Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
- Vì trong cơ thể chiếm 70% là nước, nước là một chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống của cơ thể nên cơ thể thiếu nước sẽ chết.
Câu 2:
Tình huống thiếu nước:
- Hoạt động nhiều đỗ mồ hôi , khi đi ở ngoài nắng lâu cơ thể sẽ bị mất nước -> Bổ sung thêm nước bằng cách uống nhiều nước.
1.Trong cơ thể con người, nước chiếm từ 50 - 70% trọng lượng cơ thể và là một thành phần quan trọng của quá trình trao đổi chất, là dung môi cho nhiều chất hòa tan trong cơ thể.Nước còn giúp điều chỉnh cân bằng nhiệt độ cơ thể, nước còn nuôi dưỡng cả não bộ, tủy sống. Không chỉ tồn tại ở trong máu, mà gần 3/4 não bộ và tim người là nước, xương của bạn có 31% là nước, song lượng nước trong phổi người lại chiếm tỷ lệ cao đến 83%. \(\Rightarrow\)Khi thiếu nước các chức năng trong cơ thể sẽ dừng hoạt động và chết
-trong cơ thể con người, nước chiểm khoảng 80%
=> thiếu nước sẽ bj chết do khô họng, đường ruột,.
- những tình huống cơ thể bj thiếu nước và biện pháp khắc phục:
+làm việc quá sức, mồ hôi ra nhiều -> mất nước: bổ sung nước
+cơ thể thiếu nước nhiều do làm việc quá sức, không bổ sung nước đủ, đi ngoài trời nắng nhiều: chuyền nước
(cái này mình chỉ suy đáon thôi bn ạ :)) ko biết có đúg k nx)
Nước cũng giống như chất đạm, vitamin, là những chất cần thiết cho sự sinh tồn của cơ thể, là vật chất để duy trì hoạt động cơ bản nhất của sự sống. Đồng hành với nước trong cơ thể là chất điện giải hay còn gọi là các khoáng chất. Nước giúp máu lưu thông, đi nuôi cơ thể.
Chất điện giải đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hằng định của áp suất thẩm thấu các ion, kali, magiê, phốtphát là những thành phần quan trọng với dịch lỏng trong tế bào. Còn các ion, natri, clo là thành phần không thể thiếu được của huyết tương. Chính vì vậy khi bị mất nước và chất điện giải, cơ thể sẽ trong tình trạng suy kiệt, nặng hơn người bệnh có thể tử vong.
Nếu cơ thể không đủ nước thì chức năng chuyển hóa của toàn bộ cơ thể sẽ bị ảnh hưởng như thiếu máu, lơ mơ, suy tuần hoàn. Cơ thể thiếu chất điện giải thì người bệnh sẽ lừ đừ, nôn mửa, co giật, bụng chướng, ruột liệt, rối loạn nhịp tim, ngưng tim, tử vong. Tình trạng thiếu canxi thường xảy ra ở lứa tuổi sơ sinh, trẻ thường quấy khóc, khóc đêm, nấc cục, ọc sữa, ngủ hay giật mình, nằm hay vặn mình, uốn éo người. Nặng hơn, chỉ một kích thích nhỏ trẻ khóc dữ, thanh quản đột ngột khép lại, ngưng thở, rồi tử vong. Trong cơ chế hấp thụ và bài tiết của hệ tiêu hóa, nước và dinh dưỡng được đưa vào cơ thể thông qua ẩm thực.
Khi hoạt động mạnh hay lúc thời tiết nắng nóng, cơ thể sẽ điều tiết và tạo ra cơ chế bài tiết mồ hôi. Để bù lại lượng nước đã mất ấy, chúng ta cần uống nước nhiều hơn bình thường. Rất nhiều người chỉ đến lúc khát mới uống nước mà không biết rằng, khi cơ thể cảm thấy khát thì nước trong nội tạng đã mất đi sự cân bằng. Tế bào trong cơ thể đã ở vào trạng thái mất nước nhẹ. Hầu hết các hoạt động trong cơ thể đều cần đến nước và làm giảm lượng nước sẵn có trong người. Vì vậy phải thường xuyên uống nước. Uống ít một, nhiều lần.
Người khỏe mạnh mỗi ngày cần uống từ 1.500-2.500 ml nước. Tuyệt đối không uống một lúc một lượng nước lớn để tránh phá vỡ sự cân bằng của nước và các chất điện giải trong cơ thể. Nguyên nhân mất nước chủ yếu do tiêu chảy, nôn, đổ mồ hôi nhiều, tiểu đường. Tiêu chảy là một trong những bệnh lý gây tử vong nhiều nhất, đặc biệt ở trẻ em. Dấu hiệu mất nước ở trẻ là khát, uống nhiều, trẻ li bì, lừ đừ, mắt trũng, da bụng hằn lâu, thóp lõm, nước tiểu ít, huyết áp giảm, mạch nhanh.
Có nhiều phương pháp bù nước và chất điện giải đường uống được đưa ra để có thể giảm thiểu rủi ro khi cơ thể rơi vào tình trạng mất nước và chất điện giải. Ban đầu khi thấy dấu hiệu mất nước, nên cho bệnh nhân uống các dung dịch pha chế như nước muối đường, nước cháo loãng, nước dừa cho đến các loại chế phẩm bù nước và điện giải đường uống có tên gọi là nước biển khô hay bột oresol.
Khối lượng của lưỡi dao bị gỉ lớn hơn khối lượng của lưỡi dao trước khi bị gỉ vì sắt kết hợp với oxi trong không khí tạo thành sắt oxit.
Khối lượng của lưỡi dao sẽ giảm vì bị oxi hóa
Chúc bạn học tốt
thành phần chủ yếu trong vôi sống là CaO, khi tôi vôi CaO trong vôi sống sẽ phản ứng với H2O tạo ra dd bazo và có toă nhiệt mạnh nên khi tôi vôi cần chú ý cẩn thận nếu không sẽ bị bỏng
- Khi vôi tôi tác dụng với nước sẽ tỏa nhiệt rất cao dễ gây ra bỏng
a) -Vì khi các lên cao không khí càng loãng nên các nhà leo núi phải đeo các bình dưỡng khí hoặc các thiết bị đặc biệt để cung cấp đủ khí oxi cho cơ thể.
-Vì khi càng lặn sâu không khí càng giảm, mà khí oxi lại ít tan trong nước nên những người thợ lặn phải đeo bình dưỡng khí hoặc các thiết bị đặc biệt.
b) Vì khí oxi ít tan trong nước nên động vật sống dưới nước dễ gặp tình trạng thiếu oxi hơn động vật sống trên cạn.
Vì sắt để ngoài trời sẽ bị oxi hóa hoặc bị muối ăn mòn nên sẽ tạo ra các hợp chất nên khối lượng của vật thể tăng
Đáp án
Iot được bán trên thị trường thường có chứa các tạp chất là clo, brom va nước. Để tinh chế loại iot đó, người ta nghiền nó với kali iotua và vôi sống gọi là hiện tượng vật lý. Sau đó đem nung hỗn hợp trong cốc được đậy bằng 1 bình có chứa nước lạnh, khi đó iot sẽ bám vào đáy gọi là hiện tượng hóa học.
Tác hại của việc thiếu I ốt
Trẻ em và phụ nữ mang thai là những đối tượng rất dễ bị thiếu Iốt do nhu cầu tăng cao. Thiếu I ốt ở phụ nữ mang thai dễ gây ra sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Nếu thiếu I ốt nặng trong giai đoạn mang thai trẻ sinh ra sẽ bị đần độn, câm, điếc và các dị tật bẩm sinh khác.
Thiếu I ốt ở trẻ em sẽ gây chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng,... Ngoài ra còn gây bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và hoạt động của cơ thể, giảm khả năng lao động, mệt mỏi...
Tuy nhiên, mỗi ngày mỗi người chúng ta chỉ cần khoảng 90 đến 200 microgram I ốt vào cơ thể được tính theo “Bảng nhu cầu dinh dưỡng cho người Việt”. I ốt sẽ theo nguồn thức ăn vào ruột, hấp thu vào máu. Nếu lượng I ốt được cung cấp quá nhiều cũng sẽ gây nên hội chứng cường giáp hay gặp nhất là bệnh Basedow, u tuyến giáp, viêm tuyến giáp...