tay. Những người thổi hồn vào những chiếc nón là những người thực sự có tâm.
Nón lá có thể được làm từ lá cọ hoặc lá dứa tùy mỗi vùng miền. Sự khác nhau của nón lá ở mỗi loại được thể hiện rõ nét trên từng sản phẩm. Rất dễ dàng để người dùng có thể nhận ra sự khác biệt này.
Ở khu vực Nam Bộ với đặc trưng trồng nhiều dừa nên nghề làm nón phát triển mạnh mẽ và được lưu truyền từ đời này sang đời khác.Khi lựa chon lá cọ hoặc lá dừa cũng cần phải cẩn thận chọn lá dày, màu xanh đậm, không bị rách, có nổi gân để làm nón đẹp và chắc chắn nhất. Khi chọn lá xong cần phải phơi lá cho thật mềm tùy thời gian để tạo độ đàn hồi cho chiếc lá trong quá trình làm ra sản phẩm.
Một khâu quan trọng không kém chính là làm vành nón, nó sẽ tạo nên chiếc khung chắc chắn có thể giữ được lớp lá ở bên ngoài. Tre cần được gọt giũa thật mềm và dẻo dai, trau chuốt tỉ mỉ. Khi uốn cong cần cẩn thận để không bị gãy hoặc bị bẻ cong. Bởi vậy khâu chọn tre làm vành nón cũng cần cẩn thận và thật tỉ mỉ.
Sau khi đã làm được khung nón thì người làm nón bắt đầu chằm nón, tức là gắn kết vành nón với lá nón làm sao cho hai cái này kết dính, không tách rời khởi nhau. Làm giai đoạn này càng tỉ mỉ thì chiếc nón sẽ được hoàn thành một cách chắc chắn và đẹp mắt nhất.
Công đoạn cuối cùng chính là phơi nón và bôi lên nón lớp dầu thông bóng loáng. Việc làm này để tạo độ bền, tránh hư hỏng khi có mưa hoặc nắng.
Chiếc nón lá là biểu tượng của người phụ nữ Việt, gắn với đời sống tinh thần của họ. Đi đâu trên đất nước này, chúng ta cũng sẽ bắt gặp được hình ảnh chiếc nón lá. Đó là nét đẹp, nét duyên của người phụ nữ Việt nam mà không phải đất nước nào cũng có được. Nó là biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, duyên dáng của người phụ nữ. Nón lá đi liền với tà áo dài, tạo nên một vẻ đẹp rất Việt Nam.
Nón lá là sản phẩm của Việt Nam, biểu tượng cho phụ nữ Việt và cho truyền thống Việt.
Đ1
Bạn có còn nhớ trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm, chiếc nón lá hiện lên rất tự nhiên, gần gũi:
Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên
Như vậy mới thấy được rằng nón là là biểu tượng cho sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt từ ngàn đời nay.
Chiếc nón lá ra đời từ rất lâu, khoảng 2500 - 3000 năm TCN. Lịch sử hình thành và lưu giữ cho đến ngày nay đã chứng tỏ được sự bền vững của sản phẩm này. Chiếc nón lá hiện diện trong cuộc sống hằng ngày của người dân việt, đặc biệt là người phụ nữ; hiện diện trong những lời kể của bà, của mẹ và hiện diện trong các cuộc thi gìn giữ nét đẹp văn hóa.
Nhắc đến nón lá thì chắc chắn mọi người sẽ nghĩ đến ngay đến Huế, mảnh đất nên thơ, trữ tình có tà áo dài và nụ cười duyên của cô gái Huế. Huế cũng được biết là nơi sản xuất nón lá với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Những làng nghề làm nón lá ở Huế đã thu hút không ít khách du lịch ghé thăm và chọn sản phẩm này làm quà.
Để làm được chiếc nón lá đẹp thì người làm cần phải tinh tế, tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu, cách phơi lá, cách khâu từng đường kim mũi chỉ. Người ta vẫn bảo làm ra một chiếc nón lá cần cả một tấm lòng là vì vậy.
Nón lá có thể được làm từ lá dừa hoặc lá cọ. Mỗi loại lá lại mang đến sự khác nhau cho sản phẩm. Thường thì những sản phẩm nón làm từ lá dừa có nguồn gốc từ Nam Bộ, vì đây là nơi trồng dừa nhiều. Tuy nhiên làm từ lá dừa sẽ không đẹp và tinh tế như lá cọ. Lá cọ có độ mềm mại, chắc chắn hơn. Khi lựa chọn lá cũng phải chọn những chiếc lá có màu xanh, bóng bẩy, có nổi gân để tạo nên điểm nhấn cho sản phẩm. Quá trình phơi cho lá mềm để dễ làm cũng cần từ 2 - 4 tiếng, lá vừa mềm vừa phẳng.
Khâu làm vành nón là khâu vô cùng quan trọng để tạo khung chắc chắn cho sản phẩm. Người dùng cần phải lựa chọn nan tre có độ mềm và dẻo dai. Khi chuốt tre thì cần phải chuốt tỉ mỉ để đến khi nào có thể uốn cong mà không sợ gãy. Sau đó người dùng sẽ uốn theo những đường kính từ nhỏ đến lớn tạo thành khung cho nón lá sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn.
Khi đã tạo khung và chuẩn bị lá xong đến giai đoạn chằm nón. Đây là giai đoạn giữ cho khung và lá bám chặt vào nhau. Thường thì người làm sẽ chằm bằng sợi nilong mỏng nhưng có độ dai, màu trắng trong suốt.
Lúc chiếc nón đã được khâu xong thì người dùng bắt đầu quết dầu làm bóng và phơi khô để dầu bám chặt vào nón, tạo độ bền khi đi nắng mưa.
Đi dọc miền đất nước, không nơi nào chúng ta thấy sự hiện diện của chiếc nón lá. Nó là người bạn của những người phụ nữ khi trời nắng hoặc trời mưa. Không chỉ có công dụng che nắng, che mưa mà nón lá còn xuất hiện trong các tiết mục nghệ thuật, đi đến các nước bạn trên thế giới. Nét đẹp văn hóa của nón lá chính là nét đẹp cần được bảo tồn và gìn giữ. Nhắc đến nón lá, chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến tà áo dài Việt Nam, bởi rằng đây là hai thứ luôn đi liền với nhau, tạo nên nét đặc trung riêng của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời nay.
Để giữ chiếc nón lá bền với thời gian thì người dùng cần phải khéo léo, bôi dầu thường xuyên để tránh làm hỏng hóc, sờn nón.
Chiếc nón lá Việt Nam là sản phẩm của người Việt, làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ, và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này.
THAM KHAO
thuyết minh về chiếc xe đạp
Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển đã cho ra đời nhiều loại phương tiện giúp việc đi lại, di chuyển của con người trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Trong số đó, phương tiện gần gũi nhất mà hầu như bất cứ ai cũng có đó là chiếc xe đạp.
Xe đạp có nguồn gốc từ châu u. Qua nhiều lần cải tiến, chúng ta có được chiếc xe đạp hoàn chỉnh như ngày hôm nay. Xe đạp bắt đầu du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỉ 20. Từ đó đến nay, nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.
Cấu tạo của xe đạp gồm 3 phần chính là hệ thống điều khiển, hệ thống chuyển động và hệ thống chuyên chở. Hệ thống điểu khiển gồm có ghi đông và phanh xe. Ghi đông có hình dáng đặc biệt giống như số 3. Ghi đông vừa là tay lái vừa giúp chúng ta giữ vững thăng bằng. Nhờ có ghi đông, chúng ta có thể điều khiển xe quẹo trái, quẹo phải theo ý muốn. Phanh xe có nhiệm vụ làm cho xe đi chậm lại hay dừng hẳn nếu cần thiết. Hệ thống chuyển động gồm có khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ líp, ổ bi, đĩa, bánh xe. Khung xe như xương sống của xe, thường làm bằng kim loại. Khi ngồi trên yên xe, chúng ta đặt hai chân vào bàn đạp, tác dụng một lực vào bàn đạp. Bàn đạp quay làm cho bánh xe di chuyển. Đường kính của đĩa răng cưa lớn hơn ổ líp, số răng cưa cũng nhiều hơn gấp đôi. Hệ thống chuyên chở gồm yên xe, giỏ hàng phía trước và giá đèo hàng phía sau. Yên xe là chỗ ngồi của người lái xe, có thể điều khiển tùy vào chiều cao mỗi người. Giỏ hàng và giá đèo hàng có thể chuyên chở một khối lượng từ 3-10 kg. Bên cạnh đó còn có một số bộ phận phụ như hệ thống chắn bùn, chuông xe và đèn tín hiệu đặc biệt hữu ích khi di chuyển vào ban đêm.
Xe đạp là loại phương tiện vô cùng hữu ích trong cuộc sống của chúng ta. Xe đạp sẽ là lựa chọn tối ưu khi ta di chuyển với khoảng cách gần hay những nơi đường chật, hẹp, nhiều ngóc ngách nhỏ. Bên cạnh đó, xe đạp còn thích hợp khi đi dã ngoại, tập thể dục rèn luyện sức khỏe. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra những ích lợi không ngờ khi chúng ta chăm chỉ đi xe đạp. Đi xe đạp thường xuyên sẽ có hiệu quả trong việc hình thành các cơ, đốt cháy calo giúp cơ thể săn chắc, giúp các khớp khỏe mạnh, cải thiện chức năng tim phổi. Bên cạnh việc rèn luyện thể chất, xe đạp còn giúp cải thiện sức khỏe tâm lí. Đạp xe là một hoạt động giải trí bổ ích mà không mất tiền, tinh thần được thư thái, luôn cảm thấy vui vẻ và sống chan hòa hơn. Hiện nay, khi ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng bỏng toàn cầu, xe đạp càng có ý nghĩa hơn khi góp phần bảo vệ môi trường vì không thải ra khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Các nước phát triển đều khuyến khích người dân đạp xe để giữ cho không khí trong lành hơn. Trong thời chiến, xe đạp là phương tiện đắc lực giúp chúng ta vận chuyển lương thực, thuốc men, vũ khí, đạn dược cho tiền tuyến xa xôi. Những chiếc xe đạp cùng con người rong ruổi trên khắp các nẻo đường đất nước, từ đồng bằng lên miền núi, vượt qua những cánh rừng rộng lớn, những ngọn núi cao hiểm trở.
Với nhu cầu của con người hiện đại, người ta đã sản xuất ra những chiếc xe đạp chuyên dụng. Có xe đạp bốn bánh cho trẻ con, xe dùng để di chuyển hàng ngày, xe đạp thể thao, xe leo núi... Để chiếc xe đạp sử dụng được lâu bền hơn, chúng ta cần vệ sinh, lau chùi cho xe, tránh đi vào đường nhiều ổ voi, ổ gà.
Dù trong tương lai nhiều phương tiện hiện đại có ra đời đi chăng nữa thì xe đạp vẫn sẽ mãi là người bạn thân thiết, đồng hành cùng con người trên những chặng đường. Xe đạp tuy có giản dị nhưng vai trò của nó trong đời sống không thể nào thay thế được.
thuyết minh về chiếc phích nước
Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.
Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.
Về cấu tạo: Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.
Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°c còn giữ được 70°c sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê... tạo nên một nét đẹp văn hoá vừa mang tính chất cổ truyền của dân tộc vừa mang một phong cách hiện đại còn gọi là nét văn hoá "cafe" đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm... Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng vừa nhẹ, đẹp lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tuỳ theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trò em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích băng các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.
Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.
Điều quan trọng nhất nhất là ta phải giữ gìn chiếc nũm phích, vì nũm phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn khi chúng ta không làm như vậy. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ chóng hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.
Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm, bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam.
thuyết minh về chiếc nón việt nam
Nón lá là một loại nón đội đầu truyền thống của các dân tộc Đông Á và Đông Nam Á như Nhật Bản, Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam... Nón thường được đan bằng các loại lá khác nhau, có dây đeo làm bằng vải để giữ trên cổ. Nón lá thường có hình chóp nhọn hay hơi tù. Nón lá Việt Nam là một hình ảnh mà người xa quê hương lâu rồi vẫn luôn mong nhớ có ngày gặp lại. Chiếc nón đan bằng lá đơn sơ ấy có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên tháp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500 - 3000 năm về trước. Từ xa xưa, nón đã hiện diện trong đời sống thường ngày của người Việt Nam, trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết.
Chiếc nón lá Việt Nam là một phần cuộc sống của người Việt Nam. Nó là người bạn thủy chung của những con người lao động một nắng hai sương. Trên đường xa nắng gắt hay trong những phút nghỉ ngơi khi làm đồng, ngồi bên rặng tre, cô gái có thể dùng nón quạt cho ráo mồ hôi. Ngoài Huế chiếc nón lá được thi vị hoá thêm bằng những bài thơ ***g bên trong lớp lá. Muốn đọc ta đưa chiếc nón lá lên cao, nhìn xuyên qua ánh nắng mặt trời.
Thơ sẽ hiện ra bên trong nón…
Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện tính dịu dàng, mềm mại và kín đáo của người phụ nữ Việt Nam. Các cô nữ sinh đi học đều có chiếc nón lá theo kèm. Nó có rất nhiều công dụng đối với các cô gái ấy. Nón che nắng, che mưa. Nón che ngực, che thân những khi thẹn thùng bởi ánh mắt của các chàng trai. Rồi có lúc nón cũng dùng để đựng me, đựng mận khi các cô đi chơi vườn cây. Nón cũng được phe phẩy đem gió mát đến cho các gương mặt đang ửng hồng vì nóng.
Cùng với chiếc áo dài, nón lá là vật dụng gắn bó mật thiết với người phụ nữ Việt Nam. Từ trong thơ ca, âm nhạc, hội hoạ cho đến điện ảnh, chiếc nón đã trở thành một thứ ngôn ngữ riêng giúp biểu đạt hình tượng và cả tâm tư của người phụ nữ. Nón lá có ở 3 miền nhưng với Huế thì chiếc nón đã trở thành biểu trưng cho vẻ đẹp, sự dịu dàng, thanh mảnh, duyên dáng của người phụ nữ Huế.
Thiếu nữ Huế
Nghề nón ở Huế xuất hiện tự bao giờ, ai là tổ của nghề này... những câu hỏi ấy ngay cả các bậc cao tuổi nhất trong nghề ở Huế hiện nay cũng đều không biết. Nhưng có một điều có thể khẳng định là nghề nón ở Huế có từ rất lâu rồi, bằng chứng là chiếc nón Huế đã đi vào ca dao, tục ngữ của xứ này. Nhiều người dân Huế đã thuộc nằm lòng những câu thơ phổ biến:
“Ai ra xứ Huế mộng mơ
Mua về chiếc nón bài thơ làm quà”
Hay:
“Mát mặt anh hùng khi nắng hạ
Che đầu thôn nữ lúc mưa sa”
Nghề nón ở Huế có nhiều điều thật lạ, không có ông tổ nghề nhưng người làm nghề có ở khắp nơi; Huế cũng có những làng nghề nón nổi tiếng như làng Đồng Di - Tây Hồ - La Ỷ - Nam Phổ (huyện Phú Vang) - Phủ Cam - Đốc Sơ (thành phố Huế). Mỗi làng lại chuyên về một loại nón. Làm nón 3 lớp đẹp thì có La Ỷ, Nam Phổ, Đốc Sơ; làm nón bài thơ nổi tiếng thì có Đồng Di - Tây Hồ - Phủ Cam. Trong cấu tạo hình dáng và độ thanh mảnh thì nón Huế có những điểm khác biệt so với nón ở các vùng miền khác. Cho nên, dẫu đều là nón lá nhưng với những đặc điểm riêng của mình, dù đặt ở đâu nón Huế cũng được nhận ra ngay:
“Áo trắng hỡi thửa tìm em chẳng thấy
Nắng mênh mang mấy nhịp Trường Tiền
Nón rất Huế nhưng đời không phải thế
Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng”
Áo dài và nón Huế
So với chiếc nón lá các vùng miền khác thì nón Huế đi vào thơ ca, nhạc hoạ nhiều nhất. Hình ảnh cô gái Huế với chiếc nón bài thơ, khi che trên đầu, khi cầm trên tay, khi nghiêng nghiêng e thẹn đã tạo nên một vẻ đẹp rất Huế. Đã từ rất lâu rồi, khi nghe nhắc đến nón bài thơ, người ta liền nghĩ ngay đến Huế. Trong chiếc nón bài thơ có biểu hiện những nét đẹp của cả một vùng văn hoá. Chiếc nón bài thơ thanh mảnh, cầm trên tay nhẹ tênh, từ đường kim, cho đến vành nón tất cả đều thanh tao, nhỏ mà sắc nét. Nếu chỉ như vậy thì nón bài thơ cũng chưa có gì đặc biệt, làm sao để thổi được cái hồn Huế vào trong chiếc nón, vật dụng hàng ngày của người phụ nữ Huế. Và những vần thơ đề trên nón là một cách sáng tạo của người thợ làm nón ở Huế. Những câu thơ không phải đề bằng mực mà được cắt từ giấy, khéo léo ẩn dấu giữa hai lớp lá xanh, phải đưa nón lên dưới ánh mặt trời mới đọc được. Tâm tình của người Huế luôn kín đáo như vậy đấy. Có tình thôi chưa đủ mà phải có sự kiên trì, thử thách mới giải đáp được tâm hồn người con gái Huế. Và đó chính là điều bí mật của nón bài thơ xứ Huế. Dù chỉ là một chiếc nón bài thơ bé nhỏ nhưng người Huế cũng gửi vào đó một triết lý, một quan niệm sống sâu sắc.
Trong ký ức của những người lớn tuổi, người phụ nữ Huế khi ra đường, trang phục nhất thiết phải là chiếc áo dài và chiếc nón lá để đội đầu. Dù trời sáng sớm hay chiều mát, chiếc nón như là vật bất ly thân. Cuộc sống khép kín cùng những ảnh hưởng của lối sống cung đình kín đáo, chiếc nón đã giúp người phụ nữ Huế dấu khuôn mặt mình cùng những biểu hiện tình cảm một cách lịch sự với người lạ. Và trong sự khéo léo của chủ nhân, chiếc nón đã trở thành vật làm duyên hết sức kín đáo mà cũng đầy ý nhị, đến nỗi nhà thơ Trần Quang Long phải bồi hồi thốt lên: “Sao em biết anh nhìn mà nghiêng nón”.
Khung cảnh Huế mộng mơ, những con đường im mát, những cô gái Huế trong tà áo dài tha thướt đội nón bài thơ đã trở thành một trong những hình ảnh đẹp tượng trưng của Huế. Hình ảnh ấy đã tác động đến đời sống nghệ thuật của mảnh đất này. Chiếc nón lá không chỉ xuất hiện trong thơ ca, nhạc, mà còn trong cả hội hoạ. Với vài nét phác hoạ hình chiếc dải nón hay dáng hình chóp màu trắng xa mờ, vành nón nghiêng nghiêng là người xem đều hiểu ấy là hình tượng người con gái, ấy là nón Huế. Hoạ sĩ Đặng Mậu Tựu – Phó chủ tịch Hội LHVHNT - Thừa Thiên-Huế cho biết: “Lịch sử nón việt Nam qua nhiều giai đoạn, có những biến thiên, từ nón hình tròn (nón miền Bắc xưa), nón tròn dẹt (nón quai thao) đến nón hình chóp (nón Huế). Về mặt tạo hình, hình chóp tạo khối vững vàng trong không gian, nâng hiệu quả thẩm mỹ lên cao, nón có chiều sâu nên vừa che được nắng nhiều hơn, lại vừa tạo sự gọn gàng, duyên dáng”.
Tình riêng xứ Huế
Càng đi sâu vào tìm hiểu càng thấy trong đời sống nghệ thuật, nón Huế đã có một sức sống mạnh mẽ, tạo những trường liên tưởng phong phú. Sự thăng hoa ấy của nón Huế được xuất phát từ một yếu tố cơ bản đó là sự gắn bó với cuộc sống. Chiếc nón có mặt khắp nơi trong đời sống, từ cung cấm cho đến chốn thôn quê, từ trường học, đường phố đến ruộng đồng; thời hiện đại bây giờ nón lá còn được xuất ngoại, có mặt ở bầu trời Âu, Mỹ, có trên các sàn diễn lớn của những cuộc thi sắc đẹp tầm quốc tế có người Việt Nam tham dự. Dù xuất hiện ở khoảng không gian nào, chiếc nón Huế vẫn mang đậm hồn quê, vẫn mang đậm hương đồng, gió nội của những làng nghề truyền thống, nơi đã sản sinh ra nó.
Chúng tôi về làng Đồng Di (Thôn Di Đông – xã Phú Hồ - huyện Phú Vang) là làng làm nón bài thơ nổi tiếng từ xưa đến nay của Huế. Những người thợ nón chân quê, chất phác này chính là những người đã góp phần gìn giữ hồn Huế xưa trong từng đường kim, màu lá. Nón bài thơ Đồng Di nổi tiếng đẹp nhờ màu lá xanh, mũi kim chằm dày mà đều tăm tắp, chiếc nón nhẹ thênh, sáng trong, thấy rõ những vần thơ, những hoạ tiết ẩn chìm trong nón. Đồng Di bây giờ vẫn còn rất nhiều hộ làm nón – có đến 80% số hộ trong làng làm nghề, không như các làng nón La Ỷ, Nam Phổ, Phủ Cam... đang báo động bởi số hộ làm nón chuyển sang làm nghề khác ngày càng nhiều. Về Đồng Di tìm hiểu, được biết có rất nhiều nhà theo nghề nón đã mấy đời. Vào mùa thì người lớn ra đồng làm lúa, trẻ em ở nhà làm nón, hết vụ mùa thì cả gia đình cùng lao vào nghề. Vào năm học, trẻ em một buổi đi học, một buổi về nhà chằm nón, tuy thu nhập thấp nhưng cũng góp phần giúp bố mẹ lo khoản sách vở cho năm học mới. Một tuần, mười ngày, nón Đồng Di được người làng đem bán tại chợ Dạ Lê. Những ngày chợ quê vẫn còn là dịp trẻ em háo hức với những món quà mẹ mua, người phụ nữ sắm vật dụng cần thiết cho gia đình. Nghề nón bao đời nay đã gắn bó với người Đồng Di như thế, không hề thay đổi. Bà Đỗ Thị Trích – 60 tuổi ở Làng Đồng Di - có gần 50 năm làm nghề nón cho biết: “Nón bài thơ Đồng Di nổi tiếng từ xưa đến nay ở Huế. Người trong làng xưa làm nón thì bây giờ cũng làm nón. Nghề làm nón cho thu nhập thấp nhưng nếu siêng năng thì cũng có tiền chợ. Nhà quê, hết vụ mùa thì biết làm chi, dù ít nhưng cũng có đồng vào, con cái trong nhà có nghề nón cũng đỡ đi chơi, hoặc nghịch. Xưa Đồng Di chỉ làm nón bài thơ, nay thì có thêm nón lá kè. Dẫu làm loại nón nào thì tay nghề của người Đồng Di vẫn giữ như xưa”.
Nón Huế ngày nay không chỉ có nón bài thơ, nón 3 lớp, nón quai găng như ngày xưa mà theo thị hiếu của người tiêu dùng, nón Huế bây giờ còn có thêm nón thêu, nón lá kè. Và cũng do cuộc sống phát triển, phương tiện giao thông bằng xe gắn máy không thích hợp cho việc đội nón nên bây giờ nhiều phụ nữ trẻ Huế đã không còn cơ hội “nghiêng nón làm duyên“. Nhưng hình ảnh chiếc nón lại được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Nón lá xuất hiện như là vật trang trí duyên dáng trong các khách sạn, nhà hàng, trong các dịp lễ hội. Nghề nón được tôn vinh là một nghề mang vẻ đẹp truyền thống của Huế xưa. Tại làng hành hương Primairi Village, vị chủ nhân đã lập lại cả một gian nhà để giới thiệu với du khách về nghề nón như là một ngành nghề mang đậm nét đẹp của văn hoá làng nghề Huế.
Những vần thơ về nét đẹp nón Huế, người phụ nữ Huế vẫn mãi là những vần thơ gây xúc động trong lòng bao người. Nón Huế bây giờ, bên cạnh yếu tố cổ truyền mà các làng nghề đang gìn giữ, cũng đã bắt đầu có những phát triển để thích nghi với đời sống mới. Cuộc sống là sự vận động, nón Huế cũng đang bắt đầu bước ra khỏi không gian của Huế, của Việt Nam để đến với bạn bè quốc tế. Và cuộc giới thiệu đầy đủ nhất, chi tiết nhất về nón Huế sẽ diễn ra tại Festival thành phố Huế lần đầu tiên vào tháng 7 tới.
Xe đạp là một phương tiện giao thông hai bánh và là một dụng cụ thể thao rất phổ biến. Đa số xe đạp chuyển động nhờ lực đạp của người điều khiển, và giữ thăng bằng nhờ định luật bảo toàn mômen quán tính.
Xe đạp được coi là phương tiện giao thông thân thiện với môi trường sinh thái. Nó được sử dụng phổ biến ở nhiều nước có thu nhập đầu người thấp, như các nước châu Phi, Việt Nam, Trung Quốc, như phương tiện đi lại hằng ngày chính. Ở nhiều nước phương Tây, xe đạp được dùng nhiều hơn cho các hoạt động thể thao hay dã ngoại. Việc sử dụng xe đạp cho giao thông thường nhật cũng được khuyến khích tại các nước này với đường dành riêng cho xe đạp. Phương tiện này cũng thích hợp cho các đường phố nhỏ hẹp của các đô thị cổ, như Amsterdam ở châu Âu.
Năm 1790, lần đầu tiên xuất hiện xe đạp bắt đầu với cái célérifère, do bá tước Sivrac sáng chế. Nó là một cái máy bằng gỗ, không có bánh xe để lái; việc chuyển hướng đòi hỏi phải lắc mạnh phần trước của xe.
Năm 1813, nam tước người Đức Karl Friedrich Drais làm cho bánh trước có thể thay đổi hướng được. Xe này được đặt tên là Draisienne (xe của Drais) và nó đã được nhiều người hoan nghênh.
Sáng kiến lắp thêm pêđan cho bánh trước được cho là thuộc về hai anh em Ernest Michaux và Pierre Michaux, thợ đóng xe ở Paris. Vào năm 1865, khi phải sửa chữa một cái Draisienne, họ đã lắp cho nó một chỗ để chân, mô phỏng tay quay của máy quay tay của họ. Tuy nhiên, trước đó, vào năm 1849, có thể một thợ cơ khí Đức là Heinrich Fischer đã sáng chế ra pê đan trước hai anh em Michaux. Pêđan ở bánh trước khiến cho bánh trước có kích thước lớn (lớn hơn bánh sau) để tăng quãng đường đi trong mỗi vòng đạp. Cải tiến này đã mang lại tên gọi mới cho thiết bị, bicycle (xe đạp).
Bicycle vốn được làm bằng gỗ. Từ năm 1869 các xe đạp này đã được làm bằng thép.
Năm 1879, một người Anh là Lawson đã sáng chế xích để truyền động cho bánh sau. Sáng chế này kèm theo các cải tiến ở khung, đùi, đĩa, pêđan, hệ tay lái và phuốc. Năm 1885, J.K. Sartley cho bánh trước có cùng đường kính với bánh sau và làm cái khung bằng ống thép.
Năm 1887, John Boyd Dunlop, một nhà thú y Scotland, tiếp tục cải tiến bánh xe với việc dùng ống hơi bằng cao su.
Năm 1890, Roberton ở Anh và Édouard Michelin ở Pháp làm cho bánh có thể tháo lắp được.
Năm 1920, việc áp dụng các hợp kim nhẹ đã giảm trọng lượng của xe được rất nhiều.
Năm 1973 xe địa hình được chế tạo ở California.
Tại Việt Nam, xe đạp hiện đang bị thay thế dần bởi xe máy tại các đô thị lớn. Nhưng tại các vùng nông thôn, xe đạp vẫn còn là một phương tiện giao thông được nhiều người chọn lựa.
Từ thành phố Biên Hòa theo quốc lộ 1A đi ngược về phía bắc chừng 15km, du khách sẽ đến địa phận xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Nhìn bề ngoài nơi đây chẳng có vẻ trù phú như những vùng đất khác, những lại ẩn giấu trong mình một thiên nhiên khá xinh đẹp. Một ngọn thác hùng vĩ không thua kém gì thác Cam Ly ở Đà Lạt, nước đổ quanh năm, kể cả mùa khô hạn, đã tồn tại nhiều năm nay giữa những cánh đồng bắp, lúa, khoai mì. Đó chính là thác Giang Điền, một khu du lịch sinh thái mới được đầu tư xây dựng trong những năm gần đây nhưng đã thu hút khách du lịch gần xa. Thác Giang Điền là tập hợp gồm ba dòng thác: thác Chàng, thác Nàng và thác chính Giang Điền. Theo các già làng trong vùng kể lại: Vùng đất này ngày xưa là nơi dân tộc Mạ sinh sống. Ngày ấy có đôi trai gái yêu nhau nhưng không lấy được nhau nên đã tuẫn tiết ở dòng suối này mới sinh ra hai dòng thác Chàng và Nàng (còn gọi là thác Đôi). Từ ba thác trên, du khách đến đây sẽ được tắm thác, nghe suối reo tí tách và thác đổ ầm ầm giữa khung cảnh bao la hùng vĩ. Dọc theo bờ thác, những tảng đá lớn nhỏ chồng chất lên nhau như cái nền cho những cây bằng lăng nước trổ hoa tím ngắt mỗi độ xuân về. Cây cầu treo mang tên Mimosa như một điểm nhấn nổi lên giữa những trảng cỏ, hoa tự nhiên kỳ thú, sẽ đưa du khách từ khu thác chính sang khu vực thác Đôi với dòng nước trong veo, thác đổ ầm ào sẽ tạo cảm giác hòa cùng thiên nhiên. Cùng với thác, nơi đây được tô điểm bằng các loại hoa với đủ sắc màu tạo khung cảnh nên thơ, quyến rũ. Con đường đất như một dải lụa hồng uốn lượn theo triền suối sẽ đưa du khách đến tham quan khu trang trại mang tên Kỳ Cục. Tại đây, những khu vườn nhỏ liên tiếp nhau được thiết kế với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, cây cối, ao hồ, xung quanh rào bằng lưới mà bên trong là cả một thế giới của các loài sinh vật như: kỳ nhông, kỳ tôm, chàng hiu, cóc, nhái, thằn lằn núi, rắn mối... Ấn tượng nhất là chuồng nuôi bò cạp núi. Những chú bò cạp đen trũi lúc nào cũng vểnh nọc độc nhọn hoắt đầy đe dọa về phía du khách. Trong khu du lịch còn có hồ nước rộng hơn 2ha thả nhiều loại cá, đây là nơi nghỉ ngơi thư giãn cho những du khách có sở thích câu cá. Ở đây còn có khu rừng cây bóng mát với những dãy ghế, võng, lều tranh để khách nghỉ chân sau một hồi đi tham quan. Bên cạnh trang trại Kỳ Cục, vườn lan cảnh và rừng đủ loại cây, du khách còn bị thu hút bởi một loạt kiến trúc vừa có dáng dấp cổ điển kiểu La Mã lại vừa mang dáng vẻ dân tộc. Đó là những con đường trong khu du lịch được lát và trải toàn bộ đá hộc, những nhà chòi với kiến trúc của các dân tộc, những giàn hoa leo xung quanh, các nhà hàng, quán bar, sân patin, tennis, cầu lông... Với giá vé đồng hạng trong mọi thời điểm 20.000 đồng/vé, khách du lịch được ưu đãi tham quan khu vực thác, tắm thác, thăm trang trại Kỳ Cục và được phóng tầm mắt trong những vườn lan, cây cảnh trải dài cùng thiên nhiên hùng vĩ. Nơi đây còn phù hợp cho việc tổ chức cắm trại, đốt lửa trại của sinh viên học sinh đến với khu du lịch. Tại đây cũng có các chế độ ưu tiên, ưu đãi như giảm 20% giá vé cho những tập thể trên 20 người và 25% đối với các công ty lữ hành. Các dịp Quốc tế thiếu nhi 1-6, Trung thu... thì miễn hoàn toàn vé cho các đối tượng là trẻ em. Với các ưu đãi trên cùng nhiều hạng mục đang được đầu tư xây dựng như nhà hàng Hoàng Yến có đủ tiện nghi phục vụ cho hội nghị, hội thảo; khu nghiên cứu bò sát cho sinh viên các trường đại học và các nhà khoa học; kết hợp các tour du lịch giữa thiên nhiên và giới thiệu truyền thống... Trong tương lai không xa, Giang Điền sẽ trở thành một trong những khu du lịch lớn của tỉnh Đồng Nai và ở vùng Đông Nam bộ, nằm trong tour du lịch của Đồng Nai như chiến khu D, sông Đồng Nai, làng bưởi Tân Triều, khu du lịch Bửu Long...
Khu danh thắng Bửu Long được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia theo Quyết định số 208/VH-QĐ ngày 13 tháng 3 năm 1990. Danh thắng Bửu Long nằm ở hướng Tây Bắc thành phố Biên Hòa bên tả ngạn sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 2 km. Trên tỉnh lộ 24 đi Trị An, thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Danh thắng Bửu Long rộng hơn 84 ha. Độ cao trung bình 100 mét so với mặt biển. Theo các nhà khoa học thì núi Bửu Long có cách nay khoảng từ 100 - 150 triệu năm, do tác động của mưa gió nên bị bào mòn tạo thành dáng hình đẹp. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức miêu tả núi Bửu Phong phía Tây Nam ngó xuống Đại Giang, hộ vệ phía sau núi Long Ẩn, suối Bàu Tẩm Nhuận, dẫn tưới ruộng nương. Trên núi có chùa Bửu Phong, phía tả có đá long đầu đứng sừng sững, phía hữu có đá thiền sàng la liệt, khói mây man mác, cây cối sum suê. Vân nhân nghiêng Bầu vinh giai tiết, mỹ nữ nối gót đến hành hương, thật là đệ nhất thắng cảnh của trấn thành vậy”. Danh thắng Bửu Long với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, hài hòa với những công trình kiến trúc tôn giáo mang dấu ấn của nhiều thời đại.
Khu danh thắng Bửu Long có hai cụm chính: cụm núi Bình Điện và Long sơn thạch động. Trên ngọn núi Bình Điện có chùa Bửu Phong được khai sơn rất sớm với lối kiến trúc chạm trỗ hoa văn tinh tế, độc đáo là một tuyệt tác hoàn hảo đậm nét dân tộc. Từ dưới chân núi lên đến chùa phải qua 99 bậc tam cấp. Cảnh trí chùa tĩnh mịch, xung quanh chùa có nhiều cây cổ thụ với nhiều tảng đá thiên tạo kỳ thú làm tăng thêm vẻ uy nghiêm nơi thiền lâm. Cho đến nay, vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào ghi lại chính xác năm chùa xây dựng. Căn cứ vào hàng chữ Hán khắc trên hai cột ở gian giữa giảng đường thì chùa được xây dựng từ năm Bính Thìn niên ” phía trước đề 1616, nhưng năm 1616 không tương ứng với Bính Thìn niên” âm lịch. Di tích cổ tự đã trải qua nhiều đợt trùng tu. Kiến trúc hiện tồn được xác định là năm Kỷ Sửu (1829) được khắc trên cột đá Tiền Điện do tham tướng Nguyễn Văn Hiệp và hương bảo Nguyễn Văn Tâm phụng cúng. Có lẽ đây là lần trùng tu thứ hai, lần trùng tu đầu tiên theo Biên Hòa sử lược của Lương Văn Lựu thì năm 1679, một nhóm dân binh Trung Quốc thuộc hạ Tổng lãnh binh Trần Thượng Xuyên nhà Minh Chống Thanh triều đến chùa tỵ nạn đã xây cất lại bằng gạch ngói và thỉcnh đại sư Hoàng Long đường thượng hiệu Thành Chí đến trụ trì và tôn làm tổ khai sơn. Chùa Bửu Phong được xem là một trong ba ngôi chùa cổ nhất ở Đồng Nai cùng với chùa Đại Giác và Chùa Long Thiền.
Cụm thứ hai là long Sơn thạch động (chùa Hang) tọa lạc trên núi Long Ẩn là một hang đá tự nhiên ẩn sâu vào lòng một tảng đá khổng lồ. Miệng hang rộng và nhỏ dần vào trong trông như một hàm ếch, trên vách có nhiều nhủ đá hình hài kỳ lạ rủ xuống thật là kỳ ảo. Trên núi Long Ẩn có nhiều kiến trúc tín ngưỡng: chùa, am của các hệ phái Phật giáo, làm phong phú các lễ hội hành hương.
Ngoài hai cụm Bình Điền và Long Sơn danh thắng Bửu Long còn có khu hồ Long Ẩn rất đẹp. Đây là hồ nước do nhân dân trong vùng khai thác đá tạo thành. Hồ rộng gần 20.000m2 nước trong xanh với những cụm đá còn lại tạo nên những hòn đảo giữa hồ nước. Từ những hòn đảo này con người đã tạo dáng thêm làm cho chúng thành những cảnh đẹp ẩn, hiện giữa sóng nhấp nhô, giữa những con đường ngoằn ngoèo quanh khu vực như một bức tranh.
Bên cạnh sự thơ mộng, hùng vĩ của núi cao, hồ rộng, chùa xưa … danh thắng Bửu Long còn thu hút đông đảo du khách bởi sự hiện hữu của khu văn miếu Trấn Biên vừa được khôi phục lại trên khuôn viên hai hecta với đầy đủ các hạng mục công trình: cổng Tam Quan, nhà bia, Khuê Văn Các, Nghiêu Trì, nhà Bái đường, nhà thư khố, văn vật khố, nhà đề danh, hội trường. Tương lai không xa danh thắng Bửu Long sẽ được đầu tư phát triển thành trung tâm văn hóa du lịch phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước.
Tham khảo :
Địa đạo Hiệp Phổ Nam được xây dựng từ tháng 5.1965, có chiều dài 165m, ngang 02m, cao 03m; có 02 cửa hầm chính, với sức chứa khoảng 200 người, vừa là nơi để nhân dân trong thôn trú ẩn bom đạn, pháo bầy và các trận càn quét của giặc; vừa là “căn cứ địa” của lực lượng dân quân, du kích. Sáng 3.8.1965, Mỹ - ngụy tổ chức càn quét qua đây và phát hiện ra địa đạo. Chúng đã dùng lựu đạn, mìn, đánh thẳng vào cửa hầm và còn sử dụng cả hơi độc bơm vào địa đạo trước khi tháo chạy, khiến 91 người trong hầm không thể thoát ra ngoài và chết tại chỗ. Sau khi địch rút lui, xã Hành Trung tổ chức khai quật và xác định được danh tính của 70 hài cốt (trong đó có 58 trường hợp là cán bộ, dân quân, du kích và 12 trường hợp là dân thường). Trong số này, người nhiều tuổi nhất là 54 tuổi và nhỏ nhất là 12 tuổi. Hiện vẫn còn khoảng 21 người nằm trong lòng địa đạo. Đến nay đã có 58 người được công nhận là liệt sĩ.
Phát biểu tại Lễ tưởng niệm, ông Đàm Bàng- Phó chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh: Mặc dù chiến tranh đã lùi xa, nỗi đau dần nguôi ngoai nhưng di chứng về tinh thần thì vẫn còn ăn sâu trong những nhân chứng còn sống và người thân của những người bị sát hại trong vụ sát hại. Sau ngày đất nước hòa bình, người dân nơi đây đã vượt qua nỗi đau, xây dựng lại nhà cửa, làng mạc, tạo dựng cuộc sống, vùng đất đau thương đã được hồi sinh, nhiều công trình dân sinh trên quê hương đã được Nhà nước đầu tư xây dựng như Nhà văn hóa thôn, đường liên thôn, liên xóm được bê tông hóa, nhiều công trình được xây dựng theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đáp ứng phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân và tạo cảnh quang môi trường xanh, sạch, đẹp, Trường được xây dựng khang trang, trẻ em đến trường đúng độ tuổi, 100% hộ dân được sử dụng điện. Những mô hình chăn nuôi gia trại được phát triển và tạo thu nhập cao cho người dân, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Hiệp Phổ Nam ngày một cải thiện, nâng cao. Tại nơi tổ chức Lễ tưởng niệm, nơi diễn ra 91 nạn nhân bị sát hại năm xưa, Nhà nước và nhân dân địa phương đã xây dựng Khu di tích tưởng niệm có bia bảng, Nhà trưng bày, đáp ứng nguyện vọng của bà con Hiệp Phổ Nam và mọi người đến thăm viếng, tưởng niệm.
Có thể nói, tưởng niệm 55 năm ngày xảy ra 91 nạn nhân bị sát hại, không phải để nuôi lòng hận thù, mà để hiểu rõ hơn sự thảm khốc của chiến tranh, kêu gọi đoàn kết bảo vệ hòa bình, bảo vệ cuộc sống yên lành của nhân dân và cũng là dịp để chúng ta bày tỏ sự tri ân, lòng biết ơn ghi nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ, đồng bào, đồng chí bằng những tình cảm yêu thương, cùng thắp nén nhang tưởng nhớ những người đã bị sát hại, đồng thời cùng nhau cầu nguyện cho hòa bình, quyết tâm xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc
Tại lễ tưởng niệm, ông Đặng Ngọc Dũng- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã trao bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với Di tích lịch sử Địa đạo Hiệp Phổ Nam, xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành cho nhân dân và cán bộ xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành./.