Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo :
Địa đạo Hiệp Phổ Nam được xây dựng từ tháng 5.1965, có chiều dài 165m, ngang 02m, cao 03m; có 02 cửa hầm chính, với sức chứa khoảng 200 người, vừa là nơi để nhân dân trong thôn trú ẩn bom đạn, pháo bầy và các trận càn quét của giặc; vừa là “căn cứ địa” của lực lượng dân quân, du kích. Sáng 3.8.1965, Mỹ - ngụy tổ chức càn quét qua đây và phát hiện ra địa đạo. Chúng đã dùng lựu đạn, mìn, đánh thẳng vào cửa hầm và còn sử dụng cả hơi độc bơm vào địa đạo trước khi tháo chạy, khiến 91 người trong hầm không thể thoát ra ngoài và chết tại chỗ. Sau khi địch rút lui, xã Hành Trung tổ chức khai quật và xác định được danh tính của 70 hài cốt (trong đó có 58 trường hợp là cán bộ, dân quân, du kích và 12 trường hợp là dân thường). Trong số này, người nhiều tuổi nhất là 54 tuổi và nhỏ nhất là 12 tuổi. Hiện vẫn còn khoảng 21 người nằm trong lòng địa đạo. Đến nay đã có 58 người được công nhận là liệt sĩ.
Phát biểu tại Lễ tưởng niệm, ông Đàm Bàng- Phó chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh: Mặc dù chiến tranh đã lùi xa, nỗi đau dần nguôi ngoai nhưng di chứng về tinh thần thì vẫn còn ăn sâu trong những nhân chứng còn sống và người thân của những người bị sát hại trong vụ sát hại. Sau ngày đất nước hòa bình, người dân nơi đây đã vượt qua nỗi đau, xây dựng lại nhà cửa, làng mạc, tạo dựng cuộc sống, vùng đất đau thương đã được hồi sinh, nhiều công trình dân sinh trên quê hương đã được Nhà nước đầu tư xây dựng như Nhà văn hóa thôn, đường liên thôn, liên xóm được bê tông hóa, nhiều công trình được xây dựng theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đáp ứng phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân và tạo cảnh quang môi trường xanh, sạch, đẹp, Trường được xây dựng khang trang, trẻ em đến trường đúng độ tuổi, 100% hộ dân được sử dụng điện. Những mô hình chăn nuôi gia trại được phát triển và tạo thu nhập cao cho người dân, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Hiệp Phổ Nam ngày một cải thiện, nâng cao. Tại nơi tổ chức Lễ tưởng niệm, nơi diễn ra 91 nạn nhân bị sát hại năm xưa, Nhà nước và nhân dân địa phương đã xây dựng Khu di tích tưởng niệm có bia bảng, Nhà trưng bày, đáp ứng nguyện vọng của bà con Hiệp Phổ Nam và mọi người đến thăm viếng, tưởng niệm.
Có thể nói, tưởng niệm 55 năm ngày xảy ra 91 nạn nhân bị sát hại, không phải để nuôi lòng hận thù, mà để hiểu rõ hơn sự thảm khốc của chiến tranh, kêu gọi đoàn kết bảo vệ hòa bình, bảo vệ cuộc sống yên lành của nhân dân và cũng là dịp để chúng ta bày tỏ sự tri ân, lòng biết ơn ghi nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ, đồng bào, đồng chí bằng những tình cảm yêu thương, cùng thắp nén nhang tưởng nhớ những người đã bị sát hại, đồng thời cùng nhau cầu nguyện cho hòa bình, quyết tâm xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc
Tại lễ tưởng niệm, ông Đặng Ngọc Dũng- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã trao bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với Di tích lịch sử Địa đạo Hiệp Phổ Nam, xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành cho nhân dân và cán bộ xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành./.
Mở bài:
Nhịp sống của con người càng trở nên hối hả khi phương tiện giao thông ngày càng cải tiến, hiện đại.
-Thực trạng tai nạn giao thông vẫn đe dọa tính mạng của con người, chiếc mũ bảo hiểm ngày càng trở nên quan trọng và gắn bó với cuộc sống của con người
Thân bài:
*Lịch sử của chiếc mũ bảo hiểm:
Mũ bảo hiểm xuất hiện từ ngàn năm trước, lúc đầu được làm bằng da rồi dần thay thế bằng kim loại bằng sắt được dùng cho binh lính trong các cuộc chiến tranh.
Vào khoảng năm 1200 thì mũ hoàn toàn làm bằng sắt với những hình dáng khác nhau bằng hình trụ hình chóp thẳng.
-Thời trang cổ mũ được làm bằng thép nhẹ che được cả phần cổ.
-Ngày nay thì người ta sử dụng chiếc mũ bảo hiểm rộng rãi trong cuộc sống chứ không đơn thuần là dùng để trang bị cho binh lính mà nó được làm bằng chất lượng nhựa siêu bền.
*Cấu tạo của chiếc mũ bảo hiểm gồm:
-Lớp vỏ ngoài cùng: cứng được làm bằng nhựa siêu bền và thường được phủ một lớp bóng với nhiều màu sắc, kích thước hình dáng đa dạng, phong phú phù hợp với thị yếu người tiêu dùng.
Lớp lót bên trong thường được làm bằng vật liệu mềm xốp.
-Quai có khóa cài chắc chắn để cố định mũ, ngoài ra mũ bảo hiểm có kính để che gió trong suốt phía trước có thể gập lên trên đỉnh mũ hoặc tháo rời ra.
*Cách thức và hoàn cảnh sử dụng.
-Sử dụng khi tham gia giao thông khi làm việc ở ngoài công trình
-Đội mũ lên đầu, mũ vừa phải ôm sát lấy đầu, khi đội mũ phải cài khóa, khóa phải vừa sát cằm không quá rộng và cũng không quá chặt để chắn bụi, mưa gió người ta thường kéo kính chắn gió.
*Tác dụng:
-Để giảm chấn động do va đập bảo vệ vùng đầu đặc biệt là não.
-Dùng để chắn bụi mưa gió và bảo vệ mặt.
Kết bài:
Mũ bảo hiểm đã thực sự trở thành đồ dùng thiết yếu đối với con người
Mở bài:
Nhịp sống của con người càng trở nên hối hả khi phương tiện giao thông ngày càng cải tiến, hiện đại.
-Thực trạng tai nạn giao thông vẫn đe dọa tính mạng của con người, chiếc mũ bảo hiểm ngày càng trở nên quan trọng và gắn bó với cuộc sống của con người
Thân bài:
*Lịch sử của chiếc mũ bảo hiểm:
Mũ bảo hiểm xuất hiện từ ngàn năm trước, lúc đầu được làm bằng da rồi dần thay thế bằng kim loại bằng sắt được dùng cho binh lính trong các cuộc chiến tranh.
Vào khoảng năm 1200 thì mũ hoàn toàn làm bằng sắt với những hình dáng khác nhau bằng hình trụ hình chóp thẳng.
-Thời trang cổ mũ được làm bằng thép nhẹ che được cả phần cổ.
-Ngày nay thì người ta sử dụng chiếc mũ bảo hiểm rộng rãi trong cuộc sống chứ không đơn thuần là dùng để trang bị cho binh lính mà nó được làm bằng chất lượng nhựa siêu bền.
*Cấu tạo của chiếc mũ bảo hiểm gồm:
-Lớp vỏ ngoài cùng: cứng được làm bằng nhựa siêu bền và thường được phủ một lớp bóng với nhiều màu sắc, kích thước hình dáng đa dạng, phong phú phù hợp với thị yếu người tiêu dùng.
Lớp lót bên trong thường được làm bằng vật liệu mềm xốp.
-Quai có khóa cài chắc chắn để cố định mũ, ngoài ra mũ bảo hiểm có kính để che gió trong suốt phía trước có thể gập lên trên đỉnh mũ hoặc tháo rời ra.
*Cách thức và hoàn cảnh sử dụng.
-Sử dụng khi tham gia giao thông khi làm việc ở ngoài công trình
-Đội mũ lên đầu, mũ vừa phải ôm sát lấy đầu, khi đội mũ phải cài khóa, khóa phải vừa sát cằm không quá rộng và cũng không quá chặt để chắn bụi, mưa gió người ta thường kéo kính chắn gió.
*Tác dụng:
-Để giảm chấn động do va đập bảo vệ vùng đầu đặc biệt là não.
-Dùng để chắn bụi mưa gió và bảo vệ mặt.
Kết bài:
Mũ bảo hiểm đã thực sự trở thành đồ dùng thiết yếu đối với con người
ta có bài làm khác là
-Có thể nói là hàng chục năm nay , mỗi khi bước ra đường thì hình ảnh những cô gái trong bộ áo dài trắng thướt tha , mái tóc tung bay đùa theo làn gió có thể xem là một hình ảnh đẹp trên đường phố . Cái hình ảnh ấy như đã trở thành một biểu tượng đặc trưng trên đường phố Việt Nam và nó như đã thấm sâu vào tâm hồn người vậy …một vẻ đẹp ngây thơ , trong sáng …
- Thế rồi , cái hình ảnh ấy đã không còn nữa với người dân Việt Nam , bắt đầu từ 15-12-2007 , trên tất cả các tuyến đường , khi ai bước ra đường cũng đều thấy những dòng người đầu đội nón bảo hiểm sáng bóng, , đeo kính bảo vệ , một số trên khuôn mặt đã không còn chổ để che nữa …Và hiển nhiên , cái hình ảnh mà tôi đã nói ở trên , dĩ nhiên không còn nữa .! thay vào đó tuy cũng là những bộ áo dài cũng tuyệt đẹp , cũng thướt tha , cũng dịu dàng lắm…nhưng phía trên đầu thì là một chiếc mũ bảo hiểm to tướng , tròn quay ,và sáng bóng lòa cả mắt ., có lẽ đó sẽ là một hình ảnh lạ ,( lạ như gặp người ngoài hành tinh vậy ), trông cũng hơi tức cười , hơi dị hợm nhưng đẹp làm sao…!
- Thế đấy ! bạn ạ , qua mỗi thời kì con người sẽ đổi khác , có thể có chút hơi buồn vì những hình ảnh đẹp xưa kia không còn nữa , nhưng có một niềm vui còn lớn gấp ngàn lần là dân ta đã thực sự “tiến hóa”, người Việt Nam chân đất tay bùn nay thực sự đã biểu hiện thành những con người văn minh , lịch thiệp . Một vẻ đẹp mới và theo tôi nó còn đẹp hơn hình ảnh xưa nữa …
- Sẽ có một ngày nào đó , khi luật đội nón bảo hiểm được áp dụng cho cả xe đạp , khi ấy hình ảnh những con người đội nón bảo hiểm khi đi xe đạp , xe gắn máy chỉ thấy ở trên phim , khung cảnh của những nước văn minh – hiện đại , thì giờ đây nó đã là một phần của hình ảnh đất nước Việt Nam …
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”
Câu ca dao đã trở thành một lời ru quen thuộc, đi vào tiềm thức mỗi chúng ta từ ngày tấm bé. Hình ảnh gắn bó giữa người và trâu cũng từ đó mà mặc định không biến đổi. Đối với truyền thống nền văn minh lúa nước của nước ta, hình ảnh con trâu sớm đã trở thành biểu tượng của người nông dân Việt Nam.
Trâu có hai loại: trâu đực và trâu cái và là động vật nhai lại. Một đặc điểm khá dễ nhận ra của trâu, đó là nó không có hàm răng trên. Tấm thân của trâu rất chắc chắn, thân hình vạm vỡ nhưng thấp. Bụng to. Da của nó màu đen, rất dai nhưng được phủ bởi một lớp lông mềm bên ngoài nên có cảm giác rất mượt mà. Mũi trâu lớn, miệng trâu rộng, sừng có hình lưỡi liềm. Cân nặng trung bình của trâu cái là từ 350-400 kg thì trâu đực nặng từ 400-450kg. Bước đi của trâu chậm chạp nhưng chắc chắn. Cái đuôi luôn phe phẩy mọi lúc như để đánh động những chú ruồi không mời mà tới. Vì thưởng làm việc liên tục trên ruộng nên trau có thói quen ợ lên nhai lại. Khi chúng có thời gian ăn cỏ, chúng thưởng nhai qua loa để tích trữ càng nhiều thức ăn càng tốt cho những khi phải làm việc liên miên. Đó là lí do trâu có thể làm cả ngày mà không cần dừng lại nghỉ.
Với một ngoại hình như vậy, trâu là loài động vật rất khỏe và chịu khó. Xuất phát từ nền văn minh lúa nước, mảnh ruộng cày đã gắn chặt với đời sống bao nhiêu năm lao động của người dân Việt Nam. Công việc đồng áng vất vả kia tuy nặng nhọc, một nắng hai sương, vất vả vô cùng nhưng những người nông dân luôn có “người bạn cần mẫn” của mình là chú trâu luôn bên cạnh giúp đỡ, chăm chỉ cùng làm lụng. Dù ngày nắng hay ngày mưa, dù có gian lao vất vả, chỉ cần người cần đến, trâu sẵn sàng không quản ngại gian lao để cùng con người cầy cấy thửa ruộng, đem lại sự no ấm, yên tâm cho cả gia đình. Nên nông dân ta vẫn luôn có câu: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Còn trâu thì có cần gì ngoài được con người cho ít ngọn cỏ ngoài đồng cùng một nơi để trú ngụ qua đêm. Đó là những ngày bận rộn với công việc đồng áng, còn những ngày nông nhàn, trâu lại làm bạn với tiếng sáo, với cánh diều mộng mơ của trẻ mục đồng trên những bãi cỏ rộng ngập nắng và gió. Những chú bé vắt vẻo trên lưng trâu đùa nghịch mà tạo nên những kỉ niệm tuổi thơ với cuộc sống làng quê khó quên đến tận những năm tháng về sau.
Là một loài động vật có sức lao động và trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm, chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và,.. Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu đã được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo từ lâu để chuẩn bị cho ngày hội hôm ấy. Con nào con nấy cũng vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ trông hung dũng oai phong chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giã, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ rõ hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lề hội cơm mới, lễ hội xuống đồng. Tất cả đều chứng tỏ từ xa xưa đến nay, trâu vẫn gắn liền với đời sống của dân tộc trong mọi mặt kể từ cuộc sống đời thường đến lao động, văn hóa, phong tục, đã trở thành một phần không thể thiếu trong bản sắc dân tộc.
Mang những giá trị to lớn về mọi mặt của đời sống nhân dân, con trâu đã trở thành một “nhân vật” không thể thiếu và xứng đáng để con người có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và quý trọng chúng.
Cho dù trong cuộc sống hiện đại ngày nay, rất nhiều loại máy móc xuất hiện thay thế vai trò của trâu trong lao động, sản xuất nhưng hình ảnh và ý nghĩa của con trâu luôn là một phần nếp sống tinh thần không thể thiếu của mỗi người nông dân đất Việt
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”
Từ xa xưa, cây lúa đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Việt. Lúa không chỉ là nguồn thức dưỡng nuôi sống con người mà còn trở thành biểu tượng của làng quê yên bình, là nét văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam.
Nhiều nhà khoa học cho rằng quê hương của cây lúa nước là vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam, từ thời Hùng Vương, nhân dân ta đã biết cấy lúa. Nghề trồng lúa nước đã truyền từ đời này sang đời khác, là ngành nông nghiệp chính của đất nước ta.
Lúa nước là cây lương thực chính của Việt Nam cũng như nhiều nước châu Á khác, trong khi châu u lại là lúa mì. Lúa thuộc loài thân thảo, có nhiều lóng và mắt. Chiều cao của thân được tính từ gốc đến cổ bông còn chiều cao của cây được tính từ gốc đến bông cao nhất. Lá lúa dài trông như lưỡi kiếm, khi lúa chín ngả sang vàng. Gân lá chạy song song với phiến lá, phiến lá mỏng và có nhiều lông ráp. Rễ lúa là rễ chùm, bám sâu xuống lòng đất để giữ cho cây khỏi đổ và hút dưỡng chất nuôi cây. Hoa lúa cũng chính là hạt lúa sau này. Lúa là loại cây tự thụ phấn, sau thụ tinh phôi nhũ phát triển thành hạt, chất tinh bột từ dạng lỏng qua một thời gian từ 2-3 tháng thành dàng đặc.
Ở miền Bắc thường có hai vụ lúa chính là vụ chiêm và vụ mùa, còn ở miền Nam một năm có 3 vụ lúa. Trồng lúa có nhiều công đoạn. Đầu tiên, người nông dân phải ngâm cho hạt lúa nảy mầm, nhà nông có câu “tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa”, hạt giống có tốt thì cây lúa sau này mới có năng suất cao. Tiếp theo là công đoạn gieo mạ. Những cây mạ non ban đầu yếu ớt hấp thụ những gì tinh túy nhất của đất trời dần trở nên cứng cáp và xanh tươi mơn mởn. Lúa lúc xanh còn được gọi là lúa đương thì con gái. Đây là giai đoạn người nông dân phải chăm sóc tốt cho lúa: bón phân, làm cỏ, diệt côn trùng gây hại. Rồi lúa đẻ nhánh, lúa làm đòng, hương lúa thoang thoảng khắp cả cánh đồng. Lúa chín, bông lúa vàng trĩu hạt làm cả cây oằn xuống. Giờ đã đến giai đoạn thu hoạch lúa, các bác nông dân gặt lúa, tuốt hạt, phơi cho khô và bảo quản lúa ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Lúa có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta. Không chỉ cung cấp một lượng tinh bột lớn duy trì năng lượng cho con người, từ hạt gạo, người ta có thể chế biến ra vô vàn món ăn. Bánh chưng, bánh giày được Lang Liêu làm ra từ gạo nếp để dâng vua Hùng là hai loại bánh truyền thống trong ngày tết. Bánh giày tượng trưng cho trời còn bánh trưng tượng trưng cho đất. Lúa nếp non được rang thành cốm- là một thức quà quen thuộc của người Hà Nội mỗi khi mùa thu tới. Gạo nếp còn được nấu thành xôi- là món đồ không thể thiếu trong mâm cơm của người Việt vào ngày giỗ tổ tiên hay lễ, tết. Ngoài ra, chúng ta còn có biết bao loại bánh khác nhau được làm từ gạo: bánh cuốn, bánh đa, bánh nếp, bánh tẻ, bánh đúc.... Thân lúa sau khi thu hoạch được phơi khô có thể làm chất đốt hoặc thức ăn cho trâu, bò... Vỏ lúa được dùng làm trấu. Cám là một sản phẩm sau khi người ta xát gạo, dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Lúa có hai loại chính là lúa nếp và lúa tẻ. Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học- kĩ thuật, người ta đã tạo ra nhiều loại lúa cho chất lượng và năng suất cao hơn. Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long là hai vựa lúa lớn nhất nước ta. Việt Nam từ một đất nước đói nghèo đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới. Những cánh đồng lúa rộng bát ngát thẳng cánh cò bay là biểu tượng cho sự bình yên của làng quê, tô điểm cho vẻ đẹp của quê hương đất nước.
Ngày nay, nhiều tòa cao ốc mọc lên thay thế đồng ruộng nhưng cây lúa vẫn chiếm một vị trí quan trọng không thể thay thế trong đời sống của người dân Việt Nam. Cây lúa sẽ mãi là người bạn thân thiết của người nông dân, là nét đẹp bình dị của quê hương yêu dấu.
Tham khảo
Khẩu trang y tế là một loại Mặt nạ bảo vệ được sử dụng để bịt vùng mặt (thường là mũi, miệng) để ngăn ngừa bảo vệ người đeo khỏi bị lây nhiễm các loại vi khuẩn, dịch bệnh, bụi bặm thông qua đường hô hấp. Khẩu trang y tế được sử dụng nhiều trong các cơ sở y tế, cung cấp cho các bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên, giám định pháp y... đặc biệt là những người làm công việc phẫu thuật. Chỉ định chung trong việc sử dụng khẩu trang phẫu thuật tiêu chuẩn gồm:
Khi có tình trạng văng, bắn, phun các chất dịch cơ thểKhi ở gần các chất tiết từ khoảng cách 1.5 mét trở xuốngKhi làm việc trong môi trường vô trùng, để tránh lây nhiễm cho môi trườngKhẩu trang y tế có ba tác dụng chính là ngăn bụi, ngăn hóa chất (kể cả khói xe) và ngăn vi sinh vật. Khẩu trang ngăn vi sinh vật phải được sản xuất bằng những nguyên liệu và công nghệ đặc biệt
1) Mở bài:
_ Có thễ nói dân tộc VN đã trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, đó là 1 truyền thống rất đáng tự hào. Đất nước sống đời thái bình, no ấm chính là nhờ tài đức của các vị vua, các vị tướng sĩ văn võ song toàn như Lý Công Uẩn (tức vua Lý Thái Tổ), Trần Quốc Tuấn (tức Hưng Đạo Vương). Họ là những người lãnh đạo anh minh suốt đời vì vận mệnh của đất nước. Dựa vào văn bản "Chiếu dời đô" Lý Công Uẫn và văn bản "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn chúng ta sẽ làm sáng tỏ điều đó.
2) Thân bài:
_ Như chúng ta đã biết, Lý Công Uẩn vốn là người thông minh nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. Vì thế, khi Lê Ngọa Triều mất, ông được triều thần tôn lên làm vua lấy niên hiệu là Thuận Thiên.
_ Lý Công Uẫn lên ngôi đã lập tức quyết định dời kinh đô Hoa Lư ra thành Đại La, bởi nhà vua hiễu rõ Đại La chính là vùng đất mà nhân dân sẽ sống no ấm, đất nước được hưng thịnh đời đời. Lý Công Uẩn quyết định như thế không phải theo ý riêng mình mà chính là lo cho vận nước, hợp với lòng dân.
_ Người viết "Chiếu dời đô" bày tỏ mục đích dời đô là: "vân mệnh trời", "theo ý dân", "thấy thuận thiên thì thay đổi", dời đến nơi "trung tâm trời đất", tiện hướng "nhìn sông dựa núi",… "nơi đây là thánh địa". Đọc văn bản "chiếu dời đô" ta cảm nhận Lý Công Uẩn không chỉ là 1 vị vua có tài mà còn có đức, ông xứng đáng là vị vua anh minh bậc tiên đế muôn đời. Quyết định dời đô của ông là rất sáng suốt bởi vì kinh đô Đại La đã vững mạnh suốt 200 năm, có nghĩa là nhân dân thái bình, no ấm trong suốt thời gian đó (kinh đô Đại La_Thăng Long_chính là thủ đô Hà Nội ngày nay, linh hồn của VN)
_Thời kì nhân dân Đại Việt phải đương đầu với quân Nguyên_Mông hung hãn, vị nguyên soái Trần Quốc Tuấn tức Hưng Đạo Vương đã 3 lần cầm quân đánh bại quân xâm lược. Ông xứng đáng là 1 vị anh hùng của dân tộc.
_Trước năm 1285, Trần Quốc Tuấn đã viết bài "Hịch tướng sĩ" với mục đích kêu gọi tướng sĩ học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ đễ chuẩn bị đánh quân xâm lược. Bài Hịch có sức thuyết phục rất cao bởi lập luận sắc bén, có tình có lý.
_ Trong bài Hịch Trần Quốc Tuấn sáng suốt nêu gương các trung thần nghĩa sĩ của Trung Quốc đễ đánh vào lòng tự tôn của các tướng sĩ dưới quyền. Ông nhắc lại cách đối xử thân tình của mình đến với họ, chỉ cho họ thấy tội ác của giặc, bày tỏ tấm lòng của mình trước vận mệnh của đất nước.
_ Trần Quốc Tuấn đã phản ánh phê phán sự bàng quan vô trách nhiệm của các tướng sĩ. Vạch ra nguy cơ nước mất nhà tan, rồi lật ngược vấn đề: Nếu tướng sĩ lo học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ thì mọi người được sử sách lưu danh.
_ Với cách lập luận như thế, Trần Quốc Tuấn đã khơi dậy, khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc của tất cả mọi người.
_ Trần Quốc Tuấn vốn là con nhà võ nhưng thấu đáo sự học làm người, nắm rõ "tam cương, ngũ thường". Ông xứng đáng là 1 tấm gương để chiến sĩ noi theo. Trong kho tàng văn học nước nhà "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn xứng đáng là 1 "An thiên cỗ hùng văn", "tiếng kèn xung trận hào hùng", mãi mãi nhân dân thời Trần (thế kỉ 13) và mọi đời sau sẽ không bao giờ quên công đức của ông.
3) Kết bài:
_ Nói tóm lại, lịch sử đất nước Việt Nam có những trang vàng chói lọi là nhờ vào những vị vua, vị tướng anh minh như Lý Công Uẫn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,… Họ là tấm gương sáng ngời đễ đời sau soi vào đó mà học tập. Chúng ta tưởng nhớ đến Bác Hồ đã lãnh đạo toàn dân giành độc lập ngày hôm nay. Chúng ta chắc chắn Bác đã noi gương những người đi trước. Sống xứng đáng với sự hi sinh của họ. Bác đã từng nói: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Và người cũng đã ân cần dạy tuổi trẻ "có tài mà không có đức thì là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".
Truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống hằng ngày, súc tích, dễ đọc, lại thường gắn liền với hoạt động báo chí, do đó có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời trong đời sống. Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và nước ta đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng những truyện ngắn xuất sắc của mình. Truyện ngắn xuất hiện trên một tạp chí xuất bản đầu thế kỉXIX, pháttriển lên đến đỉnh cao nhờ những sáng tác xuất sắc của văn hào Nga Chekhov và trở thành một hình thức nghệ thuật lớn của văn học thế kỉ XX.
Mặc dù thuật ngữ truyện ngắn ra đời muộn (khoảng cuối thế kỉXIX) nhưng bản thân truyện ngắn đã xuất hiện và tồn tại ngay từ buổi bình minh của nhân loại, khi con người biết sáng tác văn chương. Trải qua hàng ngàn năm, với bao biến cố thăng trầm của thể loại, ngày nay truyện ngắn đã chiếm lĩnh được vị trí quan trọng trên văn đàn trong kỉ nguyên hiện đại, hậu hiện đại, khi con người bị dồn ép về mặt thời gian hơn bao giờ hết. Con người không có đủ thời gian cho những bộ tiểu thuyết đồ sộ như: Tây du kí, Tam quốc diễn nghĩa, Thuỷ hử, Hồng Lâu mộng, Những người khốn khổ, Chiến tranh và hòa bình, Sông Đông êm đềm.... Truyện ngắn là tác phẩm tự sự loại nhỏ, đơn giản là lối trần thuật khiến “độc giả có thể đọc liền một mạch”. Truyện ngắn tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống, một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của cuộc sống xã hội. Truyện ít nhân vật và sự kiện, cốt truyện diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những "lát cắt" của cuộc sống để thể hiện. Kết cấu: sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật chủ đề. Tuy ngắn nhưng truyện ngắn có thể đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời.Còn Poe viết: “Trong cấu trúc tổng thể của nó, không có một từ nào mà sự thể hiện khuynh hướng trực tiếp hoặc gián tiếp của nó không được nhà văn sắp đặt trước. Với ý nghĩa đó, bằng tài năng và sự chăm sóc kĩ lưỡng của nhà văn, tác phẩm như một bức tranh hiện lên với trọn vẹn màu sắc, đưa lại cho người đọc sự thỏa mãn đầy đủ nhất”. Truyện ngắn đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong một hình thức nhỏ, gọn, xinh xinh và đầy truyền cảm, truyền dẫn cực nhanh những thông tin, nhanh cũng là một thế mạnh để truyện ngắn chinh phục độc giả đương đại.
Raymond Carver - một trong những bậc thầy truyện ngắn thế giới ghi nhận: ngày nay “tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn và thỏa mãn nhất về nhiêu mặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn, chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn”. Truyện ngắn gắn chặt với báo chí. Đây là một lợi thế lớn, bởi hiện tại báo chí kể cả báo điện tử đang bùng nổvới tốc độ chóng mặt. Người đọc quen và thích đọc truyện ngắn trong vài chục phút họặc trong một vài giờ. Hơn nữa, sau nhiều năm chiếm lĩnh văn đàn, thơ, kịch, tiểu thuyết dường như vắt kiệt về khả năng hồi sinh và đổi mới thể loại. Trong khi đó truyện ngắn còn là mảnh đất tương đối trống, điều này tạo điều kiện hết sức thuận lợi đểcác cây bút trẻ khẳng định tài năng.
Lịch sử phát triển của nền văn học hiện đại và đương đại Việt Nam gắn liền với truyện ngắn. Thế kỉ XX, truyện ngắn Việt Nam phát triển liên tục và vượt trội lên trên tất cả các thể loại, bắt đầu từ những năm hai mươi với sự đóng góp của Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Kim Lân, Tô Hoài, Bùi Hiển, Vũ Bằng... Từ sau Cánh mạng tháng Tám truyện ngắn có chững lại nhưng vẫn chảy liên tục với tên tuổi: Trần Đăng, Vũ Tú Nam, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Vũ Thị Thường, Lê Minh, Nguyễn Minh Châu... Chiến tranh kết thúc, truyện ngắn vượt lên tỏ rõ sự ưu việt của mình trong sự khám phá nghệ thuật đời sống. Nhât là 1986 trở đi, truyện ngắn gần như đã độc chiếm toàn bộ văn đàn, hằng ngày trên các báo và các tạp chí có trên dưới hai mươi truyện ngắn được in.Thực tế ấy đã kích thích mạnh đến việc sáng tác, phê bình - lí luận về truyện ngắn những năm gần đây. Nhiều cuộc thi sáng tác truyện ngắn được khởi xướng. Nhiều cuộc hội thảo đã được mởra và nhiều ý kiến có khi trái ngược nhau cũng đã được trình bày. Điều này chứng tỏ, truyện ngắn đang là thể loại được các nhà văn quan tâm, nỗ lực cách tân bậc nhất. Nguyễn Huy Thiệp đă từng tạo nên một cơn lốc xoáy văn học. Gần đây không khí văn chương được nóng lên bởi tên tuổi Đỗ Hoàng Diệu - Bóng đè, Nguyễn Ngọc Tư - Cánh đồng bất tận. Mỗi nhà văn một bút pháp riêng tạo nên “hiệu ứng” truyện ngắn hay và được gắn với các tên gọi “bội thu”, “thăng hoa", “được mùa”, “lên ngôi”, điều đó chứng tỏ truyện ngắn đã được đổi mới.
Như vậy truyện ngắn là một thể loại văn học hiện đại. Ngày nay nó đã và đang phát huy được ưu thế và đóng góp không nhỏ vào thành tựu của văn học Việt Nam thế kỉ XX, XXI và mãi về sau.
I. Mở bài: giới thiệu loài hoa mà em yêu thích
Ví dụ: giới thiệu về hoa sen
Trong đầm gi đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Đó là những câu thơ dịu dàng, mượt mà của nhà thơ dành cho bông hoa sen. Sen như một biểu tượng cho đất nước Việt Nam ta. Sen giản dị, tinh khiết khiến bạn sẽ không chú tâm. Sen cũng là loài hoa tôi yêu thích nhất. tôi thích cái hồng dịu nhẹ của sen, mùi hương thoang thoảng vươn vướn buồn khiến bạn sẽ không cưỡng lại được.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc
Hoa sen đã có từ lâu đời và gắn bó bao đời với người dân Việt Nam
2. Cấu tạo
- Cánh hoa và nhụy hoa cấu tạo thành một bông hoa sen với một vẻ đẹp thanh thoát và bình dị
- Hoa sen được đỡ bằng một cuống hoa dài và đưa sen mọc lên trên mặt nước để khoe vẻ đẹp thuần khiết của mình
- Lá sen rất xanh và lớn. Trên mặt lá có một lớp nhung trắng, khi có ánh nắng chiếu vào làm cho lớp nhung đó óng ánh li ti huyền ảo rất đẹp
3. Biểu tượng
- Ai cập: hoa sen là một thứ hoa hạng nhất, là sự sống xuất hiện của những vùng nước khởi nguyên.
- ấn độ: hoa sen biểu tượng tín ngưỡng cho người Hindu
- trung hoa: dung để chỉ đích danh âm hộ, và danh hiệu phỉnh nịnh dành tặng những cô nàng ***** thõa
- nhật bản: thể hiện sự tinh khiết của con người cũng giống như hoa sen có thể tin khiết giữa một đẫm bùn
- việt nam: đối với Việt Nam thì hoa sen như một quốc hoa
4. công dụng
- dung để trang trí
- Hạt sen có thể chữa bệnh mất ngủ
- Dung để làm thức ăn
- Sen có thể chữa rất nhiều bệnh
- Dung để làm vật trưng bày
5. Ý nghĩa
- Chiếm một vị trí rất quan trọng, nhất là đối với Phật giáo
- Là biểu tượng thướt tha cho người con gái Việt Nam
- Là quốc hoa của Việt Nam
III. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của hoa sen
- Nêu cảm nghĩ của bản than về hoa sen
BÀI VĂN THAM KHẢO
"Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trang lụi chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. "
Đây là bài ca dao nói về hoa sen, một trong những loài hoa vừa có hương, vừa
sắc. Không những vậy, nó còn mang trong mình những phẩm chất cao quý, tốt đẹp, là biểu tượng cho sự cao sang, thuần khiết của con người, dân tộc Việt Nam.
Hoa sen có nguồn gốc từ châu Á, xuất phát từ đất nước Ấn Độ, sau đó lan rộng nhiều nước khác như Hàn Quốc, Trung Quốc,... chiếm giữ một vị trí cổ xưa trong tất cả nền văn hoá, đặc hiệt là Phật giáo ở Việt Nam. Từ Bắc đến miền Nam, có mặt ở khắp mọi nơi với hình ảnh gần gũi, thân thuộc như cây đa đầu làng, cây tre, trúc,... nếu ở miền Bắc, sen chỉ mọc vào mùa hè do điều kiện thời tiết thì ở Nam, sen bốn mùa khoe sắc thắm, đặc biệt là ở Đồng Tháp Mười. Hoa sen có vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, càng ngắm càng thấy nét duyên dáng, dịu dàng, thướt tha. Hoa được đỡ nâng bằng cuống hoa dài, đưa hoa mọc lên trên bề mặt nước để khoe sắc hương của mình. Lá to rộng, có đường kính khoáng sáu mươi cen-ti-mét trong khi các bông hoa khác to nhất chỉ có thể có đường kính hai mươi cen-ti-mét. Cánh hoa khi nở thì rất to và đẹp, có nhiều màu như màu trắng tinh khiết hay màu hồng đào phất phơ. Hoa sen có nhiều nhị (tua sen) và noãn rời, các noăn này về sau thành quả gắn trên một đế hoa hình nón ngược (gương sen). Mỗi quả chứa một hạt trong hạt có chồi mầm (tâm sen) gồm bốn lá non gập vào trong. Sen có thể được trồng bàng hạt hay thân rễ.
Ngoài vẻ đẹp dân dã và cấu tạo khá đơn giản ra, sen còn rất có ích cho cuộc sống của con người bởi từ sen có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng những bài thuốc đặc trị rất hay: hạt sen nhỏ, có màu vàng, vừa là món ăn dân dã quen thuộc, vừa là liều thuốc tốt để chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh. Tâm sen màu xanh, nằm giữa hạt sen, có thể dùng ướp trà, tạo nên hương thơm dịu. Lá sen dùng để gói bánh, cốm thì rất tuyệt vì nó mang lại một hương thơm rất đặc trưng. Sen quả thật rất thú vị vì nó đã đem đến cho đời muôn vàn điều bổ ích.
Ngoài ra, sen còn được xem là biểu tượng cho sự trong trắng, thanh thoát người con gái. Không những vậy, hoa sen còn tượng trưng cho vẻ tươi sáng, sang, thuần khiết về dân tộc, con người và đất nước Việt Nam thân yêu! Mặt khác sen còn mang trong mình một ý nghĩa rất đặc biệt: mặc dù được mọc lên từ nhưng lại không tanh mùi bùn mà sen lại toả ngát hương thơm, nhờ vậy mà ngày xưa, hoa sen là hình ảnh tưởng tượng cho người quân tử. Chính vì những ý ng cao đẹp đấy mà sen đã trở thành quốc hoa của đất nước Việt Nam và luôn là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho thi ca, nhà văn và nghệ thuật.
Với vẻ đẹp giản dị, tao nhã, hoa sen là hiện thân cho nhân phẩm, lối sống, hồn cũng như cốt cách nhân văn của người Việt.Đây là món quà quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người.
|
chào bạn, bạn tham khảo nhé ^^
Thuyết minh về di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi
Nhắc đến cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc Việt Nam không thể không nhắc đến địa đạo Củ Chi, một trong nhưng kì quan lịch sử vĩ đại, trở thành nỗi khủng khiếp của kẻ thù. Bằng ý chí kiên trì phi thường, lòng căm thù giặc sâu sắc, quân và dân huyện Củ chi đã tạo nên huyền thoại Củ Chi còn vang danh cho đến ngày nay.
Nguồn gốc và lịch sử hình thành:
Địa đạo là một hệ thống đường hầm đào sâu trong lòng đất, địa đạo nằm trong bộ phận huyện Củ Chi nên gọi là địa đạo Củ Chi.
Ở Củ Chi, địa đạo có sớm nhất vào năm 1948 thuộc hai xã: Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An. Lúc đầu chỉ có những đoạn ngắn cấu trúc đơn giản dùng để cất giấu tài liệu, vũ khí, trú ém cán bộ hoạt động trong vùng địch hậu. Sau đó các cơ quan, đơn vị phát triển địa đạo nhánh ăn thông với đường “xương sống”, hình thành hệ thống Địa đạo Củ Chi liên hoàn.
Hệ thống địa đạo Củ Chi liên tục được xây dựng củng cố từ lúc hình thành cho đến giai đoạn cuối thời kì kháng chiến chống Mỹ mới ngừng xây dựng đào mới. Khi cuộc kháng chiến chống mỹ thắng lợi năm 1975, Địa đạo Củ Chi mới ngừng xây dựng. Từ đó đến nay, Địa đạo luôn được bảo tồn, gìn giữ, trở thành niềm tự hào của nhân dân.
Đặc điểm, cấu tạo các đường hầm:
Toàn bộ hệ thống địa đạo dài khoảng 250 km và có các hệ thống thông hơi tại vị trí các bụi cây. Đây là địa đạo dài nhất trên thế giới được bảo tồn cho đến ngày nay. Từ những căn hầm trú ẩn nhỏ, đơn lẻ, do nhu cầu liên kết, chuyển thu và hỗ trợ nhau khi chiến đấu, các căn hầm đã được đào thông với nhau tạo thành một chuỗi đường hầm đồ sộ.
Địa đạo đào trên một khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt lở. Hệ thống địa đạo nằm sâu dưới lòng đất, có thể chịu được sức công phá của các loại bom tấn lớn nhất của quân đội Mỹ. Không khí được lấy vào địa đạo thông qua các lỗ thông hơi. Các khu vực khác nhau của địa đạo có thể được cô lập khi cần. Đó là sáng tạo độc đáo của quân dân Củ Chi rút kinh nghiệm từ thực tế chiến đấu. Nhiều lần quân địch phát hiện và phá hủy đường hầm nhưng chỉ làm tổn hại một phần. Các phần khác đã được cô lập nhờ các cồn đất hoặc rãnh nước mà ta đã chuẩn bị sẵn.
Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt cho toàn khu vực địa đạo. Các cửa đường hầm thường xuyên ra bờ sông nhưng được ngụy trang kín đáo nhằm tránh sự phát hiện của quân địch. Chiều cao của hầm khoảng từ 0.8-1 mét, chiều rộng khoảng 0.6 mét, vừa bằng một người đi khom. Nóc hầm hình cong mái vòm. Bốn bên được mài nhẵn để tránh va vấp khi di chuyển trong bóng tối.
Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ đường “xương sống” toả ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn. Nhìn vào kết cấu đường hầm giống như một tổ mối khổng lồ.
Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép và xe cơ giới hạng nặng. Tầng này dùng để di chuyển nhanh, thực hiện ẩn nấp kẻ địch hoặc tổ chức tấn công nhanh trên mặt đất. Đó cũng là tầng hình thành đầu tiên, tạo cơ sở hình thành tầng hai.
Tầng 2 cách mặt đất 5m, nối liền tới tầng 1, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Đây là tầng chuyển tiếp, thường bố trí lối đi và các phòng: nhà bếp, phòng học, phòng nghỉ ngơi, phòng họp… Hầu hết sinh hoạt, hội họp, kho lưu trữ đều bố trí ở tầng này bởi nó an toàn lại có nhiều không khí để thở lại có thể thực hiện tấn công hoặc di chuyển nhanh khi cần.
Tầng 3 là tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m. Tầng 3 có thể chống lại được các loại bom hạng nặng xuyên sâu. Đây là tầng trú ẩn khi kẻ thù càn quét mạnh. Do nằm sâu trong đất, thiếu dưỡng khí và ánh sáng, các lối đi vòng vèo bất lợi cho việc ở lâu và di chuyển nhanh nên tầng này chỉ được sử dụng để trú ẩn.
Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên ngụy trang kín đáo bằng lá khô hoặc búi cỏ tươi, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Do nhu cầu lấy không khí và ánh sáng tự nhiên nên đường hầm bố trí rất nhiều lỗ thông hơi. Để tránh sự tìm kiếm của quân đich, các lỗ thông hơi được đào giống như hang chuột, hang cua trong bụi rậm. Người ta còn đặt trước cửa hang cục xà phòng đánh lừa chó nghiệp vụ lùng xục.
Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu… Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ.
Cuộc sống và chiến đấu của nhân dân dưới Địa đạo Củ Chi:
Vào thời kỳ đánh phá ác liệt, mọi hoạt động của lực lượng chiến đấu và sinh hoạt của nhân dân đều diễn ra dưới lòng Địa đạo Củ Chi. Trong điều kiện nguy khó vẫn cố gắng tạo ra cuộc sống bình thường, mặc cho trên mặt đất không ngớt bom đạn cày xới, lửa khói mịt mù…
Do cần bảo tồn lực lượng để chiến đấu lâu dài nên phải chấp nhận mọi sự khắc nghiệt vượt quá sức chịu đựng của con người. Bởi trong lòng đất đen tối, chật hẹp đi lại rất hạn chế, phần lớn đi khom hoặc bò. Đường hầm có nơi ẩm ướt và ngột ngạt do thiếu dưỡng khí, ánh sáng chỉ le lói đèn cầy hoặc đèn pin…
Vào mùa mưa, dưới lòng Địa đạo Củ Chi phát sinh nhiều côn trùng độc hại, nhiều nơi có cả rắn, rết… Đối với phụ nữ, sinh hoạt càng khó khăn hơn, có chị sinh con và nuôi con trong hầm địa đạo phải chịu biết bao cực khổ. Hay mỗi khi có người ngất xỉu, phải đưa ra cửa hầm để hô hấp nhân tạo mới tỉnh lại được…
Đã thế, hàng trăm người lên xuống hằng ngày qua miệng hầm mà vẫn bảo đảm giữ bí mật Địa đạo Củ Chi là chuyện vô cùng phức tạp, mỗi thành viên ra vào phải kỹ lưỡng xóa mọi dấu vết có thể gây ra nghi ngờ, làm nguy hại đến đại cục.
Thế nhưng, tất cả mọi bí mật của đường hầm này đã được giữ bí mật cho đến sau giải phóng. Đó là kì công thứ hai mà quân và dân Củ Chi đã kiên trì thực hiện trong suốt hai cuộc kháng chiến.
Ý nghĩa lịch sử:
Địa đạo Củ Chi là cơ quan bảo vệ, xây dựng, củng cố và phát triển của lực lượng cách mạng miền Nam Việt Nam. Với vị trí cạnh sát kẻ thù, lợi thế bí mật, các lực lượng cách mạng đa hình thành và phát triển ngay dưới đường hầm này. Các tin tức, hoạt động của kẻ thù được thu thập nhanh chóng và chính xác, cung cấp thông tin chiến lược để xây dựng kế hoạch tác chiến hiệu quả. Địa đạo Củ Chi là hậu phương vững chắc, làm bàn đạp tiện lợi khi có hiệu lệnh tấn công vào Sài Gòn.
Đây cũng là nơi diễn ra các trận chiến đấu quyết liệt chống càn, tiêu diệt địch trong các chiến lược chiến tranh. Củ chi luôn nằm trong tầm ngắm chiến lược của Mỹ ngụy, chúng quyết tiêu diệt bằng được căn cứ ngầm này trong suốt cuộc chiến tranh. Chúng đã thực hiện rất nhiều cuộc càn quét, tìm và tiêu diệt lực lượng cách mạng nhưng đều thất bại, nhận lấy những hậu quả nặng nề. Địa đạo Củ chi trở thành điều khủng khiếp đối quân Mỹ, chúng không thể hiều làm sao quân và dân Củ Chỉ có thể tồn tại và chiến đấu dưới mưa bom bão đạn của chúng.
Không những trực tiếp đối diện với kẻ thù, Địa đạo Củ Chi còn là hậu phương vững chắc làm nên chiến thắng thần thánh của quân và dân ta. Hầu hết khí giới, quân dụng, quân trang chuẩn bị cho cuộc tấn công đều được tập kết và cất giấu ở đây. Quân và dân Củ Chi còn tổ chức sản xuất bí mật, tạo nên nguồn chi viện tại chỗ, kịp thời đáp ứng yêu cầu của cuộc cuộc chiến.
Giá trị văn hóa và tinh thần:
Địa đạo Củ Chi được xem là đường ngầm dài nhất trên thế giới với hơn 250km đường ngầm và thông hào. Là kì quan độc đáo có một không hai, vừa mang chiều sâu thăm thẳm của tinh thần yêu nước, lòng căm thù và ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc ta, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thế kỉ 20.
Ngày nay, địa đạo Củ Chi đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia, có giá trị đặc biệt cần được bảo tồn, gìn giữ. Địa đạo Củ Chi đang trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, đem về cho thành phố khoản thu nhập có giá trị kinh tế lớn. Nơi đây cũng trở thành địa điểm tham quan, giáo dục về lịch sử đấu tranh bất khuất của dân tộc, giáo dục tinh thần yêu nước và ý chí bảo vệ đất nước cho nhiều thế hệ trẻ. Hình ảnh địa đạo Củ Chi đã không ngừng được giới thiệu với bạn bè trên thế giới và nhận được rất nhiều tình yêu, sự trân trọng và ngưỡng mộ.